Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh trường TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.77 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2. Thực trạng việc dạy, học tiết Self-check của học sinh lớp 5
3
trường TH Bình Minh
2.1. Thuận lợi
3
2.2. Khó khăn
3
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết “Self3
check” tiếng Anh lớp 5
3.1. Bài tập ôn kỹ năng nghe
4
3.2. Bài tập ôn kiến thức ngôn ngữ
4
3.3. Bài tập ôn kỹ năng đọc hiểu
4
3.3.1. Bài tập điền từ
4
3.3.2. Bài tập True / False
5


3.4. Bài tập ôn kỹ năng viết
5
4. Hiệu quả thu được
6
III. KẾT LUẬN
7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. TH: Tiểu học
2. SGK: Sách giáo khoa

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh từ vựng thì ngữ pháp cũng là một nội dung không thể thiếu
trong quá trình học cũng như là sử dụng ngôn ngữ. Nó đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong quá trình giao tiếp bởi ngữ pháp gắn kết từ vựng theo một quy tắc
thống nhất và đảm bảo tính lôgic và khoa học của ngôn ngữ. Vì vậy, tiết học ôn
tập ngữ pháp là một tiết học rất quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh.
Để dạy ngữ pháp có hiệu quả, giáo viên cần linh động chọn lọc phương
pháp và kĩ thuật dạy sao cho đạt được mục đích yêu cầu của bài học. Ngoài ra,
giáo viên cũng phải giải thích cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc học
ngữ pháp. Từ đó các em có thể sử dụng ngôn ngữ một cách có ý nghĩa và diễn
đạt được đúng điều mà mình muốn giao tiếp. Quan trọng nhất là học sinh hiểu
được hình thái và ý nghĩa của những điểm ngữ pháp đang học để có thể sử dụng
qua các hình thức Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Tuy nhiên, để giảng dạy thành công một tiết dạy ôn tập ngữ pháp (Selfcheck) không phải là một điều dễ dàng. Giáo viên thường sa vào phương pháp
cũ: dạy ngữ pháp đơn thuần mà không chú ý phát triển các kỹ năng cho học
sinh. Vì vậy, tiết dạy ngữ pháp của giáo viên thường không đảm bảo theo

phương pháp mới: Dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp, đồng thời cũng không
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận và
sử dụng ngôn ngữ mới.
Qua thực tế giảng dạy, tôi đã học tập, tìm tòi và rút ra một số kinh
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả các tiết dạy ôn tập ngữ pháp. Vì vậy, tôi đã tiến
hành nghiên cứu để tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết “Selfcheck” tiếng Anh lớp 5”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chương trình tiếng anh 5 cũng giống
như những khối lớp khác là được thiết kế theo đường xoáy ốc. Kiến thức của các
bài đều xoay quanh các chủ đề gần gũi với học sinh và có mối liên hệ với nhau.
Chương trình Tiếng anh lớp 5 được thiết kế cứ sau 3 đơn vị bài học thì sẽ có 1
tiết ôn tập ngữ pháp (Self-check) để hệ thống lại toàn bộ nội dung ngữ pháp cơ
bản của 3 bài học đó. Do đó, mỗi tiết Self-check thường khá dài và có nhiều nội
dung kiến thức.
Lý do trên cho thấy việc phân loại và chọn lọc các hoạt động, các kĩ
thuật giảng dạy để vận dụng phù hợp vào từng bài tập là việc làm mang ý nghĩa
quan trọng quyết định sự thành công và hiệu quả của tiết dạy. Bên cạnh đó, việc
thiết kế kế hoạch giảng dạy hợp lí cho từng tiết sẽ giúp giáo viên chủ động được
thời gian trên lớp, linh hoạt trong các hoạt động dạy học, cũng như hướng dẫn
được cho học sinh kết hợp hợp lý giữa việc học tập ở nhà cũng như ở lớp của
học sinh, sao cho quỹ thời gian được tận dụng hợp lí nhất, hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc
dạy và học tiếng Anh trong các tiết ôn tập ngữ pháp (Self-check) là cần thiết và
phù hợp với thực tiễn.
2


2. Thực trạng việc dạy, học tiết Self-check của học sinh lớp 5 trường
TH Bình Minh.

2.1. Thuận lợi.
Về phía học sinh: Trường TH Bình Minh có 2 lớp 5, với tổng số học sinh
là 46. Một số học sinh có tinh thần học tập tương đối tốt, thích thú với môn học.
Các em nắm kiến thức của từng tiết học và vận dụng thực hành những kiến thức
đó trong tiết Self-check tương đối tốt.
Về phía giáo viên: Hiện nay có nhiều sách tham khảo cũng như giáo
trình bồi dưỡng nghiệp vụ bổ trợ tích cực cho việc giảng dạy theo phương pháp
đổi mới của giáo viên dạy ngoại ngữ. Bên cạnh đó, hằng năm Phòng Giáo dục
cũng tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp mới cho giáo
viên, tổ tiếng Anh cũng tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng,... nhằm giúp
đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tiếp cận, sử dụng phương pháp mới hiệu
quả nhất. Cùng với sự lỗ lực của bản thân, tôi cũng luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi
các kỹ thuật, phương pháp dạy học nhằm nâng cao nghiệp vụ và vận dụng có
hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt với vấn đề học tập ngữ pháp của
học sinh tôi luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy và kết hợp các kỹ thuật mà
theo tôi là phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với mức độ của học sinh nhằm
phát huy tính tích cực của các em và giúp các em thu được hiệu quả cao nhất
trong tiết học Self-check.
2.2. Khó khăn.
Về phía học sinh: Một số em nhận thức còn chậm, kinh tế gia đình khó
khăn. Do đó, điều kiện để các em học tập còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, các em
không có vốn kiến thức từ những năm học trước cộng với việc lơ là, không nắm
bắt được kiến thức của từng tiết học. Vì vậy, các em cảm thấy tiết học Selfcheck tương đối khó và hiệu quả của tiết học còn thấp.
Về phía giáo viên: Trong các tiết dạy Self-check tôi đã chỉ tập trung vào
mục tiêu làm thế nào để hoc sinh làm được các bài tập mà chưa chú ý đến phát
triển năng lực và các kỹ năng cho học sinh. Hơn nữa, tôi không chọn được
những kĩ thuật, hoạt động giảng dạy phù hợp với bài tập, với yêu cầu rèn luyện
kĩ năng của bài tập khiến bài dạy không đạt hiệu quả, học sinh khó khăn trong
việc tiếp thu kiến thức và thực hành ngôn ngữ.
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết “Self-check” tiếng

Anh lớp 5.
Làm bài tập ngữ pháp là phần quan trọng và cần thiết trong quá trình gắn
kết lý thuyết với thực hành, đặt nền móng để học sinh có thể giao tiếp đúng ngữ
pháp. Để hình thành kỹ năng tiếp cận và luyện tập ngữ pháp cho học sinh đòi
hỏi một quá trình lâu dài, song với một tiết học 35 phút để có giờ dạy ngữ pháp
đạt kết quả cao đòi hỏi phải có sự vận dụng, phối hợp các bước, các biện pháp
dạy ngữ pháp một cách linh hoạt, đồng thời phải có sự phân bố thời gian hợp lí
cho từng bước.
Các bài Self-check trong chương trình SGK tiếng Anh lớp 5 được thiết
kế với cùng một hình thức, theo thứ tự kỹ năng nghe, kiến thức ngôn ngữ, kỹ
năng đọc và kỹ năng viết. Trước khi làm bài tập trong phần Self-check thì học
3


sinh đã có một tiết để ôn tập lại ngữ pháp của ba bài trước, giáo viên cần tập
trung vào những nội dung ngữ pháp có trong các bài tập ở phần Self-check. Đối
với các bài tập thì giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi hoặc nhóm
để tìm hiểu về yêu cầu cũng như nội dung của bài tập. Cụ thể với từng bài tập,
tôi đã tiến hành như sau:
3.1. Bài tập ôn kỹ năng nghe
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi hoặc nhóm để tìm
hiểu về yêu cầu cũng như nội dung của bài tập. Các em trao đổi, thảo luận dưới
sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra những điểm khác biệt, những từ khoá quan
trọng trong mỗi câu. Từ đó giúp các em dễ dàng hơn khi bước vào phần nghe
chính để làm bài tập.
Ví dụ: Bài tập 1 (Tick (√) the sentences you hear) trong bài Self-check 1
Với bài tập này, học sinh dễ dàng hiểu được yêu cầu của bài là phải nghe
và chọn câu được nhắc đến trong lời băng. Những cặp câu trong bài tập này chỉ
khác nhau ở từ khoá. Vì vậy, để làm bài nghe tốt, học sinh phải nhận ra được các
từ khoá đó và tập trung vào nghe từ khoá đó.

Câu 1: HS nhận ra được điểm khác nhau là từ “England” và “London”.
Câu 2: Sự xuất hiện của cặp “English” và “Vietnamese”.
Câu 3: Từ khoá là “October” và “November”
Câu 4: HS tìm được cặp từ khác nhau là “father” và “mother”.
Câu 5: Cặp từ “singer” và “teacher” là cặp từ mà HS cần tìm thấy.
Giáo viên cũng có thể thay thế bài tập chọn đáp án bằng bài tập điền từ
còn thiếu để giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập hơn và hoàn thiện hơn
về kĩ năng nghe và viết.
3.2. Bài tập ôn kiến thức ngôn ngữ
Sau khi trao đổi, định hướng và hướng dẫn học sinh được cách nhận biết
đáp án phù hợp để làm bài tập (Ví dụ: Bài tập 3: Select and tick (√) the letter A,
B, C or D, trong bài Self-check 2: Câu 1, các em nhìn thấy từ now, đằng trước từ
cần điền lại có động từ “to be”, vậy thì từ cần điền trong 4 đáp án chỉ có thể là
động từ có đuôi “-ing” – “playing”. Câu 5, các em thấy có từ “yesterday” trong
câu, vậy thì hiển nhiên đáp án của câu này phải ở quá khứ - “did”), tôi dành 5
phút để các em tick (√) vào câu trả lời đúng. Để kiểm tra đáp án của phần này,
tôi không chữa bài theo cách thông thường là gọi học sinh lên bảng ghi đáp án
mà tôi gọi học sinh đọc cả câu có chứa đáp án của mình lên, các học sinh khác
nghe, kiểm tra và nêu ý kiến của mình. Điều này vừa giúp các em có thời gian
luyện đọc, phát âm đồng thời quá đó rèn luyện được kỹ năng nói của học sinh đó
và kỹ năng nghe của các học sinh khác.
3.3. Bài tập ôn kỹ năng đọc hiểu
3.3.1. Bài tập điền từ
Sau khi thảo luận học sinh tìm ra được cách dùng của các từ trong
khung, đồng thời các em cũng phải tìm hiểu những từ xuất hiện quanh từ cần
điền để có thể điền vào vị trí đúng.
Ví dụ: Bài tập 4 (Complete the dialogue) trong bài Self-check 2 / 63
4



Từ “football” dùng để chỉ một môn thể thao nên sẽ đứng sau từ “play” –
play football.
Từ “on” sẽ được sử dụng đứng trước các ngày trong tuần – on Thursday
and Sunday.
Từ “where” đứng đầu câu để tạo thành câu hỏi – Where do you play it?
Để nói về mức độ thường xuyên làm việc gì đó, hoặc trong câu hỏi về
tần xuất làm gì – How often do you play it?
“favourite” là tính từ có nghĩa là “yêu thích” sẽ được trước danh từ để
nói nên trò chơi yêu thích của các ban học sinh. – It’s my favourite sport.
Sau khi học sinh làm xong bài tập, tôi dành thời gian để các em thực
hành lại đoạn hội thoại hoàn chỉnh giúp các em rèn luyện cách phát âm.
3.3.2. Bài tập True/ False.
Sau khi học sinh đọc và phát hiện từ mới thì giáo viên sử dụng các thủ
thuật dạy từ vựng để cung cấp nghĩa của từ cho học sinh (tranh ảnh, vật thật, ví
dụ, …). Giáo viên hướng dẫn học sinh các mẹo để làm bài tập này sao cho
nhanh nhất.
Ví dụ: Bài tập 5 – Self-check 2 /64
Để giới thiệu nghĩa của từ “uniforms”, giáo viên sử dụng luôn những bộ
đồng phục các em đang mặc để giới thiệu từ. Hoặc với từ “concert”, giáo viên
có thể sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước để các em đoán nghĩa.
Trước khi làm bài tập True / False, tôi lưu ý học sinh: nội dung các câu
trong bài tập sẽ đi theo đúng trình tự bài văn để các em dễ dàng tìm kiếm đáp án
hơn. Để làm được bài tập True/ False thì học sinh cũng phải nhận biết được
điểm khác nhau giữa câu trong bài tập và câu trong đoạn văn hoặc những từ có
nghĩa tương đương (giáo viên có thể cung cấp từ này khi giới thiệu từ vựng của
bài: footballer = football player; like >< dislike).
Ví dụ: Bài tập 5 – Self-check 3 /92
Câu 1: Học sinh nhận ra được điểm khác nhau là từ “Vietnam” và
“England”.
Câu 2: Có xuất hiện từ đồng nghĩa “footballer” và “football player”

Câu 3: Cặp từ trái nghĩa “like” và “dislike” là chìa khoá của đáp án.
3.4. Bài tập ôn kỹ năng viết
Giáo viên đưa tình huống để học sinh liên hệ đến chủ đề của bài viết.
Học sinh đưa ra những dự đoán của mình về yêu cầu và cách làm của bài tập.
Đây là bài viết văn nên giáo viên hướng dẫn kỹ học sinh, tránh trường
hợp học sinh chỉ trả lời các câu hỏi một cách rời rạc mà không có sự liên kết.
Giáo viên dành 5 phút cho các em học sinh thảo luận để trả lời các câu
hỏi gợi ý.
Sau đó, giáo viên gọi một vài học sinh trả lời các câu hỏi trước lớp để
các em biết cách đưa ra thông tin. Giáo viên cũng có thể sử dụng luôn tranh ảnh
gợi ý tình huống để nói một bài mẫu cho học sinh. Đây cũng chính là một bước
viết nháp cho học sinh.
Học sinh viết bài trong vòng 5 -7 phút, giáo viên quan sát bài làm của
học sinh, nếu có nhiều học sinh cùng gặp 1 lỗi thì giáo viên hướng dẫn và chữa
5


chung cho cả lớp. Sau khi viết bài xong, các cặp chia sẻ và chấm chữa bài cho
nhau. Giáo viên có thể nêu 1 vài bài tiêu biểu (bao gồm cả bài tốt lẫn chưa tốt để
các em rút kinh nghiệm) hoặc giáo viên thu bài về nhà chữa cho học sinh nếu
không đủ thời gian.
Ví dụ: Bài 6 – Self-check 3 / 92.
Giáo viên sử dụng tranh để giới thiệu tình huống và tạo bài viết mẫu cho
học sinh.

I am going to visit Nha Trang this
summer vacation.

I am going there with my family. We
are going to go by plane.


We are going to go swimming, visit
some famous places like Tri Nguyen
Aquarium, Yen Island, Tam Island…
I am going to eat a lot of delicious
food, especially seafood. I am going to
buy some souvenirs for my friends.

4. Hiệu quả thu được.
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tiết “Self-check” tiếng Anh lớp 5” tại đơn vị trường TH
Bình Minh đối các tiết dạy bài “Self-check” ở lớp 5 cũng như các tiết ôn tập
ngữ pháp ở các khối lớp khác tôi luôn tạo được sự hứng thú và tham gia tích cực
từ học sinh, đồng thời tôi thực hiện được việc rèn luyện ngữ pháp theo phương
pháp giao tiếp. Chính vì vậy, nhiều học sinh nắm được kiến thức ngôn ngữ và
nâng cao được khả năng vận dụng của các em. Từ đó chất lượng bộ môn cũng
được cải thiện. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, tôi đã
tiến hành khảo sát học sinh khối lớp 5 - khối lớp mà tôi tiến hành áp dụng sáng
kiến và thu được kết quả đáng khích lệ:
6


10/46 (21,7%) học sinh tiếp cận và vận dụng các kiến thức để làm bài tập
phần Self-check ở mức độ tốt.
31/46 (67,4%) học sinh tiếp cận và vận dụng được các kiến thức để làm
bài tập phần Self-check.
5/46 (10,9%) học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và vận dụng các
kiến thức để làm bài tập phần Self-check.
III. KẾT LUẬN.
Khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết

“Self-check” tiếng Anh lớp 5” vào thực tế đã góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học. Học sinh có thái độ tương đối tốt trong quá trình học tập bộ môn, hình
thành và phát triển các kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ mới. Học sinh đã biết thực
hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách hoàn thiện hơn. Đồng thời
học sinh cũng có hứng thú hơn trong các tiết Self-check, từ đó chất lượng bộ
môn Tiếng Anh ở trường tôi cũng được cải thiện.
Trong quá trình tiến hành sáng kiến, tôi không chỉ đơn thuần tiến hành ở
khối lớp 5 mà tôi còn vận dụng vào các tiết Review ở lớp 3, 4 và cũng đã thu
được những hiệu quả nhất định. Với sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tiết “Self-check” tiếng Anh lớp 5”, chúng ta có thể áp dụng ở tất
cả các khổi lớp trong trường cũng như áp dụng ở các đơn vị trường khác trong
và ngoài Thành phố có cùng điều kiện.
* Bài học kinh nghiệm.
Nói tóm lại, với những gì tôi đã làm cũng không ngoài mục đích giảng
dạy hiệu quả bộ môn tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp với SGK hiện hành.
Bên cạnh việc ôn tập lại kiến thức ngữ pháp cho học sinh, tôi quan tâm việc tìm
hiểu từng loại bài tập để chọn ra một kĩ thuật tiến hành hoạt động dạy - học trên
lớp sao cho tích hợp được cả các kỹ năng ngôn ngữ, nhằm đạt hiệu quả với từng
tiết dạy. Sự linh hoạt, chú ý thay đổi các thủ thuật, chọn hoạt động phù hợp,
phân bố thời gian hợp lí - kích thích sự hứng thú học tập của học sinh là mục
tiêu tôi hướng đến. Và qua thời gian thực hiện sáng kiến, tôi đã đạt được kết quả
khả quan.
Trong quá trình thực hiện, tôi được sự ủng hộ từ tổ chuyên môn, tôi nhận
được sự đồng tình cũng như những góp ý xây dựng của đồng nghiệp để hoàn
thiện sáng kiến. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi cũng gặp phải
những khó khăn nhất định. Đôi khi tôi tập trung để giải quyết toàn bộ nội dung
bài tập có trong phần Self-check trong khi có thể hướng dẫn học sinh tự luyện
tập ở nhà dẫn đến “cháy giáo án”. Bên cạnh đó, vẫn còn một số học sinh không
thực sự hợp tác trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, với lòng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm - cuối cùng, đó

chính là động lực thôi thúc, tôi cố gắng tìm những hướng đi tích cực để hoàn
thành nhiệm vụ.
* Kiến nghị, đề xuất.
Phòng GD&ĐT hỗ trợ Nhà trường trang bị phòng chức năng (có hệ
thống âm thanh, tai nghe) để giáo viên có thể áp dụng các phương pháp và tổ
7


chức các hoạt động theo đặc thù của bộ môn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Minh, ngày 12 tháng 12 năm
2016
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
Người viết

Trương Thị Mùi

8


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu

Tên tác giả


Nhà xuất bản
9


1.

Sách giáo khoa Tiếng anh lớp 5

2.

Developing
skills

3.

Teach English

4.

Hướng dẫn giảng dạy theo
chương trình Tiếng Anh mới

communication

Nguyễn Quốc Tuấn
Pattison
Doff, Adrian
Tứ Anh

NXB Giáo dục

Việt Nam
Cambridge
University Press
Cambridge
University Press
NXB Giáo dục

10



×