Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Công ty A ngày 01082011 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu BINKA cho văn phòng phẩm nhóm 16. Ngày 01022013 Cục Sở hữu trí tuệ có quyết định từ chối vì cho rằng nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu BILKA của Công ty B cho văn phòng phẩm có hiệu lực đế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.05 KB, 13 trang )

Danh mục các từ viết tắt:
SHTT:

Sở hữu trí tuệ

Luật SHTT:

Luật sở hữu trí tuệ

Cục SHTT:

Cục sở hữu trí tuệ


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 30 năm đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan
đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu trong quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta xảy ra ngày
càng phổ biến. Vì vậy, để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu trong
quyền sở hữu công nghiệp, em xin lựa chọn tình huống số 3:
Công ty A ngày 01/08/2011 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu BINKA cho văn phòng
phẩm nhóm 16. Ngày 01/02/2013 Cục Sở hữu trí tuệ có quyết định từ chối vì cho
rằng nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu BILKA của Công ty B
cho văn phòng phẩm có hiệu lực đến ngày 31/12/2013. Qua tìm hiểu, Công ty A
biết rằng Công ty B đã bị giải thể ngày 01/04/2006.
Anh/chị hãy tư vấn đưa ra những phương án Công ty A cần làm gì để đăng ký được
nhãn hiệu BINKA?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.

Khả năng đăng ký nhãn hiệu BINKA của Công ty A


Thứ nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 87 Luật SHTT về Quyền đăng ký nhãn

hiệu : “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình
sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Đây là một quyền của tổ chức, cá nhân
đối với hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vu do mình cung cấp.
Thứ hai, nhãn hiệu BINKA mà Công ty A muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ quy định tại Điều 73 Luật SHTT:
“Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy
của các nước;


2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy
hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó
cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút
danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước
ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu
kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được
sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu
chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người
tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các
đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
Thứ ba, theo như dữ liệu tình huống đưa ra thì ngày 1/8/2011, Công ty A đã
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới Cục sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu BINKA về văn
phòng phẩm nhóm 16.
Công ty A muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu BINKA cho văn phòng phẩm là nhóm

16 thuộc danh mục phân loại hàng hóa về sở hữu trí tuệ Thỏa ước Nice. Để có thể
được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty A phải đáp ứng đủ 2 điều kiện quy định
tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc.


2.Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Dễ thấy, nhãn hiệu “BINKA” mà Công ty A muốn đăng ký nhãn hiệu thỏa mãn
điều kiện một khi dấu hiệu được thể hiện dưới dạng các chữ cái được sắp xếp cạnh
nhau,có 5 chữ cái, nhìn thấy được. Tuy nhiên điều kiện 2 cũng chính là lý do mà
Cục sở hữu trí tuệ đã từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu BINKA cho Công ty
A bởi Cục cho rằng nhãn hiệu trên có sự tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu
đã được đăng ký trước đó là BILKA và có hiệu lực kéo dài tới 31/12/2013.
- Xét về hình thức, số ký tự, ,thứ tự sắp xếp chữ cái, các chữ cái đều in đứng,
phát âm thì nhãn hiệu mà công ty A định đăng ký trùng với nhãn hiệu đã
đăng ký của công ty B, chỉ khác nhau ở chữ “L” và chữ “N” nhưng đều đứng
sau chữ “BI” và đứng trước chữ “KA”;
- Xét về lĩnh vực kinh doanh, nhãn hiệu Công ty B đã đăng ký và nhãn hiệu
Công ty A nộp đơn yêu cầu đều thuộc nhóm 16 trong bảng phân loại hàng
hóa, dịch vụ Thỏa ước Nice là “văn phòng phẩm”
Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu được cụ thể hóa ở Điều 74 Luật SHTT:
“Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một
số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể
dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này”. Ở đây, pháp luật không quy định toàn bộ dấu hiệu phải “dễ nhận biết” và
“dễ ghi nhớ” mà chỉ cần một hoặc một số “yếu tố” nhất định. Dấu hiệu dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ là dấu hiệu tạo nên một ấn tượng có khả năng giúp chúng ta khi

tiếp xúc với chúng có thể lưu giữ trong trí nhớ dễ dàng và đồng thờ i nhận biết và
phân biệt được với những nhãn hiệu khác.
Như vậy, căn cứ vào những cơ sở trên thì nhãn hiệu “BINKA” của Công ty A
đã không đáp ứng được các điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.


Tuy nhiên, theo tình huống, nhãn hiệu BILKA của Công ty B đã đăng ký bảo
hộ cho văn phòng phẩm tại cơ quan đăng kí quyền sở hữu trí tuệ và thời hạn bảo hộ
nhãn hiệu này là đến ngày 31/12/2013. Tuy nhiên, Công ty A sau khi tìm hiểu thì
biết rằng Công ty B (chủ sở hữu nhãn hiệu BILKA) đã giải thể từ ngày 01/04/2006.
Tức là cách thời điểm Công ty A nộp đơn đăng ký nhãn hiệu BINKA cho văn
phòng phẩm nhóm 16 là 5 năm 4 tháng.
Theo điểm h, khoản 2 Điều 74 Luật SHTT về nhãn hiệu bị được coi là không có
khả năng phân biệt là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự
mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp
hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 95 của Luật này”
Trong trường hợp này, mặc dù nhãn hiệu BILKA của Công ty B có hiệu lực tới
ngày 31/12/2013 nhưng trong nếu Công ty B - chủ sở hữu nhãn hiệu BILKA đã
giải thể từ 1/4/2006 thì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu BILKA của Công ty B
đã đương nhiên chấm dứt kể từ thời điểm Công ty B giải thể.
“Văn bằng bảo hộ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
c. Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa kế hợp pháp”1
Như vậy trong trường hợp này, hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu BILKA
của Công ty B cũng đã chấm dứt kể từ ngày Công ty B giải thể là ngày 1/4/2006.
Do đó, nhãn hiệu BINKA mà Công ty B nộp hồ sơ đăng ký không bị coi là nhãn
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã


1 Điểm c khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ


được sử dụng và công ty A hoàn toàn có khả năng đăng ký nhãn hiệu BINKA cho
Công ty mình.
2.

Một số phương án để Công ty A có thể đăng ký được nhãn hiệu BINKA

Công ty A có thể lựa chọn một số phương án sau đây để có thể đăng ký nhãn hiệu
BINKA:
a.

Phương án 1: Công ty A chứng minh công ty B giải thể và nộp đơn yêu cầu
Cục sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu BILKA
của công ty B
Để đăng ký được nhãn hiệu BINKA cho văn phòng phẩm do mình sản xuất

ra thì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu BILKA của công ty B phải chấm dứt.
Tình huống đưa ra công ty B đã giải thể và chấm dứt hoạt động kể từ ngày
1/4/2006, do đó công ty B không còn tồn tại và phù hợp với điểm c khoản 1 Điều
95 Luật SHTT: “Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người thừa
kế hợp pháp” thì văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt hiệu lực.
Để đưa chứng minh công ty B - chủ sở hữu nhãn hiệu BILKA không còn
hoạt động nữa thì công ty A phải đưa ra những tài liệu, chứng cứ, dẫn chứng cho
Cục Sở hữu trí tuệ về việc công ty B đã tuyên bố giải thể, chấm dứt hoạt động từ
1/4/2006 và yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu BILKA của công ty B.
Đánh giá phương án: Việc chứng minh công ty đã tuyên bố giải thể, chấm

dứt hoạt động là không khó, chi phí không nhiều và tính khả thi cao, thuyết phục.
b. Phương án 2: Trường hợp nhãn hiệu của công ty A chứng minh nhãn hiệu
BINKA của công ty mình đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho văn
phòng phẩm trước ngày công ty B nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.
Công ty A chứng minh rằng nhãn hiệu BINKA của mình đã được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi cho văn phòng phẩm trước ngày công ty B nộp đơn yêu cầu cấp


văn bằng bảo hộ và nhãn hiệu BILKA của công ty B không đáp ứng được điều
kiện bảo hộ (không có khả năng phân biệt) theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều
74 Luật SHTT:
“Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên”=.
Công ty A phải đưa ra những tài liệu, chứng cứ như: thời gian sử dụng,
doanh số bán hàng, thị hiếu của người tiêu dùng và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu
đối với hàng hóa của mình trước ngày công ty B nộp đơn để chứng minh nhãn hiệu
của mình đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi,…
Căn cứ vào Điều 39.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành
Nghị định 103/2006/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành một số điều Luật sở hữu trí
tuệ về sở hữu công nghiệp:
“39.5. Các ngoại lệ sau đây được áp dụng khi đánh giá khả năng phân biệt của
dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình:
a) Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm
39.4.a, b, c, d, e của Thông tư này đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn
hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã
đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan.
b) Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về
việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi,

mức độ sử dụng hiện nay..., trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là "được sử dụng" khi
việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương
mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn


hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này,
nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở
dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.”
Sau khi chứng minh được nhãn hiệu BINKA của công ty A đã được sử dụng
và thừa nhận rộng rãi cho văn phòng phẩm trước ngày công ty B nộp đơn yêu cầu
cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu BILKA của công ty B trở thành “Dấu hiệu
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước
ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên”
( Điểm g, Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT)
Mặt khác, căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 96 Luật SHTT thì “Đối
tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp
văn bằng bảo hộ” là một trong các trường hợp văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ
hiệu lực. Theo đó, công ty A yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng
bảo hộ của công ty B
Đánh giá phương án: Việc đưa ra thời gian sử dụng, doanh số bán hàng của
công ty A khá đơn giản, không tốn kém. Tuy nhiên, để đánh giá thị hiếu của người
tiêu dùng và uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu đối với hàng hóa của mình để chứng
minh nhãn hiệu của mình đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là tương đối khó.
Công ty A phải thu thập số liệu, khảo sát các đối tượng sử dụng, xác minh việc
khảo sát đó là đúng sự thật, không có sự mua chuộc, làm số liệu giả,… Thực hiện
điều này sẽ mất nhiều thời gian, chi phí đồng thời hiệu quả chưa chắc đã đạt được
như mong muốn.
c.


Phương án 3: Trường hợp nhãn hiệu BINKA của công ty A là nhãn hiệu nổi
tiếng thì Công ty A phải chứng minh nhãn hiệu BINKA của công ty mình là
nhãn hiệu nổi tiếng.


Để chứng minh nhãn hiệu BINKA của công ty A là nhãn hiệu nổi tiếng tức
nhãn hiệu này ngoài những điều kiện để trở thành một nhãn hiệu thông thường quy
định tại Điều 72, 73. 74 Luật SHTT thì nhãn hiệu này phải thỏa mãn một, một số
hoặc tất cả những tiêu chí quy định tại Điều 75 Luật SHTT quy định về Tiêu chí
đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng:
“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số
lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của
nhãn hiệu.”
Sau khi chứng minh được nhãn hiệu BINKA của công ty A là nhãn hiệu nổi
tiếng thì nhãn hiệu BILKA của công ty B lúc này sẽ trở thành “Dấu hiệu trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của
người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch
vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự,
nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của
nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn
hiệu nổi tiếng” 2
Điểm i , Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT là một trong các trường hợp nhãn

hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nên nhãn hiệu BILKA của công ty B đã
không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Mặt khác,
căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 96 Luật SHTT: “Đối tượng sở hữu công
nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ” là
một trong các trường hợp văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực. Theo đó,
2 Điểm i, Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT


công ty A yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của công ty
B
Đánh giá phương án: Theo pháp luật hiện hành về Luật SHTT, nếu Công ty
A yêu cầu được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thì bản thân Cục SHTT cũng sẽ khá
lúng túng vì Luật và các văn bản liên quan không có một quy trình cụ thể nào để
xem xét nhãn hiệu nổi tiếng mà chỉ quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu chung
quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN . Một khó khăn khác xảy ra
cho cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng là tại Điều 75 của Luật SHTT, trong
tất cả những tiêu chí được này Luật không cho biết tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí
nào không bắt buộc hay có bắt buộc tất cả; Pháp luật chỉ quy định về khái niệm
nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí của nhãn hiệu nổi tiếng nhưng chưa có những quy
định, hướng dẫn cụ thể nên cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp lúng túng không
biết làm sao để được công nhận. Một thực tế tại Việt Nam chưa có một nhãn hiệu
nào được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy, phương án này nếu thực hiện
sẽ tương đối tốn kém thời gian, tiền bạc và tính khả thi thấp.
d.

Phương án 4: Trong trường hợp công ty A tiến hành hoạt động thương mại
hợp pháp, đưa ra thị trường sản phẩm nhưng do công ty B sản xuất với điều
kiện công ty B không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối
việc đăng ký đó, Công ty A phải chứng minh rằng công ty B không có quyền
đăng ký nhãn hiệu.

Căn cứ khoản 2 Điều 87 Luật SHTT thì: ‘Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt

động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình
đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất
không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký
đó’. Như vậy, trong trường hợp này công ty A phải đưa ra những tài liệu, giấy tờ
chứng minh rằng công ty B chỉ là đại lý hoặc nhà phân phối sản phẩm cho công ty
A như hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, hợp đồng phân phối,... Khi đó, nếu công


ty B chỉ đưa sản phẩm của công ty A ra thị trường thì không có quyền đăng ký
nhãn hiệu nếu như công ty A đã sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm đó và phải đối
việc đăng ký của công ty B.
Theo đó, công ty A yêu cầu Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của
công ty B căn cứ vào khoản 3 và điểm a khoản 1 Điều 96 LSHTT: “Tổ chức, cá
nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy
bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong trường hợp người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
không có quyền đăng ký với điều kiện công ty A phải nộp phí và lệ phí.”
Đánh giá phương án: phương án tương đối khả thi bởi việc chứng minh công
ty B là đại lý của công ty A tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Khi
công ty B là đại lý của A thì công ty A có thể dễ dàng đưa ra những bản hợp đồng
ký kết giữa hai bên mà không phải đến những cơ quan khác, những đối tượng khác
để xác nhận những giấy tờ liên quan.
Như vậy, Công ty A có thể lựa chọn một trong các phương án trên và nộp hồ
sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục SHTT hoặc Văn phòng đại diện của Cục SHTT. Hồ
sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ quy định tại Thông tư 01/2007/TTBKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của em, bài làm còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận

được sự đánh giá, góp ý từ các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.

Luật sở hữu trí tuệ 2009
Thỏa ước Nice
Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

4.

Điều Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định 103/2006/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí

5.
6.
7.

tuệ về sở hữu công nghiệp
Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ - Trường Đại học Luật Hà Nội
/> />


×