Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát hiệu quả của vắc xin circovac tiêm cho lợn nái để phòng hội chứng còi cọc lợn con sau cai sữa tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển nông sản phú thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.06 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM THỊ HẬU
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN CIRCOVAC TIÊM CHO LỢN NÁI
ĐỂ PHÕNG HỘI CHỨNG CÕI CỌC LỢN CON SAU CAI SỮA
TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN PHÖ THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

PHẠM THỊ HẬU
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN CIRCOVAC TIÊM CHO LỢN NÁI
ĐỂ PHÕNG HỘI CHỨNG CÕI CỌC LỢN CON SAU CAI SỮA
TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN PHÖ THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

43B Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hƣng Quang

Thái Nguyên, 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
và sau 6 tháng thực tập tại cơ sở, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy
cô giáo, bạn bè và cơ sở thực tập. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học
và thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Hưng Quang, người đã dành rất nhiều thời gian tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và công
nhân viên Công ty TNHH Phát triển nông sản Phú Thái đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, những
người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực tập, bản thân tôi còn nhiều thiếu sót. Kính mong
nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô để tôi được trưởng thành và
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin kính chúc các thầy cô giáo cùng toàn thể gia đình
sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong công việc giảng dạy và

nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Hậu


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại vắc xin được dùng để phòng PMWS............................. 10
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 23
Bảng 4.1: Quy định về thức ăn đối với lợn thịt tai trại công ty TTHH Phát
triển nông sản Phú Thái................................................................................... 26
Bảng 4.2: Quy định thức ăn trên lợn hậu bị, lợn nái và đực giống ................. 27
Bảng 4.3: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn từ 5 - 20kg ........................................ 29
với khẩu phần cho ăn tự do ............................................................................. 29
Bảng 4.4: Quy trình vệ sinh phòng bệnh tại công ty TNHH Phát triển nông
sản Phú Thái .................................................................................................... 34
Bảng 4.5: Lịch phòng bệnh ở công ty TNHH Phát triển nông sản Phú Thái 35
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................. 38
Bảng 4.7: Kết quả theo dõi biểu hiện của lợn nái sau khi tiêm vắc xin.......... 39
Bảng 4.8: Tỷ lệ sống sót trên một ổ đẻ ........................................................... 40
Bảng 4.9: Tăng trọng bình quân giai đoạn lợn con theo mẹ ........................... 41
Bảng 4.10: Tăng trọng bình quân của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi ... 42
Bảng 4.11: Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy và mắc các bệnh đường hô hấp giai
đoạn sơ sinh đến cai sữa .................................................................................. 43
Bảng 4.12: Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy và mắc các bệnh đường hô hấp giai
đoạn cai sữa đến 60 ngày tuổi ........................................................................ 44
Bảng 4.13: Tỷ lệ lợn con xuất hiện một số triệu chứng khác ngoài hô hấp và

tiêu chảy .......................................................................................................... 45
Bảng 4.14: Tỷ lệ lợn con chết và loại thải qua các giai đoạn phát triển ......... 46
Bảng 4.15: Tỷ lệ bệnh tích trên lợn con chết nghi do hội chứng còi cọc ....... 47


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

APP

Actinobacillus leuropneumoniae

CAV

Chicken anemia virus

cs

Cộng sự

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme linked immuno sorbent assay

EMEA


European Medicines Agency

Nm

nanometre

PBFDV

Psittacine beak and feather disease virus

PCR

Polymerase chain reaction

PCV

Porcine circovirus

PCV1

Porcine circovirus type 1

PCV2

Porcine circovirus type 2

PDNS

Porcine Reproductive Respiratory Syndrome


PK - 15

Pig kidney 15

PMWS

Post - weaning multi - systemic syndrome

PPV

Porcine Parvovirus

PRRSV

Porcine Reproductive Respiratory Syndrome Virus

RNA

Ribonucleic acid

SIV

Swine Influenza Virus


iv

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm của Circovirus ......................................................................... 3
2.1.2. Bệnh do Circovirus gây ra ...................................................................... 4
2.1.3. Một số nguyên nhân khác gây còi cho lợn con ..................................... 11
2.1.4. Một số tác nhân gây bệnh thường đi kèm trên lợn mắc hội chứng còi
cọc sau cai sữa ................................................................................................. 12
2.1.5. Đặc điểm của vắc xin Circovac............................................................. 18
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 20
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 20
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 21
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22

3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................. 22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.4.2.Phương pháp theo dõi ............................................................................ 23
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính ........................................... 24


v

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25

4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 25
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 25
4.1.2. Công tác thú y………………………………………………………………..31
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh…………………………………..…. 36
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 37
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 38
4.2.1. Kết quả đánh giá độ an toàn của vắc xin Circovac khi tiêm cho lợn nái .... 38
4.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả của vắc xin circovac trên lợn con được sinh
ra từ lợn nái đã tiêm vắc xin ............................................................................ 39
4.2.3. Kết quả theo dõi tình hình bệnh tiêu chảy, hô hấp, một số bệnh khác và
bệnh tích trên lợn con ...................................................................................... 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP……………….…..52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt ........................................................................ 52
Tài liệu nước ngoài……………………………………………………………………53
Tài liệu Internet………………………………………………………………………...55


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có ngành nông nghiệp từ lâu đời. Tập quán chăn
nuôi gia súc từ thuở sơ khai cho đến ngày nay đã có những tiến bộ vượt bậc,
người chăn nuôi đã không còn sử dụng những kỹ thuật thô sơ, lạc hậu chỉ
mang lại hiệu quả kinh tế thấp kém, mà đã áp dụng những thành tựu khoa học

kỹ thuật trên nhiều nước góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, mang lại việc
làm cho hàng ngàn lao động. Có thể nói chăn nuôi nói chung và ngành chăn
nuôi lợn nói riêng là ngành quan trọng, không thể thiếu trong công cuộc đổi
mới đất nước. Tuy nhiên, bệnh trên động vật thường xảy ra đã ảnh hưởng
nghiêm trọng lên hiệu quả việc chăn nuôi. Trong đó hội chứng còi cọc sau cai
sữa (PMWS - Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome) cũng là một
vấn đề cần được quan tâm. Hội chứng này do vi rút PCV2 (Porcine Circovirus
type 2) gây ra, được phát hiện đầu tiên ở Canada năm 1995, cho đến nay đã
xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Lợn mắc hội chứng PMWS thường bị phụ
nhiễm với các mầm bệnh khác. Phát hiện mầm bệnh chủ yếu dựa vào sự hiện
diện của vi rút PCV2 trên mô động vật bệnh.
Hiện nay, đã có nhiều loại vắc xin phòng PCV2 cho lợn con sau cai sữa,
trong đó, vắc xin Circovac cũng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm và thực hiện thí nghiệm để đánh giá hiệu quả phòng PCV2 cho lợn con.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu
quả của vắc xin Circovac trên các chỉ tiêu tăng trưởng của lợn con giai đoạn
sau cai sữa.
Được sự đồng ý của Giám đốc và Ban lãnh đạo Công Ty TNHH Phát
triển nông sản Phú Thái, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường


2
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Bộ môn Cơ sở, cùng với sự hướng dẫn của
thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang, tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát hiệu quả của vắc xin Circovac tiêm cho lợn nái để
phòng hội chứng còi cọc lợn con sau cai sữa tại Công ty TNHH Phát
triển nông sản Phú Thái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của vắc xin Circovac trong việc phòng ngừa hội
chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS) trên lợn, từ đó làm cơ sở dữ liệu cho các

nhà chăn nuôi.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả của vắc xin Circovac trong việc phòng chống
hội chứng còi cọc của lợn con dựa trên việc lợn dõi các chỉ tiêu sinh trưởng,
các chỉ tiêu liên quan đến tình hình bệnh trên đàn con của nái được tiêm
phòng vắc xin Circovac.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học


Đề tài góp phần cung cấp một số thông tin khoa học về cách sử

dụng cũng như hiệu quả của vắc xin Circovac khi tiêm cho lợn nái phòng hội
chứng gầy còm cho lợn con.


Kết quả của đề tài là một số đóng góp mới cho ngành khoa học

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn


Xác định hiệu lực và độ an toàn của vắc xin Circovac



Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi

sử dụng vắc xin Circovac để phòng hội chứng gầy còm cho lợn và một số
bệnh đi kèm, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm PCV2 (Porcine
Circovirus type 2), hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm của Circovirus
Circovirus thuộc họ Circoviridae, giống Circovirus
2.1.1.1. Cấu tạo
PCV là vi rút ADN một sợi, dạng vòng, kích thước rất nhỏ (17nm). Họ
Circoviridae gồm vi rút gây bệnh thiếu máu trên gà (CAV - Chicken anemia
virus), vi rút gây bệnh về lông và mỏ trên vịt (PBFDV - Psittacine beak and
feather disease virus) và vi rút gây bệnh trên lợn (PCV - Porcine circovirus).
PCV gồm 2 serotype là PCV1 và PCV2. PCV type 1 (PCV1) được phân lập năm
1974 có thể nhiễm trên môi trường tế bào thận lợn PK - 15 nhưng khi lợn nhiễm
không thể hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào của bệnh. Trong khi đó, PCV
type 2 (PCV2) được phân lập năm 1997 và được xác định có liên quan đến hội
chứng PMWS trên lợn (Allan và Ellis, 2000) [7].
2.1.1.2. Sức đề kháng
Các yếu tố bất lợi như sức nóng, ẩm độ cao, và các chất diệt trùng có tác
động rất ít đến vi rút. Tuy nhiên sodium hydrocide và Vikron S (dung dịch
1%) tiêu diệt vi rút khá hiệu quả.
Vi rút PCV2 có khả năng đề kháng với môi trường acid (pH = 3),
chloroform hay nhiệt độ cao (560C - 700C), vi rút chịu được 700C trong 15
phút. Theo nghiên cứu ở nước Anh thì PCV2 còn có khả năng đề kháng lại
ethanol, chlorhexidine, iodine và formaldehyde. Vi rút cũng dễ dàng được
phân lập từ những mô ở - 700C.
2.1.1.3. Miễn dịch
Thông thường lợn lớn và lợn sơ sinh (trừ những lợn con không được bú

sữa đầu) không nhạy cảm với hội chứng PMWS. Điều này chứng tỏ hội


4
chứng PMWS chỉ xảy ra trên đàn lợn sau cai sữa. Đây là thời gian lợn con hết
nhận được miễn dịch từ lợn mẹ và trở nên nhạy cảm với bệnh. Khi tiến hành
thí nghiệm tiêm PCV2 cho một số thai lợn con trong cùng một lứa, người ta
nhận thấy rằng vi rút không lây lan đến những bào thai còn lại cũng như
không tìm thấy vi rút trong các chất chứa của thai bị sảy. Điều này cho thấy
lợn con được nhận miễn dịch từ mẹ có khả năng đề kháng lại với vi rút PCV2.
2.1.2. Bệnh do Circovirus gây ra
2.1.2.1. Lịch sử và phân bố
Năm 1991, một “vi rút lạ” gây chứng bệnh còi cọc, giảm tăng trọng đột
ngột đã xảy ra trên lợn sau cai sữa trong một đàn lợn tại Canada.
Năm 1995, bệnh đã xuất hiện với phạm vi ảnh hưởng lớn hơn và được
gọi là “hội chứng còi cọc trên lợn sau cai sữa (PMWS)”
Nhiều năm tiếp theo, bệnh lần lượt được thông báo tại nhiều quốc gia
như Mỹ (1996), Anh (1998), Đức (2000), Thụy Điển (2003),...kể cả các nước
châu Á: Đài Loan (1995), Thái Lan (1999), Philippine (2001),...bệnh trở
thành vấn đề thời sự với số ca bệnh không ngừng tăng và đứng đầu trong
chương trình nghị sự của nhiều cuộc họp thú y trên thế giới.
Năm 1997, nhóm nghiên cứu thuộc đại học Saskatchewan (Clark, Ellis,
Harding, West) đã phân lập PCV2 từ những ca PMWS. Từ đó, người ta đã
thực hiện thành công thí nghiệm gây nhiễm PCV2 trên lợn.
PCV2 từng có liên quan đến nhiều hội chứng bệnh trên lợn, như là: hội
chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS), viêm phổi hoại tử tiến triển (PNP), bệnh
phức hợp hô hấp trên lợn (PRDC), hội chứng viêm da và sưng thận trên lợn
(PDNS). Ngày nay tất cả những hội chứng này được gọi chung là bệnh do
PCV2 (Allan và Ellis, 2000) [7]. Những hội chứng này có thể xuất hiện đồng
thời hay không đồng thời với hội chứng PMWS gây khó khăn cho công tác

chẩn đoán.


5

2.1.2.2. Truyền nhiễm học
* Loài vật mắc bệnh

Vi rút này gây nên hội chứng PMWS chủ yếu trên lợn nhà. Qua nghiên
cứu huyết thanh học, thì thấy có sự hiện diện của PCV2 trong huyết thanh lợn
rừng đực ở châu Âu. Trong khi đó, tiến hành gây bệnh thực nghiệm trên lợn
con sau cai sữa và chuột, người ta nhận thấy chuột không mắc hội chứng
PMWS nhưng có thể nhiễm PCV và lây sang lợn.
* Chất chứa căn bệnh

Vi rút được tìm thấy ở phủ tạng nhưng tập trung nhiều nhất tại các hạch
bạch huyết. Ngoài ra, PCV2 còn được tìm thấy trong phân, nước tiểu, mẫu
máu của lợn con cũng như trong tinh dịch lợn đực (Hinton, 2003) [16].
* Đường truyền lây

Trong thực nghiệm, người ta cho rằng PCV2 có thể lây qua đường hô
hấp, nhau thai, đường máu và đường sinh dục. Sự lây nhiễm PCV2 là do tiếp
xúc trực tiếp từ lợn mang mầm bệnh, những động vật trung gian mang mầm
bệnh (chuột, chim...), dụng cụ hay những phương tiện vận chuyển. Ngoài ra,
PCV2 còn được truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
* Cách sinh bệnh

Hiện nay, cơ chế gây bệnh của PCV2 trên lợn chưa được hiểu rõ. Hầu
hết các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm bằng cách gây nhiễm qua đường
mũi hay tiêm tĩnh mạch. Người ta nhận thấy có sự hiện diện của bạch cầu đơn

nhân và đại thực bào trong phổi, hạch hạnh nhân, lách, hạch lympho và những
cơ quan khác trong hệ thống miễn dịch. Vi rút PCV2 thường được tìm thấy
trong những mô này sau khi gây nhiễm.
Sự nhiễm PCV2 làm giảm bạch cầu lympho tại hạch hạnh nhân và hạch
lympho để lại bệnh tích vi thể rất đặc trưng. Bình thường những mô này tập
trung số lượng lớn tế bào lympho. Mức độ cấp tính của bệnh tích vi thể và số


6
lượng PCV2 trong bệnh tích có liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng
của biểu hiện lâm sàng. Có tài liệu cho rằng vi rút này làm hư hại hệ thống
miễn dịch bằng cách ức chế miễn dịch. Một báo cáo khác nhận định sự kích
hoạt hệ thống miễn dịch khi nhiễm PCV2 gây ra biểu hiện lâm sàng của bệnh.
* Dịch tễ học
Bệnh thường tác động trên lợn 3 tuần tuổi và trở nên rõ ràng hơn từ 4 - 6
tuần trở đi. Các nghiên cứu cũng cho rằng, lợn con được hấp thụ lượng kháng
thể cao thì không nhiễm bệnh. PCV2 có thể tồn tại trên lợn bệnh từ 5 - 6
tháng tỷ lệ lợn mắc bệnh trong đàn biến thiên từ 5% - 50% và tỷ lệ chết từ 5%
- 80%. Những đàn lợn dù lớn hay nhỏ với phương thức quản lý khác nhau đều
có thể nhiễm bệnh. Sự phân bố bệnh trong đàn lợn nhiễm PMWS cũng rất
thay đổi. Một số lợn trong trại có thể nhiễm PMWS và chết. Trong khi đó, số
còn lại vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường.
PCV2 được tìm thấy trên cả đàn lợn khỏe mạnh và đàn lợn sức khỏe kém.
2.1.2.3. Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của PMWS thay đổi khác nhau tùy thuộc vào bệnh
phụ nhiễm như PRRS, Parvovirus,...một số tá chất trong vắc xin, một số mầm
bệnh tồn tại trong trại hay phụ thuộc vào công tác quản lý. Chẩn đoán trong
giai đoạn đầu của bệnh có thể đưa đến nhầm lẫn với các bệnh khác. Tỷ lệ lợn
chết do mắc hội chứng PMWS cũng dao động giữa các trại.
Hội chứng này thường ảnh hưởng trên lợn 4 - 16 tuần tuổi. Triệu chứng

trên lợn mắc hộichứng PMWS thường diễn ra chậm, gây tỷ lệ chết cao trên
lợn bị bệnh.
Những triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài trong nhiều tháng. Sau đó,
con vật trở nên gầy ốm dần. PMWS thường xuất hiện trên lợn sau cai sữa 1 2 tuần. Những lợn này đang phát triển đều đặn rồi sau đó gầy ốm một cách
nhanh chóng, khác với những lợn còi do thiếu dinh dưỡng. Nhiều lợn có biểu
hiện sốt cao (400C - 420C). Chúng trở nên mệt mỏi và có khuynh hướng tìm đến
những nơi mát trong chuồng như gần nơi uống nước hay dọc theo bờ tường. Lợn


7
xanh xao gầy ốm một cách đột ngột và xuất hiện những con còi cọc ốm yếu nhất
đàn. Một số lợn có biểu hiện ho nhẹ, biếng ăn, khó thở, hoàng đản và tiêu chảy
nhẹ. Các triệu chứng thần kinh, da vùng tai tím bầm cũng được ghi nhận. Những
biểu hiện này thường liên quan với bệnh phụ nhiễm. Một đặc điểm đáng chú ý là
lợn thường chết đột ngột. Thông thường, khoảng 25% lợn trong đàn mắc bệnh,
số còn lại khỏe mạnh và phát triển bình thường.
2.1.2.4. Bệnh tích
*

Bệnh tích đại thể

Xác động vật gầy ốm, da xanh xao, hoàng đản. Hạch bạch huyết sưng
lớn,vùng hạch bẹn quan sát rõ nhất do kích thước sưng lớn gấp 2 - 3 lần kích
thước hạch bình thường. Người ta cũng có thể quan sát thấy các bệnh tích như
viêm phổi kẽ, viêm gan, thận sưng lớn đồng thời phù thũng. Lách sưng lớn
nhưng không sung huyết. Ruột viêm, thành ruột mỏng phù thủng tại màng
treo ruột và manh tràng. Dạ dày loét, vách sưng phù. Ngoài ra tuyến ức kém
phát triển và phù thủng các mô liên kết và tích dịch trong xoang ngực, xoang
bụng và bao tim.
Nếu PCV2 gây hội chứng PDNS xảy ra đồng thời với PMWS thì sẽ có

thêm một số bệnh tích khác. Những vết loét cỡ đồng xu thường tập trung ở
vùng hông, bụng và hai chân sau. Những bệnh tích này thường tụ thành một
khối và được bao phủ bởi một lớp vảy cứng màu đen. Thận sưng lớn, nhạt
màu với những đốm trắng rải rác trên bề mặt thận. Viêm phổi thứ cấp đồng
thời áp xe và nhục hóa, có thể tích dịch giữa các thùy phổi.
PCV2 có thể gây bệnh tích viêm cơ tim trên lợn con bị sinh non, sảy thai
hay thai khô.
* Bệnh tích vi thể

Bệnh tích thường thấy tại các cơ quan lympho (bao gồm hạch lympho,
hạch hạnh nhân, mảng Peyer’s và lách). Mức độ giảm lympho bào khác nhau,
ảnh hưởng đến cả nang lympho và vùng xung quanh nang. Quá trình xâm


8
nhiễm phân tán của mô bào vào các mô lympho gây nên bệnh tích đặc trưng.
Tế bào hợp bào thường xuyên xuất hiện, đặc biệt tại mảng Peyer’s và hạch
lympho. Thể vùi trong bào tương cũng hiện diện tại mảng Peyer’s và hạch
hạnh nhân cùng với những lympho bào hoại tử. Phổi có biểu hiện bong tróc
một phần hay toàn phần với sự hiện diện của những tế bào biểu mô xơ hóa.
Những biến đổi khác như sự xâm nhiễm của tế bào gây viêm phế quản cấp
tính. Trên gan, bệnh tích thường gặp nhất là sự xâm nhiễm mô lympho ở vùng
cửa gan. Tế bào mô gan hoại tử cũng được ghi nhận. Sự viêm nhiễm các vùng
đệm nằm rải rác trong não cùng với viêm não - màng não cũng có thể xuất
hiện. Sự phân bố và mức độ bệnh tích tại các cơ quan khác nhau tùy thuộc
vào từng giai đoạn bệnh.
2.1.2.5. Chẩn đoán
Không thể dựa vào sự hiện diện của PCV2 để chẩn đoán PMWS, vì
PCV2 cũng hiện diện trên những đàn lợn khỏe mạnh bình thường nên việc
phát hiện kháng thể không dùng cho mục đích chẩn đoán bệnh. Hiện nay

chưa có phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán PMWS nhưng có thể
dựa trên 3 yêu cầu: biểu hiện lâm sàng, mổ khám và phương pháp phòng
thí nghiệm.
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm độngvật gầy ốm, giảm tăng trọng,
sức khỏe kém có thể kèm với chứng khó thở và hoàng đản.
- Bệnh tích mổ khám bao gồm suy yếu các hạch lympho và viêm nhiễm

tại các cơ quan khác.
- Chẩn đoán huyết thanh học rất hữu ích để xác định tình trạng nhiễm PCV2.

Kháng thể có thể được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp, peroxidase miễn dịch gián tiếp và phương pháp ELISA.
- Có thể phát hiện vi rút trong mẫu mô bằng kỹ thuật hóa miễn dịch tế

bào (IHC - immunohistochemistry) và phương pháp nhân vi rút tại chỗ (ISH -


9
insituhybridisation) hay phương pháp nuôi cấy tế bào.
- Phương pháp phân lập vi rút cũng được ứng dụng trong chẩn đoán.
- Đặc biệt, phương pháp PCR ngày nay được nhiều phòng thí nghiệm

ứng dụng do có độ chuẩn xác cao và ít tốn thời gian, tuy nhiên, kỹ thuật này
đòi hỏi phòng thí nghiệm hiện đại, kỹ thuật viên phải thao tác tốt.
2.1.2.6. Biện pháp phòng trị
Cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị hội chứng PMWS. PCV2
chỉ gây bệnh khi bị kích thích bởi yếu tố mào đầu nào đó. Vì vậy, chiến lược
điều trị thường tập trung vào những bệnh phụ nhiễm.
Tuy nhiên, theo Pernek và cs (2002) [23], trong một số trường hợp,
corticosteroids có thể làm giảm tỷ lệ lợn chết.

* Phòng bệnh
An toàn sinh học
- Việc ngăn chặn bệnh do vi rút PCV2 thông qua biện pháp an toàn sinh

học là rất cần thiết, bao gồm thực hiện công tác vệ sinh nghiêm ngặt và phân
chia lợn theo từng nhóm tuổi riêng biệt. Mục đích nhằm giảm thiểu stress và
đảm bảo dinh dưỡng cho lợn.
- Hạn chế việc tiếp xúc giữa lợn và lợn đồng thời hạn chế tối đa việc

ghép giữa các đàn lợn. Nếu hệ thống miễn dịch bị kích thích thái quá, PCV2
có thể gây bệnh. Nên duy trì những đàn lợn từ cai sữa đến khi xuất chuồng
theo nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”. Điều kiện chuồng nuôi phải phù hợp
nhằm tránh stress cho lợn. Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp cho từng độ tuổi.
Kỹ thuật viên của trại phải điều trị kịp thời các bệnh mới xuất hiện. Các lợn
thương tật, lợn chết, lợn bệnh cần được phát hiện kịp thời và cách ly. Lợn con
phải được bú sữa đầu đầy đủ và cần nhớ không ghép con giữa các nái mẹ sau
khi sinh 24 giờ.
- Thực hiện tiêm phòng các bệnh do PRRS, parvovirus, bệnh viêm phổi


10
địa phương và các bệnh khác. Kiểm soát tốt những bệnh có thể hạn chế biểu
hiện lâm sàng của bệnh PMWS.
Dùng vắc xin phòng bệnh
Hiện nay trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất các loại vắc
xin phòng hội chứng còi cọc trên lợn con sau cai sữa. Sau đây là các loại vắc
xin do các công ty đã sản xuất và lưu hành.
Bảng 2.1: Các loại vắc xin đƣợc dùng để phòng PMWS
Công ty
Tên


Boehringer
Ingelheim
Ingelvac®
CircoFLEX™

Kháng PCV2 bất hoạt
Nguyên Baculovirus

Forrt Dodge

Intervet

Suvaxyn®
PCV2 một liều
PCV1khảm vi
rút PCV2 bất
hoạt

Circumvent™
PCV

Circovac®

PCV2 bất hoạt
Baculovirus

PCV2 bất hoạt

2ml/con

Tiêm bắp 2 lần
trong 3 tuần

2ml/con
Tiêm bắp 2 lần
trong khoảng 3 4 tuần, ít nhất 2
tuần trước khi
phối giống.
Tái chủng: 1
liều duy nhất
khi mang thai, ít
nhất 2 - 4 tuần
trước khi sinh.

2ml/con
Tiêm bắp một
liều

Merial

Liều

1ml/con
Tiêm bắp 1 liều

Dùng
Cho

Những lợn khỏe Những lợn khỏe Những lợn khỏe Nái sinh sản
mạnh 3 tuần tuổi mạnh 4 tuần tuổi mạnh 3 tuần

khỏe mạnh ở
hay lớn hơn
hay lớn hơn
tuổi hay lớn hơn mọi lứa tuổi

Quốc
Gia

Mỹ
Canada

Mỹ

Mỹ
Canada

Canada
Châu Âu


11

2.1.3. Một số nguyên nhân khác gây còi cho lợn con
2.1.3.1. Nguyên nhân do lợn mẹ


Do lợn mẹ kém sữa

- Hội chứng kém sữa trên nái có thể xảy ra trong lúc sinh và sau khi


sinh vài ngày hay sau khi đã tiết sữa tốt trong 10 - 14 ngày đầu tiên của giai
đoạn nuôi con. Phần lớn nái có dáng vẻ bình thường, nhưng một số nái có
biểu hiện thở nhanh, biếng ăn, sốt nhẹ, ngại di chuyển và không muốn cho
con bú. Nái có thể bị viêm vú hay không. Chúng ta có thể nhận biết bằng cách
rờ vú lợn nái trước khi sinh để phát hiện các bầu vú cứng, phù thủng.
- Lợn nái bị kém sữa có thể do những nguyên nhân sau: dinh dưỡng

kém (thiếu protein, canxi, nước), táo bón, nấm mốc, di truyền, viêm đường
sinh dục, viêm vú, thời tiết nóng hay thú sốt, chân yếu, nái quá mập, thay đổi
chuồng, nhiễm trùng đường tiểu...
2.1.3.2. Nguyên nhân do lợn con
* Do thể trạng yếu

Lợn con còi vì thể trạng yếu có thể do nhiều nguyên nhân. Các nguyên
nhân này thường không xảy ra riêng biệt mà kết hợp với nhau, chẳng hạn như
lợn có trọng lượng sơ sinh nhỏ, ít bú được sữa nên ít nhận kháng thể từ sữa
đầu, lợn tiêu chảy kéo dài và bị còi cọc. Mặt khác, trong điều kiện môi trường
thay đổi đột ngột khi lợn con mới sinh ra, lợn con bị mất nước, mất nhiệt
nhanh. Nếu lợn con không được sưởi ấm và bú sữa đầu, lợn con dễ bị suy
nhược, thiếu dinh dưỡng, khả năng đề kháng kém dễ nhiễm mầm bệnh khác
suy sụp và chậm lớn.
* Do thiếu máu

Lợn con sinh ra rất dễ thiếu máu, có hai nguyên nhân chính đưa đến tình
trạng thiếu máu ở lợn con, từ đó làm giảm sức sống và khả năng chống bệnh
của cơ thể lợn là do thiếu sắt và chảy máu cuống rốn.


12
Lợn con được nuôi trên nền xi măng có nhu cầu cấp sắt trong tuần lễ đầu

sau khi sinh là 7mg Fe++/ngày, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg Fe++/ngày,
gan dự trữ 70 mg Fe++, do đó lợn con rất dễ bị thiếu máu cấp tính trong 10
ngày đầu của cuộc sống. Điều này sẽ làm lợn con bị tiêu chảy nặng, dẫn đến
còi cọc và đôi khi chết.
2.1.3.3. Nguyên nhân do ngoại cảnh
Những yếu tố môi trường bao gồm: nhiệt độ môi trường thay đổi (nóng,
lạnh), vệ sinh kém, chuồng trại không thích hợp và những điều kiện khác như
máng ăn, nền chuồng, sân chơi, nguồn nước, lượng nước cung cấp...đều ảnh
hưởng đến sức khỏe lợn con.
Trong lứa tuổi bố mẹ, lợn sơ sinh có chống lạnh kém, vì thế, chuồng trại
phải ấm áp khô ráo. Nếu lợn con không được đủ ấm, chúng dễ bị nhiễm lạnh,
yếu sức, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công đường hô hấp gây
sưng phổi, đường ruột gây tiêu chảy dẫn đến tử vong hay hạn chế sức tăng
trọng. Hơn nữa, việc chăm sóc lợn con trong giai đoạn này nên được chú
trọng nhất là việc vệ sinh sát trùng vì lợn con rất dễ bị nhiễm trùng rốn hay
nhiễm trùng máu do những vết thương ở rốn hay vết cắt ở đuôi, răng.
Trong điều kiện nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước chứa
những chất hóa học ở nồng độ cao như CaCO3, Mg, NO2, NO3, và các vi sinh
vật có hại đều gây bất lợi cho đường tiêu hóa ở lợn con. Ngoài ra, nồng độ
các chất H2S, NH3, CO, CO2 trong không khí cao cũng có thể gây hại cho gia
súc và làm giảm sức tăng trọng.
2.1.4. Một số tác nhân gây bệnh thường đi kèm trên lợn mắc hội chứng gầy
còm sau cai sữa
2.1.4.1. Porcine Parvovirus (PPV)
Parvovirus thuộc họ Parvoviridae. Đây là một DNA vi rút, không vỏ,
kích thước 22nm, chỉ có một sero type ở nhiều vùng, quốc gia (Trần Thị Bích


13


Liên và cs, 2001) [4].
Lợn bệnh bị xáo trộn sinh sản (tăng, giảm lứa đẻ, thai khô và chết lúc
sinh). PPV cũng được phân lập trên lợn viêm phổi, chậm tăng trưởng sau khi
sinh. Vi rút có thể gây hội chứng tiêu chảy sau cai sữa. Bệnh tích do PPV gây
ra thường thấy trên lợn nái như hoại tử thành tử cung, phôi chết khô, thai
giảm kích thước, động huyết, thủy thũng (Trần Thanh Phong, 1996) [5].
Có nhiều bằng chứng cho thấy PPV thường kết hợp với PCV2 làm tình
trạng bệnh của lợn phức tạp hơn gây khó khăn cho công tác chẩn đoán. PPV
làm triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của hội chứng PMWS rõ ràng và đầy đủ
hơn. Lyoo và cs (2001) [20] đã phát hiện 2/34 ca nhiễm ghép PCV2 với
Parvovirus vào năm 1999 (5,9%) trên các lợn mắc hội chứng PMWS ở Hàn
Quốc.
Theo Ellis và cs (2004) [14] thì ở phía tây Canada, khoảng 20% ca
PMWS có nhiễm ghép PCV2.
Tiếp theo đó, các nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đã chứng minh
rằng đối với những lợn vừa không được bú sữa đầu, vừa được gây nhiễm hai
loại vi rút PCV2 và PPV sẽ làm phát triển những bệnh tích và căn bệnh trầm
trọng hơn là những lợn chỉ nhiễm PCV2 (Allanvà cs, 2000) [7]
Opriessnig (2004) [22] đã có thể chứng minh sự phát triển của PMWS
khi có sự phụ nhiễm của PPV. Tỷ lệ chết trên những lợn có phụ nhiễm PPV là
6,7%, tỷ lệ này giống với tỷ lệ chết trên những đàn lợn ở Mỹ khi có phụ
nhiễm xảy ra.
2.1.4.2. Vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRSV)
Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên lợn được mô tả đầu tiên ở Hoa
Kỳ năm 1987. Năm 1992, Tổ chức Dịch tễ thế giới công nhận sử dụng tên
PRRS do Hội đồng châu Âu đưa ra và xếp PRRS vào bảng B các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm vào năm 2000. Theo phân loại của Ủy ban Quốc tế về


14

danh pháp vi rút, vi rút PRRS thuộc họ Arteviridae, giống Arterovirus.
Đây là một RNA vi rút đơn sợi, hình cầu, có vỏ, đường kính 45 - 55nm.
Vi rút PRRS chủ yếu gây bệnh trên lợn. Lợn càng nhỏ tốc độ lây lan, tỷ lệ
bệnh và chết càng cao (Trần Thanh Phong, 1996) [5].
Hiện nay, bệnh do vi rút này vẫn tiếp tục đe dọa nền chăn nuôi của nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt vi rút này thường kết hợp
với nhiều mầm bệnh khác làm lợn bệnh trầm trọng hơn. Theo Harm và cs
(2000) [15] , trong 290 ca viêm phổi do PCV2, có 177 ca (chiếm 61%) được
chẩn đoán có sự hiện diện của vi rút PRRS.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào chủng vi rút gây bệnh, tuổi
của thú cảm thụ và tình trạng mang thai. Những chủng có độc lực yếu chỉ gây
bệnh cận lâm sàng hoặc gây bệnh trong một đàn. Những chủng có độc lực cao
gây sốt, bỏ ăn, thở khó, sảy thai, lợn con đẻ ra yếu, chết nhiều và số lợn con
cai sữa trên ổ giảm.
Bệnh tích do PRRSV gây ra thường khó chẩn đoán do nhiễm kết hợp với
nhiều loại vi khuẩn và vi rút khác, đáng quan tâm là PCV2. Trên lợn sơ sinh và
lợn con theo mẹ có thể quan sát thấy phổi hóa gan, hạch bạch huyết sưng to,
viêm màng não, viêm mạch, xuất huyết dọc cuống rốn của thai và viêm cơ tim.
2.1.4.3. Mycoplasma hyopneumonia
M. hyopneumonia thuộc bộ Mycoplasmatales, họ Mycoplasmataceae,
giống Mycoplasma. M. hyopneumonia gây bệnh viêm phổi địa phương truyền
nhiễm trên lợn ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi cảm thụ mạnh nhất là khoảng 2
tháng tuổi. Bệnh làm tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng 12 - 15%.
Do đó thời gian nuôi thịt sẽ kéo dài, tử số tăng, tốn kém kháng sinh điều trị và
thuốc sát trùng. Thiệt hại càng nghiêm trọng hơn khi có sự tương tác phức tạp
giữa M. hyopneumonia với quản lý kém, điều kiện môi trường không tốt hay
các tác nhân cảm nhiễm trên đường hô hấp như Streptococcus,


15


Staphylococcus, Bordetella bronchiseptica, Actinomyces pyogenes, APP, Pas.
Multocida và Salmonella. Hiện nay các nhà nghiên cứu phát hiện
Mycoplasma hyopneumonia còn nhiễm ghép với PCV2 làm tăng biểu hiện hội
chứng PMWS. Theo Harm và cs (2000) [15], tỷ lệ M. hyopneumonia nhiễm
ghép với PCV2 là 15,9%.
Thể cấp tính xảy ra trên lợn mọi lứa tuổi. Con vật biếng ăn, sốt cao 40,6
- 41,70C, suy yếu hô hấp do ho. Thể kinh niên có bệnh số cao nhưng tử số
thấp, triệu chứng chính là ho kinh niên, chậm lớn, còi cọc. Cường độ ho lớn
nhất thấy trên lợn vỗ béo, ho lúc di chuyển. Bệnh có tính chất lây lan và
thường tái phát. Con vật chết do nhiễm trùng thứ cấp và stress.
Trong giai đoạn đầu và giữa của bệnh, đường thở thường có rỉ dịch dạng
viêm cata, hạch lympho phế quản và hạch màng trung thất sưng lớn. Trong
thời kỳ bệnh mãn tính quan sát thấy xẹp phổi, bệnh tích phổi lan rộng. Bệnh
tích trên phổi lan rộng. Bệnh tích trên phổi đặc trưng cho bệnh viêm phổi địa
phương truyền nhiễm là viêm phổi nhục hóa và thường có tính đối xứng giữa
các thùy hai bên phổi (Kobisch, 2000) [18].
Bệnh tích vi thể đặc trưng là sự hiện diện của đại thực bào và bạch cầu
trung tính vào trong khoảng trống khí phế nang cùng với sự tăng sinh lympho
quanh phế quản và tiểu phế quản.
Theo Opriessnig (2004) [22], những lợn hoàn toàn bình thường được gây
nhiễm qua đường khí quản vi khuẩn M. hyopneumonia lúc 4 tuần tuổi, sau đó
tiến hành gây nhiễm qua đường mũi PCV2 khi những lợn đạt 6 tuần tuổi. Với
4 trên 17 (23,5%) lợn bị nhiễm đã gia tăng tỷ lệ suy yếu các hạch lympho và
viêm các hạch lympho có hạt, bệnh tích này kết hợp với số lượng lớn các
kháng nguyên PCV2 gây PMWS. M. hyopneumonia ẩn chứa khả năng gây ra
các bệnh tích ở hạch lympho và phổi, làm gia tăng số lượng và kéo dài sự
hiện diện của kháng nguyên PCV2, gia tăng tỷ lệ mắc phải PMWS trên lợn.



16

2.1.4.4. Vi rút cúm lợn (Swine Influenza virus- SIV)
SIV là ARN vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae. Vi rút thường kết hợp
với M. hyopneumoniae gây sốt cao trong thời gian tương đối ngắn, ké măn
suy sụp hô hấp (thở khó, ho, chảy nước mũi,...).
Vi rút gây bệnh trên lợn, nhất là lợn con. Mầm bệnh được thải theo dịch
mũi của lợn nên dễ lây lan theo đường hô hấp. Những lợn khỏi bệnh trở nên
mang trùng và tiếp tục bài vi rút trong vài tháng. Trong tự nhiên, nguồn chứa
vi rút cúm có thể là ấu trùng giun phổi, giun đất và lợn (Trần Thanh Phong,
1996) [5]. Hiện nay, người ta phát hiện vi rút này kết hợp với PCV2 trong các
ca bệnh và làm tăng biểu hiện bệnh của PCV2. Theo Harm và cs (2000) [15],
tỷ lệ PCV2 nhiễm ghép với SIV là 19,3%. Bằng kỹ thuật PCR kết hợp phân
lập vi rút và kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, Choi và cs (2003) [12], ghi
nhận có 54 trong 636 lợn nhiễm ghép SIV và PCV2 (8,49%) khi phân tích các
căn bệnh trên đường hô hấp của lợn.
2.1.4.5. Pasteurella multocida
P. multocida thuộc họ Pasteurellaceae, giống Pasteurella, cầu trực
khuấn gram âm. Vi khuẩn này là nguyên nhân của bệnh viêm màng phổi, là
giai đoạn cuối của viêm phổi dịch vùng hay hội chứng hô hấp phức tạp trên
lợn (PRCD). Đây là hội chứng thường gặp và gây nhiều thiệt hại, đặc biệt trên
thú non. Bệnh thường ghép với các bệnh khác như dịch tả lợn, viêm phổi địa
phương truyền nhiễm lợn, phó thương hàn lợn,...(Pernek và cs, (2002) [23], P.
multocida là một trong bốn mầm bệnh thường nhiễm ghép với PCV2.
Bệnh có ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu (dịch lẻ tẻ), châu Mỹ,
châu Phi, châu Á. Hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú hoang dại
và chim muông đều mẫn cảm với bệnh. Động vật non mắc bệnh nặng hơn
động vật trưởng thành.
Trong những trại có bệnh của P. Multocida nhiễm ghép với PCV2 sẽ làm



17
cho mức độ nghiêm trọng của bệnh nặng hơn, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ
không hiệu quả và tỷ lệ chết có thể tăng từ 2 - 10 lần so với bình thường.
2.1.4.6. Actinobacittus pleuropneumoniae
APP thuộc họ Pasteurellaceae, giống Actinobacillus, là vi khuẩn kích
thước nhỏ, gram âm, hình que, có vỏ bọc nên rất giống với cầu trực khuẩn và
không di động, không nha bào, kị khí tùy nghi. Vi khuẩn không phát triển trên
môi trường thạch máu trừ khi được bổ sung NAD.
APP là vi khuẩn sống hội sinh ở đường hô hấp trên của lợn, gây viêm
phổi - màng phổi. Bệnh bộc phát ở các nước châu Âu, châu Úc, Nhật,.. .Lợn
là ký chủ tự nhiên duy nhất. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh nhưng chủ
yếu từ 2 - 6 tháng tuổi. Sự lây truyền bệnh qua phương tiện vận chuyển rất
cao. Trường hợp nhiễm ghép giữa APP và PCV2 sẽ làm diễn tiến bệnh thêm
trầm trọng trên lợn.
Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo sức khỏe, khả năng miễn dịch,
điều kiện môi trường và mức độ bộc phát của yếu tố gây bệnh. Triệu chứng
thường thấy là lợn đột ngột yếu ớt, thân nhiệt cao, thờ ơ, bỏ ăn, tiêu chảy, ói
mửa, nhịp mạch tăng, tuần hoàn yếu. Da quanh mõm, tai, chân và các phần
sau của cơ thể thâm tím. Con vật thở khó, há mõm để thở, ho, vận động miễn
cưỡng, thường tụt lại phía sau bầy và vùng vẫy yếu ớt khi cầm cột.
Bệnh tích định vị chủ yếu ở đường hô hấp. Hầu hết viêm phổi đối xứng
hai bên, nhất là thùy đỉnh và thùy tim, bệnh tích ban đầu màu đỏ nâu hay đen
trở nên sáng và rắn chắc hơn. Trong giai đoạn sau của thể cấp tính, vùng phổi
viêm sậm màu và rắn chắc với viêm màng phổi sợi huyết, mặt cắt bở (dễ vỡ),
sau đó sang viêm phổi dính sườn. Bệnh tích kinh niên thì thấy các cục bướu
trông giống áp xe hầu hết ở thùy hoành cách mô.
2.1.4.7. Streptococcus suis
Vi khuẩn Streptococcus suis là cầu khuẩn gram (+), không di động (trừ



18
một số chủng), không hình thành bào tử, thường bắt cặp hay ở dạng chuỗi.
Năm 1982, Rebecca Lancefield dựa vào phản ứng ngưng kết chia thành các
nhóm ký hiệu A, B, C,..., S. Streptococcus suis thuộc nhóm D, R, S (Tô Minh
Châu và cs, 2001) [1].
Triệu chứng do Streptococcus là lợn sau cai sữa khoảng 10 - 15 ngày có
dấu hiệu thần kinh (run rẩy, trợn mắt, nghiêng đầu, cử động bơi chèo hay đạp
xe), có thể viêm khớp, cuối cùng con vật chết. Bệnh tích thường thấy là viêm
phúc mạc có sợi huyết, sung huyết gan và phổi, viêm ngoại tâm mạc có nhiều
thanh dịch và sợi huyết. Thận và màng não sung huyết, não thủy thũng. Khi
phân lập vi trùng, thường gặp nhất là nhóm C, R và S. Lợn nuôi vỗ béo có thể
viêm loét sùi van tim do nhiễm Streptococcus nhóm C và D (Trần Thanh
Phong, 1996) [5].
Gần đây, nhiều nghiên cứu cho biết S. suis có thể nhiễm ghép với PCV2
làm tăng nguy cơ phát bệnh của PCV2 trên lợn (Ellis và Rose, 2004) [14].
2.1.4.8. Haemophilus parasuis
Kim và cs (2003) [17] đã phát hiện 138 (8,1%) lợn nhiễm PMWS trong
số 1634 lợn được thu nhận từ 1243 trại tại Hàn Quốc. Lứa tuỗi nhiễm tập
trung từ 25 - 120 ngày tuổi. Trong đó, 43 ca bệnh (32,3%) phụ nhiễm
Haemophilus parasui.
2.1.5. Đặc điểm của vắc xin Circovac
Vắc xin Circovac được sản xuất bởi hãng Merial - Pháp. Sau nhiều thử
nghiệm được thực hiện tại Pháp, Đức, Đan Mạch, Anh và Canada hơn 2 năm,
được sự chấp thuận của tổ chức EMEA ( Eropean Medicines Agency) đã cho
phép Merial giới thiệu vắc xin Circovac đến các quốc gia thuộc khối EU.
Circovac là một vắc xin bất hoạt, chống lại PCV2 ( Procine circovirus type2).
 Thành phần
Trong 2ml vắc xin hoàn nguyên có:



×