Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tìm hiểu về pdca a nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.04 KB, 16 trang )

1. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh hô hấp phức hợp xảy ra liên quan đến nhiều
yếu tố khác nhau được chia ra thành 3 nhóm: Vi
sinh vật, môi trường và quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh thay đổi tùy theo
trại, theo giai đoạn và theo mùa ở từng trại. Vật
chủ, môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng ...
là những yếu tố quyết định đến tình hình bệnh hô
hấp
phức
hợp

trong
trại
.
- Vi khuẩn ta có thể gặp các tác nhân như:
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây lên ,
Actinobacillus
pleuropneumoniae
(APP),
Hemophilus parasuis, Pasterella multocida,
Steptococcus suis, Salmonella cholerasuis.
- Virus ta có thể gặp như: PRRSv (Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản), Aujeczky virus (Giả dại AD), Swine Influenza Virus (Cúm heo - SIV),
Classic Swine Fever (Dịch tả heo - CSF), Circo
virus.
- Yếu tố môi trường: mật độ dày, thay đổi nhiệt
độ, thời tiết, ký sinh trùng ...


Trong nhóm yếu tố vi sinh vật, căn cứ vào đặc


điểm phát sinh bệnh có thể chia tác nhân vi sinh
vật gây bệnh thành 2 nhóm:
Tác nhân chính (mở đường):




Vi rút: PRRSV, vi rút cúm, vi rút bệnh giả
dại, PCV2, ...
Vi
khuẩn: Mycoplasma
hyopneumoniae, Bordetella
bronchiseptica, Actinobacillus
pleuropneumoniae.

Tác nhân phụ (cơ hội):
Pasteurella
multocida, Haemophilus
parasuis, Streptococcus
suis, Actinobacillus
sius, ...
II, tylosin
1, Cơ chế tác động :
- Thuốc ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào
phần 50S ribosome của vi sinh vật, ức chế men
peptidyltransferase, ngăn cản giải mã di truyền,
macrolides củng kích thích bạch cầu trung tính
tăng khả năng thực bào.
- Macrolides củng tạo ra “ thời kỳ nghỉ của vi
khuẩn”. tức là sau khi tiếp xúc vài giờ với thuốc,

Macrolides sẽ tích lũy trong nguyên sinh chất của


tế bào vi khuẩn, làm ức chế và ngăn cản sự phát
triển của vi khuẩn, nên mất khả năng gây bệnh, dể
bị thực bào bởi khả năng phòng vệ của vật chủ.
- Macrolides là khang sinh kìm khuẩn, nhưng ở
nồng độ cao ở một số mô chuyển thành sát khuẩn.
- Kháng sinh nhóm này có độc tính thấp nhất.
ệnh Hô Hấp Phức Hợp Ở Heo – Porcine
Respiratory Disease Complex
0
01/04/2016THÚ Y CHO LỢN, THÚ Y CHO LỚP
THÚ
“Bệnh hô hấp phức hợp trên heo” là gì?
Theo thống nhất chung của giới chuyên môn
“Bệnh hô hấp phức hợp trên heo” là bệnh lý gây
nên các triệu chứng hô hấp do nhiều nguyên nhân
kết hợp như: Vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, …), môi
trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, … xảy ra
trên heo sau cai sữa và nuôi thịt gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Tùy theo đặc điểm của mỗi trại, tỷ lệ bệnh có thể
dao động từ 30 – 70%, với tỷ lệ chết thấp chỉ
khoảng dưới 10%. Tuy tỷ lệ heo chết thấp so với tỷ
lệ heo bệnh nhưng thiệt hại do bệnh hô hấp phức
hợp gây ra rất lớn do chi phí thú y tăng cao và tăng
trưởng kém của heo, năng suất sụt giảm, hiệu quả
chăn nuôi thấp.



Các yếu
tố gây nên bệnh PRDC
1. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh hô hấp phức hợp xảy ra liên quan đến nhiều
yếu tố khác nhau được chia ra thành 3 nhóm: Vi
sinh vật, môi trường và quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh thay đổi tùy theo
trại, theo giai đoạn và theo mùa ở từng trại. Vật
chủ, môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng …
là những yếu tố quyết định đến tình hình bệnh hô
hấp phức hợp ở trong trại. Trong nhóm yếu tố vi
sinh vật, căn cứ vào đặc điểm phát sinh bệnh có thể
chia tác nhân vi sinh vật gây bệnh thành 2 nhóm:
Tác nhân chính (mở đường):

Vi rút: PRRSV, vi rút cúm, vi rút bệnh giả dại,
PCV2, …

Vi khuẩn: Mycoplasma hyopneumoniae,
Bordetella bronchiseptica, Actinobacillus
pleuropneumoniae.


Tác nhân phụ (cơ hội):
Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis,
Streptococcus suis, Actinobacillus sius, …
Phòng chẩn đoán Thú Y, Đại Học Iowa, Mỹ năm
2000, đã xác định được một số tác nhân vi sinh vật
gây bệnh trên heo có bệnh hô hấp phức hợp, được

liệt kê trong Bảng 1.
2. Đặc điểm bệnh:
Tại trại, triệu chứng bệnh trên đường hô hấp có thể
xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên khi đánh giá
tình hình heo mắc bệnh Hội chứng hô hấp phức
hợp tại trại, các chuyên gia chỉ đánh giá trên heo từ
8 tuần tuổi trở đi, đặc biệt ở giai đoạn 8 – 10 tuầ
tuổi và từ 14 đến 20 tuần tuổi.
Triệu chứng: heo bệnh có biểu hiện chung của
viêm nhiễm đường hô hấp như: mệt mỏi, giảm
hoặc bỏ ăn, sốt, chảy dịch mũi, mắt có thể có ghèn,
ho, thở khó, da nhợt nhạt .. do tình trạng sức khỏe
suy giảm. Về cơ bản rất khó phân biệt được heo
mắc bệnh hô hấp phức hợp hay bệnh hô hấp do
một nguyên nhân cụ thể.


Các yếu tố nguy cơ trong bệnh hô hấp phức hợp
trên heo:
Tuy bệnh hô hấp phức hợp trên heo gắn liền với
một hay nhiều tác nhân vi sinh vật, để bệnh có thể
xảy ra cần phải hội đủ một số yếu tố không thuận
lợi khác liên quan đến môi trường và quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng đàn, … Những yếu tố không
thuận lợi này được xem là các yếu tố nguy cơ dẫn
đến bệnh hô hấp phức hợp xảy ra trong trại. Như
vậy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng trại tương
ứng với từng yếu tố nguy cơ được liệt kê trong
Bảng 2, mức độ bệnh hô hấp phức hợp cũng như
hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh

cũng khác nhau. Trại nào càng khống chế tốt các
yếu tố nguy cơ, bệnh càng ít xảy ra, mức độ thiệt
hại do bệnh gây ra càng thấp và hiệu quả phòng
chống bệnh càng cao.


Theo bảng 2, vi sinh vật gây bệnh không được đưa
vào các yếu tố nguy cơ. Điều này không có nghĩa
là vai trò của vi sinh vật gây bệnh không quan
trọng mà bởi vì chính các yếu tố nguy cơ được
trình bày trong Bảng 2 là những yếu tố tạo điều
kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh trên đường
hô hấp phát triển mạnh và gây bệnh trên heo. Hình
1 minh họa mối quan hệ tương tác với nhau trong
bệnh hô hấp phức hợp trên heo của ba nhóm yếu
tố: vi sinh vật gây bệnh, quản lý chăm sóc nuôi


dưỡng và sức khỏe vật chủ. Trong mối tương tác
trên, sự phát triển hay áp lực của vi sinh vật gây
bệnh sẽ mạnh hay yếu tùy thuộc các yếu tố sau:
Khả năng chống bệnh của vật chủ (tình trạng
miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên …).

Quản lý môi trường, đàn, chăm sóc nuôi dưỡng
(vệ sinh – tiêu độc, thông thoáng khí kém, biến
động nhiệt độ lớn, nuôi lẫn nhiều lứa tuổi heo
khác nhau, mật độ cao, hệ thống nuôi liên tục
…).
Trong mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các yếu

tố, nhóm yếu tố quản lý được xem là yếu tố quan
trọng nhất, tác động mạnh đến khả năng chống
bệnh của heo, cũng như áp lực vi sinh sinh vật gây
bệnh ở trong trại (Hình 1). Nếu công tác quản lý
môi trường, đàn, chăm sóc nuôi dưỡng được thực
hiện tốt (tiêm phòng tốt, chống stress tốt, vệ sinh
tiêu độc tốt …) đàn heo sẽ có sức đề kháng tốt,
chống chịu được các dịch bệnh; đồng thời làm hạn
chế sự tồn tại, bài thải và phát triển vi sinh vật gây
bệnh, giảm áp lực dịch bệnh … từ đó dẫn đến giảm
thiểu thiệt hại do bệnh hô hấp phức hợp nói riêng
và dịch bệnh khác nói chung, nâng cao năng suất
và hiệu quả chăn nuôi.
Ngược lại, tình trạng miễn dịch của đàn và tình
hình dịch bệnh trong trại sẽ là thước do phản ánh
hiệu quả các biện pháp quản lý mà trại đang áp



dụng. Tùy theo mức độ của các yếu tố trên mà các
biện pháp quản lý đàn cần phải được điều chỉnh để
thích hợp với sự biến động theo thời gian, điều
kiện cụ thể tại trại. Và cùng với sự điều chỉnh các
biện pháp quản lý một cách thích hợp, tình trạng
miễn dịch và dịch bệnh của trại sẽ được cải thiện.
Như vậy, với Hình 1, rõ ràng hiệu quả trong công
tác phòng chống bệnh hô hập phức hợp phụ thuộc
rất nhiều vào công tác quản lý tại trại, bao gồm
quản lý tất cả các yếu tố nguy cơ (miễn dịch đàn,
môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng …). Điều này lại

phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm của từng trại,
năng lực và sự quan tâm của các cán bộ, nhân viên
kỹ thuật, kể cả chủ trại đối với công tác quản lý.
Đây cũng chính là lý do vì sao hiệu quả trong công
tác phòng chống bệnh hô hấp phức hợp nói riêng
và dịch bệnh khác nói chung không như nhau ở các
trại.


3. Điều trị:
Việc điều trị bệnh hô hấp phức hợp trên heo chỉ là
biện pháp tình thế, can thiệp trên phần ngọn (làm
giảm thiệt hại sau khi bệnh đã xảy ra) nhưng không
giải quyết được phần gốc (những nguyên nhân dẫn
đến bệnh). Tuy nhiên, ngay cả trong điều trị, dù thế
nào đi nữa thì hiệu quả cũng không thể như nhau
giữa các trại vì còn tùy thuộc vào tác nhân gây
bệnh, tuổi heo bệnh, mức độ bệnh, … cũng như
công tác quản lý ở từng trại. Liệu pháp điều trị cơ


bản là sử dụng kháng sinh tác động trên đường hô
hấp, ví dụ như gentamycin, enrofloxacin,
kanamycin, … kết hợp với kháng viêm nonsteroid, vitamin nhóm B, C giúp heo giảm stress,
tăng cường biến dưỡng, tính thèm ăn … giúp heo
chống bệnh tốt hơn và mau phục hồi. Điều cần lưu
ý là hiệu quả của kháng sinh đối với các loại vi
sinh vật gây bệnh cũng khác nhau và có thể khác
nhau tùy trại, vì vậy nên chọn lựa kháng sinh sử
dụng một cách cẩn thận, theo đặc điểm sử dụng

kháng sinh của mỗi trại. Bảng 3 giới thiệu về kết
quả đánh giá tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một số
loài vi khuẩn gây bệnh hô hấp phức hợp trên heo
do Leon Scuka công bố năm 2009.

P.multocida
3,9
19,9
2,8
6,6
8,5
15,1
4. Kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo:


Việc kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo chỉ
thật sự có hiệu quả khi thực hiện đồng loạt các biện
pháp tác động đến tất cả các nhóm yếu tố nguyên
nhân gây ra bệnh. Điều quan trọng là cần phải
đánh giá cho đúng tình trạng bệnh, nguyên nhân,
tác nhân vi sinh vật gây bệnh, … để áp dụng các
biện pháp phòng chống thích hợp. Để có thể thực
hiện được điều này các trại nên tham vấn ý kiến
của các chuyên gia, bác sỹ thú y. Về cơ bản chiến
lược kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo dựa
trên 3 nhóm biện pháp: sử dụng kháng sinh để
phòng và trị, tiêm phòng các bệnh nguy hiểm liên
quan đến bệnh lý trên đường hô hấp và tăng cường
công tác quản lý của trại trên tất cả các phương
diện.

Đối với liệu pháp kháng sinh, cần chủ động áp
dụng và chỉ nên áp dụng ở các giai đoạn, thời điểm
heo dễ bị stress nhất (chuyển chuồng, chuyển giai
đoạn nuôi, thay đổi cám, thời tiết thất thường, …).
Để phòng bệnh tốt nhất là sử dụng kháng sinh qua
thức ăn, nước uống. Trên heo bệnh nên sử dụng
liệu pháp tiêm và khi đàn bị bệnh nặng nên tiêm
cho toàn đàn. Nếu sử dụng kháng sinh có thời gian
tác động lâu sẽ có lợi trong việc giảm stress cho
heo và chi phí lao động. Một số kháng sinh được
sử dụng phổ biến trong phòng chống bệnh hô hấp
phức hợp trên heo như: Chlortetracycline, tiamulin,
lincomycin, bacitracin, doxycycline,


tulathromycin, valnemulin, penicillin, amoxicillin,
ceftiofur,, florfenicol, gentamicin, enrofloxacin, …
Giải pháp tiêm phòng thật sự quan trọng và hữu
ích đối với các trại có vấn đề nghiêm trọng về bệnh
vì sẽ làm giảm được áp lực vi sinh vật gây bệnh
theo thời gian, tuy nhiên giải pháp này chỉ có hiệu
quả nêu công tác quản lý trại cũng được cải thiện.
Những vắc xin chủ yếu cần phải tiêm phòng đối
với các trại có nguy cơ cao đó là PRRS, PCV2,
Mycoplasma, Pasteurella, … Hiệu quả của công
tác tiêm phòng phụ thuộc vào một số yếu tố sau
đây mà các trại cần lưu ý đó là: tình trạng miễn
dịch chung của đàn và tuổi của heo, điều kiện môi
trường chuồng trại, áp lực dịch bệnh khác, …. Có
thể nói, mỗi trại chỉ thích hợp với mỗi quy trình

tiêm phòng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác
tiêm phòng, tốt nhất các trại nên tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, bác sỹ thú y dựa theo tình hình
dịch bệnh của từng trại.
Công tác quản lý nói chung bao gồm quản lý môi
trường, đàn heo, dinh dưỡng, miễn dịch đàn, …
được xem là yếu tố quyết định đến thành công của
chiến lược kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên
heo. Nếu không chú ý cải thiện công tác quản lý ở
trại thì việc phòng chống bệnh bằng kháng sinh, kể
cả bằng vắc xin sẽ chỉ có hiệu quả thấp. Ví dụ, nếu
trại để mật độ nuôi dày, thông khí kém, nhiệt độ
thất thường, … sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các


yếu tố stress tác động đến thú, làm giảm sức đề
kháng, tổn thương đường hô hấp của thú, … hậu
quả làm gia tăng khả năng nhiễm bệnh của heo. Để
công tác quản lý trại nói chung đạt được kết quả
tốt, trại cần chú ý đến một số khía cạnh quản lý
như sau: mật độ nuôi, quy mô đàn,, môi trường (vệ
sinh tiêu độc, nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ khí NH3,
bụi, thông thoáng, …), dinh dưỡng, quy trình chăn
nuôi, chọn giống, thay thế đàn nái hợp lý, hạn chế
nguồn nhập heo …
Hình 2, 3 minh họa tương tác trong chiến lược
kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo theo các
nhóm yếu tố nguy cơ.




5. Kết luận:
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo ngay chính trong
tên của bệnh đã phản ánh sự phức tạp trong kiểm
soát nguyên nhân gây bệnh. Để đảm bảo hiệu quả
phòng chống bệnh hô hấp phức hợp trên heo cần
phải kiểm soát tất cả các nhóm yếu tố nguy cơ dẫn
đến bệnh. Trong 3 nhóm yếu tố nguyên nhân, công
tác quản lý trại, đàn là quan trọng nhất, quyết định
đến hiệu quả, sự thành công hay thất bại của chiến
lược kiểm soát bệnh hô hấp phức hợp trên heo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×