Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Vai trò của Luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay BTHK Môn Luật sư, Công chứng, chứng thực 8 Điểm ĐH Luật HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.64 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa
công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ
quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh
hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật
và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, luật sư ngày càng có vai trò vô cùng
quan trọng trong xã hội. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Vai trò của Luật sư ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” để tìm hiểu sâu hơn và có cái nhìn toàn diện nhất
về vai trò cũng như trách nhiệm luật sư.
NỘI DUNG
I1.

Khái quát về Luật sư theo Pháp luật Việt Nam hiện nay
Khái niệm

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật
luật sư 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Luật sư là một chức danh nghề nghiệp được Nhà nước và xã hội thừa nhận, do
đó luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện về chức danh nghề
nghiệp.
Về tiêu chuẩn của luật sư: Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân Luật, đã
được đào tạo nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở
thành luật sư.
Ngoài những tiêu chuẩn ở trên, người muốn hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ
hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Chứng chỉ hành nghề được cấp
sau khi người theo học lớp luật sư phải trải qua một thời gian tập sự (trừ những đối


tượng được miễn thời gian tập sự) phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư
chính thức.


Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như:
giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh
và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán
và có lòng tốt.
2.

Các hình thức hành nghề luật sư

Luật sư được chọn lựa một trong hai hình thức hành nghề là:
a.

Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc
thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; Làm việc
theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề

luật sư sau đây:
-

Văn phòng luật sư: được tổ chức dưới mô hình Doanh nghiệp tư nhân, do
một luật sư thành lập, người này chính là Trưởng văn phòng, người đại diện
theo pháp luật của văn phòng và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài

-

sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng;
Công ty luật: được tổ chức dưới 1 trong 2 mô hình là Công ty hợp danh và
Công ty TNHH.
Đối với mô hình công ty luật hợp danh do ít nhất 2 luật sư thành lập
với tư cách là thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Các thành

viên hợp danh này chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi nghĩa vụ của văn phòng;
Đối với công ty luật TNHH bao gồm công ty luật TNHH 1 thành viên
(do 1 luật sư thành lập và làm chủ sở hữu) và công ty luật TNHH 2 thành


viên trở lên (do ít nhất 2 luật sư thành lập), thành viên công ty chịu trách
b.

nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà mình đã tham gia.
Hành nghề với tư cách cá nhân theo hình thức kí hợp đồng với cơ quan, tổ
chức, cá nhân không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì không được cung cấp dịch vụ
pháp lý cho cá nhân,cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã
ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước yêu cầu hoặc tham
gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và
thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư đó
là thành viên.
II-

Vai trò của Luật sư ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội hiện nay. Theo quy định tại Điều 3 Luật luật sư 2006, chức
năng xã hội của luật sư là: "Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ
công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, công bằng, văn minh”.
Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có
hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất
quyền lợi của KH trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư

trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao hơn.
Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà
nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp
luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và
tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền
phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật.


Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng
nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua các hoạt động sau:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố
tụng và ngoài tố tụng
a. Trong lĩnh vực tham gia tố tụng:
Tố tụng là hoạt động kiện tụng tại Tòa án, thưa kiện tại Tòa án. Hoạt động tố
tụng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính,…
Khi tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp khác của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính; bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi
ích liên quan trong vụ án hình sự thì luật sư sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấp
“Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng” sau khi xuất trình Thẻ luật sư và giấy
yêu cầu luật sư của khách hàng.
Khi tham gia tiến hành tố tụng với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ
quan tiến hành tố tụng cấp “Giấy chứng nhận người bào chữa” sau khi xuất trình
Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người
khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành
nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân trong trường hợp tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu
của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý
khác.
Ngoài ra luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có

nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình...
theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành


nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp
lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng.
b.

Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng:

Khoản 1 Điều 29 Luật luật sư 2006 quy định về hoạt động đại diện ngoài tố tụng
cho KH của luật sư thì luật sư đại diện cho KH để giải quyết công việc có liên quan
đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch
vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với
tư cách là cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Luật sư sẽ cùng KH hoặc thay mặt KH – những đối tượng thuộc diện được
trợ giúp pháp lý để làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của KH. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong
các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, khiếu nại…
2.

Luật sư có vai trò rất lớn trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu
biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật

Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 quy định như sau:
“1.Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng
soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng

pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư tham gia tư vấn cho KH để đảm bảo
quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho KH của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các


doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác,…thông qua hoạt động
hướng dẫn, giải đáp; đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết; cung cấp thông tin liên
quan đến vụ việc; Giúp soạn thảo đơn từ
3. Luật sư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây
dựng pháp luật
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Luật sư với tư cách là độc lập, đứng
ở giữa với nhà nước với nhân dân, do đó, không bị áp lực bởi sự quản lí của nhà
nước. Họ là những người gần gũi, có cơ hội được gần người dân, hiểu người dân,
do đó khi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho người dân một cách dễ
hiểu nhất. Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luất, Luật sư không đứng
cùng phía với Nhà nước để Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có
hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoạt động đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải
cách hành chính, và hội nhập kinh tế quốc tế như: Tổ chức và tham gia các cuộc
hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn
Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật
trong quá trình soạn thảo. Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực
tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của
các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố,…
4. Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác
Cung cấp dịch vụ pháp luật khác là việc luật sư giúp đỡ KH thực hiện công
việc liên quan đến thủ tục hành chính; Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải
quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ KH thực
hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.



Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người
dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân
hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh
việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân,
những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những luật sư trợ
giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải
cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Như vậy, vai trò của luật sư không chỉ được khẳng định trong thực tiễn đời
sống xã hội mà cũng ngày càng được Nhà nước đề cao. Cụ thể trong Luật khiếu
nại, tố cáo quy định người khiếu nại có thể yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý trong
quá trình giải quyết khiếu nại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay như
trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự đều có các quy định về quyền
và nghĩa vụ của luaật sư khi tham gia vào các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành
chính.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, luật sư có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội, là chức
danh nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ đáp ứng được các điều kiện mà pháp
luật quy định mà đòi hỏi họ phải có đạo đức tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ, ứng
xử, thành thạo kĩ năng nghề nghiệp trong quá trình luật sư giải quyết các công việc.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1.
2.

Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012)
/>
3.


%87n#Ti.E1.BA.BFng_Vi.E1.BB.87t
/>

Danh mục các từ viết tắt:
Luật luật sư 2006: Luật luật sư 2006 đã được sửa đổi, bổ sung 2012.
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
KH:
Khách hàng



×