VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỦY LAN
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TỔ
CHỨC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHÍNH
PHỦ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2016
VIỆN HÀN
LÂM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Nguyễn Thủy Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước......................7
1.1.1. Nghiên cứu về ngân sách Nhà nước, mối quan hệ giữa ngân sách Nhà
nước và đầu tư công........................................................................................ 7
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư và quản lý đầu tư công................ 8
1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước..................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu về chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng11
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung................... 12
1.2.3. Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng trong quản lý dự án........16
1.2.4. Nghiên cứu về thẩm định dự án đầu tư xây dựng................................19
1.3. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......20
1.3.1. Kết quả nghiên cứu đạt được...............................................................20
1.3.2. Hạn chế và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu............................... 20
1.3.3. Khung phân tích của luận án............................................................... 22
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. Đầu tư công, đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước................. 24
2.1.1.Đầu tư và đầu tư công.......................................................................... 24
2.1.2. Khái niệm, bản chất đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước25
2.2. Vốn, các nguồn hình thành, vốn đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư
xây dựng.......................................................................................................... 27
2.2.1. Vốn....................................................................................................... 27
2.2.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư........................................................28
2.2.3. Chi phí đầu tư xây dựng và vốn đầu tư xây dựng............................... 29
2.2.4. Quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước..........30
2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước34
2.3.1. Chu trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng...................................34
2.3.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà
nước34
2.3.3. Các hình thức quản lý dự án........................................................................ 53
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án.......................................... 59
2.4. Bài học kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước
của một số nước...............................................................................................63
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước của Trung
Quốc và Hàn Quốc........................................................................................ 63
2.4.2. Bài học kinh nghiệm............................................................................71
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNGBẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TỔ
CHỨCKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHÍNH PHỦ
3.1. Khái quát về tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ................73
3.1.1. Tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ................................73
3.1.2. Đặc điểm, các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ........74
3.1.3. Đặc điểm, phân loại dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà
nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ......................75
3.2. Thực trạng đầu tư của Nhà nước cho khoa học công nghệ ở Việt Nam.. 77
3.2.1. Thực trạng đầu tư của Nhà nước ở Việt Nam......................................77
3.2.2. Thực trạng đầu tư của Nhà nước cho khoa học công nghệ..................78
3.3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước tại các
tổ chức khoa học công nghệ thuộc Chính phủ.................................................85
3.3.1. Quản lý phạm vi, qui hoạch, kế hoạch................................................ 85
3.3.2. Quản lý chuẩn bị đầu tư, lập thẩm định và phê duyệt thiết kế............86
3.3.3. Quản lý hoạt động đấu thầu.................................................................86
3.3.4. Hoạt động quản lý chất lượng............................................................. 95
3.3.5. Quản lý tiến độ.................................................................................... 97
3.3.6. Quản lý chi phí và vốn đầu tư............................................................. 99
3.3.7. Quản lý giai đoạn kết thúc đầu tư công trình đi vào sử dụng............107
3.4. Đánh giá chung..................................................................................... 107
3.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................... 107
3.4.2. Hạn chế..............................................................................................110
3.4.3. Nguyên nhân......................................................................................114
Chương 4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNGBẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TỔ CHỨCKHOA
HỌC CÔNG NGHỆ THUỘC CHÍNH PHỦ
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế.............................................................117
4.1.1. Bối cảnh quốc tế……………………………………………………117
4.1.2. Bối cảnh trong nước.......................................................................... 118
4.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển các tổ chức khoa học công nghệ thuộc
Chính phủ thời gian tới..................................................................................119
4.2.1. Quan điểm phát triển......................................................................... 119
4.2.2. Định hướng phát triển........................................................................120
4.2.3. Mục tiêu phát triển.............................................................................120
4.3. Giải pháp đổi mới quản lý dự án tại các tổ chức khoa học và công nghệ
thuộc Chính phủ.............................................................................................122
4.3.1. Nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính.............................................122
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện dự án......................................126
4.3.3. Đổi mới hoạt động quản lý tài chính dự án....................................... 131
4.3.4. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy nguồn nhân lực..............134
4.3.5. Nhóm giải pháp về đổi mới quy trình quản lý và kiểm tra giám sát 139
4.4. Một số kiến nghị................................................................................... 142
4.4.1. Đối với Nhà nước..............................................................................142
4.4.2. Kiến nghị với các tổ chức khoa học công nghệ thuộc Chính phủ.....144
KẾT LUẬN.................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPM
Critical Path Method
CCPM
Critical Chain Project Management
DAĐT
Dự án đầu tư
DTXD
Dự toán xây dựng
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
EPC
Engineering-Procurement of Goods-Construction
FDI Foreign Direct Investment
ISO
The International Organnization for Standardization
KH-CN
Khoa học và Công nghệ
KHĐT
Kế hoạch đấu thầu
KH-TC
Kế hoạch tài chính
KTNN
Kiểm toán Nhà nước
KT-TC
Kinh tế tài chính
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MPM
Metra potential method
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSTW
Ngân sách Trung ương
ODA
Official Development Assistance
ODF
Official development finance
PCCC
Phòng cháy, chữa cháy
PMC
Project Management Consultancy
PMI
Project Management Institute
PERT
Program Evaluatian and Review Technique
PPP
Public Private Partnership
QĐĐT
Quyết định đầu tư
QLCL
Quản lý chất lượng
QLDA
Quản lý Dự án
TMĐT
Tổng mức đầu tư
TVGS
Tư vấn giám sát
UBND
Ủy ban nhân dân
VASS
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(Vietnam Academy of Social Sciences)
VAST
Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam
(Vietnam Academy of Science and Technology)
XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu đầu tư công Việt Nam từ 2006-2014 theo giá hiện hành... 75
Bảng 3.2. Kinh phí đầu tư XDCB từ NSNN cho các tổ chức KH-CN thuộc
Chỉnh phủ giai đoạn 2006-2015......................................................................80
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đấu thầu các dự án theo hình thức đấu thầu từ
năm 2010 -2015...............................................................................................90
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đấu thầu các dự án theo lĩnh vực đấu thầu từ năm
2010 - 2015......................................................................................................93
Bảng 3.5. Danh mục các dự án chậm tiến độ giai đoạn 2006-2015.................98
Bảng 3.6. Dự toán -giải ngân -tạm ứng -thanh toán các dự án giai đoạn 20102015...............................................................................................................101
Bảng 3.7. Kết quả kiểm toán kiến nghị giảm chi đầu tư xây dựng................104
Bảng 3.8. Tổng hợp quyết toán hoàn thành giai đoạn 2006-2015.................106
Bảng 4.1. Tổng hợp vốn trung hạn 2016-2020 của các tổ chức KH-CN thuộc
Chính phủ......................................................................................................120
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tổng mức đầu tư dự án........................................................................48
Hình 2.2. Nội dung quản lý dự án.......................................................................53
Hình 3.1. Tổng dự toán chi NSNN giai đoạn 2006-2010 và dự toán chi đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ương...........................................................81
Hình 3.2. Tổng dự toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và chi đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ương......................................................82
Hình 3.3. So sánh dự toán chi ĐTXD cho KHCN từ NSTW và chi ĐTXD cho
các tổ chức KHCN thuộc Chính phủ...................................................................83
Hình 3.4.So sánh tổng dự toán chi ĐTXD của VASS và VAST........................84
Hình 3.5.So sánh các hình thức đấu thầu............................................................91
Hình 3.6.So sánh các lĩnh vực đấu thầu..............................................................94
Hình 3.7. Dự toán-giải ngân-tạm ứng-thanh toán các dự án ĐTXD................102
Hình 4.1. Mô hình ban quản lý dự án công trình chuyên ngành, ban quản lý dự
án công trình khu vực........................................................................................136
Hình 4.2. Mô hình tư vấn quản lý dự án điều chỉnh.........................................137
Hình 4.3. Mô hình tổng thầu xây dựng.............................................................138
Hình 4.4. Qui trình tổ chức thực hiện dự án......................................................140
Hình 4.5. Qui trình tổ chức đấu thầu.................................................................141
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý dự án đầu tư công là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề quản lý dự án đầu tư công nói chung,
quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) từ ngân sách Nhà nước (NSNN) nói
riêng đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó đầu tư cho phát
triển khoa học và công nghệ (KH-CN) cũng không là ngoại lệ, đã thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước đổi
mới cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập, trong đó bao gồm các đơn vị sự nghiệp khoa học. Một trong những
hướng đổi mới là tạo dựng đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, để có điều kiện giao
tài sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, bảo toàn, xác định khấu
hao đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế,trên cơ
sở đó có lộ trình từng bước cho hoạt động chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tự
chịu trách nhiệm, giảm dần tỷ lệ hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập nói chung, các đơn sự nghiệp KH-CN nói riêng.
Có thể nói, thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho KH-CN
nói chung, các tổ chức KH-CN công lập thuộc Chính phủ nói riêng, trong đó
chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu
khoa học. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN đã góp phần không nhỏ vào quá trình
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc như: tăng cường đáng kể
diện tích làm việc, nâng cấp và xây dựng mới một số viện nghiên cứu chuyên
ngành, các phòng thí nghiệm, xây dựng và bảo quản các kho tư liệu quí, các
trung tâm thông tin, tư liệu-thư viện... Nhìn chung, hoạt động quản lý dự án
(QLDA) ĐTXD từ nguồn vốn NSNN tại các tổ chức KH-CNthuộc Chính
10
phủbước đầu đi vào nề nếp, thứ tự ưu tiên được xác định theo quy hoạch được
duyệt...Tuy nhiên, hầu hết tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với kế hoạch;
Quá trình thực hiện có nhiều thay đổi trong thiết kế, cơ cấu vốn, tổng mức đầu
tư (TMĐT); Hoạt động hạch toán kế toán và báo cáo định kỳ chưa được thực
hiện; Công tác quyết toán công trình hoàn thành còn chậm và yếu; Hoạt động
bảo hành, bảo trì còn lúng túng; Công tác kiểm tra giám sát của cấp quyết
định đầu tư (QĐĐT) chưa được duy trì thường xuyên do chưa có quy
trìnhquản lý hữu hiệu; Mô hình QLDA đã lỗi thời...không còn phù hợp với
những quy định mới của Nhà nước. Vậy làm thế nào để hoạt động QLDA đầu
tư xây dựng từ NSNN tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ đáp ứng được
yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước, tiết kiệm, chống lãng phí
và đảm bảo mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại theo các
chuẩn mực quốc tế, khu vực, phục vụ hiệu quả hoạt động nghiên cứu, đào tạo,
tư vấn chính sách như quy hoạch phát triển các tổ chức này đến 2020 và tầm
nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong bối cảnh đó, vấn đề: “Đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng
bằng vốn ngân sách Nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc
Chính phủ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên
ngành quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ thực trạng QLDA ĐTXD tại
các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ giai đoạn 2006-2015, chỉ ra những mặt
đã làm được, còn hạn chế, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp đổi mới
hoạt động này tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; nghiên cứu kinh
nghiệm QLDA vốn Nhà nước một số nước trong khu vực để rút ra bài học.
- Hệ thống một số khái niệm về QLDA ĐTXD bằng vốn NSNN, làm rõ
nội dung QLDA ĐTXD bằng vốn NSNN;
- Đánh giá thực trạng QLDA ĐTXD bằng vốn NSNN tại các tổ chức
KH-CN thuộc Chính phủ, rút ra một số tồn tại và phân tích nguyên nhân;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và đổi mới QLDA
ĐTXD bằng vốn NSNN tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN
tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quá trình tổ chức quản lý, thực hiện dự án ĐTXD bằng
vốn ĐTXD tập trung từ NSNN.
- Về không gian:Dự án ĐTXD tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ.
- Về thời gian: Từ 2006-2015 và định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trên
cơ sở phươngpháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương
pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm làm rõ cơ sở lý luận của nội
dung và hình thức của hoạt động QLDA đầu tư xây dựng từ vốn NSNN, đồng
thời kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có để tổng kết kinh nghiệm và rút ra
bài học từ các nước trong khu vực về vấn đề QLDA đầu tư xây dựng bằng
vốn Nhà nước cho lĩnh vực KH-CN.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện khảo sát các cán bộ đã và
đang hoạt động QLDA tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ theo mẫu
phiếu tại phụ lục 1. Số phiếu phát ra 135 phiếu, số phiếu thu về 124 phiếu.
Trên cơ sở số phiếu thu về, luận án sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp
với phần mềm SPSS để xác định tần suất các ý kiến. Ngoài ra, luận án thực
hiện phỏng vấn sâu 5 chuyên gia có kinh nghiệm về QLDA đầu tư xây dựng
tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân tích tỷ lệ và so sánh đối chứng: Luận án
sử dụng số liệu thứ cấp của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Số liệu sơ
cấp qua phỏng vấn sâu tại các tổ chức KH-CN thuộc Chính phủ, kết hợp với
phân tích tỷ lệ và so sánh đối chứng nhằmđánh giá thực trạng, rút ra những
mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, làm rõ các nguyên nhân chủ quan,
khách quan.
- Phương pháp phân tích tổng hợp và tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở
khung lý thuyết phân tích thực trạng, luận án làm rõ bối cảnh trong nước,
quốc tế tác động đến KH-CN nói chung, đến các tổ chức KH-CN thuộc Chính
phủ nói riêng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLDA ĐTXD
bằng nguồn vốn NSNN, làm rõ bản chất ĐTXD bằng vốn NSNN, chỉ ra sự
khác nhau giữa chi phí ĐTXD và vốn ĐTXD.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá dự án tại các giai đoạn: Thẩm định
dự án để ra quyết định phê duyệt; Thực hiện dự án để đánh giá chất lượng
quản lý; Kết thúc dự án để đánh giá hiệu quả quản lý.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLDA ĐTXD bằng vốn NSNN tại các
tổ chức KHCN thuộc Chính phủ, chỉ ra những mặt ưu nhược điểm và phân
tích nguyên nhân;
- Đề xuất một số nhóm giải pháp đổi mới QLDA ĐTXD bằng vốn
NSNN: Nhóm giải pháp nguồn lực tài chính; Nhóm giải pháp tổ chức thực
hiện; Nhóm giải pháp cơ cấu bộ máy tổ chức; Nhóm giải pháp qui trình quản
lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
dự án (QLDA) đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (NSNN), đề
xuất một số quan điểm về: Bản chất đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN và
QLDA đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN; Sự khác nhau giữa chi phí đầu tư
xây dựng và vốn đầu tư xây dựng.
- Về thực tiễn: Từ đánh giá thực trạng, chỉ ra thành công, hạn chế và
nguyên nhân, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp đổi mới hoạt động
QLDA đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN tại các tổ chức khoa học công nghệ
thuộc Chính phủ, trong đó hệ thống tiêu chí đánh giá và qui trình quản lý có
thể áp dụng cho các tổ chức KHCN công lập trong hoạt động QLDA đầu tư
xây dựng bằng vốn NSNN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảoluận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng
bằng vốn ngân sách Nhà nước.
Chương 3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân
sách Nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ.
Chương 4. Giải pháp đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn
ngân sách Nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ.
Chương1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu về ngân sách Nhà nước, mối quan hệ giữa ngân sách
Nhà nước và đầu tư công
Thuật ngữ “ngân sách Nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời
sống KT-XH và hoạt động tài chính ở mọi quốc gia, nó gắn liền với sự xuất
hiện, hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương
thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Đến nay, quan
niệm về NSNN còn khác nhau, tùy theo cách tiếp cận, mục đích nghiên
cứu,người ta đưa ra định nghĩa, khái niệm về NSNN. Có thể kể đến nghiên
cứu của các tác giả người Mỹ như: Mabel Waker (1889-1963), một trong
những người đầu tiên đề cập đến lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ
chi NSNN trong cuốn“Municipal Expenditures” (Tài chính công) xuất bản
năm 1930 [127]. Những nghiên cứu bước đầu đó chưa thỏa mãn các nhà
nghiên cứu. Mườinăm sau, nhà chính trị học V.O Key (1908-1963) trong một
bài báo nổi tiếng “The Lack of a Budgetary Theory” (Sự khiếm khuyết một lý
thuyết ngân sách)đã đề cập đến các vấn đề tồn tại khi không có một lý thuyết
ngân sách, đồng thời phân tích tầm quan trọng của ngân sách trong quản lý
kinh tế vĩ mô cũng như khuynh hướng phân bổ ngân sách của Chính phủ
[117].Năm 1996, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Lawrence L.Martin và
Peter M.Kettner đã nghiên cứu về các phương thức thực hiện NSNN trong
cuốn “Measuring the Performance of Human Service Programs”(Đo lường
hiệu suất trong dịch vụ con người) [120] bao gồm:Phương thức theo khoản
mục; Phương thức theo công việc thực hiện; Phương thức theo các chương
trình trọng điểm quốc gia; Phương thức theo đánh giá kết quả đầu ra... phát
triển các lý thuyết về NSNN, nhóm tác giả Dwight H.Perkins, Steven Radelet,
David L.Lindauer trong ấn phẩm“Economics of Development” (Kinh tế học
phát triển)năm 1983 (tái bản lần thứ 6 năm 2010) đã khẳng định “Khía cạnh
chi tiêu trong NSNN được tạo thành từ các khoản chi đầu tư phát triển cùng
với một loạt các chi tiêu thường xuyên được gọi là chi thường xuyên” [66].
Nghiên cứu mối liên hệ giữa NSNN và đầu tư công, các tác giả
Wolfgang Strteeck và Daniel Martens sau khi khảo sát tình hình đầu tư công
tại Mỹ, Đức và Thụy Điển, giai đoạn 1981-2007, đã chỉ ra các mối quan hệ
giữa đầu tư công và các chính sách xã hội trong bài viết “Fiscal Austerity and
Public Investment”(Thắt lưng buộc bụng và đầu tư công) [124]. Bài viết cũng
đồng thời đề cập đến các chính sách khắc khổ và cơ cấu chi đầu tư công phải
thắt chặt trong điều kiện ngân sách hạn hẹp như thế nào để đạt hiệu quả cao,
hạn chế nợ công và thâm hụt NSNN.
1.1.2. Nghiên cứu quản lý dự án đầu tư và quản lý đầu tư công
Với tư cách là một ngành khoa học, QLDA phát triển từ quá trình hoạt
động trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng từ
rất sớm. Có thể nói, một trong những người đặt nền móng cho hoạt động lập
kế hoạchvà kiểm soát dự án là nhà cơ khí người Mỹ Henry Laurence
Gantt (1861-1919). Ông cũng phát minh ra biểu đồ quản lý tiến độ, kỹ thuật
dự án theobiểu đồ ngang (biểu đồ Gantt năm 1910). Đến nay, biểu đồ Gantt
vẫn được sử dụng vì nó đơn giản dễ hiểu và dễ ứng dụng. Henri Fayol (18411925), kỹ sư người Pháp đã nghiên cứu và tìm ra các chức năng của quản lý,
là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý
chương trình mục tiêu quốc gia sau này. Cùng thời gian này, Frederick
Winslow Taylor (1856-1915) - kỹ sư người Mỹ, cũng có những nghiên cứu
bước đầu cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm: cấu trúc phân bổ
nguồn lực phân chia công việc theo thời gian và tiến độ dự án. Các nghiên
cứu của các tác giả nói trên phần lớn được tổng hợp qua kinh nghiệm thực tế
quản lý và điều hành một công đoạn cụ thể của quá trình thực hiện dự án, do
đó chưa có một cái nhìn tổng thể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một dự án.
Tiếp tục phát triển lý thuyết của Garrt, các nhà quản lý của Mỹ và Pháp cho ra
đời các phương pháp QLDA theo đường Găng (đường tới hạn) và sơ đồ mạng
(CPM-Critical Path Method; MPM-Metra potential method; Pert- Program
Evaluatian and Review Technique…) đánh dấu một bước quan trọng trong
QLDA theo phương pháp hiện đại có sự ứng dụng của công cụ khác như kinh
tế lượng, mô hình toán, phần mềm máy tính…
QLDA đánh dấu một kỷ nguyên mới khi thập niên 60 của thế kỷ XX đã
chính thức công nhận là một ngành khoa học phái sinh từ ngành khoa học
quản lý với sự ra đời của Viện Quản lý Dự án (Project Management Institute PMI) tại Học viện Công nghệ Georgia của Mỹ năm 1969. Đến nay, Viện
QLDA này vẫn là tổ chức tin cậy hàng đầu thế giới của các nhà QLDA
chuyên nghiệp học tập, nghiên cứu. Năm 1983, PMI cho ra đời lần đầu và
năm 2013 tái bản lần thứ 5 cuốn sách“A Guide to the Project Management
Body of Knowledge- PMBOK Guide”(Hướng dẫn kiến thức cơ bản trong
quản lý dự án) [121]. Có thể nói, đây là cuốn sách “cẩm nang” cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý về qui trình tổ chức thực hiện chung nhất đối với
các loại hình dự án. Tuy nhiên, do được trình bày khái quát và trong môi
trường pháp lý khác, nên tại Việt Nam việc ứng dụng nó khi tổ chức thực hiện
dự án gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu về QLDA nói chung, một số tác giả
người nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này như: Gary Rheelkens (năm 2001)
trong cuốn “Project Management” (Quản lý dự án) [77] cung cấp những bài
học về các kỹ năng cơ bản trong QLDA để hướng tới sự thành công. Bằng
phong cách đàm thoại, nhận thức tình huống thực tế giúp người đọc dễ hiểu,
dễ hình dung, nhưng để áp dụng, cần phải có sự tổng hợp và khái quát hóa.
Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và dịch ra tiếng Việt vào năm
2007.Vấn đề QLDA được nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực để ứng
dụng cụ thể cho từng chuyên ngành như trong cơ khí và xây dựng như
cuốn“Project Management for Engineering and Constructions” (quản lý dự
án về thiết kế và xây dựng) của Oberlender,G.D (2000) [125]; Hay trong lĩnh
vực kỹ thuật nói chung như nghiên cứu của Schwalbe Kathy
(2004),“Information Technical Project Management” (Thông tin quản lý dự
án kỹ thuật) [116].Các nghiên cứu này đều khẳng định chu trình QLDA phải
trải qua 3 giai đoạn nhưng phân tích nội dung và đưa ra những tiêu chí đánh
giá tại mỗi giai đoạn của các lĩnh vực không giống nhau.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tư vấn trong QLDA xây dựng các
khu công nghiệp tại Trung Quốc được phản ánh qua bài viếtcủa tác giả Jian
Zuo, Tony YF(2007)“The project management consultants in Chinese
construction industry - The roles and responsibilies”(Tư vấn quản lý dự án –
Luật và việc chấp hành)([130] đã phân tích cơ sở lý luận, ưu nhược điểm của
mô hình tư vấn QLDA (PMC) qua đó khẳng định mô hình PMC đảm nhận tốt
hoạt động QLDA từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc đi vào sử dụng
thông qua hợp đồng ủy quyền của chủ đầu tư. Bài viết cũng đề xuất vấn đề
QLDA đầu tư công theo mô hình QLDA chuyên nghiệp, độc lập cũng như
kiến nghị khung pháp lý cho hoạt động của PMC. Tuy nhiên do giới hạn
nghiên cứu của tác giả chỉ phỏng vấn các công ty tư vấn tại Bắc Kinh và
Thẩm Quyến nên các đề xuất đưa ra chưa toàn diện.
Cùng quá trình tổ chức thực hiện dự án, vấn đề đánh giá hiệu quả dự án
đầu tư công được nhiều tổ chức thế giới quan tâm nghiên cứu.Nhóm tác giả
Hassan Hakimian & Erhun Kula, Đại học Tổng hợp Luân Đôn, năm 1995,
cũng cho rằng, đánh giá dự án có hiệu quả hay không chính là xem xét các chi
phí dự án bỏ ra và lợi ích của dự án mang lạitrong cuốn“Investment and
Project Appraisal” (Đầu tư và thẩm định dự án) [115].Các tác giả đã khẳng
định, lợi ích và chi phíphải được xem xét từ hai phía tư nhân và Nhà nước để
đảm bảo tính hài hòa.
Liên quan đến đánh giá hiệu quả đầu tư công, nhóm tác giả Anand
Rajaram,Nataliya Biletska, Jim Brumby, Tuấn Lê Minh sau thời gian làm việc
cho Ngân hàng thế giới, nghiên cứu về các chính sách tài chính cho tăng
trưởng ở các quốc gia, năm 2010 có bài viết:“A DiagnosticFramework for
Assessing Public Investment Management”(Khung chuẩn cho đánh giá hoạt
động đầu tư công)[122].Bài viết cung cấp một cách tiếp cận thực tế và khách
quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công cho các Chính phủ gồm đặc
trưng cơ bản như: Nghiên cứu định hướng đầu tư;Chuẩn bị đầu tư;Thẩm định
dự án;Đánh giá độc lập khi thẩm định; Lập dự toán dự án; Tổ chức thực hiện;
Điều chỉnh dự án (nếu thấy cần thiết); Giám sát từ cơ sở; Đánh giá kết quả
thực hiện dự án. Tuy nhiên các tác giả không đưa ra một phương pháp cụ thể
cho quá trình đánh giá hay quản lý tổ chức thực hiện dự án, mà chỉ đưa ra
những khung định hướng để đánh giá các giai đoạn chính của quá trình
QLDA đầu tư công. Ngoài ra, khung được thiết kế để thúc đẩy quá trình thực
hiện định kỳ tự đánh giá của các hệ thống đầu tư.
1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng
NSNNđóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, tăng trưởng kinh tế
và giải quyết các vấn đề xã hội.Vì thế, quản lý NSNN hiệu quả, tiết kiệm,
đảm bảo cân đối các nguồn lực trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà
khoa học, các nhà quản lý ở các cấp, các ngành.Chi đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB) là một trong những nội dung quan trọng của chi NSNN, vì thế vấn
đềquản lý chi đầu tưXDCB từ NSNN là đề tài được không ít tác giả quan tâm
nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề này tại một địa bàn, luận án tiến sĩ của Trịnh
Thị ThúyHồng (2012), “Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh Bình Định”[39] đề cập đến nội dung và phương pháp lập dự toán
chi, chấp hành chi, quyết toán chi và thanh kiểm tra quá trình chi NSNN. Tác
giả phân tích và kiểm chứng các nguyên nhân và hạn chế trong quản lý chi
NSNN đối với các dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mặc dù các giải
pháp đưa ra có tính thực tiễn cao nhưng do cách tiếp cận của đề tài, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu đến hoạt động quản lý chi tức là quản lý vốn và chi phí
của dự án nên chưa đề cập nhiều đến quản lý chất lượng (QLCL), quản lý tiến
độ là những vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chi NSNN.
Tiếp cận vấn đề quản lý chi vốn XDCB từ NSNNtừ cơ quan cấp phát
vốn, luận văn thạc sĩ của Vũ Hồng Sơn (2007) “Hoàn thiện công tác quản lý
chi vốn XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước” [83] tập trung
nghiên cứu các vấn đề tổng quan về vốn đầu tư XDCB, phân tích thực trạng
quá trình quản lý chi NSNN đối với các dự án XDCB qua kho bạc Nhà nước,
đánh giá những mặt mạnh, mặt còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân và các giải
pháp khắc phục. Song do phạm vi nghiên cứu, nên tác giả quan tâm nhiều đến
thủ tục chứng từ theo các văn bản qui phạm pháp luật, chưa quan tâm toàn
diện đến chu trình quản lý dự án, các giải pháp tác giả nêu ra còn rời rạc.
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung
Sau Luật Xây dựng (năm 2003) và Luật Đấu thầu (năm 2005) được
Quốc hội thông qua cùng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về
ĐTXD, hoạt động QLDA ngày càng được các nhà khoa học, các nhà quản lý
quan tâm nghiên cứu.
Một số nghiên cứu phần lớn đề cập đến việc trình bày các kiến thức
chung nhất về tổ chức quản lý thực hiện dự án ĐTXD, các biện pháp pháp tổ
chức kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng, kỹ thuật tại hiện trường như các
tác giả: Nguyễn Văn Đăng (2005) “Quản lý dự án”[25] và “Quản lý dự án
xây dựng” [26]; Nguyễn Mạnh Hùng (2006), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình”[42]; Bùi Ngọc Toàn chủ biên (2006)“Tổ chức quản lý, thực hiện
dự án xây dựng công trình” [95]; Trịnh Quốc Thắng (2007), “Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình” [89]; Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng đồng chủ
biên, (2012) “Quản lý dự án đầu tư xây dựng” [30]...Tuy nhiên, do đề cập
nhiều đến vấn đề QLDA tại hiện trường nên các tác giả tiếp cận quản lý chi
phí theo cách thông thường tức là quản lý các chi phí tạo nên sản phẩm xây
dựng, chưa phân biệt giữa quản lý chi phí và quản lý vốn ĐTXD, một nội
dung quan trọng của quá trình QLDA.
Cùng vấn đề này, một số tác giả đã phân tích sâu hơn về một số nội
dung cụ thể trong quá trình QLDA như quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý
tiến độ, khối lượng, chất lượng, quản lý các chi phí, quản lý vật tư trang thiết
bị, quản lý nhân lực, quản lý thông tin của dự án như các nghiên cứu của: Bùi
Mạnh Hùng, Bùi Ngọc Toàn, Đào Tùng Bách, Trần Anh Tú đồng chủ biên
(2012), “Quản lý các nguồn lực của dự án đầu tư xây dựng công trình”[41];
PGS.TS Thái Bá Cẩn (2009), “Phân tích và quản lý dự án đầu tư” [8]; Từ
Quang Phương (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư [68]…Hầu hết các
nội dung được đề cập mang tính khái quát cho QLDA đầu tư xây dựng nói
chung với các loại nguồn vốn, nên chưa sâu, chưa cụ thể đối với nguồn vốn
NSNN, không phân tích kỹ qui trình lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung
hạn, do đó khó áp dụng trong thực tế với các đơn vị không chuyên ngành xây
dựng, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp
công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học được Nhà nước đảm
bảo 100% kinh phí…
Một số tác giả khác đã nghiên cứu, phân tích và đi đến khẳng định: Để
quản lý tốt hoạt động ĐTXD nói chung phải nâng cao chất lượng QLDA từ
chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và khai thác sử dụng như nội dung cuốn
“Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của Nguyễn Mạnh Hùng (2006)
[42]. Tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của DAĐT, nội dung QLDA,
yêu cầu quản lý nhà nước về ĐTXD. Nhưng tác giả chỉ phân tích dưới dạng
cụ thể hóa các văn bản qui phạm pháp luật, chưa đưa ra các kiến nghị cụ thể
và không đề cập nhiều đến vấn đề quản lý vốn và chi phí đầu tư của dự án.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Đức (2012) “Nghiên cứu một số giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng
vốn nhà nước” [32] đã luận giải nội hàm khái niệm “chất lượng quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình” làm cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá
chất lượng quản lý dự án ĐTXD thời gian qua. Tác giả đã chỉ ra mối liên hệ
giữa ba phương diện cơ bản của một dự án và khẳng định: Để nâng cao chất
lượng QLDA đầu tư xây dựng từ vốn NSNN phải kết hợp giữa mục đích thực
hiện dự án (kết quả đạt được), chi phí nguồn lực hợp lý và tiến độ đúng kế
hoạch. Tuy nhiên trong các giải pháp của mình, tác giả mới đề xuất hai nhóm
giải pháp chính là cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, chưa quan tâm nhiều đến
các giải pháp về tài chính.
Nghiên cứu vấn đề quản lý dự án ĐTXD tại các ngành, các lĩnh vực
khác, như luận án tiến sĩ của Trần Văn Khôi (1999), “Đổi mới công tác lập và
quản lý các dự án đầu tư, tăng năng lực thiết bị của doanh nghiệp xây dựng
giao thông” [52] đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về
công tác QLDA đầu tư, tăng năng lực thiết bị thi công của doanh nghiệp. Tác
giả đã sử dụng hệ thống số liệu thứ cấp của ngành, đánh giá thực trạng và đề
xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới quy trình lập và quản lý các dự án
mua sắm, tăng năng lực thiết bị cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao
thông vận tải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường; Luận án tiến sĩ của
Lê Thanh Hương (2005), “Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam” [44] đã phân tích,
đánh giá hiện trạng quá trình tổ chức thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng cho ngành giao thông vận tải tại Việt Nam, bao gồm: các nguồn vốn, tìm
ra các nguyên nhân, tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách
cho hoạt động QLDA trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Có thể nói, các
nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến vấn đề QLDA bằng vốn NSNN
trong các ngành, lĩnh vực như giao thông, xây dựng…không đề cập vấn đề
quản lý dự án ĐTXD đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
KH-CN nên các tiêu chí đánh giá dự án khó có thể áp dụng.
Liên quan đến vấn đề QLDA, tiếp cận từ các góc độ quản lý Nhà nước,
luận án tiến sĩ của Tạ Văn Khoái (2009) “Quản lý nhà nước đối với dự án
đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước ở Việt Nam” [51] đã đề cập đến các
vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với dự án ĐTXD từ NSNN.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dự án ĐTXD ở
một số nước, tác giả đề cao vai trò kiểm tra giám sát của các cấp có thẩm
quyền trong hoạt động ĐTXD và đề xuất những giải pháp chủ yếu trong hoạt
động quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTXD ở Việt Nam; Luận án tiến sĩ
của Nguyễn Thị Bình, (2013) “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”
[4] đã nghiên cứu sâu vấn về quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTXD lĩnh
vực hạ tầng giao thông trong điều kiện kinh tế thị trường. Tác giả đã nhấn
mạnh vấn đề quản lý quy hoạch và tư vấn quốc tế rất quan trọng đối với các
dự án ĐTXD bằng vốn NSNN tại Bộ Giao thông - Vận tải qua đó đề xuất hệ
thống giải pháp hoàn thiện.
1.2.3. Nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng trong quản lý dự án
Quản lý vốn đầu tư là một trong vấn đề quan trọng nhất của QLDA đầu
tư xây dựng, vì thế vấn đề này được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Luận án
tiến sĩ của các tác giả: Nguyễn Mạnh Đức (1994) “Hoàn thiện cơ chế quản lí
nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam” [31] vàNguyễn Ngọc
Định (1996) “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản ở Việt Nam” [21]bước đầu nghiên cứu vấn đề vốn đầu tư XDCB trong
nền kinh tế thị trường, đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi
cơ chế kinh tế. Với cách tiếp cận quản lý vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng
nên những giải pháp mà các tác giả đưa ra tập trung đến sự thích ứng của hoạt
động quản lý vốn trong đầu tư XDCB chuyển đổi cơ chế thị trường. PGS.TS
Thái Bá Cẩn (2003) trong cuốn: “Quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng”
[9], giới thiệu những đặc trưng cơ bản về cơ chế quản lý ĐTXD ở Việt Nam
qua các thời kỳ, đồng thời tập trung nghiên cứu, phân tích về cơ chế quản lý
tài chính và đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm ngăn ngừa lãng phí, thất
thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
Đi sâu nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư từ NSNN, nhiều tác giả lại
tiếp cận vấn đề này dưới góc độ vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước. Với
đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ
thống Kho bạcnhà nước ở Việt Nam” (2003), luận án tiến sĩ của Lê Hùng Sơn
[80] đã tập trung phân tích sâu vấn đề chất lượng quản lý tài chính của các dự
án đầu tư, thông qua đánh giá thực trạng, đã đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý tài chính của dự án đầu tư qua hoạt động kiểm soát chi
củahệ thống kho bạc Nhà nước.