Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN phương pháp giúp HS ghi nhớ lâu các sự kiện, nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.54 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. PLEIKU

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
GHI NHỚ LÂU CÁC SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS

NĂM HỌC: 2011 – 2012

1


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
GHI NHỚ LÂU CÁC SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những
kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần
hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương,
đất nước, truyền thống dân tộc cách mạng; bồi dưỡng các năng lực tư duy,
hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Có thể nói đây
là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách,
truyền thống cho học sinh.
Tuy nhiên hiện nay, trong các trường học tồn tại một thực tế là hầu như
học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử. Và có lẽ, điểm thi môn
Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi
chuông cảnh tỉnh cho xã hội và cho những người làm giáo dục. Qua phim
ảnh, học sinh còn biết lịch sử Trung Quốc nhiều hơn là về lịch sử dân tộc Việt
Nam.
Thực tế này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho


các em nhàm chán là vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều sự
kiện, nhân vật lịch sử một cách máy móc, khô khan mà trong giờ học lịch sử
nào thầy giáo cũng bắt buộc. Những con số lằng nhằng với hàng loạt các sự
kiện, nhân vật lịch sử khiến cho bất kì học sinh nào khi học lịch sử cũng sợ.
Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử không phải do bản thân bộ
môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của
người dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của người học. Mặc dù đa số giáo viên
đều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, song khi
lên lớp hầu hết giáo viên giảng kiến thức đều trùng khớp với sách giáo khoa,
chưa vận dụng hết các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ
môn cũng như chưa khai thác triệt để các phương tiện dạy học (bản đồ, lược
đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử…) nên học sinh không tập trung học tập vì
không có gì mới.
Ở một số giờ học, một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền
thụ kiến thức cơ bản cho các em nên cho các em ghi quá nhiều sự kiện lịch
sử, làm cho học sinh phải nhớ một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh
không nhớ hết dẫn đến chán học.
Giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho học sinh
thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách,
hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò… của nhân vật lịch sử. Vì vậy không
2


thể khắc sâu kiến thức cho học sinh mà không gây được xúc cảm đối với nhân
vật lịch sử. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi là môn phụ nên
không thích học.
Lịch sử thường gắn liền với các sự kiện, nhân vật lịch sử với thời gian
và không gian cụ thể. Vậy khi dạy lịch sử cho học sinh, chúng ta không thể
không dạy điều này nhưng có quá nhiều sự kiện, nhân vật mà học sinh phải
ghi nhớ. Và khi học sinh không thể ghi nhớ nổi cũng dẫn đến chán học.

Xuất phát từ thực tế trên và qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, bản
thân tôi đã tìm được một vài phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu, bền
vững các sự kiện, nhân vật lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm gây hứng
thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích học tập bộ môn lịch sử hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát đối tượng
nghiên cứu như các lĩnh vực khoa học tự nhiên, không thể tiến hành các thí
nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử khách quan. Nhận thức lịch sử bao giờ
cũng phức tạp vì con người là một bộ phận không thể tách rời đối tượng
nghiên cứu của xã hội loài người.
Hiện nay đa số học sinh không nhớ được các mốc thời gian diễn ra các
sự kiện lịch sử, không nhớ được các nhân vật lịch sử hoặc nhầm lẫn giữa thời
gian với sự kiện đã xảy ra, nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử với nhau. Để
giúp học sinh khắc phục những tồn tại trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã
áp dụng các biện pháp sau:
1. Các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu các sự kiện lịch sử.
1.1. Giáo viên hướng học sinh lấy các ngày kỉ niệm lớn của quê hương đất
nước hoặc những ngày liên quan trực tiếp đến các em (ngày sinh) để làm mốc
ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
Ở trường phổ thông hiện nay, ngoài các môn khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội, trong chương trình học của các em còn có thêm tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Nội dung các tiết học này là lấy các ngày kỉ niệm, các ngày
lễ lớn trong năm học để xây dựng thành chủ điểm giáo dục hàng tháng. Trong
các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của các tháng trong năm học đều có các
ngày lễ đáng ghi nhớ và rất quen thuộc với học sinh. Ví dụ:
Tháng 9 với chủ điểm “Truyền thống nhà trường”, ngoài các nội dung
của chủ điểm, giáo viên còn cho học sinh biết thêm các ngày lễ đáng ghi nhớ
trong tháng như:
- 01 - 9: Ngày thế giới vì hòa bình
- 02 - 9: Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Tháng 10 với chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi” có các ngày đáng ghi
nhớ như:
- 10 - 10: Ngày giải phóng Thủ đô
- 15 - 10: Ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho Ngành Giáo dục
- 20 - 10: Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
3


- 24 - 10: Ngày Liên hợp Quốc
Tháng 11 với chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”, có ngày lễ đáng ghi nhớ
là ngày 20 - 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tương tự, tháng 12 có ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2212, tháng 2 có ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2…
Như vậy trong suốt 12 tháng đều có các ngày lễ đáng ghi nhớ và rất
quen thuộc trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, trong quá trình
giảng dạy, giáo viên cần khai thác những lợi thế trên để vận dụng vào bài dạy.
Việc liên hệ những sự kiện lịch sử đang dạy với các sự kiện mà các em tiếp
thu qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp không những giúp các em nhớ
chính xác sự kiện lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các
em.
1.2. Giáo viên tập cho học sinh nhớ ngày sinh của bạn bè để làm mốc ghi nhớ
các sự kiện lịch sử. Ví dụ:
- Mình có thằng bạn sinh ngày 9 tháng 2, hình như ngày này mình đã
thấy đâu đó khi đọc sách sử. Đúng rồi, đó là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên
Bái năm 1930 do Nguyễn Thái Học đứng đầu mà!
- Còn nhỏ Lan lớp mình sinh ngày 7 tháng 5. Cố nhớ xem có trùng vào
sự kiện nào không nhỉ? À, ngày đó chẳng phải là ngày kết thúc chiến dịch
Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 sao!
- Tháng 8 là tháng lớp mình có nhiều người sinh nhất. Nhỏ Út sinh 16
tháng 8, nhỏ Nga sinh 17 tháng 8, Nam Béo sinh 19 tháng 8, Hải Sêkô sinh 25
tháng 8. Trong những ngày đó, có ngày nào trùng với sự kiện lịch sử không

nhỉ?
- Xem nào, ngày 17 không trùng sự kiện nào. Ngày 16 thì sao? Đó là
ngày khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi ở Thái Nguyên. Ngày 19 khởi nghĩa
thắng lợi ở Hà Nội và ngày 25 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.
Với cách nhớ trên, các bạn vừa có thể nhớ lâu ngày sinh nhật của bạn
bè mình, lại vừa có thể nhớ các mốc sự kiện một cách lâu nhất.
1.3. Giáo viên lấy sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ các sự kiện
lịch sử dân tộc và ngược lại. Ví dụ:
- Ngày 2-9-1870, chiến tranh Pháp-Phổ. Học sinh dễ dàng nhớ sự kiện
này nếu giáo viên liên hệ đến 2-9 là ngày Quốc khánh nước ta.
- Ngày 26-3-1931, ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, liên hệ cho học
sinh đến ngày thành lập Công xã Pa-ri 26-3-1871.
- Ngày 20-11-1873, thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, liên
hệ cho học sinh đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11…
1.4. Giáo viên vận dụng những sự kiện có thời gian ngược lại với những mốc
lịch sử đáng ghi nhớ. Ví dụ:
- Ngày 6-1-1946 là ngày Bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta, ngược
lại sự kiện này là ngày 1-6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.
- Ngày 3-2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngược lại là
ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản thành lập
4


- Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, mở đầu xâm
lược nước ta, ngược lại là ngày 9-1: Ngày học sinh, sinh viên Việt Nam.
1.5. Giáo viên khuyến khích học sinh ghi nhớ một sự kiện làm mốc, để từ mốc
đó suy ra các sự kiện khác. Ví dụ:
- Khi nhớ thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), ta sẽ nhớ
thêm 2 tháng sau là khởi nghĩa Nam Kì (11-1940), 2 tháng sau nữa là Binh
biến Đô Lương (1-1941).

- Khi dạy bài “Chiến dịch Việt Bắc-Thu đông 1947”, trong diễn biến có
trận Đoan Hùng (25-10-1947) và trận đèo Bông Lau (30-10-1947), ta nhớ hai
sự kiện này bằng cách suy luận: hai sự kiện cách nhau 5 ngày chẵn, như vậy
khi nhớ ngày 25-10-1947 thì sẽ suy ra ngày 30-10-1947.
1.6. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết rút ra được ý nghĩa và bài học lịch sử
từ sự kiện xảy ra.
Ví dụ: Năm 179.TCN, An Dương Vương vì mắc mưu giặc mà để mất
nước vào tay Triệu Đà, khiến cho đất nước bị phong kiến phương Bắc đô hộ
1000 năm. Như vậy bài học rút ra từ sự kiện này là: Đối với kẻ thù thì phải
luôn tỉnh táo, kiên quyết và mềm dẻo thì sẽ giúp học sinh nhớ rất lâu sự kiện
này.
1.7. Giáo viên có thể còn sử dụng các tư liệu văn học (ca dao, thơ, hò vè...)
có liên quan đến các mốc thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử.
Các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc không những được các
nhà làm phim dựng lại những thuớc phim tài liệu, những bộ phim lịch sử
hoành tráng mà còn được thể hiện trong thơ ca, nhạc, hoạ. Nhất là trong lĩnh
vực văn học - những bài thơ về lịch sử dễ dàng giúp học sinh hiểu và nhớ lâu
các sự kiện lịch sử đã xảy ra.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên biết vận dụng các sự kiện lịch sử
được thể hiện trong các câu ca dao, các bài thơ... phần nào cũng giúp học sinh
nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã học. Ví dụ:
- Để nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, hằng
năm đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nước ta có ngày Giỗ tổ Hùng Vương,
giáo viên có thể đọc 2 câu thơ :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
- Hoặc các ngày lễ hội trong tháng giêng :
“Mồng 7 hội Khám,
Mồng 8 hội Dâu,
Mồng 9 đâu đâu nhớ về hội Gióng”

- Hội Đền Kiếp Bạc –Hải Hưng kĩ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo
và hội Phủ Giày (Nam Định) kỷ niệm ngày mất của Thánh mẫu Liễu Hạnh có
câu :
“Tháng 8 giỗ Cha ,tháng 3 giỗ Mẹ”

5


- Khi dạy bài 19 – Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) SGK Lịch
sử 7, ở mục III, ý 2 - Chiến thắng Chi Lăng –Xương Giang”, giáo viên có thể
đọc đoạn trong bài “ Bình Ngô đại Cáo “ của Nguyễn Trãi để minh hoạ :
“…Đinh mùi, tháng 9 Liễu Thăng đem binh từ khâu Ôn kéo lại
Năm ấy, tháng 10, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam kéo sang
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hai mươi lăm, Bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hai mươi tám Thượng thư Lý Khánh kế cùng tự vẫn…”
- Kỉ niệm ngày giỗ của Lê Lợi và Lê Lai :
“ Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi”
- Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh : 19.5.1890
“ Tháng năm mười chín rồi đây
Ngày sinh nhật Bác, nắng đầy tiếng chim “
- Cách mạng tháng Tám thành công Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc
lập thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà:
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
(Theo chân Bác - Tố Hữu)

- Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng
1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để
minh hoạ thêm:
“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc , Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào”
(Tố Hữu)
- Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người
khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác
sử dụng:
“…Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
6


Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ từ lúc mở đầu ngày 13.3.1954 đến
kết thúc ngày 7.5.1954 diễn ra trong 56 ngày đêm:
“…Năm mươi sáu ngày đêm

Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không sờn …”
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954 :
“Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông quân ta cờ đỏ sao vàng
Rợp trời đất Điện Biên toàn thắng”
- Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968:
“ Hoan hô xuân 68 anh hùng
Hãy gầm lên như sấm chớp bão bùng’’
- Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất trong cả nước ngày
25.4.1976:
“ Tháng tư, chủ nhật, hai lăm
Là ngày bầu cử toàn dân đón mừng”…
Việc sử dụng các tư liệu văn học không những giúp học sinh nhớ chính
xác các sự kiện lịch sử đã học mà còn góp phần gây hứng thú học tập và qua
đó giáo dục tư tưởng tình cảm và truyền thống lịch sử cho học sinh.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
cách lập ra các bảng, biểu, sơ đồ... để ghi nhớ được tốt hơn.
2. Các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu các nhân vật lịch sử.
Trong chương trình lịch sử trung học cơ sở có rất nhiều nhân vật lịch sử
mà học sinh phải nhớ. Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử ngay trong
giờ lên lớp có nhiều cách khác nhau, song bản thân rút ra được vài phương
pháp trong quá trình giảng dạy như sau:
2.1. Giáo viên có thể mô tả một số nét chân dung, hình dáng nhằm mục đích
giúp học sinh biết kĩ và hiểu sâu về nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Ở môn Lịch sử 8, khi dạy bài 25 – Kháng chiến lan rộng ra toàn
quốc (1873 – 1882), phần II – Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc
kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, mục 1 – Thực dân Pháp

đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882), SGK đã giới thiệu hình 87 về chân
dung Hoàng Diệu (1829-1882) chỉ với sự kiện : “ Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e
gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành
không điều kiện. Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta
anh dũng chống lại nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng. Đến trưa
thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử”.
7


Khi giảng sự kiện này, nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh xem ảnh
trong SGK thì rất khô khan, mà giáo viên phải kết hợp vừa cho học sinh xem
ảnh, vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ: Quan sát ảnh ta thấy ông có khuôn
mặt đầy đặn, đôi mắt to, đen, đầy vẻ cương nghị. Mũ và áo ông mặc là trang
phục của quan lại thời Nguyễn. Chứng tỏ rằng ông là một con người nghiêm
trang, cương nghị, cứng rắn. Với cách tả hình dáng như vậy giúp khắc họa sâu
sắc hình ảnh của Hoàng Diệu cho học sinh và qua đó giáo dục cho các em biết
tôn kính những anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nghĩa lớn, không chịu đầu
hàng quân giặc trong bất kì hoàn cảnh nào…
2.2. Có những nhân vật lịch sử giáo viên cần mô tả về phong thái, đặc điểm
chung của nhân vật, từ đó giúp các em nhớ sâu sắc về nhân vật đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 28 – Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu
tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965),
ở mục II, ý 3-Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa
(1958-1960) SGK Lịch sử 9 giới thiệu hình 59 – Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tại kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa II
(7-1960). Sau khi giảng về kết quả và ý nghĩa của kì họp thứ nhất Quốc hội
khóa II, giáo viên có thể giới thiệu bức ảnh như sau: Quan sát bức ảnh, trong
kì họp, sau khi Quốc hội công bố kết quả bầu cử, Bác Hồ và Bác Tôn đứng
dậy bắt tay nhau rất thắm thiết, nhìn nhau rất trìu mến, đầy vẻ thân thiện và
cảm thông. Ánh mắt của hai vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều toát lên vẻ thân

tình, ân cần như hai anh em ruột xa nhau lâu ngày gặp lại, tay bắt mặt mừng.
Cả hai vị lãnh tụ đều ăn mặc giản dị, không complê, cavát, nhưng rất
lịch sự. Phía sau là các đại biểu Quốc hội cũng đứng dậy, vỗ tay hoan hô
không ngớt, tỏ vẻ rất hài lòng về sự sáng suốt và đồng lòng của các vị đại biểu
Quốc hội, đã chọn ra được những con người có tài có đức, đứng ra gánh vác
công việc của đất nước.
Bức ảnh trên còn thể hiện tinh thần đoàn kết Bắc – Nam, Nam – Bắc là
anh em ruột thịt, là con một nhà. Bác Tôn sinh ở miền Nam, Bác Hồ sinh ở
miền Bắc nhưng đều là con của dân tộc Việt Nam.
2.3. Giáo viên có thể giới thiệu những đặc điểm đặc biệt như năng khiếu,
năng lực, tính cách đạo đức, hoàn cảnh bản thân… của nhân vật lịch sử để
làm nổi bật nhân vật lịch sử đó, giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc hoặc cảm
thông với nhân vật, từ đó nhớ lâu hơn về nhân vật lịch sử trong giai đoạn đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 – Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học, và
nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX, mục II, ý 1 – Khoa học tự nhiên, SGK Lịch sử 8
giới thiệu hình 38 – Niu-tơn (1643-1727), giáo viên vừa cho học sinh xem
bức ảnh, vừa giới thiệu về nhân vật: Niu-tơn xuất thân trong một gia đình quý
tộc. Cha mất sớm. Khi còn nhỏ, Niu-tơn thường ốm yếu. Năm 12 tuổi, ông
mới được đi học và thường bị bắt nạt. Ông nghĩ chỉ có học giỏi mới “trả thù”
được cánh bạn bè. Năm 17 tuổi, Niu-tơn vào học ở trường Đại học Cam-brít.
Năm 27 tuổi, là giáo sư Toán của trường và trở thành Chủ tịch Hội khoa học
Hoàng gia Anh. Niu-tơn là người phát minh nhiều định luật trong Vật lí và
8


Toán học, tiêu biểu là nguyên lí “Vạn vật hấp dẫn”. Một lần, Niu-tơn trông
thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến nguyên nhân của sự rơi
và tìm ra sức hút của Trái Đất.
2.4. Giáo viên chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay tiểu sử, sự nghiệp của
nhân vật để khắc sâu kiến thức cho các em.

Ví dụ: Khi dạy bài 30 – Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1918 (SGK Lịch sử 8), mục II, ý 3 – Những hoạt động của
Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây là mục quan trọng
của tiết học, giáo viên cần khắc sâu thân thế của Người, hoàn cảnh gia đình,
bối cảnh đất nước và việc lựa chọn hướng đi mới của Người là phương Tây,
muốn đánh Pháp phải hiểu biết về nước Pháp… Giáo viên có thể kể câu
chuyện về Nguyễn Tất Thành và người bạn lúc ra đi để thấy được nghị lực và
quyết tâm của Người, của một bậc vĩ nhân sau này. Giáo viên có thể đọc một
đoạn thơ:
“… Đất nước đẹp vô cùng
Nhưng Bác phải ra đi…”
Giáo viên có thể kể về công việc của Người trên tàu Đô đốc La-tu-sơ
Tơ-rê-vin, rồi đến các nước trên thế giới làm rất nhiều nghề, học tập rèn luyện
trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân. Tham gia các hoạt động,
viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực
dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam… từ đó để xác định con đường
cho cách mạng Việt Nam. Giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh ở mục này.
2.5. Giáo viên còn có thể sử dụng thơ ca khắc họa đậm nét các nhân vật lịch
sử giúp người học nhớ lâu nhớ kỹ hơn về các nhân vật hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 15 – Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất (1919-1925), SGK Lịch sử 9, ở mục II, giáo viên có
thể sử dụng đoạn thơ sau để nói về tấm gương hi sinh anh dũng quên mình
của liệt sĩ Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát viên Toàn quyền Đông Dương
Méc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc nhằm khắc họa nhân vật lịch sử nói trên:
“Một tấm lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gan trung nghĩa động thần minh
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
Trang sử còn ghi mãi tính danh”
(Trần Huy Liệu-Từ điển nhân vật lịch sử)

Hoặc khi dạy bài 27 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), ở mục II, ý 2, giáo viên có thể sử dụng
đoạn thơ sau để nói về những tấm gương hi sinh anh dũng trong chiến dịch
Điện Biên Phủ như Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện…:
“… Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
9


Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, mắt nhắm, còn ôm.
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến trường tiếp viện…”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Hay khi giảng dạy về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, toàn thắng đã về
ta, trong giờ phút thiêng liêng ấy lòng mỗi người dân đều rạo rực muốn dâng
chiến công lên Bác và nhớ đến Bác. Giáo viên có thể đọc đoạn thơ sau:
“…Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa…”
(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng các phương pháp trên giúp
học sinh nhanh nhớ các sự kiện và nhân vật lịch sử, tôi đã thu được kết quả rất
khả quan. Học sinh không những nhanh nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử
đang học mà còn nhớ được những sự kiện, nhân vật đáng ghi nhớ của lịch sử
dân tộc . Qua đó góp phần giáo dục truyền thống và gây hứng thú học tập cho
các em.

3. Một số lưu ý khi sử dụng các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu
các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp trên
vào dạy bài mới, tổng kết, ôn tập, làm bài tập lịch sử, ngoại khóa, trò chơi lịch
sử, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt 15’ đầu giờ… nhằm giúp học sinh
nhớ lâu các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, giáo viên không vì thế mà tham
lam, chồng chất nhiều kiến thức để phủ lên bộ nhớ của các em, cuối cùng làm
cho các em không nhớ gì lại đâm ra chán học. Cách sử dụng nên ở mức độ
vừa phải, cho phép. Tránh lạm dụng, tham lam.
Do đó, muốn đạt được mục đích trên, giáo viên không thể ép buộc học
sinh phải nhớ hết các sự kiện, nhân vật lịch sử đang học mà phải biết chọn
lọc, yêu cầu học sinh ghi nhớ những sự kiện chính, các nhân vật lịch sử có
ảnh hưởng lớn trong nội dung chương trình, sử dụng vào thời điểm thích hợp
nhất, phù hợp với từng kiểu bài cụ thể, đảm bảo tính vừa sức của đối tượng
học sinh. Cách liên hệ cũng nhẹ nhàng, phù hợp và tự nhiên, không nên khiên
cưỡng, máy móc và gượng ép. Có như vậy mới gây được hiệu ứng mạnh đối
với học sinh.
Đặc biệt khi sử dụng kiến thức thơ văn để giúp học sinh ghi nhớ các sự
kiện và nhân vật lịch sử, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những
tư liệu mình đã lựa chọn. Các kiến thức thơ văn vận dụng cần phải có nguồn
gốc xuất xứ chính xác, rõ ràng. Khi đọc thơ văn giáo viên phải đọc có cảm
xúc, truyền cảm, có khả năng đi vào lòng người, nếu không có năng khiếu
phải tập từ từ hoặc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như công nghệ thông tin…
10


III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở, bản
thân tôi đã áp dụng các biện pháp trên nhằm giúp học sinh ghi nhớ nhanh, bền

vững các sự kiện, nhân vật lịch sử và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nhiều em đã nhớ lâu được các sự kiện, nhân vật lịch sử trong chương trình
học, qua đó giúp học sinh hiểu bài hơn, có hứng thú học tập bộ môn, các tiết
học trở nên sôi nổi hơn, không khô cứng, nhàm chán. Các em thêm yêu thích
lịch sử dân tộc, nhớ được nhũng sự kiện chính; những nhân vật lịch sử quan
trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao
chất lượng bộ môn. Góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống
lịch sử hào hùng của dân tộc cho học sinh
Khi thực hiện những phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu các sự
kiện và nhân vật lịch sử ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi cũng rút ra
được một số bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên phải nắm vững định hướng
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo
nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Dựa
vào kiến thức của từng bài, từng phần, từng thời điểm và đối tượng học sinh
mà lựa chọn các phương pháp giúp học sinh ghi nhó lâu các sự kiện, nhân vật
lịch sử. Khi thực hiện cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ, khơi dậy được tính độc lập,
chủ động và sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh có nhiều các nhớ
sáng tạo khác. Có hình thức kiểm tra sự ghi nhớ của các em để kịp thời rút
kinh nghiệm. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, rèn luyện kĩ năng nghiệp
vụ sư phạm.
Trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa lịch sử. Sách còn đề
cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút không đủ
truyền tải. Đổi mới cách giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
2. Giáo dục học sinh nhận thức tầm quan trọng của việc học tập môn
lịch sử. Gắn việc học tập lịch sử với 4 trụ cột giáo dục của UNESCO là: “học
để biết, học để làm người, học để sống với người khác, học để làm”.
3. Cần đưa môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở (Lớp 9) vào các kì thi
học sinh giỏi cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh; tuyển chọn đội tuyển học sinh
giỏi môn Lịch sử để bồi dưỡng cho các em.

4. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, khuyến khích viết các
sáng kiến, cải tiến kinh nghiệm về giảng dạy lịch sử, đồng thời phổ biến các
kinh nghiệm hay cho các giáo viên khác học hỏi.
4. Để lịch sử hấp dẫn không chỉ với học sinh, mà cả đối với người dân
thì cần thay đổi cách truyền đạt. Một trong những cách làm được nhiều người
hưởng ứng là vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(20/10/2006), Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến dựng lên 600 banner
ghi tên 46 vị anh hùng liệt nữ của Việt Nam từ thời huyền sử (mẹ Âu Cơ) cho
đến những nhân vật lịch sử hiện đại (Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định…). Tiếp
11


đó dịp dỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) lại có khoảng 800 banner ghi công
từ Quốc phụ Lạc Long Quân, 18 đời vua Hùng đến các đời vua chúa thời
phong kiến đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi để làm nên non sông Việt
Nam ngày nay. Đến Quốc khánh ngày 2/9/2007, cũng lại có hơn 800 banner
xuất hiện trên đường phố, bên cạnh các danh nhân tên tuổi như Hồ Chí Minh,
Tôn Đức Thắng… còn có tu sĩ các tôn giáo (Nguyễn Bá Luật, Thích Quảng
Đức, Sư Thiện Chiếu…). Cách làm này đem lại ý nghĩa giáo dục lớn, người
dân có điều kiện hiểu biết về các danh nhân lịch sử hơn.
Trên đây chỉ là những cách cơ bản nhất để nhớ lâu, nhớ bền vững
những sự kiện và nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS,
ngoài ra còn có nhiều cách khác mà bản thân tôi chưa thể nêu hết được, mong
quý thầy cô giáo bổ sung thêm, nhằm giúp các em học sinh học tập bộ môn
Lịch sử tốt hơn. Và những kinh nghiệm trên của tôi không tránh được những
khiếm khuyết, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp và những người yêu thích môn lịch sử để bản sáng kiến được
hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12


1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên THCS chu kì III (2004-2007) môn Lịch sử, NXB Giáo dục, 2004
2. Nguyễn Thị Côi, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
lịch sử trung học cơ sở, NXB Giáo dục, 2009
3. Vũ Ngọc Anh, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch
sử trung học cơ sở, NXB Giáo dục, 2009
4. Phan Ngọc Liên, Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường trung học cơ sở,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

MỤC LỤC

Trang
13


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu các sự kiện lịch sử.

2
3
3

2. Các phương pháp giúp học sinh ghi nhớ lâu các nhân vật lịch sử.
3. Một số lưu ý khi sử dụng các phương pháp giúp học sinh ghi
nhớ lâu các sự kiện và nhân vật lịch sử.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
10
11
13

14



×