Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.4 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp
của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước
phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Từ đó đến nay,
gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( từ
tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát
triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng
và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm :
1. Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ
sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ;
2. Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện việc đưa tiền ra
lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền
cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt;
3. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
từ ngày 01/01/2011 :Vai trò, nhiệm vụ của NHNN trên lĩnh vực thanh tra, giám sát cũng
được điều chỉnh để tăng cường thẩm quyền trong việc xử lý rủi ro của TCTD . Luật quy
định theo hướng khẳng định thẩm quyền của NHNN trong toàn bộ quá trình giám sát an
toàn hoạt động của TCTD từ khâu cấp phép, xây dựng quy chế an toàn, theo dõi, giám sát
hoạt động, can thiệp khi phát sinh khó khăn và chủ động xử lý khi có nguy cơ đổ vỡ. Bên
cạnh đó, các quy định của Luật NHNN khẳng định sự khác biệt về bản chất giữa thanh tra,
giám sát an toàn hoạt động ngân hàng với thanh tra hành chính thông thường thông qua
việc đưa ra nguyên tắc cho hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng như
sau: Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNN và các
quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về


thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật NHNN với quy định của luật khác thì thực hiện
theo quy định của Luật NHNN; Thống đốc NHNN quy định trình tự, thủ tục thanh tra,
giám sát ngân hàng.

Về nguyên tắc thực hiện thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng: Luật quy định
việc thanh tra, giám sát ngân hàng là sự kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính
sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. Luật mở rộng phạm vi giám sát đối với toàn bộ
hoạt động của một TCTD, kể cả các hoạt động thông qua các công ty con của các TCTD.

Thẩm quyền của NHNN trong việc can thiệp, xử lý sớm các TCTD đã được quy định cụ
thể hơn nhằm ngăn chặn kịp thời những khả năng đổ vỡ, cụ thể: NHNN có thẩm quyền
quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy
định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất
an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của TCTD; đình chỉ, tạm đình chỉ,
miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của TCTD; quyết định sáp nhập, hợp
nhất, giải thể TCTD; đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với TCTD. Ngoài ra, để
đảm bảo kỷ luật trong hoạt động ngân hàng, các thể chế và thẩm quyền của NHNN đối với
các TCTD đã được cụ thể hoá rất rõ trong Luật NHNN.
Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với bảo hiểm tiền gửi: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi
gắn chặt với hoạt động ngân hàng và khách hàng gửi tiền tại TCTD. Để bảo đảm có cơ
quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, Luật đã có
quy định mang tính nguyên tắc về thẩm quyền của NHNN đối với bảo hiểm tiền gửi:
“Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
tiền gửi”
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ tái cấp

vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác
do Thống đốc quyết định.
Hình thức tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức
sau đây :
1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;
2. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;
3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
. Lãi suất
Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là tập trung kiềm
chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá không để tốc độ tăng chỉ số giá tiêu
dùng( CPI ) vượt quá một con số trong năm nay. Chính phủ sẽ có kịch bản riêng để kiềm
chế lạm phát, trong đó chính sách tỷ giá và lãi suất sẽ được quan tâm trong kịch bản này.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bằng các biện pháp tăng lãi suất cơ bản đồng Việt nam từ 8% lên 9%, can thiệp thị trường
ngoại hối giữ cho tỷ giá đồng Việt nam ổn định. Đây là quyết định rất sáng suốt, kịp thời
của Chính phủ, phù hợp với xu thế chung của các nước mới phát triển, hy vọng bằng các
biện pháp kiên quyết này chúng ta có thể hạn chế được ảnh hưởng từ lạm phát nhập khẩu
và có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ sự ổn định của tỷ giá VND
từ ngày 01/01/2011 :Về công cụ lãi suất, Luật đã quy định lãi suất điều hành chính sách
tiền tệ và lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để NHNN điều hành,
thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như
Luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Đây cũng
là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãi suất cơ bản theo hướng lãi suất
cơ bản không phải là cơ sở để các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh mà làm cơ sở cho
việc phòng, chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Trong trường hợp thị trường tiền tệ

có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ
giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
Dự trữ bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín
dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín
dụng trong từng thời kỳ.
2. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng
loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông
thôn của các tổ chức tín dụng (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) thông qua các công cụ
điều hành chính sách tiền tệ như sau:
1. Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so
với mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường (là tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các ngân
hàng thương mại Nhà nước không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính) và áp dụng kể từ kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc tháng 10 năm 2010, cụ thể như sau:
a) Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông
thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 70% trở lên: Tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/20 (một phần hai mươi) so
với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b) Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông
thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới
70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm)

so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.
Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ
Vi du:Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng sẽ phải nâng lên mức 9% thay cho
8% như hiện nay, thời gian áp dụng từ ngày 1/10/2010
từ ngày 01/01/2011 : Luật quy định rõ thẩm quyền của Thống đốc NHNN trong việc
quyết định sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Riêng đối với công cụ
dự trữ bắt buộc, Luật bỏ quy định về giới hạn tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 0% đến 20% để bảo
đảm sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đồng thời nâng cao thẩm
quyền của NHNN trong việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ
bắt buộc
Nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu
kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn
hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Phát hành tiền giấy và tiền kim loại
Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "đồng", ký hiệu quốc gia
là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND"; một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Phát hành tiền
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.
2. Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành được dùng làm phương
tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại
cho nền kinh tế.
5. Tiền phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng
tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền
4

Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và
các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành,
tiêu hủy tiền.
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các
loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư
hỏng do hành vi phá hoại.
Thu hồi, thay thế tiền
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và
phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác
với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu
đổi, các loại tiền thu hồi không còn giá trị lưu hành.
Tiền mẫu, tiền lưu niệm
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nước và ngoài nước các
loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích
khác theo quy định của Chính phủ.
Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền
1. Chính phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in,
đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chi phí cho các
hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền; Bộ Tài chính,
Bộ Nội vụ giám sát quá trình in, đúc, tiêu hủy tiền.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;
2. Huỷ hoại đồng tiền;
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Hoạt động tín dụng

Cho vay
5

×