Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BTL đầu tư: Phân tích nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư và cho biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư này đối với hiệu quả đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ 1 hoạt động đầu tư nào bên cạnh lợi nhuận thu được còn hàm chứa rất
nhiều rủi ro, lợi nhuận càng nhiều, rủi ro càng lớn. Do vậy, đối với một quốc gia đang
phát triển như Việt Nam thì việc đưa ra các biện pháp bảo đảm đầu tư và được thể chế
hóa trong các văn bản pháp luật là một tác động nhằm thu hút đầu tư hiệu quả, bởi đây
chính là cam kết từ phía nhà nước để bảo đảm hoạt động đầu tư cho các hoạt động đầu
tư. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư
và cho biết ý kiến của mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư
này đối với hiệu quả đầu tư” nhằm làm rõ những biện pháp bảo đảm mà Nhà nước ta
đang áp dụng và sự ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả đầu tư vào nước ta.
NỘI DUNG
I-

Khái niệm các biện pháp bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là cam kết của Nhà nước Việt Nam về
việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT trong quá trình tiến hành dự án
đầu tư tại Việt Nam.
Mục đích của các biện pháp bảo đảm đầu tư: là những cam kết từ phía Nhà
nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu
tư trước một số quyền lợi cụ thể của NĐT.
Vai trò của các biện pháp bảo đảm ĐT: Góp phần tăng thu hút ĐT nước ngoài;
Là công cụ bảo đảm rõ nét nhất thái độ của Nhà nước đối với các NĐT và dự án của
họ; Thể hiện được tính nhất quán giữa pháp luật về ĐT và pháp luật chuyên ngành
khác.
IINội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư
1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Điều kiện tiên quyết để NĐT tiến hành hoạt động ĐT là họ phải có vốn nên họ
luôn chú trong đến sự an toàn của của vốn bên cạnh yếu tố lợi nhuận. Thông thường
khi di chuyển vốn và tài sản sang nước ngoài để ĐT thì việc các NĐT lo sợ biện pháp
“Quốc hữu hóa” của nước sở tại sẽ tước đoạt tài sản của họ là điều không tránh khỏi.


Do đó muốn thu hút được sự quan tâm của các NĐT thì quốc gia đó phải có chế độ
bảo hộ đối với quyền sở hữu tài sản mà họ đưa vào kinh doanh.


Điều 9 Luật Đầu tư 2014 là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo
đó Nhà nước không được sự dụng quyền năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm
phạm tới tài sản hợp pháp của NĐT:
“1.Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng
biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh
hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư
được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng
tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Để NĐT có thể thoải mái tham gia ĐT tại Việt Nam, Nhà nước ta bảo đảm cho
NĐT được hoạt động ĐT trong một môi trường thoải mái, thuận lợi, hợp lý nhất như
các nước phát triển trên Thế giới hiện nay. Do vậy, Nhà nước không bắt buộc NĐT
phải thực hiện những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đầu tư 2014.
Tuy nhiên, căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý
ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết
định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
3. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Yếu tố cơ bản tác động tới hoạt động ĐT là thu nhập do kết quả ĐT đem lại, là
lợi nhuận chủ ĐT được hưởng. Đây chính là mục đích NĐT nào cũng mong đạt được.
Động lực thúc đẩy NĐT là hy vọng thu nhập hiện nay và tương lai sẽ cao hơn chi phí
bỏ ra. Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của NĐT nước ngoài
thì còn cam kết cho họ được chuyển tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Việt Nam, cụ
thể Điều 11 Luật Đầu tư 2014 quy định như sau:

“Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy
định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau
đây:
“1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;


3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”
4. Bảo lãnh của Chính Phủ đối với một số dự án quan trọng
Điều 12 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Chính
phủ quy định chi tiết nội dung này.”
5. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Xuất phát từ một thực tế là do sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội nên
pháp luật cũng cần có những thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên sự thay đổi đó có thể
ảnh hưởng đến quyền lợi của các NĐT, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định,
gây khó khăn cho hoạt động ĐT kinh doanh. Vì thế Nhà nước cần phải có những biện
pháp thích đáng để bảo vệ quyền lợi của các NĐT trong trường hợp này.
Thứ nhất, trường hợp nhưng quy định pháp luật mới được ban hành quy định ưu
đãi ĐT cao hơn ưu đãi ĐT mà NĐT đang được hưởng thì NĐT được hưởng ưu đãi ĐT
theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
Thứ hai, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu
tư thấp hơn ưu đãi ĐT mà NĐT được hưởng trước đó thì NĐT được tiếp tục áp dụng
ưu đãi ĐT theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
Những ưu đãi mà NĐT được hưởng trong trường hợp này là ưu đãi ĐT được quy định
tại Giấy phép ĐT, Giấy phép kinh doanh, GCN ưu đãi ĐT, GCN ĐT, GCN ĐKĐT,
văn bản quyết định ĐT hoặc văn bản khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và

những ưu đãi khác.1
Tuy nhiên, không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật
vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp NĐT không được tiếp tục áp dụng ưu đãi ĐT theo quy định cũ thì
sẽ được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
“a)Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
1 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư


b)Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c)Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.”2
6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Trong quá trình tiến hành hoạt động ĐT, do mục đích của các bên tham gia
DDT là khác nhau nên tranh chấp giữa các bên là điều không tránh khỏi. Giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hoạt động ĐT là một trong những vấn đề được NĐT hết sức
quan tâm. Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các NĐT một cách tối đa trong
hoạt động ĐT kinh doanh, pháp luật ĐT đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp.
Thứ nhất, tranh chấp liên quan đến hoạt động ĐT kinh doanh tại Việt Nam
được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu không thương lượng, hòa giải
được thì Trọng tài hoặc Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, tranh chấp giữa các NĐT trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên
lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt
Nam, trừ trường hợp tranh chấp giữa các NĐT trong đó có ít nhất một bên là NĐT
nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của luật này được giải
quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Tòa án Việt Nam; Trọng
tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp
thỏa thuận thành lập.

Thứ ba, tranh chấp giữa NĐT nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến hoạt động ĐT kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông
qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
theo hợp đồng hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 3
III- Sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư đối với hiệu quả đầu tư
Xuất phát từ ý nghĩa về tầm quan trọng của các biện pháp đảm bảo ĐT mà các
biện pháp này có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động ĐT cả về số lượng và
chất lượng của nước ta.

2 Điều 13 Luật Đầu tư 2014
3 Điều 14 Luật Đầu tư 2014


Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm ĐT góp phần không nhỏ tạo ra môi trường ĐT
bình ổn. Môi trường ĐT bình ổn sẽ là “lời mời gọi đầy hấp dẫn” với các NĐT từ đó
hiệu quả thu hút đầu tư sẽ tăng cao. Xu hướng quốc tế hóa về ĐT đã tạo ra những
luồng đầu tư không chỉ giới hạn trong khuôn khổ biên giới một quốc gia, các NĐT đã
thực hiện những dự án ĐT ở nhiều quốc gia khác nhau. Do có sự ổn định trong các
quy định về các biện pháp bảo đảm ĐT mà hầu như ở quốc gia nào các NĐT cũng có
thể yên tâm ĐT trong môi trường ĐT không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ
bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các NĐT.
Thứ hai, sự thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn của các biện pháp bảo đảm
ĐT sẽ đồng nghĩa với việc cải tạo môi trường ĐT một cách tích cực hơn. Điều này còn
cho thấy nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp
đảm bảo ĐT đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập niềm tin đối với môi trường ĐT
ở Việt Nam của các NĐT trong và ngoài nước.
Thứ ba, thực hiện hiệu quả các biện pháp ĐT góp phần tăng thu hút ĐT một
cách hiệu quả cả về số lượng và chất lượng. Nhìn nhận các biện pháp bảo đảm ĐT
trong tương quan so sánh với môi trường ĐT có thể nhận thấy rằng, hệ thống các biện
pháp bảo đảm ĐT tốt chính là một trong những yếu tố được đánh giá thông qua khả

năng thu hút vốn ĐT mạnh mẽ và ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Thứ tư, khi các biện pháp đảm bảo ĐT được ban hành đã thể hiện thái độ thiện
chí cũng như những nỗ lực của Nhà nước trong việc mời gọi các NĐT ĐT vào và tìm
kiếm lợi nhuận. Những quy định ưu đãi này sẽ tạo được niềm tin cũng như cho các
NĐT cảm giác an toàn khi đầu tư vì có nhiều khía cạnh ĐT sẽ được “đảm bảo một
cách chắc chắn” thông qua các biện pháp bảo đảm ĐT giúp cho các hoạt động ĐT
càng trở nên thông thoáng và phát triển hơn và như thế chắc chắn hiệu quả ĐT sẽ được
nâng cao.
Thứ năm, do đặc trưng của hoạt động ĐT kinh doanh là khả năng xảy ra rủi ro
rất lớn, chính vì vậy khi tiến hành ĐT nếu có một môi trường ĐT thuận lợi với những
bảo đảm chắc chắn từ phía nước tiếp nhận ĐT sẽ được các NĐT hưởng ứng nhiệt tình.
Khi thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm này sẽ tạo ra những hiệu ứng ảnh
hưởng rất tốt đến hiệu quả thu hút ĐT.
KẾT LUẬN
Như vậy, các biện pháp đảm bảo ĐT có một tầm quan trọng đến hiệu quả của
hoạt động thu hút đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cũng như mỗi quốc gia trên thế giới cần


chú trọng đến việc ban hành cũng như hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này để
hoạt động ĐT đạt hiệu quả cao nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Luật Đầu tư – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND.
2. Luật Đầu tư 2014.
3. />ChannelId=28&articleID=761.


Danh mục các từ viết tắt:
ĐT: Đầu tư
NĐT: Nhà đầu tư




×