Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nhận thức và hành vi của người dân đối với hoạt động sản xuất tại làng nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi xã Dị Sử huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 93 trang )

LỜI CÁM ƠN
Đề tài mang tên “Nhận thức và hành vi của người dân đối với hoạt động
sản xuất tại làng nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi xã Dị Sử huyện Mỹ Hào
tỉnh Hưng Yên” là tổng hợp của kiến thức xã hội học mà tôi đã tích lũy được trong
thời gian học tập vừa qua. Khi bắt tay thực hiện đề tài này, tôi đã gặp không ít khó
khăn về mặt phương pháp, kĩ năng thực tế và hướng tiếp cận sao cho phù hợp với
phạm vi của một nghiên cứu khoa học.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Hồi Loan – người đã có đóng góp rất lớn cho việc hoàn thành của nghiên cứu.
Đồng thời qua đây, tôi xin gửi lòng cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
và anh chị khóa trên,các bạn sinh viên lớp K53-Xã hội học đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian tôi học tập tại Khoa.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Phòng Tài nguyên Môi trường và
cán bộ xã Dị Sử huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng yên và người dân sống tại thôn Phan Bôi
đã tạo điều kiện cho nghiên cứu của tôi được triển khai thuận lợi.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2012

1|Page


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................................4
Trang
..........................................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................7
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...........................................................................9
2.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................................................9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................................9
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................9


3.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................9
4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...............................................................................10
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................10
4.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................................10
4.3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................10
5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................................10
6. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................................11
7.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................11
7.1.Phương pháp phân tích tài liệu..............................................................................................11
7.2.Phương pháp quan sát:.........................................................................................................11
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu................................................................................................12
7.5. Phương pháp bảng hỏi.........................................................................................................14
8. Khung lý thuyết............................................................................................................................15
9. Đổi mới và hạn chế của nghiên cứu.............................................................................................16
NỘI DUNG.......................................................................................................................................17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI.........................................................................17
2|Page


1.Cơ sở lý luận.................................................................................................................................17
1.1. Phương pháp luận................................................................................................................17
1.2.Tiếp cận lý thuyết áp dụng.....................................................................................................18
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................21
2.1. Tổng quan nghiên cứu..........................................................................................................21
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..............................................................................................30
3. Hệ thống khái niệm.....................................................................................................................33
3.1. Khái niệm “ Làng nghề”.........................................................................................................33
3.2. Khái niệm “Làng nghề tái chế phế liệu”................................................................................36
3.3. Khái niệm “ Người lao động”................................................................................................36

2.1. Nhận thức của người lao động về hoạt động sản xuất tại làng tái chế phế liệu ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe........................................................................................................39
2.1.1. Nhận thức của người lao động về những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tái chế phế
liệu tới môi trường làng nghề..................................................................................................39
2.1.2.Nhận thức của người lao động về những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tái chế phế
liệu tới sức khỏe......................................................................................................................53
2.2. Hành vi của người lao động bảo vệ môi trường và sức khỏe trước những ảnh hưởng của
hoạt động tái chế phế liệu...........................................................................................................62
2.2.1.Hành vi của người lao động bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng của hoạt động
tái chế phế liệu........................................................................................................................62
2.2.2. Hành vi của người lao động bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những ảnh hưởng của
hoạt động tái chế phế liệu.......................................................................................................71
2.3. Lí do chọn lựa công việc thu mua tái chế phế liệu của người dân........................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU...................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................92

3|Page


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Nhận thức của người dân về những hiện tượng xảy ra tại khu vực sản xuất
tái chế Phan Bôi................................................................................................... ....41
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của làng nghề tái chế phế liệu.............. .....44
Bảng 3: Điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tới
môi trường.................................................................................................................47
Bảng 4: Người dân tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tới môi trường thông
qua các kênh thông tin nào.......................................................................................50
Bảng 5: Nhận thức của người dân về những biểu hiện bệnh thường gặp xung quanh
khu vực sản xuất tái chế phế liệu..............................................................................55

Bảng 6: Điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tới
sức khỏe....................................................................................................................57
Bảng 7: Nhận thức của người dân về những nguyên nhân của các bệnh xuất phát từ
hoạt động sản xuất....................................................................................................59
Bảng 8: Hành vi của người dân về việc thu gom rác thải ........................................62
4|Page


Bảng 9: Cách thức thu gom rác thải và xử lý sau sản xuất của nhóm trực tiếp tham
gia sản xuất...............................................................................................................64
Bảng 10: Thái độ của người chủ xưởng trước những ý kiến của người làm thuê về
vấn đề môi trường tại khu vực sản xuất...................................................................65
Bảng 11:Thái độ của người lao động trước những góp ý của chủ xưởng...............67
Bảng 12: Mức độ tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm của người dân vùng lân cận khu
sản xuất tái chế phế liệu...........................................................................................68
Bảng 13: Phản ứng của người dân vùng lân cận trước những vấn đề môi trường tại
làng nghề tái chế.....................................................................................................73
Bảng 14: Mức độ khám chữa bệnh của nhóm trực tiếp tham gia sản xuất.............74
Bảng 15: Điểm trung bình của người dân với những lí do lựa chọn công việc và
mức độ quan trọng của những lí do đó.....................................................................75
Bảng 16: Mức thu nhập trung bình theo tháng của người lao động làm thuê..........79
Bảng 17: Mức thu nhập trung bình hàng tháng của chủ xưởng................................82
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Hàm lượng bệnh trong không khí tại làng tái chế nhựa..........................45
Biều đồ 2: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng bảo hộ lao động của nhóm trực tiếp
tham gia sản xuất............................................................................ ........................70
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập từ công việc tại làng tái chế từ lúc mới
làm cho tới nay.......................................................................................................74
Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá ý kiến của người có ý định chuyển nghề hay không với
độ tuổi lao động hiện tại.........................................................................................81


5|Page


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

Viết tắt

Ý nghĩa

TĐHV

Trình độ học vẫn

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THCN

Trung học chuyên nghiệp


6|Page


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần
cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa
số làng nghề nước ta đã trải qua lịch sử phát triển hằng trăm năm và tạo nên dấu ấn
đặc trưng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất
nước.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790
làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Rất nhiều trong số này đã có hàng
trăm năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát Tràng. Làng đúc đồng Đại Bái (Bắc
Ninh) với hơn 900 năm phát triển; nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình), hay
nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn
400 năm. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường năm 2008, làng nghề nước ta
phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng, chiếm khoảng 60%, miền
Trung, chiếm khoảng 30% và miền Nam khoảng 10%. Kỹ thuật, công nghệ, quy
trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm của làng nghề được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng
lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề
cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên
làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao
7|Page


động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5
lao động thời vụ. [1;8]

Cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức. Một trong những thách thức hàng đầu là duy trì bản sắc làng nghề, hội
nhập mà không đánh mất bản sắc riêng; mặt khác, phải bảo vệ môi trường làng
nghề theo hướng phát triển bền vững. Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều
làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức
khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.
Ô nhiễm môi trường làng nghề có đặc điểm là ô nhiễm phân tán trong phạm
vi một khu vực (thôn, làng, xã...). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với
khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm
môi trường làng nghề còn mang đậm nét của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và
loại hình sản phẩm, tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.
Tại khu vực sản xuất,ô nhiễm môi trường thường khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người lao động khi tham gia sản xuất như khói, bụi có thể gây ra một số
bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và nghiêm trọng hơn là môi trường gây ra bệnh ung
thư. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% số
người lao động tiếp xúc với bụi, 85% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa
chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước vừa qua cho thấy, trong
số đó có 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí, nước,
đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. [1;10]
Trước thực trạng đáng báo động như vậy người dân tại khu vực này có nhận
thức như thế nào và hành vi của họ ra sao, mối quan hệ giữa nhận thức với hành vi
của họ trong hoạt động sản xuất tái chế phế liệu, những yếu tố ảnh hưởng đến nhận
thức và hành vi của họ. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi tìm hiểu và thực hiện đề tài :
“Nhận thức và hành vi của người dân đối với hoạt động sản xuất tại làng
nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi xã Dị Sử huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên”.

8|Page



2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
2.1. Ý nghĩa khoa học
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không có mục đích đưa ra lý thuyết mới,
mà chủ yếu vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn, để tìm hiểu,
xác định và làm rõ hơn nhận thức của người lao động ở làng nghề tái chế phế liệu
về công việc của họ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe và hành vi của họ như
thế nào. Bên cạnh đó nhằm phát huy tính thực tế của lý thuyết bất đồng nhận thức
theo hướng tiếp cận xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu này giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề
đang nảy sinh và xã hội quan tâm hiện nay ở làng nghề tái chế phế liệu là ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của người lao động. Tìm
hiểu nhận thức của người lao động về công việc của họ ảnh hưởng tới môi trường
và sức khỏe như thế nào và trước thực tại như vậy họ có những hành vi ra sao để
bảo vệ môi trường và sức khỏe của mình. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi
của họ trong hoạt động sản xuất tái chế phế liệu. Tôi hi vọng nghiên cứu phần nào
đem lại những hiệu quả và góp phần tiếng nói cho những nhà hoạch định chính sách
và có làm tiền đề cho những nghiên cứu lớn hơn tiếp theo về vấn đề này.

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm chỉ ra những nhận thức và hành vi
của người lao động với môi trường và sức khỏe của họ tại làng nghề tài chế phế
liệu.Mối quan hệ của nhận thức và hành vi trong hoạt động sản xuất. Đánh giá của
người dân về việc lựa chọn công việc sản xuất tái chế phế liệu của người dân tại
làng tái chế phế liệu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe tại làng nghề.


9|Page


- Tìm hiểu hành vi của người dân trước ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
tới bảo vệ môi trường và sức khỏe tại làng nghề.
- Xem xét những yếu tố ảnh hưởng và chi phối việc lựa chọn công việc của
người dân.

4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nhận thức và hành vi của người dân đối
với hoạt động sản xuất tại làng tái chế phế liệu.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được đề cập trong nghiên cứu:Với đề tài này tôi chia khách thể
làm hai nhóm (1: Nhóm trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất; 2: Nhóm không trực
tiếp tham gia hoạt động sản xuất).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian
Làng tái chế phế liệu thôn Phan Bôi xã Dị Sử huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
-Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trong đợt thực tập đợt II và thời gian làm khóa
luận từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012.
- Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu nhận thức và hành vi của chủ các cơ sở sản
xuất, người làm thuê tại cơ sở sản xuất và người dân vùng lân cận về những yếu tố
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của họ từ quá trình hoạt động sản xuất tại
làng nghề tài chế phế liệu. Đánh giá của người dân về những lí do lựa chọn công
việc sản xuất tái chế phế liệu .

5. Câu hỏi nghiên cứu.

- Người dân có nhận thức như thế nào về những ảnh hưởng từ hoạt động sản
xuất đến môi trường và sức khỏe tại làng nghề tái chế phế liệu?
10 | P a g e


-Người dân có hành vi như thế nào trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe
của họ trong hoạt động tái chế phế liệu?
- Lí do lựa chọn công việc sản xuất tái chế phê liệu là gì, yếu tố nào là yếu tố
chi phối việc lựa chọn công việc đó?

6. Giả thuyết nghiên cứu.
-Người dân có những nhận thức đúng đắn về những ảnh hưởng độc hại và
nguy hiểm từ những hoạt động sản xuất tái chế phế liệu đến môi trường và sức khỏe
của họ.
-Người dân có những hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe
của mình trong hoạt động sản xuất tái chế phế liệu.
-Lí do lựa chọn công việc của người lao động là do công việc sản xuất tái
chế phế liệu mang lại cho họ thu nhập cao.

7.Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng nguồn tư liệu từ các Viện nghiên cứu Môi
trường, những báo cáo Môi trường ,các bài báo, tạp chí, các phương tiện thông tin
đại chúng như truyền hình, truyền thanh để phục vụ cho đề tài của mình nhằm bổ
sung thêm cho đề tài thêm sâu và đa dạng hơn. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi
còn tham khảo thêm một số tài liệu và bài viết qua mạng Internet nhằm có cái nhìn
khách quan và toàn diện trong việc đi tìm hiểu về nhận thức và hành vi về môi
trường và sức khỏe của người dân, những lời nhận xét của các chuyên gia và người
dân xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
7.2.Phương pháp quan sát:

Tại địa bàn nghiên cứu phương pháp quan sát được sử dụng triệt để và chiếm phần
quan trọng góp phần thành công cho nghiên cứu.Quan sát tại khu sản xuất, khu
đường làng và quan sát người dân ( trang phục, hình dáng, nét mặt, cử chỉ,..).

11 | P a g e


7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này nhằm tìm hiểu kĩ hơn về mối quan hệ giữa nhận thức và
hành vi về sức khỏe của người dân tại làng nghề tái chế phế liệu thôn Phan Bôi.
Phương pháp này tác giả tiến hành nhằm mục đích chủ yếu xem xét nhận thức của
người lao động về những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của họ kết hợp với những
câu hỏi như đưa ra ví dụ trao đổi nhằm đánh giá hành vi. Tiến hành phỏng vấn 20
đối tượng.
Gồm 5 đối tượng:
-Người chủ xưởng (5 người)
-Người làm thuê (5 người)
-Người làng làm thuê tại các xưởng sản xuất (5 người)
-Người dân vùng lân cận quanh khu làng tái chế ( 5 người)
7.4.Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu.
- Phương pháp tính cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này tôi lựa chọn cách tính mẫu theo công thức sau:

Để đảm bảo tính đại diện và đảm bảo thời gian nghiên cứu nên tôi chọn số
hộ gia đình sản xuất tái chế phế liệu là 200 hộ trong nghiên cứu với sai số là 8% và
độ tin cậy là 95%(hệ số tin cậy là t = 1,96). Thay vào công thức trên ta được:

200 × 1.962 × 0.25
n=


≈ 85
200 × 0.082+ 1.962 ×0.25

12 | P a g e


Như vậy số mẫu cần trong nghiên cứu là 85 hộ gia đình sản xuất tái chế phế
liệu.
- Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, do thời gian không cho phép nên tôi lựa chọn phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Trước hết lựa chọn bước chọn mẫu k

N
K=

200
=

n

=2
85

Như vậy với danh sách số hộ gia đình của các thôn, tôi chọn ngẫu nhiên
điểm đếm và lấy số mẫu theo bước nhảy là 2 cho đến khi lựa chọn được đủ số mẫu
đại diện là 85.
Tương tự với đối tượng là người làm thuê ta cũng sử dụng công thức như
vậy dối với người dân vùng lân cận có 50 hộ sống xung quanh khu vực đó nên lấy
số mẫu là 50 .Và được bảng sau với số mẫu đã chọn và số mẫu thực hiện được.
Cơ cấu mẫu từng đối tượng


Mẫu dự kiến ban Mẫu sau khi thực
đầu

hiện

Người chủ xưởng (200 người)

85 (K:2)

39

Người lao động làm thuê (1000):

130 (K:7)

-Người từ địa phương khác làm thuê:

70

62

-Người làng làm thuê:

60

46

Người dân vùng lân cận (người sống


50

32

265

179

bao quanh làng đó)

- Phương pháp xử lý số liệu
13 | P a g e


Số liệu thu thập về sẽ được xử lý bằng phần mềm spss 11.5 .
7.5. Phương pháp bảng hỏi
Phỏng vấn bằng bảng hỏi là một trong những phương pháp thu thập thông tin
của xã hội học. Thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người phỏng
vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Đây là
phương pháp thực nghiệm chủ yếu của nghiên cứu này.Phương pháp chọn mẫu mà
tôi thực hiện là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với từng đối
tượng.Khảo sát địa bàn thực tế cho tôi nhận thấy rằng, ở đây với cơ cấu giới tình có
sự chện lệch rất rõ hầu hết là nữ giới tham gia hoạt động sản xuất.
Độ tuổi
Độ tuổi

Số người

%


Dưới 35

45

17

Từ 35- 45

60

23

Từ 45-55

120

45

Trên 55

40

15

265

100

Trình độ học vấn


Số người

%

Tiểu học

55

20.7

Trung học cơ sở

96

36.2

Trình độ học vấn:

Trung

học

phổ 85

32

thông
THCN, dạy nghề

30


11.1

265

100

14 | P a g e


8. Khung lý thuyết

Đặc điểm kinh tế -văn hóa-xã hội của thôn Phan Bôi
Nghề tái chế phế liệu phát triển

Mục đích và lợi ích đạt được

Nhận thức

Môi Trường

Sức Khỏe

Hành Vi

Môi Trường

Sức Khỏe

15 | P a g e



9. Đổi mới và hạn chế của nghiên cứu
Có thể nói vấn đề môi trường và sức khỏe hiện nay là vấn đề không chỉ là sự
quan tâm đến từng địa phương, con người sống trong môi trường mà còn mang tình
quốc tế. Tuy nhiên, những công việc nghiên cứu chủ yếu nằm về bên khoa học tự
nhiên nhìn nhận qua những số liệu đánh giá qua đo đạc về phía xã hội cũng có một
số nghiên cứu và bài viết đi tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm làng nghề nhưng mới chỉ là
chỉ ra những ảnh hưởng và tác động của nó tới sức khỏe của người dân chưa chỉ ra
được những nhận thức của họ như thế nào và từ nhận thức đó họ có những hành vi
ra sao và lí do họ lựa chọn công việc đó là gì. Đây là một nghiên cứu tương đối mới
về nhận thức và hành vi của người dân về môi trường và sức khỏe. Chỉ ra những
xung đột môi trường giữa sức khỏe và những lợi ích của họ xoay quanh việc sản
xuất ảnh hưởng tới môi trường.
Song vấn đề nay là vấn đề tế nhị nên việc hỏi và phỏng vấn rất khó khăn nên
số lượng mẫu có thể giảm chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát và chụp ảnh phân
tích.

16 | P a g e


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI

1.Cơ sở lý luận.
1.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng
để xem xét, đánh giá các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện chứng ở một hoàn
cảnh cụ thể dựa trên việc kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác. Đồng thời, chủ nghĩa
duy vật lịch sử cũng được vận dụng với tư cách là phương pháp luận khoa học về

nhận thức và giải thích các hiện tượng xã hội.
Trên quan điểm xã hội học Mác xít lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng làm tiền đề cho phương pháp luận nhận thức và giải thích
các vấn đề xã hội một cách khách quan và khoa học.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong
trạng thái luôn luôn vận động, tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Không có sự vật hiện
tượng nào tồn tại một cách độc lập riêng lẻ. Cùng với nó, chủ nghĩa duy vật lịch sử
yêu cầu nhìn nhận mọi hiện tượng xã hội như là một quá trình, không tồn tại một
cách bất biến mà luôn luôn vận động không ngừng, có sự hình thành và phát triển.
Bằng những trải nghiệm thực tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ănghen đã xây dựng
nên học thuyết về nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên những nguyên tắc cơ
bản:
- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan với ý thức của con người.
-Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người. Coi nhận thức
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động
tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ
có cái con người chưa nhận thức được nhưng sẽ nhận thức được.
- Sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết
nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu
sắc hơn.
17 | P a g e


-Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực,
mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Tóm lại “ Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn”. [ 5;258]
Với sự phát triển của làng nghề tái chế phế liệu, trước kia là làng chủ yếu
với nghề thu mua nhưng do nhu cầu phát triển về kinh tế tăng gia sản xuất và nông

nghiệp vẫn là nghề chủ yếu cùng với nhịp phát triển của ngành công nghiệp nhiều
nhà máy mọc lên lấy quỹ đất nông nghiệp xây dựng, người dân không có đất canh
tác phải chuyển loại hình sản xuất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tận dụng
triệt để nghề trong làng và phát huy nó trở thành nghề chính, góp phần thu nhập
kinh tế chính cho các hộ gia đình và người lao động. Lượng phế liệu như ắc quy,
những chất thải rắn từ các nhà máy vẫn còn chứa những thứ dùng được nên người
dân dần chuyển sang tái chế phế liệu.
Công việc này làm tăng về lợi nhuận kinh tế, kiếm được nhiều hơn so với
nghề ban đầu nên họ chuyển hẳn từ nghề truyền thống sang một nghề mới phù hợp
và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, sự vật nào cũng xảy ra với hai mặt của
nó, phát triển về kinh tế ở địa phương này lại đi liền với việc ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân. Ở đây đòi hỏi một giải pháp đó là sự phát triển bền vững vừa
thu được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được sức khỏe của người dân.
Có thể nói, nhận thức của người dân về những ảnh hưởng từ hoạt động sản
xuất tới sức khỏe được nhận thức qua quá trình thực tiễn làm việc và sản xuất, họ
nhận thức được sự nguy hại của nó nhưng nhiều khi nhận thức cũng mâu thuẫn bởi
chính nó giữa những mục đích và lợi ích khác nhau, buộc họ phải lựa chọn và đua
ra những thái độ và hành vi phù hợp với mong muốn của họ.

1.2.Tiếp cận lý thuyết áp dụng
Thực tế cho thấy: Những gì con người suy nghĩ và cảm nhận bên trong sẽ
quyết định hành vi bên ngoài của anh ta, tức là có thể dự đoán được hành vi nếu
chúng ta biết thái độ. Thí dụ, nếu bạn có thái độ tích cực về môi trường bạn sẽ sẵn
18 | P a g e


sàng tham gia các hình thức hoạt động khác nhau để bảo vệ nó...Vì vậy muốn thay
đổi hành vi của con người tốt nhất chúng ta phải thay đổi thái độ của họ.
Theo Allport cho rằng: “ Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và
thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh

hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình
huống mà nó ( phản ứng) mối quan hệ”. [8;317]
Định nghĩa đó có bao hàm cả nghĩa : Thái độ là “Trạng thái sẵn sàng về tâm
thần kinh cho hoạt động tâm lý hoặc sinh lý”. Tức là có thể nói sự có mặt của thái
độ chuẩn bị cho cá nhân tới một hành động nào đó.
Thái độ xã hội được cấu thàng bởi 3 bộ phận:
- Nhận thức: Là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua “lăng kính”
chủ quan của mỗi người . Nó được bộc lộ thông qua hiểu biết, kiến thức của cá
nhân đối với đối tượng nhận thức, có thể là kiến thức và hiểu biết của họ.[8;325]
Ví dụ thái độ của bạn trước những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sức
khỏe của bạn tại nơi bạn đang làm việc sẽ bao gồm những kiến thức mà bạn hiểu về
những yếu tố ảnh hưởng đó, những nhận thức của bạn về công việc bạn đang làm có
độc hại hay không, có ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của bạn hay không.
- Xúc cảm: Là một trạng thái tâm lý của con người phản ánh sự hài lòng,
thỏa mãn hay bực bội khó chịu...đối với một sự vật,hiện tượng nào đó trong đời
sống xã hội. Nó liên quan đến những sự thỏa mãn nhu cầu của con người.[8;325]
- Hành vi: Là sự phản ứng của con người đối với một tác nhân kích thích
nào đó ứng xử của con người với đối tượng. [8;325]
Trong ví dụ trên thì bạn sẽ dừng lại hành động bạn đang làm để bạn bảo về
sức khỏe của mình hay bạn sẽ làm gì để bảo về sức khỏe của mình. Khi bạn nhận
thức được mức độ nguy hiểm và độc hại của nhóm nghề họ tham gia sản xuất thì
hành vi của họ như thế nào, có dừng công việc đó lại không, nếu tiếp tục làm thì họ
bảo vệ môi trường và sức khỏe như thế nào.
Thông thường nhận thức của con người như thế nào thì hành vi của họbộc lộ
ra bên ngoài như vậy nhiều khi những hành động của chúng ta ngược lại với thái độ
19 | P a g e


của mình có chăng có chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, làm
thay đổi nhận thức và dẫn tới thay đổi hành vi của mình. [8.325]

Trong các nghiên cứu nhằm cố gắng lý giải tại sao hành vi lại ảnh hưởng tới
thái độ của con người có 2 học thuyết gây ảnh hưởng khá lớn tới các nghiên cứu đó
là: Thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger và thuyết tự nhận thức của Daryl
Bem.
- Thuyết bất đồng nhận thức ( Cognitive dissonance) [8;332]
Thuyết này hay còn gọi là thuyết tự bào chữa ( self- Justification) ra đời năm
1957 do nhà tâm lý học xuất sắc người Mỹ, Leon Festinger đưa ra. Theo Festinger,
bất đồng nhận thức là cảm giác hay trạng thái khó chịu, căng thẳng khi con người
nhận thức ra là hai suy nghĩ, niềm tin hay thái độ của anh ta không phù hợp với
nhau, đối nghịch nhau. Bất đồng nhận thức thường diễn ra khi hành vi mâu thuẫn
với thái độ. Nhận thấy, những người dân tham gia hoạt động sản xuất và không
tham gia hoạt động sản xuất cũng có thể nhận thức được rằng mức độ độc hại của
hoạt động sản xuất tái chế phế liệu, người chủ nhận thức được hoạt động tại cơ sở
sản xuất của mình có ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của những người làm
trong xưởng và những vùng xung quanh nhưng họ vẫn tiếp tục làm do lợi ích và
mục đích của họ là kinh tế, vốn bỏ ra ít mà lợi nhuận thu được thì tối đa. Những
người lao động ( Người trong làng tham gia hoạt động sản xuất và người làm thuê)
có những nhận thức đúng về những mối nguy hại của công việc mình đang làm
nhưng hành vi của họ thì lại ngược lại vì mục đích của họ cũng giống giới chủ đó là
kinh tế, giờ làm của họ có giới hạn và đó không phải là khu vực họ sinh sống nên
họ chỉ hoàn thành tốt công việc được yêu cầu mà không quan tâm đến bảo vệ môi
trường làm việc cùng như bảo vệ sức khỏe của chính họ. Những người dân ở các
thôn,xã lân cận có những nhận thức đúng về những tác động của làng nghề này tới
sức khỏe của mình và hành vi của họ như thế nào, có tham gia vào việc bảo vệ môi
trường xung quanh hay không hay là họ chỉ dừng lại ở việc tự trao đổi với nhau,
chửi bới...đối với những người lân cận họ không trực tiếp tham gia sản xuất nên lợi
ích của họ cùng chung với lợi ích tập thể .

20 | P a g e



2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan nghiên cứu.
- Trong báo cáo quốc gia ,sách:
Đề tài tìm hiểu về sự phát triển của làng nghề và những đề tài về môi trường
xoay quanh việc phát triển đang là những đề tài chiếm nhiều trang viết trong các bài
viết. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số đề tài và bài viết liên quan đến vấn đề
mà chúng tôi đang tìm hiểu dưới nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhìn nhận.
Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường - Báo cáo môi trường Quốc
gia năm 2008 “ Môi trường làng nghề Việt Nam” [1;1]. Báo cáo môi trường quốc
gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam phân tích hiện trạng môi trường và
những nguyên nhân, những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường, dự báo xu
hướng diễn biến môi trường trong những năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực trạng
và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường làng nghề.
Báo cáo được xây dựng trên mô hình D-P-S-I-R ( Động lực- Áp lực-Hiện
trạng- Tác động-Đáp ứng ). Động lực là sự phát triển của hoạt động sản xuất, nhu
cầu thi trường, trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện hạ tầng...Hiện trạng chất
lượng môi trường xung quanh được đánh giá thông qua các thông số như: TSP,
NO2, CO2, SO2, tiếng ồn,độ màu... Các áp lực bao gồm các đặc trưng của các loại
chất thải sản xuất, thải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải, khí thải, chất
thải rắn... Tác động của vấn đề ô nhiễm được phân tích qua tỷ lệ cộng đồng dân cư
mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, các thiệt hại kinh tế và vấn đề xã
hội nảy sinh do ô nhiễm môi trường làng nghề. Đáp ứng các giải pháp tổng hợp cải
thiện chất lượng môi trường làng nghề như các chính sách, pháp luật, thể chế có liên
quan để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các hành động giảm thiểu, các
hoạt động về nâng cao nhận thức, giáo dục, quản lý và kiểm soát môi trường làng
nghề.
Cuốn sách “ Làng nghề Việt Nam và môi trường” của NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội 2005 do các tác giả Đặng Kim Chi ( chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân,

Trần Lệ Minh đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển phân loại
21 | P a g e


làng nghề Việt Nam, những tồn tại ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
làng nghề Việt Nam. Qua đó dự báo xu hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môi
trường do hoạt động làng nghề tới năm 2010. Nghiên cứu định hướng xây dựng một
số chính sách đảm bảo, phát triển làng nghề bền vững, đề xuất bao gồm các giải
pháp về kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề và các giải pháp quản
lý như quy hoạch không gian làng nghề, sắp xếp lại các làng nghề theo hướng tập
trung hay phân tán. Cuốn sách này thực sự là một tài liệu quý dành cho những ai
đang quan tâm và có những nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững.
- Trong các đề tài nghiên cứu:
Luận văn thạc sỹ “Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn về
nước sạch và vệ sinh 3 môi trường”( Nghiên cứu TH: 3 xã huyện Mỹ Lộc- Nam
Định) nghiên cứu về nhận thức và hiểu biết cũng như những phản ứng của người
dân đối với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn. Nguyễn
Lê Hoàng Anh,2010. Nghiên cứu cho thấy bước đầu người dân đã có nhận thức và
hiểu biết về những vấn đề liên quan đến nước sạch môi trường. Họ dựa vào các
giác quan chứ chưa dựa vào các tiêu chuẩn vệ sinh do bộ y tế ban hành. Đồng thời
họ cũng ý thức được hậu quả do nguồn nước và vệ sinh ô nhiễm môi trường gây
nên. Tuy nhiên nhận thức của người dân chưa tỷ lệ thuận với thực hành, cũng có
nhiều hành vi tiến bộ như tỷ lệ nhà vệ sinh được xây dựng nhiều hơn, ít xả thải bừa
bãi hơn bên cạnh đó vẫn có nhiều hành vi như vấn đề phân loại rác , xử lý rác thải
đúng tiêu chuẩn đã tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường.
Luận văn đã có những ý hay khi phân tích được nhận thức cũng như hành vi.
Tuy nhiên vấn đề xung đột giữa nhận thức và hành vi của người dân được phân tích
chưa cụ thể cũng như chưa chỉ ra được nguyên nhân tại sao hành vi của người dân
lại không đi cùng nhận thức, có những nguyên nhân xã hội nào. [5;23]
“ Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng

khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường”. Luận văn Thạc
sĩ Quản lý khoa học và công nghệ-Thân Trung Dũng ( Làng nghề Sơn Mài Hà
Thái- Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội). Cho rằng, hầu hết các làng nghề, vấn đề
lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
22 | P a g e


đồng. Và từ đó làm nảy sinh những xung đột , mâu thuẫn trong cộng đồng. Mục
đích của luận văn mà tác giả muốn truyền tải : Tìm hiểu các biện pháp quản lý xung
đột môi trường trong quá trình phát triển làng nghề và giải pháp. [7;35]
Tác giả cho thấy những mâu thuẫn xảy ra chủ yếu giữa các nhóm làng nghề
với nhau, môi trường giữa nhóm các hộ gia đình làm nghề với những hộ gia đình
không làm nghề, giữa người dân làng nghề và cơ quan quản lý môi trường, mâu
thuẫn giữa chủ và thợ trong quá trình sản xuất.
Những mâu thuẫn thường xuất phát từ những nguyên nhân chính như thiếu
sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng về bảo vệ môi trường, do cạnh tranh thị
trường và nhu cầu tìm kiếm thị trường, do sự bất đồng trong quá trình sản xuất, do
hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập.
Trong luận văn Thạc sĩ Trương Thúy Hằng “ Hoạt động sinh kế chính của
hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh” 2009 cho ta cái nhìn tổng thể
tìm hiểu hoạt động sinh kế chính, những chiến lược sinh kế của các hộ gia đình tại
ba làng nghề của tỉnh Bắc Ninh (Đa Hội thuộc xã Châu Khê, Mẫn Xá thuộc xã Văn
Môn, Dương Ô thuộc xã Phong Khê). Mục đích nghiên cứu nhằm xem xét những
hoạt động kinh tế của những làng nghề tái chế ở Bắc Ninh đang phát triển như thế
nào? Người dân ở đây có những định hướng gì trong việc phát triển kinh tế, phát
triển làng nghề. Nghiên cứu các yếu tố như: nguồn lực con người, nguồn tài
nguyên, nguồn vốn tài chính, vốn văn hoá, xã hội, thể chế … tác động đến hoạt
động sinh kế chính, sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ gia đình làng nghề tài
chế ở Bắc Ninh. Nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình
đến môi trường sống và bảo tồn văn hoá phi vật thể của người dân làng nghề tái chế

ở Bắc Ninh. Qua nghiên cứu đánh giá được mức độ cần thiết của việc phân công lao
động trong từng hộ gia đinh, đề cập đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất
tái chế phế liệu. [10.30]

Hoạt động sinh kế của hộ gia đình và các yếu tố tác động

23 | P a g e


Bối cảnh bên ngoài
Mục tiêu:

Vốn tự nhiên

-Thu nhập

Con
người

Xã hội

-Đủ ăn
Chiến lược sinh kế

Tài
chính

Vật
chất


-Học vấn
-Phúc lợi
-Môi trường
-Thiên nhiên

Thể chế

Sinh kế bao gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động cần
thiết cho một kế sinh nhai ( Chambers and Conway-1992).
Theo nghiên cứu khảo sát tại 3 làng nghề năm 2007 thì hầu như ở đây không
còn hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân cẫn có đất nông nghiệp nhưng
không trực tiếp sản xuất mà cho thuê, cho mượn hoặc bỏ hoang. Công việc chính
của các hộ gia đình ở đây là sản xuất làng nghề. Lao động ở đây những người đứng
lên sản xuất và là chủ xưởng thường là những người trong làng, người lao động chủ
yếu từ những vùng khác tới do thu nhập ở các địa phương thấp hơn là ở làng nghề.
Hoạt động sản xuất tại các làng nghề gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn như
tình trạng tắc đường, khói bụi( nhôm, sắt, đồng, giấy), nước thải không qua xử lý
mà xả thẳng ra ngoài rãnh và mương máng gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng
đến nguồn nước sinh hoạt. Với những người dân ở đây dường như họ đa quen hoặc
có cách chung sống với những ảnh hưởng ở đây.
Môi trường suy thoái ảnh hưởng đến tất cả cộng đồng nhưng người nghèo bị
tác động nhiều hơn và khó chống đỡ hơn. Họ có ít cơ hội để chọn lựa.
Qua nghiên cứu này phần nào đã cho ta thấy rằng, trong sự phát triển làng
nghề cùng với sự phát triển kinh tế thì cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường.
24 | P a g e


Tuy nhiên, do con người còn chịu nhiều những tác động khác như thu nhập, đủ
ăn,..nên buộc họ phải lao động và sản xuất. Điều mà chúng ta quan tâm ở đây chính
là người lao động với thu nhập thấp cần được bảo về và chăm sóc về sức khỏe.

- Trong các tạp chí chuyên ngành:
Môi trường được tiếp cận qua nhiều hướng khác nhau: Môi trường với cách
tiếp cận dịch tễ học, sinh thái học, kinh tế học và xã hội học đã được Giáo sư Vũ
Cao Đàm tóm tắt trong bài viết ,“Nghiên cứu xã hội học trong sự phát triển của tư
tưởng môi trường” (Tạp chí xã hội học số 3, 4 , 1999). [11;47]
Trong bài viết tác giả phân tích và đưa ra các hướng mà xã hội học môi
trường quan tâm nghiên cứu bao gồm:

trường



Trách nhiệm của con người, của nhóm xã hội trong việc tàn phá môi



Sự tước đoạt lợi thế sử dụng tài nguyên của nhóm này trước nhóm kia

là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân xã hội của sự phá hoại môi trường.

Vai trò của các thiết chế xã hội trong việc bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu xã hội học trong sự phát triển của tư tưởng môi trường nhấn
mạnh đến nhân tố con người và quan hệ giữa các nhóm xã hội trước các vấn đề
môi trường. Tác giả phân tích qua các thông điệp về môi trường từ các hội nghi,
trong đó có hội nghị thượng đỉnh của liên hợp quốc về bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đất nước tại Rio De Janeiro là kết tinh của một hướng tiếp cận mớitiếp cận xã hội học. Phong trào môi trường trở thành phong trào xã hội rộng lớn, là
bộ phận hợp thành của phong trào đấu tranh chính trị với những khẩu hiệu về bảo
vệ môi trường sống, vì một chiến lược phát triển bền vững của xã hội loài người.
Trong bài viết tác giả khẳng định tầm quan trọng của khoa học nhân văn
trong nghiên cứu môi trường bên cạnh các hướng nghiên cứu khác. Qua đó, tác giả

đưa ra một cách khái quát các phương hướng nghiên cứu xã hội học môi trường:


Hướng tiếp cận xung đột môi trường cho rằng nguyên nhân sâu xa của

việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên của các
nhóm xã hội dẫn đến khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đồi chọi lợi ích. Có những
dạng xung đột sau: Xung đột nhận thức có căn nguyên từ nhận thức khác biệt nhau
25 | P a g e


×