Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm ảnh hưởng của Men TUAF – Multibio trên chim cút nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.53 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HUỆ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM ẢNH HƢỞNG CỦA
MEN TUAF – MULTIBIO TRÊN CHIM CÚT NUÔI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2016

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HUỆ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM ẢNH HƢỞNG CỦA
MEN TUAF – MULTIBIO TRÊN CHIM CÚT NUÔI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K43 - Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2011 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thị Trang

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu
nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản khoá
luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo,
tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm
đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi
thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em
trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của cô giáo hướng dẫnThS. Phạm Thị Trang và thầy giáo PGS.TS Từ
Trung Kiên trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp này.
Qua đây em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tói gia đình, người thân và bạn
bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội
đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên
Trần Thị Huệ

năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 31
Bảng 4.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản .......................................... 37
Bảng 4.2: Lịch phòng vaccine cho gà ............................................................. 40
Bảng 4.3: Tỷlệ nuôi sống của chim cút thí nghiệm ........................................ 43
Bảng 4.4: Khối lượng chim cút thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)............ 45
Bảng 4.5: Sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/ngày). 47
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của chim cút qua các tuần tuổi (%) ............ 49
Bảng 4.7: Tiêu thụ thức ăn của chim cút thí nghiệm (g/con/ngày) ............... 51
Bảng 4.8: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của chim cút thí nghiệm
(kg thức ăn/kg tăng khối lượng) ...................................................... 52
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của men TUAF - Multibio đến tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng
ở chim cút thí nghiệm ...................................................................... 53
Bảng 4.10: Chi phí cho 1 chim cút xuất bán ................................................... 54



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của chim cút qua các tuần tuổi.......... 46
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi ........ 48
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của chim cút qua các tuần tuổi ...... 49


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT

1. Cs

: Cộng sự

2. Đ

: Đồng

3. ĐC

: Đối chứng

4. ĐVT

: Đơn vị tính

5. G


: Gam

6. Kg

: Kilogam

7. KPCS

: Khẩu phần cơ sở

8. Nxb

: Nhà xuất bản

9. TĂ

: Thức ăn

10. TN

: Thí nghiệm

11. TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn


v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾTTẮT .................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học .................................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu chung về probiotic .......................................................... 4
2.1.2. Những hiểu biết về men TUAF – Multibio ..................................... 9
2.1.3. Giới thiệu về chim cút ................................................................... 17
2.1.4. Đặc điểm hệ tiêu hóa ở chim cút ................................................... 19
2.2. Tình hình nguyên cứu trong nước và ngoài nước .................................... 28
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 28
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 28
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 30


vi


3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................... 30
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 34
4.1.1. Công tác chăn nuôi ........................................................................ 34
4.1.2. Công tác thú y................................................................................ 39
4.2. Kết quả và phân tích kết quả .................................................................... 43
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của chim cút ........................................................ 43
4.2.2. Khả năng sinh trưởng .................................................................... 44
4.3. Khả năng sử dụng và tiêu thụ thức ăn ...................................................... 50
4.3.1. Tiêu thụ thức ăn của chim cút thí nghiệm ..................................... 50
4.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng .................................... 51
4.3.3. Kết quả về tác dụng phòng bệnh đường tiêu hóa của men TUAF
Multibio ở chim cút ................................................................................. 53
4.4. Chi phí cho 1 chim cút xuất bán .............................................................. 53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt đối với Việt Nam là một nước có 2/3 dân số sống bằng nghề nông. Hiện
nay, do dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên diện

tích đất canh tác cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh những tiến
bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng thì việc
chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng mới, tận dụng triệt để mọi tiềm năng
vốn có của vùng là hướng đi quan trọng cần được quan tâm.
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng nhanh sản lượng, chất
lượng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm truyền thống như: trâu, bò,
lợn, gà,… ngành chăn nuôi nước ta đã hòa nhập với sự phát triển của nền
chăn nuôi trên thế giới, bổ sung thêm nhiều đối tượng chăn nuôi mới như: đà
điểu, bồ câu, chim cút,… làm phong phú thêm các sản phẩm chăn nuôi, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Chim cút được coi là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt đối với những
hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, có thể xóa đói giảm nghèo. Với chất lượng thịt thơm
ngon, giàu chất dinh dưỡng, khả năng sản xuất thịt cao, giá thành bình quân
trên thị trường là 60.000 – 80.000 đồng/kg, chỉ 5 – 6 tuần tuổi đã bắt đầu đẻ
trứng và có thể đẻ đến 300 trứng/năm. Với những đặc tính ưu việt đó, chim cút
đang là đối tượng rất được các chủ trang trại và người nông dân chú ý đến.
Nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng thịt để phục vụ cho nhu
cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, thì việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi
gia cầm là việc làm hết sức cần thiết. Để cho gia cầm sinh trưởng và phát triển
nhanh, người chăn nuôi đã sử dụng một số chế phẩm trộn vào thức ăn giúp
cho gia cầm tiêu hóa tốt và phát triển nhanh hơn.


2

Tuy nhiên, vì lợi nhuận một số nhà chăn nuôi đã sử dụng một số loại
hoocmon tăng trưởng để đẩy nhanh sự sinh trưởng của gia cầm, nhưng điều
đó lại có thể gây tồn dư trong thịt làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sức
khỏe người tiêu dùng. Hoocmon tăng trưởng tồn dư trong thịt làm giảm sức
miễn dịch, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, tăng nguy cơ ung thư vú

và tuyến tiền liệt,… Một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá,…
khi xuất khẩu ra nước ngoài bị trả lại vì trong thịt có tồn dư hoocmon. Vì vậy,
hiện nay ngành chăn nuôi đang khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng
“An toàn sinh học” nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, chất lượng thịt và sức
khỏe người tiêu dùng.
Để nâng cao số lượng cũng như chất lượng đàn gia súc, gia cầm phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, việc nghiên cứu và
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất là điều hết sức
cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, các nhà khoa học Khoa Chăn nuôi
thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu và sản xuất thử
nghiệm thành công chế phẩm men vi sinh TUAF – Multibio bổ sung thức ăn
nhằm kích thích tiêu hóa và tăng khả năng sinh trưởng, tăng sức đề kháng cho
vật nuôi.
Để đánh giá hiệu quả của men TUAF – Multibio trước khi sản xuất và áp
dụng ở quy mô rộng hơn, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, giáo viên hướng dẫn, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm ảnh hưởng của Men TUAF – Multibio trên
chim cút nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của men TUAF – Multibio tới sức sống và khả
năng sinh trưởng của chim cút.


3

- Đánh giá ảnh hưởng của men TUAF – Multibio tới khả năng phòng
bệnh đường tiêu hóa ở chim cút.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học

Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm những thông tin vào tài liệu
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành chăn nuôi và thú y của
các trường đại học Nông Nghiệp.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến khích người chăn nuôi sử dụng
chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vì chất lượng sản phẩm và sức khỏe
người tiêu dùng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Giới thiệu chung về probiotic
2.1.1.1. Định nghĩa về probiotic
Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa
vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lí sẽ đem lại sức khỏe cho người
sử dụng. Ngoài ra, chúng có thể được thêm vào sản phẩm lên men sữa, góp
một phần trong việc hình thành sản phẩm lên men, hoặc được bổ sung dưới
dạng bột đông khô.
Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc
sống". Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể
thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột
của sinh vật chủ (Parker, 1974) [16]. Van De Kerkove (1979), Barrows và
Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotic được sử dụng như
một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh
ở người và động vật để giảm đến mức tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật
đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ
dày ruột.

Probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức
khỏe của sinh vật chủ (Fuller, 1989) [14]. Năm 1992 Havenaar đã mở rộng
định nghĩa về probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ
hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ
bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa.
2.1.1.2. Cơ chế hoạt động của probiotic
Trong đường ruột của động vật, probiotic là nhóm vi khuẩn có lợi, hoạt
động theo nhiều cơ chế khác nhau:


5

* Loại trừ, cạnh tranh: Nghĩa là cạnh tranh bám vào màng nhầy thành
ruột, qua đó tạo nên một hàng rào vật lý bảo vệ sự tấn công của các vi khuẩn
gây bệnh (Nguyễn Thị Thúy Hiền, 2010) [4].
* Kháng khuẩn và khích thích hệ thống miễn dịch: Các probiotic sản xuất
ra hoạt chất kháng khuẩn và men kích thích hệ thống miễn dịch, ngăn cản sự
phát triển của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách sinh axit béo, peroxide và các
kháng sinh. In vitro, các vi khuẩn lactic ngăn cản sự phát triển của
Staphylococcus, Shigella, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, Salmonella và
các chủng E.coli gây bệnh. Vi sinh vật probiotic làm giảm số lượng vi khuẩn
gây bệnh để ngăn chặn các mầm bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng khuẩn
ức chế cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Đó là các axit hữu cơ như: Axit
lactic, axit axetic. Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh
vật mang mầm bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và
sự tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột
thông qua sự tạo ra các axit béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là axetate,
propionate, butyrate, nhất là axit lactic.
Probiotic như là phương tiện để phân phát các phân tử kháng viêm cho
đường ruột, đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm,

tạo đáp ứng miễn dịch. Vi khuẩn probiotic có khả năng huy động các tế bào
miễn dịch, hoạt hóa các đáp ứng miễn dịch thích hợp nhờ một cơ chế phức tạp
bắt đầu bằng sự tương tác giữa tế bào probiotic và tế bào của hệ miễn dịch.
* Tăng cường tiêu hóa thức ăn: Vi khuẩn lactic sản xuất vitamin nhóm B
và các enzyme phân giải protein, lipit và chuyển hóa đường lactose trong sữa
thành axit lactic, ngăn ngừa chứng tiêu chảy do không dung nạp đường
lactose trong sữa.
* Giảm cholesterol: Nhiều kết quả cho thấy, vi khuẩn lactic có tác dụng
làm giảm cholesterol trong máu. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2010) [4] cho biết vi


6

khuẩn lactic phân lập từ phân lợn có khả năng phân hủy cholesterol trong môi
trường nuôi cấy. Các báo cáo cho thấy nồng độ cholesterol trong máu thấp ở những
con lợn được nuôi có bổ sung các chủng vi khuẩn lactic được phân lập trên.
* Tác dụng trên biểu mô ruột: Vi sinh vật probiotic có khả năng bám
dính tốt lên tế bào biểu mô ruột, cạnh tranh nơi cư trú với các vi sinh vật gây
bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. Do đó, chúng có khả năng giảm kích thích bài
tiết và những hậu quả do phản ứng viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn, cũng như
đẩy mạnh sự tạo ra các dòng phân tử phòng vệ như chất nhầy.
* Tác dụng đến hệ vi sinh vật đường ruột: Theo nguồn goldenlab.vn
[21], Probiotic điều chỉnh thành phần của vi khuẩn đường ruột. Khi tập trung
ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường
ruột sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ
thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi
khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư
một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi
sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này đúng cho tất cả các loại probiotic.
Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột.

Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ
gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột.
Probiotic định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây
ra bởi các vi sinh vật như: E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí
lông nhung của ruột non, nơi mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung.
Probiotic gia tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng nhiệt độ cao của lông nhung
và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng
được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, vật nuôi sẽ gia tăng
hiệu quả hấp thụ thức ăn.


7

Những nhà khoa học từ Viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich (nước
Anh) báo cáo là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn
sống ở ruột gia cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi
khuẩn từ chuỗi thức ăn (Nguyễn Thị Thúy Hiền, 2010) [4].
2.1.1.3. Vi sinh vật đóng vai trò là probiotic
Lactobacillus: là trực khuẩn Gram (+) không sinh bào tử. Vi khuẩn có
dạng hình que hay hình cầu. Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa axit. Xếp
riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chưa
carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm
lên men hay hư hỏng).
Lactobacillus là vi khuẩn Gram dương, tạo axit lactic, tạo thành một
phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật.
Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh
sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.
2.1.1.4. Vai trò của vi sinh vật probiotic
Theo nguồn vi.m.wikipedia.org [31], trong những năm gần đây, có rất
nhiều phát hiện mới về vai trò của probiotic và tác động của những chất tiền

sinh học của chúng lên đặc điểm sinh lý bên trong và bên ngoài của ruột của
vật chủ. Những ảnh hưởng của probiotic và hoạt động tiền sinh học bao gồm:
Sự đáp ứng điều hòa miễn dịch qua trung gian tế bào, sự hoạt hóa hệ thống
mạng lưới nội chất, gia tăng các con đường cytokine và khích thích các con
đường tiền viêm cũng như sự điều hòa các interlerkin và các yếu tố hủy hoại
ung thư. Vi sinh vật probiotic có khả năng cân bằng hệ vi sinh vật trong
đường ruột và âm đạo bằng cách giảm pH môi trường và sản sinh ra các chất
có khả năng chặn vi khuẩn có hại. Chúng rất phong phú trong tự nhiên và
đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể người và động vật như:


8

- Lợi ích về dinh dưỡng: Qua nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy các thực
phẩm lên men với Lactobacillus làm tăng chất lượng, khả năng tiêu hóa và
đồng hóa các chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy sự cải
thiện về tốc độ tăng trưởng khi chuột được ăn sữa chua chứa Lactobacillus.
Mặc dù một số loài Lactobacillus cần vitamin B cho sự tăng trưởng, nhưng một
số loài có thể tự tổng hợp một số loại vitamin nhóm B. Tương tự, khả năng hấp
thu kim loại như đồng, sắt, kẽm cũng tăng lên khi chuột được ăn sữa chua. Như
vậy, Lactobacillus được cho là nhân tố kích thích sự hấp thu dinh dưỡng.
- Gia tăng khả năng tiêu hóa lactose: Tăng cường khả năng hấp thu các
chất khó tiêu trong cơ thể, điển hình là lactose. Đây là một loại đường mà cơ
thể không thể hấp thu trực tiếp mà phải được chuyển hóa thành glucose và
galactose nhờ enzyme lactase sẽ không thể tiêu hóa được và lưu lại trong ruột
non. Khi đó các vi khuẩn probiotic trong ruột chúng sinh trưởng và cung cấp
enzyme galactosidase thủy phân lactose. Lactose được chuyển hóa thành axit
lactic giúp cơ thể hấp thu dễ dàng và làm giảm triệu chứng dị ứng lactose.
- Làm giảm cholesterol trong máu: Các bệnh về van tim thường liên hệ
đến lượng cholesterol cao trong huyết thanh. Cao Thị Kim Yến, (2010) [25],

khi nghiên cứu những người khỏe mạnh không có tiền sử về bệnh tim mạch
được ăn bổ sung với sữa chua có chứa Lb. Acidiphiluscho thấy nồng độ
cholesterol trong huyết thanh giảm rõ rệt. Các tác giả kết luận rằng chủng
Lactobacillus liên kết với cholesterol trong khoang ruột vì thế làm giảm hấp
thu nó vào máu.
- Cải thiện nhu động của ruột: Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng làm
giảm chứng táo bón và tăng nhu động của ruột. Lactose không được thủy
phân bởi disacharidase và không hấp thu được trong ruột nhưng nó được
chuyển đổi chủ yếu trong ruột kết thành axit lactic và axit acetic bởi nhiều
loại vi sinh vật, trong đó có loài Lb. acidophilus. Độ axit và sự giảm pH là kết


9

quả của quá trình lên men lactose do vi khuẩn Lactic trong ruột có thể kích
thích sự nhu động ruột và làm giảm chứng táo bón.
- Ngăn chặn và xử lí nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Helicobacter
pylori là một trong những loại vi khuẩn có khả năng sống trong niêm mạc dạ
dày, trong một số trường hợp chúng gây viêm hoặc ung thư dạ dày. Rất nhiều
phương pháp được sử dụng để loại bỏ sự nhiễm Helicobacter pylori, bao gồm
cả việc sử dụng các chế phẩm probiotic. Liệu pháp sinh học này thường được
sử dụng như một chất bổ sung cho các liệu pháp kháng sinh truyền thống
trong việc điều trị bệnh. Các thử nghiệm y học đã xác nhận tỷ lệ chết của
Helicobacter pylori và khả năng chịu đựng nhiều chế độ điều trị kháng sinh
tăng lên khi điều trị bằng phương pháp kháng sinh kết hợp với probiotic.
Ngoài ra chúng có khả năng giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như:
Bệnh tiêu chảy, viêm loét, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm loét đường hô hấp.
2.1.2. Những hiểu biết về men TUAF – Multibio
Men TUAF – Multibiodo các nhà khoa học của Khoa Chăn nuôi thú y,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu và sản xuất thử

nghiệm năm 2015. Men là một hỗn hợp các loại vi sinh vật có lợi để bổ sung
vào đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm.
Thành phần men bao gồm:
- Bacillus subtillis (min – max)………………………..109 – 1010CFU
- Lactobacillus spp (min – max)……………..…….... 109 – 1010CFU
- Saccharomyces cerevisiae (min – max)……….…… 109 – 1010CFU
- Chất mang vừa đủ ……………………………………………… 1kg
- Kháng sinh, dược liệu …………………………………… Không có
- Hoocmon …………………..…………………………….. Không có
Men TUAF – Multibio là một loại chế phẩm vi sinh cao cấp. Các vi
khuẩn trong men hoạt động và tạo ra các loại vitamin và axit amin trong quá


10

trình lên men, ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột làm cho chế phẩm
có tác dụng:
- Phòng chống tiêu chảy, viêm đại tràng, còi cọc cho lợn con và bê,…
- Giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chống rối loạn tiêu hóa sau khi
dùng kháng sinh.
- Kích thích tiêu hóa, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn giúp lợn, bò, dê,
cừu, gà, vịt, ngan tăng trưởng nhanh, mau lớn.
2.1.2.1. Vi khuẩn Bacillus subtillis
Bacillus subtilis được Ferdinand Cohn- một cộng sự của Robert Koch
mô tả và đặt tên năm 1872 [13]. Đó là 1 loại vi khuẩn Gram dương, có khả
năng mọc được khi có sự hiện diện của oxy và có thể tạo thành dạng đặc biệt
khi tế bào ở trạng thái nghỉ được gọi là nội bào tử (endospore). B.subtilis là vi
khuẩn đại diện cho loài (genus) Bacillus của họ Bacillaceae (family). Năm
2004, dựa trên phương pháp phân tích 16S rRNA người ta phân chia
loài Bacillus thành nhiều họ và loài vi khuẩn tạo bào tử khác nhau. Những

thành viên của họ Bacillus được đề cập ở đây là loại vi khuẩn “ gram dương,
kỵ khí hay kỵ khí tùy tiện, tạo nội bào tử”. Về cơ bản theo phân loại của
Bergey, B.subtilis thuộc:
- Giới (kingdom): Bacteria
- Ngành (phylum): Firmicutes
- Lớp (class): Bacilli
- Bộ (order): Bacillales
- Họ (family): Bacillaceae
- Loài (genus): Bacillus
* Tính chất


11

Theo nguồn vi.m.wikipedia.org [28], loài Bacillus phân bố rộng rãi và đa
dạng trong tự nhiên. Trong điều kiện sống khó khăn, chúng có khả năng tạo ra
bào tử gần như hình cầu để tồn tại trong thời gian dài.
*Đặc tính trị liệu
Từ lâu, người ta đã biế t đế n khả năng kháng khuẩ n của B. subtilis, những
người nông dân của nhiề u nước từ xa xưa , mô ̣t cách vô tình ho ̣ đã dùng nước
ngâm rơm ra ̣ cho trâu bò uố ng để chữa bê ̣nh viêm ruô ̣t

. Chính sự có mặt

của B. subtilis là nguyên nhân chữa được bệnh này . B. subtilis có vai trò lớn
trong viê ̣c giữ ổ n đinh
̣ thế quân bình vi khuẩ n

trong ruô ̣t bằ ng cơ chế ca ̣nh


tranh sinh tồ n và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột do
tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó

. Theo nguồn bioone.vn [19], B.

subtilis có hệ thống men tương đối hoàn chỉnh có khả năng thủy phân gluxit,
lipit, protit, enzym cellulase biế n đổ i chấ t xơ thành các loa ̣i đường dễ tiêu

,

lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp , enzym phân giải gelatin , enzym
phân giải fibrin và mô ̣t loa ̣i enzym giố ng lysozym gây tác du ̣ng trực tiế p dung
giải một số typ vi khuẩn Proteus gây bê ̣nh trong đường ruột . B. subtilis còn
đươ ̣c đánh giá là mô ̣t trong những loại vi khuẩ n an toàn và hiệu quả nhất

để

sử du ̣ng trong ngành công nghê ̣ sinh ho ̣c sản xuấ t các axit amin quan tro ̣ng
như: lysine, valine, tyrozine, proline, threonine, isoleusine, aspastic…
Theo nguồn vi.m.wikipedia.org[29], B. subtilis còn có khả năng tổng
hơ ̣p mô ̣t số chấ t kháng sinh có tác du ̣ng ức chế sinh trưởng hoă ̣c tiêu diê ̣t mô ̣t
số vi sinh vâ ̣t khác , tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấ m
gây bê ̣nh như : Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin,
Mycobacillin, Subtilin (A,B,C), Prolimicin… Nhờ các kháng sinh này mà B.
subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng
dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột . B. subtilis còn có
khả năng đồng hóa một số vitamin như

B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan



12

trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật , có mặt trong tấ t cả các
tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấ p của sinh vâ ̣t . Trong 1
gam sinh khối khô Bacillus có 7,8 µg riboflavin
Nhiề u nước trên thế giới đã dùng

B. subtilis như là mô ̣t chế phẩ m trơ ̣

sinh hay còn go ̣i là prob iotic, chứa các vi sinh vâ ̣t số ng có tác du ̣ng làm cải
thiê ̣n hê ̣ vi sinh vâ ̣t ở cơ thể vâ ̣t chủ.
Các chế phẩm từ B. subtilis đươ ̣c bán ở hầ u hế t các nước châu Âu ngay
khi còn biế t ít về cơ chế tác du ̣ng của chúng . Bào tử của B. subtilis có thể qua
đươ ̣c rào chắ n tiêu hóa , mô ̣t phầ n bào tử nảy mầ m trong ruô ̣t non và sinh sôi
trong đường ruô ̣t . Ngoài ra một số tác dụng lâm sàng của B. subtilis đã đươ ̣c
biế t như là tác nhân kích thích miễn dich
̣ , nhờ tác dụng kích thích tiế t IgA ,
một loại globulin tiết có trên bề mặt tế bào biểu mô niêm mạc có khả năng ức
chế, ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
*Cơ chế tác dụng
Theo nguồn khoahoc.tv [23], Bacillus subtilis tồ n ta ̣i trong sinh phẩ m ở
trạng thái bào tử, nhờ vâ ̣y khi uố ng vào da ̣ dày nó không bi ̣axit cũng như các
men tiêu hóa ở dich
̣ vi ̣phá hủy . Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành
thể hoa ̣t đô ̣ng. Giai đoa ̣n này, B. subtilis tổ ng hơ ̣p nhiề u chấ t có hoạt tính sinh
học có lợi cho cơ thể như các enzym thủy phân

, các vitamin , axit amin …


Một số enzym như protease , α-amylase và mô ̣t số enzym khác hoa ̣t đô ̣ng
mạnh có lợi cho tiêu hóa ở ruột, chúng có vai trò:
-Làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi
và vi khuẩn gây bệnh.
- Cung cấ p ngay cho cơ thể mô ̣t số men cầ n thiế t , làm cho tiêu hóa trở lại
bình thường trong khi hệ vi khuẩn ở ruột chưa lập lại trạng thái cân bằng.
Ở thành bào tửB. subtilis có enzyme giống như lysozyme có khả năng dung
giải trực tiếp một số vi khuẩn gây bệnh như
: Proteus, Staphylococus, E.coli.


13

Các chất kháng sinh do B. subtilis tiế t ra có tác du ̣ng ức chế sự phát triể n
và tiêu diê ̣t mô ̣t số loài vi khuẩ n gây bê ̣nh ta ̣o điề u kiê ̣n cho các vi khuẩ n bình
thường ở ruô ̣t phát triể n tái lâ ̣p la ̣i tra ̣ng thái cân bằ ng . Ở trong ruột, các chất
sinh ho ̣c này không chỉ đươ ̣c giải phóng khi B. subtilis còn sống mà ngay cả
khi chúng đã chế t , xác vi khuẩn vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzym , kháng
sinh, vitamin có lơ ̣i cho cơ thể .
Theo nguồn bioone.vn [19],có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng không
nhấ t thiế t là probiotic số ng mới có lơ ̣i

cho đa ̣i tràng vì tác du ̣ng này xảy ra

gián tiếp qua chuỗi AND kích thích miễn dịch không methyl hóa

. Vi khuẩ n

probiotic có thể ức chế viêm đại tràng thông qua các thành phần cấu trúc
đươ ̣c nhâ ̣n diê ̣n bằ ng thu ̣ thể đă ̣c hiê ̣u c ủa miễn dịch bẩm sinh như tương tự

thụ thể “Toll”. B. subtilis không nhân lên trong ruô ̣t , chúng chỉ chuyển từ
dạng bào tử sang dạng hoạt động rồi bị đào thải hoàn toàn . Như vâ ̣y khả năng
cạnh tranh của B. subtilis đố i với vi khuẩ n gây bê ̣nh không chỉ ở số lươ ̣ng tế
bào vi khuẩn mà còn nhờ vào các hoạt chất sinh học mà nó tiết ra

. Trong

những năm gầ n đây , khoa vi sinh vâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n Ba ̣ch Mai đã đánh dấ u
hỗn dich
̣ B. subtilis bằ ng đồ ng vi ̣phóng xạ trong điều trị bệnh đường ruột và
kế t luâ ̣n: “Hỗn dịch B. subtilis sau khi vào cơ thể chuô ̣t lang , đươ ̣c tâ ̣p trung
rấ t nhiề u trong ruô ̣t già, lưu giữ ta ̣i đó mô ̣t lươ ̣ng đáng kể cho đế n ngày thứ ba
và không đi vào máu” . Như vâ ̣y để điều trị các bệnh đường ruô ̣t, khắ c phu ̣c
tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh lâu dài thì

B. subtilis là

mô ̣t vũ khí lơ ̣i ha ̣i , rẻ tiền, dễ sử du ̣ng , có thể áp dụng rộng rãi trong điều trị .
Các chế phẩm trơ ̣ sinh từ B.subtilis khi đi vào cơ thể có tác du ̣ng theo bố n cơ
chế chủ yế u:
-Trung hòa đô ̣c tố .
- Cạnh tranh với mầm gây bệnh
-Thay đổ i chuyể n hóa của vi sinh vâ ̣t


14

- Kích thích miễn dịch của cơ thể vật chủ.
Nhờ các cơ chế tác dụng này B. subtilis mang các đặc tính trị liệu và
hiện nay đã đươ ̣c sử du ̣ng rộng rãi làm chế phẩ m sinh ho ̣c dưới da ̣ng men tiêu

hóa sống.
2.1.2.2. Vi khuẩn Lactobacillus spp
Theo nguồn webykhoa.org [30], Lactobacillus là vi khuẩn kỵ khí tùy ý
Gram dương. Chúng là những vi khuẩn có dạng hình que dài, không sinh bào
tử, tế bào thường xếp đôi hoặc thành chuỗi, không di động. Chủng nhóm
chính của vi khuẩn axit lactic, hầu hết các chủng của chúng đều biến đổi
đường thành lactose và những đường khác thành axit lactic. Chúng là vi
khuẩn rất phổ biến và thường là lành tính. Ở người, chúng có mặt ở âm đạo và
ruột. Nhiều loài có ở thực vật đang phân rã. Sự sản xuất axit lactic làm ngăn
cản sự phát triển của một vài loài vi khuẩn có hại khác.
Lactobacillus được sử dụng để sản xuất các chế phẩm công nghiệp như
sữa chua, phô mai, dưa cải, dưa chua, rượu, bia, kim chi và những thức ăn lên
men khác, cũng như thức ăn ủ chua cho động vật.
Vi khuẩn Lactobacillus là nhóm vi khuẩn được sử dụng nhiều nhất trong
các chế phẩm probiotic.
* Đặc tính và chức năng sinh học
Theo nguồn webykhoa.org [30], đặc tính và chức năng sinh học của
Lactobacillus gồm:
- Phân giải protein:
Lactobacillus sản sinh enzym proteinase phân giải protein thành các
polypeptide mạch ngắn.
Hoạt tính này của vi khuẩn giúp cho protein của cơ thể vật chủ tiêu hóa
dễ dàng. Vì vây, các chế phẩm từ hoạt động lên men của Lactobacillus được
đánh giá là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho các đối tượng: trẻ sơ sinh,
người già, người đang dưỡng bệnh hay gia súc non.


15

-Phân giải lipit:

Nhờ có enzym lipase, Lactobacillus có khả năng phân cắt chất béo ở
dạng triglyceride thành các axit béo và glycerol. Điều này cũng có nghĩa về
mặt dinh dưỡng đối với người và vật nuôi.
-Phân giải đường lactose:
Lactobacillus mang enzym beta – galactosidase, glycolase và lactic
dehyrogenase có tác dụng chuyển hóa đường lactose thành axit lactic. Đây là
một axit hữu cơ có những đặc tính sinh học đặc biệt.
- Sản xuất bacteriocin và các chất kháng khuẩn
Bacteriocin là protein hay hợp chất protein do vi khuẩn sản xuất có hoạt
tính diệt khuẩn trực tiếp. Cơ chất này giúp vi khuẩn Lactobacillus thể hiện
được hoạt tính ức chế đối với các vi sinh vật gây thối trong hệ tiêu hóa. Vi
khuẩn Lactobacillus còn có thể ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây
thối nhờ vào những sản phẩm trao đổi chất khác như: H2O2, CO2 và diacetyl.
* Ứng dụng của vi khuẩn Lactobacillus
- Trong chăn nuôi:
Theo nguồn en.m.wikipedia.org [20], Lactobacillus có hiệu quả trong
phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giúp hình thành hệ vi sinh
vật dạ cỏ. Nhờ vào sự giảm nồng độ NH3 và hạn chế vi sinh vật gây thối
nhiễm vào đường ruột, Lactobacillus có hiệu quả kích thích tăng trưởng ở
động vật.
- Trong y học:
Lactobacillus cải thiện được tình trạng tiêu chảy, tăng nhu đông ruột,
chữa được chứng táo bón.
Lactobacillus duy trì pH âm đạo khoảng 4 – 4,5 nhờ vào hoạt động lên
men glycoge thành axit lactic. Môi trường này không thích hợp cho vi khuẩn
phát triển.


16


Các chế phẩm chứa Lactobacillus đều cho thấy hiệu quả trong chữa trị
những rối loạn và viêm nhiễm bao gồm: viêm ruột kết, đầy hơi, ung bướu, là
hạ cholesterol trong máu, đau đầu, viêm âm đạo không điển hình và cải thiện
được tình trạng không sử dụng được lactose.
2.1.2.3. Vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae
Theo nguồn vi.wikipedia.org [27], Saccharomyces cerevisiaelà một loại
nấm men được biết đến nhiều nhất có trong bánh mì nên thường gọi là “men
bánh mì”, là một loại vi sinh vật thuộc chi Saccharomyces lớp Ascomycetes
ngành nấm. Loài này có thể xem là loài nấm hữu dụng nhất trong đời sống
con người từ hàng ngàn năm trước đến nay. Nó được dùng rộng rãi trong lên
men bánh mì, rượu, bia.
Saccharomyces cerevisiae là một trong những loài sinh vật nhân chuẩn
được khoa học dùng nhiều nhất, cùng với E.coli là hai loài sinh vật mô hình
phổ biến nhất.
* Đặc điểm hình thái
Theo nguồn 123doc.org [18], tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thước nhỏ, từ 5 – 14 µm.
Thành tế bào dày khoảng 25 nm (chiếm khoảng 25% khối lượng khô tế
bào), cấu tạo từ gucan và mannan.
Thành tế bào chứa khoảng 10% protein, trong số protein này có một là
enzyme. Dưới lớp thành tế bào là lớp màng tế bào chất, cấu tạo chủ yếu gồm
protein (50%), lipit (40%) và một ít polisaccarit.
* Đặc tính sinh học
Saccharomyces cerevisiae là đơn bào nên có thể tiến hành thí nghiệm
như vi khuẩn, đồng thời có những đặc tính chủ yếu điển hình của Eukaryota
và có ty thể với bộ gen AND nhỏ, giống với vi khuẩn nên nó có thể nuôi trong
môi trường dịch thể hay đặc và tạo khuẩn lạc trên môi trường thạch.


17


Saccharomyces cerevisiae thích nghi trong môi trường chứa đường cao,
có tính acid cao. Có thể nuôi tế bào nấm men quy mô lớn trong các nồi lên
men và dễ dàng thu nhận sinh khối tếbào.
*Sinh sản
Theo nguồn123doc.org [18], Saccharomyces cerevisiae sinh sản bằng
cách tạo chồi và tạo bào tử. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chúng là sử dụng
đường glucose, galactose, saccharose, maltose như nguồn cacbon, chúng sử
dụng axit amin và muối amon như nguồn nitơ.
2.1.3. Giới thiệu về chim cút
* Nguồn gốc
Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng thích
hợp sống ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này
được thuần hóa ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ XI.
Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có bộ
gà (Galliformes) gồm những loài chim như: gà, gà lôi, công, trĩ, chim cút,…
chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khỏe, móng cùn.
Ở nước ta, nghề nuôi chim cút được nhập vào và phát triển mạnh ở miền
Nam trong những năm 1985 – 1990, chủ yếu nuôi chim cút Pharaoh, nặng
khoảng 180 – 200 g. Vào khoảng năm 1980, nhập thêm giống cút pháp, to
hơn cút Pharaoh, con trưởng thành nặng tới 250 – 300 g, có lông màu trắng
hơn cút Pharaoh. Ngoài ra, trên thị rường còn có một số chim cút Anh, khối
lượng trung gian giữa cút Pháp và cút Pharaoh, trung bình nặng khoảng 220 –
250 g, có lông màu sẫm, rất khó phân biệt trống mái, chỉ phân biệt được khi
đã trưởng thành(Bùi Hữu Đoàn, 2010) [3].
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng 04/1997 Viên Chăn Nuôi
tiếp tục nhập chim cút Nhật Bản và chim cút Mỹ. Hiện nay, thịt và trứng chim
cút đã trở thành các thực phẩm quen thuộc trên thị trường và chăn nuôi chim



×