Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà f1 (ri x lương phượng) nuôi tại huyện mường xay, tỉnh u đôm xay, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

THONGPHOUN BOUNSOMVANG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ F1 (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI
HUYỆN MƯỜNG XAY, TỈNH U ĐÔM XAY,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

THONGPHOUN BOUNSOMVANG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT
CỦA GÀ F1 (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI
HUYỆN MƯỜNG XAY, TỈNH U ĐÔM XAY,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thanh Vân
PHÒNG QLĐTSĐH

KHOA CNTY

THÁI NGUYÊN - 2016

GV HƯỚNG DẪN


i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Thongphoun Bounsomvang


ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, cho tôi bày tỏ

lời biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Trần Thanh
Vân, người hướng dẫn khoa học, người thầy đã tận tình hướng dẫn và có trách
nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của tôi tới các thầy, cô giáo trong Khoa
Chăn nuôi - Thú ý, Bộ phận sau đại học Phòng Đào tạo – Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn tới chủ trang trại Lắt Sạ Mỷ, bản Đon
Xay, thuộc huyện Mường Xay, tỉnh U Đôm Xay, CHDCND Lào về sự hợp tác, giúp
đỡ trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Thongphoun Bounsomvang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm ......3
1.1.2.

Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm ............................................9

1.1.3.

Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm.........................................9

1.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng ........................................................................................13
1.1.5. Tiêu tốn thức ăn...............................................................................................16
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của gà thí nghiệm .............................16
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của giống gà Lương Phượng .........16
1.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của giống gà Ri .............................17
1.2.3. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của gà Ri lai (Ri x Lương Phượng) ......18
1.3. Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà thịt trên thế giới, ở Việt Nam và Cộng
hòa dân chủ Nhân dân Lào ...............................................................................22
1.3.1. Tình hình nghiên cứu gà thịt lông màu trên thế giới.......................................22
1.3.2. Tình hình nghiên cứu, phát triển chăn nuôi gà lông màu ở Việt Nam............24
1.3.3. Tình hình nghiên cứu, phát triển chăn nuôi gà thịt lông mầu ở Lào ..............25
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................29



iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................29
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................29
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................29
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .............................................32
2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống (%) .........................................................................................32
2.3.2. Khả năng sinh trưởng ......................................................................................32
2.3.3. Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn.......................................................33
2.3.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế .....................................................................33
2.3.5. Hoạch toán sơ bộ kết quả chăn nuôi ...............................................................34
2.3.6. Kết quả mổ khảo sát đánh giá sức sản xuất thịt của gà Ri lai .........................34
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................36
3.1. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà thí nghiệm gà F1 (R x LP) .............................36
3.2. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................................38
3.3. Khả năng sinh trưởng .........................................................................................40
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy.........................................................................................40
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối.......................................................................................44
3.3.3 Sinh trưởng tương đối ......................................................................................48
3.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ........................................................50
3.5. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm .....................................................52
3.6. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm......................................................................55
3.7. Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)..............................................................58
3.8. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt qua giết mổ ......................................59
3.9. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả nuôi gà thịt thương phẩm ........................................59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi gà thịt ............................. 8
Bảng 1.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà thịt ....................................................................15
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí và thông tin thí nghiệm .........................................................30
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng một số loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong
nghiên cứu (Viện Chăn Nuôi, 1995)........................................................30
Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ........................31
Bảng 2.3. Lịch sử dụng vắc - xin cho gà thí nghiệm ................................................31
Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của gà F1 (R x LP) ..................................................36
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm .....................................39
Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ....................................................43
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..................................................45
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .................................................49
Bảng 3.6. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm ..............................................51
Bảng 3.7. Hệ số chuyển hóa thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (FCR cum) ........53
Bảng 3.8. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ............................................................56
Bảng 3.9: Chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm ........................................................58
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát gà lúc kết thúc 15 tuần tuổi .......................58
Bảng 3.11. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt xuất bán và sơ bộ thu - chi ................59


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị sinh trường tích lũy của gà thí nghiệm từ 0 – 15 tuần tuổi ............44

Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ......................................47
Hình 3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giai đoạn 0 - 15 tuần tuổi ........50
Hình 3.4. Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm ...............55
Hình 3.5. Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ................................................57


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tỉnh U Đôm Xay, là một tỉnh miền núi nằm ở giữa trung tâm 5 tỉnh bắc Lào, gồm
có 7 huyện, có 695 bản, có 38.510 hộ gia đình, tổng dân số là 239.572 người, có
120.991 nữ và gồm có 14 dân tộc sinh sống. Chủ yếu là dân tộc Kưm mụ 59,5%, dân
tộc Mông 12,44% dân tộc Lào 11,69 %, dân tộc Lứ 9,12 %. Họ sinh sống bằng canh
tác nông nghiệp và chăn nuôi. Cùng với chăn nuôi các gia súc, gia cầm đã được các
dân tộc địa phương nuôi dưỡng từ lâu đời với phương thức quảng canh, tập quán của
người dân địa phương là sử dụng thịt và trứng gà rộng rãi như một nguồn thực phẩm
giàu đạm và đặc biệt gà và thịt gà còn được sử dụng trong các nghi thức lớn và tín
ngưỡng từ ngàn xưa. Giống gà nuôi phần lớn là giống gà địa phương với phương thức
chăn thả quảng canh, không có đầu tư, hiện nay một số ít đang có sự thay đổi tập trung
theo mô hình trang trại, gia trại. Các giống được nhập từ các nước lân cận như Việt
Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Những giống gà này có tầm vóc tương đối lớn, từ 2,5 4 kg như gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Xương Đen của Trung Quốc v.v.
Những giống gà này có tốc độ sinh trưởng khá, tuy nhiên các chỉ tiêu sản xuất chưa
được khảo sát, theo dõi đầy đủ (U Đôm Xay, Báo cáo số liệu khảo sát kinh tế - xã hội
2011 [58]).
Trong thực tế các giống gà nhập ngoại nuôi nói trên thì năng suất chưa được
ổn định vì nơi nhập chưa đảm bảo, chủ yếu nhập theo con đường tiểu ngạch phụ
thuộc vào từng trang trại. Đặc biệt là tự sản xuất con giống bán trong địa phương,
do đó giống bố mẹ chưa đạt tiêu chuẩn nên đời con có năng suất không đạt tiêu
chuẩn giống. Đồng thời cũng chưa có nhiều đề án nghiên cứu khảo sát khả năng sản

xuất thịt của một số giống gà ở nước ngoài để có kế hoạch chọn tạo nhập nội những
giống gà phù hợp với điều kiện khí hậu, tập quán sản xuất cũng như thị hiếu của
người tiêu dùng để có kế hoạch nhập giống mới phù hợp và thích nghi (Báo cáo số
liệu khảo sát kinh tế - xã hội của tỉnh 2011 [58]).
Để góp phần tạo thêm sự đa dạng của giống gà nhập ngoại có khả năng sản
xuất tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi trong nước, phù hợp với thị trường, góp
phần vào việc xem xét, đánh giá giá trị kinh tế, làm cơ sở khoa học cho các trang


2

trại nhập nuôi theo mô hình trang trại phục vụ trong nước, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà F1 (Ri x Lương
Phượng) nuôi tại huyện Mường Xay, tỉnh U Đôm Xay, Cộng hòa dân chủ Nhân
dân Lào”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được khả năng sản xuất thịt của gà F1 (Ri x Lương Phượng) và hiệu
quả kinh tế khi nuôi trong điều kiện huyện Mường Xay, tỉnh U Đôm Xay, Cộng hòa
dân chủ Nhân dân Lào.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để phục vụ cho việc lựa chọn giống
mới đưa vào nuôi tại các trang trại gà thịt nhằm khai thác tốt tiềm năng sản xuất của
gà F1 (Ri X Lương Phượng) tại Lào.
- Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho học tập và những nghiên cứu
phát triển chăn nuôi gà thịt tiếp theo ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người chăn nuôi nắm được khả năng
sản suất cũng như chất lượng thịt của gà F1 (Ri x Lương Phượng).
- Giúp người chăn nuôi định hướng được giống, loại gà phủ hợp với điều kiện

chăn nuôi của địa phương từ đó nâng cao thu nhập của người chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn làm phong phú thêm các tổ hợp lai,
cung cấp gà lai thương phẩm thích hợp với phương thức nuôi bán chăn thả, phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà trong trang trại
và hộ gia đình ở tỉnh U Đôm Xay.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
1.1.1.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá của cơ thể,
là sự tăng lên về chiều cao, dài, bề ngang, thể tích khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể của con vật, đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất
dinh dưỡng chủ yếu là protein (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [35]).
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, dòng và giống đến sinh trưởng
* Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cơ thể gia cầm. Trần Đình Miên và cs (1975) [34] dẫn theo tài liệu của
Swright chia các gen ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật thành ba loại:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính năng lý
học các chiều.
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm.
+ Gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ.
Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1]; thì các tính trạng năng suất là các tính trạng
số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước chiều đo. Nguyễn Văn Thiện (1995)
[47] cho biết: các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gen hay còn gọi đa gen.

Các gen này hoạt động theo ba phương thức, đó là sự cộng gộp, trội, lặn và tương
tác giữa các gen.
G=A+D+I
Trong đó:

G là giá trị kiểu gen (genotypic value);
A là giá trị cộng gộp (additive value);
D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value);


4

I là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh hưởng
của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng đại lượng hệ số di
truyền (h2). Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [19] khái quát: Hệ số di truyền là tỷ lệ của
phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình.
Sự tồn tại của các gen hoặc nhóm gen trong các dòng và giống gia cầm rất khác
nhau. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã chứng minh rất rõ vấn
đề này. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) [3] nghiên cứu so sánh chỉ tiêu năng suất của gà
thương phẩm thịt trên 4 giống AA, Lohmann, ISA Vedete và Avian nuôi trong cùng
một điều kiện cho thấy, chỉ số sản xuất PN của gà broiler tại 49 ngày tuổi ở 4 giống gà
là khác nhau: gà broiler AA: 187,97; gà broiler Lohmann: 215,33; gà broiler ISA
Vedete: 211,83; gà broiler Avian: 204,95. Với gà lông màu qua các công trình nghiên
cứu của Trần Công Xuân và cs (1997) [64] nghiên cứu hai dòng gà Tam Hoàng 882 và
Jang Cun vàng đều cho kết luận rất rõ là các giống khác nhau và thậm chí trong cùng
một giống thì các dòng khác nhau có sinh trường khác nhau.
* Ảnh hưởng của dòng, giống, tính biệt và tuổi
- Dòng, giống
Dòng, giống có ảnh hưởng tới quá trình sinh trường của gia súc gia cầm

Letner và Asmundsen (1998) [73] đã so sánh sinh trường của các giống gà Leghorn
trắng và Plymouth Rock tới 24 tuần tuổi, cho rằng Plymouth Rock sinh trưởng
nhanh hơn giống gà Leghorn ở 2 – 6 tuần và sau đó không có sự khác biệt.
Trần Thânh Vân (2002) [59], khi nghiên cứu sức sản xuất thịt gà lông màu
Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể ở gà 10 tuần tuổi đạt lần
lượt là 1990,28g/con; 1993,27 g/con và 2189,29 g/con. Gà Tam Hoàng 882 ở 12
tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1557,83 g/con (Nguyễn Thị Khánh, Trần Công
Xuân và cs, 2000 [16]).
Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [37], khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và
BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng của 3 giống gà khác nhau ở 49
ngày tuổi lần lượt là: 2501,09 g/con; 2423,28 g/con và 2305,14 g/con.


5

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [12], thì sự sai khác về khối lượng của
gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng từ 13 – 38 %.
Như một quy luật, hầu hết khối lượng sống của giống hướng trứng đều nhẹ
hơn giống hướng thịt tới gần 2 lần và giống kiêm dụng 1,3 – 1,7 lần.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có sinh trưởng khác nhau, con đực
lớn nhanh hơn, (riêng chim cút con trống nhỏ hơn con mái). North và Bell, (1990)
[75] cho biết khối lượng gà con 1 ngày tuổi có sự tương quan dương với khối lượng
trứng giống đưa vào ấp, song không có ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể lúc thành
thục và cường độ sinh trường ở 4 tuần tuổi. Song, lúc mới sinh con trống có khối
lượng lớn hơn con mái 1%, tuổi càng cao sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi khác
nhau hơn 5%, ở 3 tuần hơn 11%, ở 8 tuổi hơn 27%
1.1.1.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, môi trường và điều kiện nuôi dưỡng
Các tính trạng số lượng, trong đó sinh trường và khối lượng cơ thể gà chịu ảnh
hưởng rất lớn các tác động của môi trường E (Environment). Theo Nguyễn Văn

Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998) [48], quan hệ giữa kiểu hình P (Phenotype),
kiểu gen G (Genotype) và môi trường E (Environment) được biểu thị bằng công thức:
P=G+E
Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [19], Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc
(1998) [48], cho rằng căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng lên cơ thể gia cầm,
môi trường (E) được chia làm hai loại:
Môi trường chung Eg (General environment) tác động thường xuyên, liên tục
đến tất cả các cá thể trong quần thể.
Môi trường đặc biệt Es (Special environment) tác động đến một số cá thể
riêng biệt nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn.
Theo Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994) [28], các giống gia cầm đều nhận
được từ tổ tiên, bố mẹ chúng một số gen quyết định tính trạng giống hoặc dòng,


6

nhưng những khả năng đó có phát huy được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào
môi trường sống của chúng như thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và khí hậu.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn
sinh trưởng và phát dục của gia cầm. Đặc biệt đối với gia cầm non, do không được
bú mẹ như ở động vật có vú nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác dụng
quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Theo
Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1975) [34] thì việc nuôi dưỡng mà chủ yếu là
thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng của gia cầm.
Tác giả Bùi Đức Lũng và cs (1996) [24] đã nghiên cứu bổ sung khoáng và
vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở 7 tuần tuổi
tăng 85,3g so với đối chứng.
Đề phát huy tối đa khả năng sinh trường của gia cầm cần phải cung cấp thức
ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, acid amin và

năng lượng. Ngoài ra, thức ăn cho gà nuôi thịt cần phải bổ sung hàng loạt chế phẩm
sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trường, làm tăng
chất lượng thịt (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1993 [25])
- Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng
Yếu tố thời tiết và mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường
ảnh hưởng đến sinh trường, của gia cầm. Đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
+ Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ
Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu), cơ quan điều khiển nhiệt chưa
hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nó rất nhạy cảm với tác
động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên thân nhiệt của gà con mới
nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Vì thế nhiệt độ chuồng
nuôi trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan tâm giữ ấm, nếu nhiệt độ quá thấp gà
con sẽ tụ đống lại, không ăn, gà sinh trưởng kém hoặc chết do tụ đống dẫm đạp lên
nhau. Song ở các giai đoạn sau nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì sẽ hạn chế việc
sử dụng thức ăn, gà uống nhiều nước, bài tiết phân lỏng, hạn chế khả năng sinh


7

trưởng và gà dễ mắc bệnh các đường tiêu hóa. Ở thời kỳ sau ấp nở, nhiệt độ môi
trường có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt.
Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống, sau khi ấp nở
nếu tăng nhiệt độ từ 7oC - 21 oC sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho
mỗi độ C tăng lên. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên mức tối ưu thì hệ số chuyển hóa
thức ăn được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm sinh trường
của gia cầm.
+ Gia cầm có thân nhiệt tương đối ổn định, sự ổn định này là do chúng có sự
điều hòa nhiệt hoàn chỉnh. Nhiệt độ của các cơ quan bên trong và của não luôn
thay đổi, nó cao hơn nhiệt độ trung bình của thân, nhiệt độ của da thấp hơn và có
thể bị thay đổi, thân nhiệt của gia cầm trung bình 40 o - 42oC. Nhiệt độ của cơ thể

dao động do các yếu tố nuôi dưỡng, tuổi, giống gia cầm, thời gian trong ngày
cũng như mức độ hoạt động của gà. Sự ổn định tương đối nhiệt độ của cơ thể gia
cầm (đẳng nhiệt) được giữ lại chỉ trong điều kiện cân bằng giữa sự tạo nhiệt và
sự mất nhiệt. Điều này đạt được nhờ sự điều hòa hóa học (thông qua quá trình
trao đổi chất) và điều hòa lý học (sự thay đổi cường độ tỏa nhiệt của cơ thể vào
môi trường xung quanh). Bất cứ sự thay đổi nào về nhiệt độ của môi trường đều
ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt của gia cầm và nó ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và phát dục của chúng.
Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động của nó liên quan đến việc
tiêu thụ thức ăn, ngoài ra còn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp
gây stress mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà 15oC - 25oC. Những thay đổi nhiệt
độ trên và dưới ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của gà.
Scott và cs (1976) [80], cho biết, trong khoảng 26oC - 32oC tiêu thụ thức ăn
giảm 1,5g/1oC/1gà và trong khoảng 32oC - 36oC tiêu thụ thức ăn giảm 4,2
g/1oC/1 gà.
Theo tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [25], tiêu chuẩn nhiệt độ
trong khi nuôi gà thay đổi theo lứa tuổi của chúng với khung nhiệt độ thích hợp
như sau:


8

Bảng 1.1: Bảng nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi gà thịt
Tuổi

Nhiệt độ trong chuồng nuôi (oC)

1 - 3 ngày


33 - 32

4 - 7 ngày

31 - 30

Tuần thứ 2

29 - 27

Tuần thứ 3

27 - 26

Tuần thứ 4

25 - 23

Tuần thứ 5

22 - 21

Tuần thứ 6-8

20 - 18

- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia
cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia
cầm, bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất

nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cơ thể gia cầm thải
nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố luôn thay đổi
theo mùa vụ, cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đến sinh trường của gia cầm
là điều tất yếu.
Vai trò của ẩm độ không khí, cùng với nhiệt độ môi trường luôn luôn là những
tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm. Phisinhin (1985)
dẫn theo tài liệu của Larion (trích từ Đào Văn Khanh, 2004 [15]) xác nhận, gà con
nở vào mùa xuân, thường sinh trưởng kém trong 15 ngày đầu sau đó sinh trường
kéo dài đến 3 tháng tuổi. Smetner (1975) (trích từ Đào Văn Khanh, 2004 [15]) đã
chứng minh rằng: Gà con nở vào mùa xuân và mùa hè, thời gian đầu sinh trưởng
kém, ngược lại nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt ngay trong những ngày tuổi
đầu. Như vậy, trong điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh
hưởng tốt đến sinh trưởng của gia cầm.


9

+ Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn
gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn,
uống, vận động ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận (1993) [25], gà broiler cần được chiếu sáng 23 giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín.
1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền đặc
trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu
những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tố quan trọng
giúp chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Tỷ lệ nuôi sống của gà còn phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ. gia cầm
mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non cao hơn so với gia cầm đẻ kém. Khả

năng thích nghi, khi điều kiện sống bị thay đổi, như về thức ăn, thời tiết, khí hậu,
qui trình chăn nuôi, môi trường, môi trường vi sinh vật xunh quanh,… của gia súc,
gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối
với môi trường sống (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1971 [39]).
Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống gia cầm bằng các biện pháp nuôi dưỡng tốt, vệ
sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh
truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở Xứ lạnh.
Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm trong cơ sở di truyền năng suất và
chọn giống động vật. Hill và cs (1954) [70] đã tính được hệ số di truyền sức sống là
6%. Sức sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo tài liệu của
Gavora (1990) [67] hệ số di truyền của kháng bệnh là 25 %.
1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt của gia cầm
Khả năng cho thịt của gà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá
năng suất và hiệu quả sản xuất thịt gà. Khả năng cho thịt của gà là khả năng tạo nên
khối lượng cơ (thịt) cao ở độ tuổi nhất định mà lúc giết thịt đạt được hiệu quả kinh
tế tốt nhất.


10

Khi nghiên cứu khả năng cho thịt chúng ta quan tâm đến các chỉ số về tỷ lệ
thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng. Các tác giả Ricard và
Rouvier (1976) [77], đã chứng minh cho thấy mỗi tương quan giữa khối lượng sống
và khối lượng giết mổ (thân thịt) rất cao khoảng 0,9 tương quan giữa cơ thể sống và
mỡ bụng thấp hơn, khoảng 0,2 – 0,5.
Trần Công Xuân và cs (1999) [63], đã khẳng định khả năng cho thịt của gia
cầm phụ thuộc vào ngoại hình, thể chất, hướng sản xuất và đặc điểm di truyền của
từng giống và từng dòng.
Tài liệu của Chambers (1990) [66], đã chỉ rõ giữa các dòng luôn có sự khác
nhau mang tính di truyền về năng xuất thịt xẻ, năng suất các phần thịt đùi, thịt ngực,

cánh, chân hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần thịt, da, xương.
Khả năng cho thịt của gà còn phụ thuộc vào tính biệt, thức ăn, điều kiện chăm
sóc và nuôi dưỡng.
Ngô Giản Luyện (1994) [31], khi nghiên cứu 3 dòng gà thuộc giống gà Hybro
HV85, đã mổ khảo sát ở 42 ngày tuổi và kết luận tỷ lệ thân thịt con trống
V1>V5>V3 (P < 0,05), con mái V1>V5>V3 (p ≤ 0,001). Trong cùng tỷ lệ thân thịt
con trống lớn hơn con mái 1 - 2%. Tỷ lệ thịt ngực: trống dòng V1>V5>V3, con mái
V1 đạt cao nhất, V3 và V5 đạt tương đương. Trong cùng một dòng tỷ lệ thịt ngực
con mái cao hơn con trống.
Trần Công Xuân và cs (1999) [63], với 9 lô thí nghiệm sử dụng thức ăn ở 3
mức năng lượng và protein khác nhau, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler
Ross – 208 cho thấy: tỷ lệ thân thịt đạt từ 72,69% đến 74,5%, thịt đùi từ 20,51%
đến 22,05% đến 22,05%, tỷ lệ thịt ngực từ 21,74% đến 23,18%.
1.1.3.1. Năng suất thịt
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng, thông dụng dùng để đánh giá sức sản
suất của gia cầm. Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính trạng
này lại phụ thuộc các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng ngực, dài đùi…). Năng suất
thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa các bộ phận như: nạc, mỡ, da. Ở gà


11

broiler các tỷ lệ thường được tính là tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ
mỡ bụng. Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như: giống , dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, phương thức nuôi,
thú ý phòng bệnh…
Ngô Giản Luyện (1994) [28], khi khảo sát 3 dòng gà V1, V3 và V5 trong
giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự khác nhau rõ rệt. trong cùng một
dòng: Tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt ngực gà mái cao hơn gà trống.

Đỗ Xuân Tăng (1980) [45], cho biết tỷ lệ thịt đùi gà trống thường cao hơn gà
mái, còn tỷ lệ thịt ngực gà mái cao hơn gà trống, hàm lượng protein thịt gà mái cao
hơn gà trống, sự tích lũy protein ở gà mái kéo dài đến 90 ngày tuổi sau đó giảm dần
theo, ở gà Tam Hoàng ở 63 ngày tuổi có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất, trống 79,20%, mái
78,61%, càng về giai đoạn sau tỷ lệ thịt xẻ có xu hướng giảm dần, lúc 84 ngày tuổi
con trống đạt 70,26%; mái đạt 70,11%. ngược lại tỷ lệ cơ ngực và thịt đùi lại có xu
hướng tăng lên ở các giai đoạn tuổi về sau, thấp nhất ở lúc 70 ngày tuổi, đạt cao
nhất lúc 84 ngày tuổi (con trống đạt 40,30%, con mái đạt 38,59%). Tỷ lệ mỡ bụng
của gà trống, gà mái đều có xu hướng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở tuổi 77
và 84 ngày.
Trần Công Xuân và cs (1997) [64], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kabir và
Lương Phượng Hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4% - 42,32%; tỷ lệ thịt đùi 20,64% 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68 – 20,80%.
Trần Công Xuân và cs (1997) [64], mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc
15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực/thân thịt ở gà Tam Hoàng

là 45 –

54% và ở gà Ri là 43%.
- Thành phần của thịt gia cầm
Thịt gia cầm cũng như các loại thịt gia súc khác cũng bao gồm: Đạm, mỡ,
đường, vitamin, khoáng và nước. Thịt gia cầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
ngon miệng, do đó độ đồng hóa cũng cao hơn thịt gia súc. Thịt gia cầm chứa 22,5 %
đạm tổng số, trong khi đó thịt bò chỉ có 20 %, Thịt lợn 18 %. Phải nói rằng thịt gia
cầm là nguồn thực phẩm thường xuyên dễ chế biến, dễ ăn, ngon miệng, phủ hợp với
mọi lứa tuổi (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [61]).


12

Giá trị sinh học của thịt còn được biểu hiện qua tỷ lệ đạm toàn phần trên tỷ lệ

đạm không toàn phần. Tỷ lệ này ở thịt gia cầm cao hơn thịt gia súc, Cụ thể là: Gia
cầm 13/1; thịt bò 4,3/1; thịt lợn 1,2/1. Thịt gà tây có giá trị dinh dưỡng cao hơn các
loại khác.
Thịt gia cầm còn chứa nhiều chất khoáng (đặc biệt là canxi và photpho) đồng
thời vitamin E và vitamin nhóm B. Vitamin C và caroten trong thịt gia cầm trên
thực tế không có, hàm lượng vitamin E đạt 5 – 6 mg%.
Thịt gà có tính ngon miệng cao và mùi, vị hấp dẫn. Điều này có liên quan đến
đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó (độ mềm, độ ướt).
Những sợi cơ của gia cầm rất mỏng, tổ chức giữa cơ liên kết giữa chúng cũng nhỏ
hơn các loại gia súc. Những sợi cơ của ngỗng rất dày, còn mô liên kết giữa chúng
cũng dày hơn so với gà và gà tây. Đường kính sợi cơ của con trống lớn hơn con
mái. Đối với những giống kiêm dụng, các sợi cơ dày hơn đối với gà hướng trứng,
đồng thời sự khác nhau này cũng tăng theo tuổi.
1.1.3.2. Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hóa học của thịt. Chất
lượng thịt được đánh giá qua hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, khoáng tổng số.
Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ
thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà. Giá trị của thịt còn phụ thuộc
các yếu tố khác như hàm lượng các acid amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa
lượng, các hoạt chất sinh học.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì thị hiếu của con người ngày càng một cải
tiến, nhu cầu dinh dưỡng của con người ngoài tính ngon miệng còn mang tính cảm
quan hấp dẫn đối với người tiêu dùng đang là vấn đề được quan tâm.
Thịt gà không chỉ chứa hàm lượng protein cao, mà hàm lượng vitamin, khoáng
cũng lớn, hàm lượng mỡ thấp nhưng chứa đầy đủ lượng các acid amin thiết yếu.
Thành phần hóa học, cảm quan và các mức độ đáp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng quyết định đến chất lượng
thit. Chất lượng thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, dòng, kỹ thuật



13

chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm bệnh tật và quy trình vệ sinh thú y áp dụng đối với
gia cầm.
Theo Proudman J.A. và cs (1970) [76], những dòng gà Plymouth trắng khi cho
ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trưởng
nhanh tỷ lệ nước 68,1%; protein 20,7%; mỡ 6,9% và khoáng 3%. Các nhóm sinh
trưởng chậm có tỷ lệ tương ứng là 69,8%; 20,8%; 4,8% và 3,1%.
1.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng
* Nhu cầu về năng lượng của gà thịt
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì mọi hoạt động, sinh trưởng và phát triển
cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và
trao đổi năng lượng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng đề bù đắp
vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích lũy cho cơ thể lớn lên và
phát triển được. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất của
thức ăn đó như lipid, protein, carbohydrate (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [8]).
- Nhu cầu năng lượng duy trì
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính theo nhu cầu năng lượng cho 1 kg
khối lượng trao đổi (W0,75), trị số 70 kcal ±15% và ít biến động giữa các loài. Đối với
gà, nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản cho 1 kg khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg
W0,75 là 86 kcal/ngày (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [13]). Siegel (1978) [79], đã đưa ra
công thức tính nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) là:
Nem = 83 × W0,75 (W là khối lượng cơ thể)
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1995) [26], có thể tính nhu cầu năng lượng cho
tăng khối lượng theo công thức:
Pt(0,3 X 5,7 + 0,05 X 9,5)
MEtt

=


0,82


14

MEtt: Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Pt: Số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt
5,7: Số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: Số kcal/g mỡ
0,82: Hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
* Nhu cầu về protein và acid amin của gà thịt
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid
(acid amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
trong cơ thể sống. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào và
mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ
bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất.
Protein có vai trò sinh học là: tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự
trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp năng lượng
(Hồ Trung Thông và cs, 2006 [49]).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính của
xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy
trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu
protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô
bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể
(Nguyễn Đức Hưng, 2006 [13]).
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và
cho tổng hợp lông. Theo Siegel (1978) [79], nhu cầu protein tổng thể như sau:

Pr (g) =

0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P (g) x 0,82
0,64

Pr (g): Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: Khối lượng cơ thể (g/con)
P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: Nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam P
0,18: Tỷ lệ protein trong thịt là 18%


15

0,04 hoặc 0,07: Tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần là 4%, trên 4 tuần là 7%
0,82: Tỷ lệ protein trong lông là 82%
0,64: Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
Bảng 1.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà thịt
(Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2265:2007 [53])
Gà lông mầu
(Colour feather broiler)
Tên chỉ tiêu
Gà con
(Starter)
1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

Gà dò
(Grower)

Gà vỗ

béo
(Finisher)

14,0

2. Năng lượng trao đổi, tính theo Kcal/kg, không
nhỏ hơn

2900

2900

3000

3. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng,
không nhỏ hơn

20,0

18,0

16,0

4. Hàm lượng lysin tổng số, tính theo % khối
lượng, không nhỏ hơn

1,00

0,95


0,80

5. Hàm lượng metionin, tính theo % khối lượng,
không nhỏ hơn

0,47

0,38

0,32

6. Hàm lượng metionin + xystin, tính theo % khối
lượng, không nhỏ hơn

0,75

0,60

0,50

7. Hàm lượng canxi, tính theo % khối lượng

0,80 – 1,20

8. Hàm lượng phospho tổng số, tính theo % khối
lượng, không nhỏ hơn

0,60

9. Hàm lượng natri clorua, tính theo % khối lượng,

không lớn hơn

0,50

10. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric,
tính theo % khối lượng, không lớn hơn

2,0

*Gà con trước 4 tuần tuổi; gà dò từ 5 đến 8 tuần tuổi;
gà vỗ béo: từ 9 tuần tuổi đến xuất chuồng.


16

1.1.5. Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho tăng 1 kg khối lượng cơ thể là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
để đạt được tăng khối lượng cơ thể, vì tăng khối lượng cơ thể là một chức năng
chính của quá trình chuyển hóa thức ăn. Nói cách khác tiêu tốn thức ăn là một hiệu
suất giữa thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Chí phí thức ăn thường chiếm tới
70% giá thành sản phẩm, tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp
thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Box và Brohren (1954) [65], Willson (1969) [83], đã xác định hệ số tương
quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1 - 4
tuần tuổi là r = + 0,5. hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến sinh trường.
Đối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc 1kg
trứng. trước đây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp trong giai
đoạn sinh sản. hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp
tính mức tiêu tốn thức ăn băng lượng chi phí cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến
kết thúc 1 năm đẻ.

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời
tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi gia cầm. do vậy rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tạo ra tổ hợp
lai tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp nhất.
Khả năng chuyển hóa năng lượng theo Morris và Wasserman (1977), dẫn theo
Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [8], thì chỉ 80% năng lượng của thức ăn được hấp
thu, trong đó 25% năng lượng được hấp thu dùng cho tạo trứng.
1.2. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của gà thí nghiệm
1.2.1. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của giống gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo
giữa giống gà nội của Trung Quốc và gà nhập nội, được nhập vào Việt Nam từ sau
năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và đuôi. Lông cổ có
màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen,
cánh sẻ là chủ yếu.


17

Dòng trống chủ yếu có màu nâu nhạt - đốm đen, chân màu vàng, thân hình cân
đối. Gà có thân chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g và lúc 8 tuần
tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà trường thành gà trống 2,7 kg/con, gà mái 1,7
kg/con lúc vào đẻ. Tuổi đẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản lượng trứng 150 -170
quả/mái/năm, gà thịt nuôi 65 ngày tuổi đạt 1500 – 1600 g/con. Tiêu tốn thức ăn 2,4 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nuôi sống trên 95 %. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có
tính thíc nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không
cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc
nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [61]).
1.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm, khả năng sản xuất của giống gà Ri
Gà Ri là giống gà nội được nuôi rộng rãi trong cả nước Việt Nam, nhất là các tỉnh
phía Bắc, ở các tỉnh phía Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tùy theo sự chọn lọc trong quá

trình chăn nuôi mà giống gà Ri có nhiều loại hình tương đối khác nhau ở mỗi địa
phương. Tuy vậy, những nét đặc trưng nhất của gà Ri là tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà
mái có bộ lông vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lông đen ở cổ, lưng. Gà trống có bộ
lông sặc sỡ nhiều màu hơn. Lông cổ đỏ tía hoặc da cam, lông cánh ánh đen, ở cả con
trống và con mái có mào đơn nhiều khía răng cưa, màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu
vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng tuổi đã mọc đủ lông.
Gà Ri có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm khoảng 135-140 ngày. Sản lượng
trứng một năm đạt từ 80-120 quả/mái. Trứng có khối lượng bé 42-45 gam, vỏ trứng
màu nâu nhạt, tỷ lệ trứng có phôi 89-90 %, tỷ lệ ấp nở 80-85 %. Lúc mới nở gà Ri
đạt 25-28 gam, lúc bắt đầu đẻ khối lượng gà mái khoảng 1200-1300 gam, lúc
trưởng thành đạt 1700 - 1800 gam, gà trống 2200 - 2300 gam.
Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần
cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà ấp và nuôi con
khéo. Tuy khối lượng trứng gà Ri bé nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại cao hơn trứng gà công
nghiệp. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri là 34%, trong khi ở các giống khác chỉ chiếm
27 - 30%. Màu sắc lòng đỏ của trứng gà Ri cũng đậm hơn. Có thể nói rằng, trong
các giống gà nội, gà Ri có sức đẻ trứng tốt nhất, gà không những đẻ trứng sớm mà


×