Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS bình long KHóa luận tốt nghiệp lớp CBQLGD bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.11 KB, 52 trang )

Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ, vị Lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta luôn mang hoài bão cao cả “
Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đất nước ta hoàn toàn được độc
lập, dân tộc ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành” Bác cũng đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên
vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ phần lớn vào công học tập của các em” và khi
Cách mạng tháng Tám thành công vào tháng tám năm 1945 với sự ra đời của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, Bác cũng đã ký ngay Sắc lệnh
thành lập Nha “Bình dân học vụ” đây cũng là cơ sở pháp lý đầu tiên để chính
quyền cách mạng diệt “giặc dốt” một trong ba thứ giặc rất nguy hiểm có thể làm
cho đất nước suy vong.
Xuất phát từ tình hình trên, ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần II, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII và được khẳng định lại nhiều lần trong các kì
Đại hội sau này đã xác định nhiệm vụ của Ngành Giáo dục-Đào tạo là: “Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học, hoàn thành phổ cập THCS
trong cả nước vào nam 2010, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng
kinh tế khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các
vùng lãnh thổ...” và cũng trong chính Chỉ thị số 32/1999 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT cũng đã xác định “Tiếp tục phát triển quy mô trên cơ sở chất lượng,
nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Luật giáo dục, chuẩn bị điều kiện để
triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS trong cả nước ” và trong Luật phổ
cập giáo dục cũng đã quy định một cách rõ ràng như sau “Tất cả trẻ em Việt
Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 phải được phổ cập bắt buộc”
Để các Nghị quyết của Đảng, Chủ trương, Chỉ thị của các cấp lãnh đạo đi
vào thực tế một cách triệt để đúng như tinh thần mà Đảng ta đã nhiều lần khẳng
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.


1


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

định coi “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và là động lực để phát triển
các ngành kinh tế xã hội trong toàn quốc ” thì điều đầu tiên là phải tạo ra cho
được một xã hội học tập ở mọi nơi, không ngoại trừ vùng sâu, vùng xa, các vùng
có kinh tế khó khăn. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh bỏ
học đã và đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội
mà đặc biệt thời gian gần đây sau khi Phó chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và toàn ngành giáo dục phát động thực hiện
cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung” “ Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo
và việc ngồi nhầm lớp của học sinh” đã và đang được xã hội hết sức quan tâm.
Hiện nay đang nảy sinh những thực tế hết sức đáng lo ngại về tình trạng học
sinh bỏ học ở nhiều cấp mà đặc biệt là cấp THCS, một cấp học hết sức quan
trọng trong quá trình hình thành nhân cách cũng như đây là bước đầu lĩnh hội
các tri thức của nhân loại.
Đây là một thực trạng hết sức đáng lo ngại cho toàn Đảng và toàn dân ta
trong giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là ảnh hưởng đến tiến trình thực
hiện phổ cập giáo dục THCS trong cả nước. Trước tình hình đó, việc tìm ra một
biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất, khả thi nhất là cực kì cần thiết và cấp
bách hơn bao giờ hết. Để thực hiện được công việc này, mỗi người, mỗi ngành
đều phải có trách nhiệm mà cụ thể là tại địa phương mình, tại trường mình và tại
chính trong mỗi gia đình mình. Chính vì điều đó tôi thiết nghĩ cần phải tìm ra
“Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở bậc THCS”
là hết sức cần thiết và thiết thực trong khóa luận Tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng cán
bộ quản lý giáo dục bậc THCS nhằm góp một phần nhỏ nhưng không thể thiếu

được trong việc hoàn thành sự nghiệp cao cả “Trồng người” mà bất kì một xã
hội nào cũng tôn vinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

2


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
hiện tượng bỏ học của học sinh .Tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi
trong việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh trường THCS Bình
Long.Vận dụng vào công tác quản lý trong trường học nhằm góp phần thực hiện
tốt chủ trương phổ cập giáo dục của Đảng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến hiện tượng bỏ học của học sinh ở
trường THCS.
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng và làm rõ nguyên nhân bỏ học của học sinh
trong toàn quốc, ở các tỉnh, các xã trong huyện và đặc biệt là ở trường THCS
Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
- Xây dụng hệ thống các biện pháp quản lý khả thi nhất áp dụng vào quản
lý trường học để giúp ngăn ngừa đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học ở
các cấp và đặc biệt là ở cấp THCS và cụ thể hơn là ở trường THCS Bình Long,
Bình Sơn, Quảng Ngãi.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở
trường THCS Bình Long-Bình Sơn-Quảng Ngãi.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi qua các năm học: 2006-2007; 2007-2008 và học kỳ I của năm học
2008-2009.
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

3


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài và vận dụng tốt đề tài vào thực tiễn quản lý nhà trường, đề
tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu về văn kiện của Đảng, Nhà nước và của
ngành giáo dục. Nghiên cứu sách, giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường
THCS, các tạp chí và các bài báo. Các tài liệu đã được nghiên cứu, phân tích, hệ
thống hoá sử dụng trong phần lý luận của đề tài và sắp xếp thành thư mục tham
khảo.
4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Điều tra số lượng học sinh trong các năm học qua các sổ theo dõi công tác
chuyên môn của nhà trường, sổ họp Hội đồng sư phạm của nhà trường, sổ kế
hoạch của nhà trường, sổ sinh hoạt Đoàn, Đội, sổ theo dõi công tác phổ cập giáo
dục của địa phương, sổ theo dõi sĩ số học sinh hàng tháng của nhà trường, sổ
theo dõi kế hoạch và thi đua của đội để nắm bắt tình trạng bỏ học của học sinh.
- Ngoài ra còn sử dụng các phiếu điều tra, thăm dò ý kiến của giáo viên, học
sinh và phụ huynh trong toàn trường và trên địa bàn xã Bình Long, huyện Bình

Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Điều tra về trình độ học vấn, tình hình phát triển kinh tế, đời sống của nhân
dân địa phương. Điều tra về các hoạt động xã hội, phong tục tập quán và các
hoạt động giáo dục khác có ảnh hưởng đến công tác giáo dục ở địa phương.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, Bản thân trực tiếp phỏng vấn nhiều giáo
viên, học sinh, và phụ huynh trên địa bàn xã Bình Long.
4.3. Phương pháp quan sát

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

4


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân, cùng một số đồng nghiệp trực
tiếp quan sát các hoạt động: Học tập, vui chơi, rèn luyện thể chất và các hoạt
động khác của các em của học sinh ở trường và cả ở gia đình.
- Quan sát các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của giáo viên trong nhà
trường.
- Quan sát các hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các Ban ngành ở địa
phương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Từ đĩ kiểm chứng và so sánh kết quả trong nghiên cứu , đối chiếu lý thuyết với
thực tế.
4.4. Phương pháp thống kê toán học
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu
thống kê học sinh bỏ học trực tiếp từ quá trình giảng dạy và công tác tại trường
THCS Bình Long. Sau đó vẽ biểu đồ. Nhận xét và phân tích hiện tượng bỏ học
của học sinh qua biểu đồ.
4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dùng các số liệu, bảng biểu để so sánh hiện tượng học sinh bỏ học qua các
năm học nhằm làm nổi bật vấn đề đặt ra. Từ đĩ phân tích rút ra nhận định ,đánh
giá và đề xuất biện pháp trước thực trạng hiện nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận khoa học về hoạt động ngăn ngừa
học sinh bỏ học ở trong nhà trường Trung học cơ sở.
- Giúp cho người quản lý giáo dục tìm ra được nguyên nhân dẫn đến học sinh
bỏ học và đồng thời có giải pháp cụ thể giúp cho người quản lý giáo dục chỉ đạo
và thực hiện có hiệu quả trong đơn vị của mình.

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

5


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

-Đề tài thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần giảm tỉ lệ học sinh bỏ học đáng kể
và giúp cho công tác phổ cập giáo dục ở xã Bình Long, huyện Bình Sơn luôn
được duy trì và mang tính chất bền vững.

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

6


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Thế nào là học sinh bỏ học?
Theo các nhà giáo dục học trên thế giới và đặc biệt là các chuyên gia
UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc) thì "Một
học sinh được xác định bỏ học là một học sinh rời trường trước khi kết thúc năm
học cuối cùng của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào" (trích
trong tạp chí về vấn đề lưu ban-bỏ học, trang 38 của Hội tâm lý Giáo dục học
Việt Nam năm 1992)
1.1.2 Thế nào là biện pháp vận động học sinh ra lớp (chống bỏ học)?
Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh là sự tác động của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục để hạn chế, phòng ngừa hiện
trượng bỏ học của học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Đảng và Nhà
nước và của Ngành đề ra.
1.2 Vị trí vai trò của hoạt động dạy học và phổ cập giáo dục THCS
Chúng ta đã biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc THCS là bậc chuyển
tiếp của bậc tiểu học và cũng là nền tảng cho bậc học tiếp theo là bậc THPT hay
một số ít các em đi vào học ở các trường dạy nghề, chính vì vậy mà bậc học
THCS cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu bậc học này các em được trang
bị kỹ kiến thức thì chắc chắn việc học tập ở THPT hoặc đi học ở các trung tâm,
các cơ sở dạy nghề các em sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập và
rèn luyện.
Nhưng trong thực tế cho thấy hiện tượng bỏ học của học sinh ở bậc THCS
còn diễn ra khá phổ, biến nhất là các vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

7


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long


chậm phát triển. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội ở địa phương. Đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành phổ cập
giáo dục THCS trong cả nước vào năm 2010.
Luật giáo dục cũng đã nói rõ "Tất cả trẻ em Việt Nam từ 6-14 tuổi được phổ
cập bắt buộc".
-Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Nghị quyết TW II
của Đảng đã nêu rõ.
+ Thực sự coi giáo dục - đạo tạo là quốc sách hàng đầu.
+ Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
+ Phát triển giáo dục - đào tạo phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế,
văn hoá - xã hội, khoa học, công nghệ an ninh quốc phòng.
+ Giáo dục - đào tạo phải đi trước sự phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho sự phát triển của đất nước.
+ "Con người là vốn quý", là "Nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội" đây là luận điểm đã được khẳng định trong các Đại hội của
Đảng trong nhiều năm qua.
Mọi chủ trương chính sách đều nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng con
người, làm cho "Mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội và dân chủ" Đảng và
Nhà nước ta đã chăm lo đến việc học của nhân dân nhằm "Thực hiện một nền
giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi,
trách nhiệm của công dân" (Nghị quyết TW Đảng khoá VII).
Học sinh THCS là một chỉnh thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển và
là một nhân cách đang hình thành. Đặc điểm đó tạo khả năng cho học sinh
THCS tiếp thu giáo dục THCS, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. Học
sinh THCS phát triển theo định hướng hình thành nhân cách. Vì vậy những gì
giáo dục cho trẻ em phải chọn lọc, đúng đắn lành mạnh, phương pháp giáo dục
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.


8


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

phải phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận
lợi để cho trẻ em phát triển tốt.
- Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của con
người. Giáo dục theo sự phát triển của xã hội loài người, thực hiện chức năng tái
sản xuất lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới có hiệu quả hơn bằng cách
phát huy tiềm năng, năng suất lao động cao hơn cho xã hội. Mặt khác, giáo dục
cũng có tác động to lớn trong việc xây dựng tư tưởng chi phối cho toàn xã hội,
xây dựng lối sống lành mạnh, tạo ra một trình độ văn hoá chuẩn chung cho toàn
xã hội.
- Văn hoá là chìa khoá, nền tảng của sự phát triển. Do vậy học tập nghiêm túc
đến nơi, đến chốn giúp con người tiếp thu một cách có hệ thống và trọn vẹn các
tri thức văn hoá của loài người, giúp con người tự chủ năng động sáng tạo, có
niềm tin và tự hào của dân tộc, có ý thức vươn lên, có năng lực đi vào thực tiễn
cuộc sống, góp phần làm cho "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh", nâng cao được mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
- Phổ cập giáo dục là nhằm làm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội có một
trình độ giáo dục đào tạo nhất định, là nhiệm vụ của tất cả các ngành trong nước
nói chung, và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Nghị quyết TW IV khóa VI
của Đảng đã nêu "Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học phát triển tích
cực vững chắc và từng bước tiến tới phổ cập giáo dục THCS''. Đó là sự khẳng
định việc học là con đường tất yếu bắt buộc phải chọn nhằm xoá bỏ cảnh nghèo
nàn lạc hậu; tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại, phục vụ cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và hoà nhập vào cộng đồng thế
giới.

Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về công
tác giáo dục đang gặp nhiều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nông
thôn, hải đảo có kinh tế chậm phát triển, do tác động tiêu cực của mặt trái nền
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

9


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến phụ huynh học sinh. Thêm vào đó
cơ sở vật chất của nhiều trường xuống cấp, phương tiện phục vụ cho việc dạy
học thiếu thốn, cảnh quan và hoạt động của trường chưa thu hút học sinh. Trong
những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có nhiều cải tiến về chế độ cho giáo
viên song đến nay, nguồn thu nhập của giáo viên còn thấp so với các ngành khác
trong xã hội. Do đó vẫn còn một số ít giáo viên chưa nhiệt tình, chưa tận tâm với
nghe, hơn nữa việc cơ cấu, bố trí phân bổ giáo viên chưa cân đối, chưa hợp lý ở
các bộ môn đào tạo; vẫn còn một số giáo viên giảng dạy còn yếu, chưa đủ chuẩn
về mặt chuyên môn, nghiệp vụ nên bất cập với yêu cầu đổi mới của nền giáo dục
hiện nay.
Chính từ những nguyên nhân trên đã tác động không nhỏ đến quá trình học
tập của học sinh, các em không hứng thú đến trường, đến lớp, từ đó dẫn đến
chán học rồi bỏ học của học sinh đã và đang được báo động nhiều nơi. Bởi lẽ,
việc bỏ học của học sinh sẽ tạo ra cho xã hội một bộ phận lao động không đồng
nhất, tốn nhiều thời gian và kinh phí khi phải đào tạo lại làm mất khá nhiều kinh
phí và thời gian của mỗi người, của toàn xã hội và dĩ nhiên là sự phát triển của
xã hội sẽ bị kiềm hãm và nguy cơ tụt hậu là không tránh khỏi.
Từ những cơ sở trên, việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh THCS
là rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ
giáo dục - đào tạo mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, trước hết phổ cập giáo dục

THCS là nhiệm vụ, mục tiêu của người cán bộ quản lý giáo dục quản lý trường
học. Chính vì vậy, hiện tượng bỏ học của trẻ em ở độ tuổi quy định là hiện
tượng không bình thường, cần phải nghiên cứu và giải quyết kịp thời.
1.3. Nguyên nhân bỏ học của học sinh
Dựa vào thực trạng bỏ học của học sinh chúng ta có thể chia ra các nguyên
nhân cơ bản sau:
1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

10


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

- Do nhận thức chưa đúng đắn tầm quan trọng của việc học nên một số không
nhỏ học sinh không có nhu cầu về học tập, mặt dù các em được sinh trưởng
trong những gia đình có đủ điều kiện để học tập.
- Do thích đua đòi ăn diện, tiêu xài phung phí, thích tỏ ra mình là người lớn,
muốn tự thân kiếm tiền cho riêng mình để phục vụ bản thân.
- Do không xác định được động cơ học tập nên dẫn đến mất căn bản về kiến
thức, kết quả học tập giảm sút, mặc cảm với bạn bè chán nản bỏ bê việc học tập
và rồi bỏ học.
- Do ở lứa tuổi này, cơ thể phát triển nhanh, bản thân có nhiều biến đổi về
mặt tâm sinh lý dẫn đến khó hoà nhập với bạn bè, thích ăn chơi kiếm tiền.
1.3.2 Nguyên nhân khách quan.
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không đủ cung cấp cho việc học.
- Bản thân một số học sinh sức khoẻ yếu, mắc bệnh tật, hoặc do bị tai nạn.
Hoàn cảnh gia đình gặp chuyện không may như cha mẹ ly hôn v.v….
- Do những nguyên nhân từ phía xã hội như:

+ Sự tác động của cơ chế thị trường và mặt trái của nó đã làm cho một số
người sùng bái đồng tiền, quên cả việc học.
+ Coi nặng lối sống thực dụng xem thường việc học.
+ Sự bố trí, sắp xếp công việc làm của xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của
người lao động, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra
trường chưa có việc làm kịp thời.
Từ những nguyên nhân cơ bản trên đã tạo ra hệ quả là không tạo sự hấp dẫn
lôi cuốn học sinh đến trường. Xã hội còn nhiều tệ nạn lôi kéo cám dỗ làm giao
động tư tưởng, làm suy thoái đạo đức học sinh. Nếu không kịp thời giáo dục uốn
nắn thì các em dễ bị sa ngã, mắc nhiều khuyết điểm dẫn đến bỏ học.
- Do những nguyên nhân từ phía nhà trường như:
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

11


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Nội dung, phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu thực tế việc học
của học sinh hoặc có thể do những định kiến trong quan hệ thầy trò, những mâu
thuẫn trong tình bạn…
Từ những cơ sở trên ta có sơ đồ nguyên nhân bỏ học của học sinh như
sau:
XÃ HỘI
Nền kinh tế, xã hội phát triển chậm
Tổ chức, sắp xếp việc làm còn nhiều bất cập.
Tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng.
Công tác xã hội hóa giáo dục thực sự chưa phát
triển mạnh.


HỌC SINH
Nhận thức sai trái về nhiệm vụ học
tập.
Động cơ học tập sai lầm.
Những định kiến, mặc cảm…
- Sức khỏe không đảm bảo.

BỎ
HỌC

NHÀ TRƯỜNG
Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học chưa thực sự lôi cuốn học sinh.
Môi trường học tập không đảm bảo

GIA ĐÌNH
Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Định hướng, nhận thức không đúng đắn.
Những biến cố xấu không may xảy ra với gia đình.
Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn, chỉ bảo
hằng ngày

Như vậy thực trạng bỏ học của học sinh là một thực trạng xã hội bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân như đã nêu trên, do đó muốn khắc phục hiện tượng
học sinh bỏ học cần phải có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa các lực
lượng trong xã hội. Nếu không sẽ tạo ra hệ lụy tất yếu như sau:

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

12



Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Tình trạng trẻ em phạm pháp đang là một vấn đề xã hội rất bức xúc. Có
nhiều nguyên nhân dẫn các em vào con đường tội lỗi. Trước hết là trách nhiệm
của gia đình. Phải nhận thấy môi trường gia đình có tác động mạnh mẽ tới sự
hình thành nhân cách trẻ em, đó là môi trường giao tiếp đầu tiên của trẻ, những
đứa trẻ lớn lên đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự chăm sóc, giáo dục của gia
đình. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có nhiều người giàu lên một cách nhanh
chóng, do mải mê kiếm tiền mà họ đã bỏ quên trách nhiệm dạy dỗ con cái và
phó mặc cho nhà trường. Có những gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc
gia đình rơi vào tình trạng “ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, cha mẹ ly thân,
ly hôn… do đó con cái không được dạy dỗ, chăm sóc chu đáo, thiếu tình thương
của cha mẹ, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và kết cuộc dẫn đến việc bỏ học và
phạm pháp là điều đương nhiên. Thực tế cho thấy, từ việc bỏ học lang thang, bụi
đời đến phạm pháp chỉ trong gang tấc.
Trẻ em phạm pháp còn do ảnh hưởng từ môi trường xã hội, với sự mọc
lên nhan nhản những tụ điểm như karaoke trá hình, cà phê đèn mờ, văn hóa
phẩm độc hại, những trang web bẩn, ma túy, mại dâm… một nghiên cứu về tội
phạm trong thanh thiếu niên cho thấy đây là lứa tuổi đang có những thay đổi lớn
về tâm sinh lý. Từ gia đình bước vào một môi trường xã hội rộng lớn, nhiều biến
động, sự cố với tâm lý bồng bột, dễ xúc cảm, non nớt, thiếu kinh nghiệm nên dễ
bị kích động, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, hình thành những băng nhóm tội phạm có tổ
chức… dù rằng, những đứa trẻ kia có sa vào con đường phạm pháp bởi nguyên
nhân nào thì cũng phải thấy một điều là sau lưng các em luôn thiếu bóng dáng
của sự chăm lo, giám sát, sự quan tâm cần thiết của những người thân trong gia
đình các em. Từ những đứa trẻ lang thang trên đường phố, bởi nghèo đói bất
hạnh gia đình hay bất mãn cuộc đời, đến những đứa trẻ được nuông chiều quá
mức đều có thể là những nguyên nhân tình cờ ngẫu nhiên hay có ý thức xô đẩy

các em đến với con đường phạm pháp. Trẻ em phạm pháp là đáng thương hơn
đáng trách. Tương lai của các em đang ở phía trước. Chính vì vậy, gia đình nhà
trường và toàn xã hội cần có sự phối hợp tích cực hơn nữa để hành động, thường
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

13


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

xuyên tuyên truyền, giáo dục giúp đỡ đối tượng trẻ em nhất là các em có thể rơi
vào các hoàn cảnh gia đình như đã nêu trên để giúp các em có ý thức và biết
định hướng cho mình trong tương lai tránh những cạm bẫy của cuộc sống.
1.4. Những định hướng cơ bản
Để có biện pháp ngăn ngừa hiện tượng học sinh bỏ học chúng ta cần phải
có những định hướng cơ bản sau:


Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân
về vai trò vị trí và sự quan trọng của công tác học tập nhằm nâng cao nhận
thức và giác ngộ của quần chúng nhân dân đối với giáo dục, từ đó họ sẽ là lực
lượng quan trọng động viên được con em khắc phục những khó khăn trước mắt
để học tập, tạo một tiền đề quan trọng của một xã hội học tập.



Địa phương và nhà trường tạo mọi điều kiện, vận dụng nhiều chính sách
thông thoáng đối với người học nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của
học sinh của địa phương mình.




Tạo ra sự hấp dẫn trong các hoạt động vui chơi ở nhà trường. Thay đổi
phương pháp giảng dạy, tránh cách dạy áp đặt “ thầy đọc trò ghi” phát huy tính
tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập và vui chơi của học sinh. Tạo ra các
mối quan hệ thầy trò hòa nhã vui vẻ, đúng mực, trong sáng. Hạn chế và khắc
phục những ràng buộc, những yêu cầu quá sức từ nhà trường đối với các em
học sinh.



Như tất cả chúng ta đều biết, học sinh tồn tại, vận động và phát triển với
tư cách là một nhân tố trung tâm của quá trình dạy-học, quá trình giáo dục…
Học sinh vừa là đối tượng giảng dạy, giáo dục đồng thời cũng là chủ thể nhận
thức, chủ thể tự giáo dục. Nó có mối quan hệ mật thiết với các nhân tố khác
trong quá trình dạy-học, giáo dục, do đó các nhân tố này ảnh hưởng đến các
hoạt động học tập của học sinh. Hiện tượng bỏ học của học sinh một phần là
do ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố trên.

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

14


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Chính vì vậy, trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chúng ta sẽ làm rõ những
ảnh hưởng của các nhân tố đó; ví dụ như:
- Mục đích, nhiệm vụ dạy học chưa thiết thực ở điểm nào?
- Nội dung chương trình quá khó, hay quá tải ở phần nào, điểm nào?

- Phương pháp, phương tiện dạy học có điều gì không phù hợp, kìm hãm sự
phát triển tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh?
- Đối với giáo viên có những hạn chế gì về chuyên môn, phong thái lên lớp,
phong cách giáo dục?
Từ đó chúng ta có cơ sở để đề xuất những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng
bỏ học của học sinh ngay từ khi chúng chỉ là những mầm mống trong lúc còn đi
học.
Hiện tượng bỏ học của học sinh còn liên quan mật thiết với quá trình phát
triển kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa bàn trường học.
Ở nước ta, với sự đổi mới trong kinh tế, từ một nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước.
Ngoài những mặt tích cực thúc đẩy nền kinh tế với mức tăng trưởng cao trong
nhiều năm liền nó còn tạo ra một mặt trái hết sức nguy hiểm đó là: tạo ra cho
con người có tư tưởng sùng bái đồng tiền, coi trọng sức mạnh của đồng tiền, tạo
ra sự phân hóa giầu nghèo nhanh chóng và đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội và rồi từ đó sẽ dẫn đến việc nghỉ
học là không tránh khỏi.
Ngoài ra hiện tượng bỏ học của học sinh còn gắn liền với các đặc điểm tâm
sinh lý riêng mà đặc biệt là tâm sinh lý của tuổi mới lớn. Khả năng nhận thức và
nhân cách của từng học sinh, những đặc điểm này cũng đã chi phối đến các hoạt
động dạy học và giáo dục ở nhà trường.
Thật vậy, trong thực tế có những học sinh mặc dù hoàn cảnh kinh tế gặp rất
nhiều khó khăn, sức khỏe có hạn chế nhưng do xác định đúng động cơ học tập,
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

15


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long


có ý thức tự vươn lên và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội.
Ngược lại, một số học sinh có đầy đủ điều kiện để học tập, nhưng do ý thức
kém, ham chơi, sa đà không quan tâm đến việc học dẫn đến học yếu rồi dần dần
dẫn đến bỏ học. Chính vì thế, chúng ta có thể nói yếu tố cá nhân cũng đóng một
vai trò không kém phần quan trọng trong việc gây nên hiện tượng bỏ học của
học sinh.
Hiện tượng bỏ học của học sinh là một hiện tượng không bình thường trong
xã hội, nó đã, đang, và sẽ gây nên những hậu quả khôn lường trong xã hội như
làm trì trệ quá trình phát triển kinh tế – văn hóa - xã hội của đất nước. Đặc biệt
là làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
cũng như việc thực hiện chương trình phổ cập giáo dục THCS và tiến đến phổ
cập giáo dục bậc THPT trong tương lai. Để có được một đất nước phát triển về
mọi mặt thì đòi hỏi mọi người phải học để tạo thành một xã hội học tập nhằm
nâng cao dân trí, song hiện tượng bỏ học của học sinh là một thực trạng khá phổ
biến hiện nay, nó xảy ra ở mọi nơi mọi vùng miền trong đất nước ta. Vì vậy
trong quá trình ngiên cứu chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân chính
dẫn đến hiện tượng bỏ học của học sinh hiện nay và tìm ra các giải pháp cơ bản
và hữu hiệu nhất để tiến đến giảm dần và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng bỏ học
của học sinh.
1.5. Một số số liệu về học sinh bỏ học
1.5.1. Tình hình học sinh bỏ học chung trong toàn quốc
Những năm vừa qua tình hình học sinh bỏ học có hướng giảm dần, đến đầu
năm 2008 tỷ lệ học sinh bỏ học lại tăng lên. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT về
số học sinh bỏ học trong học kỳ 1 năm học 2008 – 2009. Tính đến hết tháng 122008 có trên 86.000 học sinh bỏ học chiếm 0,56% trong tổng số học sinh trên
toàn quốc.

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

16



Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng ngãi trong năm học 20072008 toàn tỉnh có 2.772 học sinh bỏ học, trong đó huyện Bình Sơn có 222 học
sinh bỏ học.
1.5.2. Tình hình học sinh THCS bỏ học của huyện Bình Sơn
Huyện Bình Sơn có tất cả 24 trường THCS, với tổng số 15.354 học sinh. Tại
thời điểm tháng 12 (năm 2008) thuộc năm học 2008-2009, toàn huyện Bình Sơn
có 145 học sinh bỏ học, trong đó số học sinh THCS bỏ học là 142 em, chiếm tỉ
lệ 0,93 %. Số học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu
là kinh tế khó khăn, chưa xác định được việc học. Đây là vấn đề nan giải không
chỉ đối với ngành giáo dục mà còn nhiều của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương và của các Hội đoàn thể. Vì vậy là cấp học đã phổ cập cần được duy trì
và giữ vững để góp phần thực hiện tốt chủ trương phổ cập giáo dục của Đảng.
1.5.3. Tình hình học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long
Tình trạng học sinh bỏ học ở trường còn cao, trong học kỳ 1 năm học 20082009, toàn trường có 5 em bỏ học chiếm tỉ lệ 0,99 %.(5/504). Nếu không chấn
chỉnh kịp thời thì số em bỏ học sẽ tăng lên. Vì các em ở độ tuổi nầy rất dễ hay
bắt chước và làm theo một cách vô ý thức, việc bỏ học dẫn đến việc tiếp thu
kiến thức các môn học bị hạn chế, ít hiểu bài, làm bài không được, dẫn đến chán
học và bỏ học luôn.
Việc bỏ học của học sinh làm ảnh hưởng đến phong trào chung của nhà
trường của địa phương nhất là việc duy trì và giữ vũng phổ cập giáo dục.
Kể từ năm học 2005-2006 trở về trước, tỉ lệ học sinh bỏ học của trường
tương đối khá cao. Những năm gần đây tỉ lệ bỏ học của học sinh trường THCS
Bình Long có phần giảm hơn song vẫn còn cao so với mặt bằng tổng thể trong
toàn huyện. Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương, đã
áp dụng nhiều biện pháp dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp để thực hiện
nhưng kết quả chưa cao, số học sinh bỏ học vẫn còn tương đối nhiều.
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.


17


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Kết luận
Học sinh bỏ học là một vấn đề không bình thường trong nhà trường. Do đó
cần có sự quan tâm tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành, các tổ chức, xã hội,
các đoàn thể , gia đình và nhà trường.
Qua xem xét hiện tượng bỏ học của học sinh, cần phải quán triệt được các
quan điểm đổi mới trong công tác giáo dục hiện nay, giải quyết các mâu thuẫn
trong cách thực hiện toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội, đặc biệt thực hiện chính
sách xã hội. Phải giải quyết vấn đề này ở tầm vĩ mô chứ không phải của riêng
ngành giáo dục hay riêng của nhà trường .

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

18


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2. 1 Đặc điểm tình hình chung
2.1.1 Đặc điểm về địa phương
Bình Long là một xã nằm ở trung tâm Huyện Bình Sơn, phía Bắc giáp thị
trấn Châu Ổ, phía Nam giáp xã Bình Hiệp, có đường quốc lộ 1A chạy qua và
được nối với nhiều tuyến giao thông ngày càng phát triển nên việc đi lại có
nhiều thuận lợi cho học sinh và phụ huynh khi đưa con em đến trường. Toàn xã

có 6 thôn với 6500 người, tập trung phần lớn sống bằng nghề thuần nông, việc
áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, kinh tế chậm
phát triển nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, nhiều phụ
huynh chưa quan tâm đến việc học của con em nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự
nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
2. 1.2. Đặc điểm của trường THCS Bình Long năm học 2008-2009
Trường THCS Bình Long ở gần thị trấn Châu Ổ, nằm ven quốc lộ 1A , gần
với ngã ba đường cao tốc nối liền khu kinh tế Dung Quất. Do đó trong công tác
giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh có nhiều thuận lợi.
Về cơ sở vật chất
-Đầu năm số lượng phòng học tương đối tạm đủ để phục vụ giảng dạy và
học tập, nhưng thiếu phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu,
chưa xây dựng được các kho chứa thiết bị theo phòng bộ môn.
-Bàn ghế: nhà trường đã tu bổ, sửa chữa, có đủ để bố trí hợp lý đảm bảo cho
việc học tập cuả học sinh. Tuy nhiên, chất lượng bàn ghế chưa tốt cho công tác
giảng dạy.
-Thiết bị nghe nhìn đầy đủ nhưng chưa có phòng học vi tính.

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

19


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

-Sách giáo khoa và sách tham khảo tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc
nghiên cứu và tham khảo cuả giáo viên và học sinh.
-Thư viện có đầy đủ các loại sách theo quy định và đạt tiêu chuẩn thư viện
chuẩn 01 theo tiêu chuẩn Quốc gia.
-Thiết bị phục vụ cho việc dạy thay sách giáo khoa các lớp tương đối đầy đủ.

Về đội ngũ CB - GV -CNV nhà trường
-Tổng số cán bộ, giáo viên: 28 ( nữ 12)
Trong đó: Ban giám hiệu: 02, tổ KHTN:12, tổ KHXH&NN:13, Kế toán: 01
-Trình độ chuyên môn:
Đại học: 08, Cao đẳng sư phạm 12+3: 17, Cao đẳng tài chính-Kế toán : 01
-Giáo viên dạy giỏi: Cấp tỉnh: 4, cấp huyện: 15, giáo viên giỏi cấp cơ sở: 4
-Số lượng Đoàn viên: 3, Đảng viên: 9
Về học sinh
Trong năm học 2008-2009 trường có 12 lớp với tổng số học sinh 504 em
trong đó có 254 nữ. Cụ thể như sau:
Khối lớp
6
7
8
9
Tổng cộng

Tổng số (em)
136
112
131
125
504

Nữ (em)
65
57
68
64
254


Thuận lợi
-Được PGD&ĐT Bình Sơn thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chặc chẽ.
-Được Đảng Uỷ-Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân, ban đại diện cha mẹ
học sinh cùng các hội đoàn thể trong xã giúp đỡ, phối hợp và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho nhà trường và hội đồng sư phạm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

20


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

-Trường THCS Bình Long có chi bộ Đảng lãnh đạo gồm 9 đồng chí đảng
viên
-Phần lớn giáo viên là người địa phương, thuận tiện cho việc kết hợp giữa
giáo viên và chính quyền địa phương giáo dục học sinh.
-Tập thể hội đồng sư phạm có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong công
tác và đời sống.
-Đa số giáo viên được đào tạo chính quy, vững vàng về chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm. Hầu hiết giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có
năng lực giảng dạy toàn cấp từ lớp 6 đến lớp 9.
-Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh chiếm đại đa số nên nắm vững và thực
hiện tốt phương pháp giảng dạy.
-Tất cả giáo viên bộ môn được tập huấn chuyên môn về thay sách giáo khoa
các lớp từ 6 đến 9, nhất là do SGD tổ chức nên cũng đã nắm được phương pháp
cũng như chương trình và cách thức soạn, rút kinh nghiệm giảng dạy, đảm bảo
nâng cao chất lượng đối với tất cả các môn thay sách.
-Tập thể GV có tinh thần đoàn kết, ý thức được việc tự giác học hỏi để nâng
cao trình độ và năng lực chuyên môn cũng như soạn giảng nhằm nâng cao chất

lượng và quản lý giáo dục học sinh.
Khó khăn
-Cơ sở vật chất mới tạm đủ cho học sinh ngồi học, phương tiện phục vụ cho
giảng dạy và học tập còn thiếu, chưa đáp ứng theo yêu cầu.
-Giáo viên môn Văn thừa, nhưng thiếu bộ môn khác nên phải dạy chéo môn,
số tiết không đồng đều. Chất lượng giảng dạy và học tập so với yêu cầu vần còn
thấp.
-Vẫn còn một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc giáo dục và học tập của
con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

21


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

-Tình trạng học sinh chưa chấp hành tốt nội qui nhà trường, lười học. trốn
giờ, có biểu hiện vô lễ vẫn còn.
-Một số thanh thiếu niên bỏ học thường hay đến khu vực trường lôi cuốn học
sinh bỏ học, đánh lộn, phá hoại tài sản của nhà trường.
2.2 Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tìm hiểu kết quả bỏ học của học sinh Trường Trung học cơ
sở Bình Long qua 2 năm và học kỳ I năm học 2008-2009 cụ thể như sau:
2.2.1. Thống kê số liệu bỏ học của học sinh trong 3 năm
*Năm học 2006- 2007
Khối lớp

Tổng số học Tổng số học

6

7
8
9
Tổng cộng

sinh đầu
140
129
144
147
560

sinh cuối
138
128
142
144
552

Số học sinh bỏ học
Số lượng

Tỉ lệ ( % )

2
1
2
3
8


1,43
0,78
1,38
2,04
1,43

Bảng 1: Minh họa số học sinh bỏ học trong năm học 2006-2007
*Nhận xét
Qua bảng 1 cho thấy số lượng học sinh bỏ học ở lớp 6, 8 và lớp 9 có tỷ lệ
cao hơn học sinh ở lớp 7.
*Nguyên nhân
Đối với lớp 6 do các em bị hỏng kiến thức học yếu, chán học và bị lôi cuốn
bởi số học sinh bỏ học của các trường lân cận kể cả số học sinh trong trường đã
bỏ học ở những năm học trước, một phần bị dụ dỗ bỏ học đi làm ăn. Đối với lớp
8 và lớp 9 do lớn tuổi, một phần kinh tế khó khăn, chưa xác định mục đích của
việc học
*Năm học 2007 – 2008
Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

22


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

Khối lớp

Tổng số học Tổng số học

Số học sinh bỏ học


sinh đầu

sinh cuối

Số lượng

Tỉ lệ ( % )

113
năm
132

2

1,74

7

115
năm
133

1

0,75

8

126


125

1

0,79

9

138

136

2

1,45

Tổng cộng

512

506

6

1,17

6

Bảng 2: Minh họa số học sinh bỏ học trong năm học 2007-2008
*Nhận xét

Qua bảng 2 so với bảng 1 tỷ lệ học sinh bỏ học ở lớp 8 và lớp 9 có phần
giảm, nhưng tỉ lệ bỏ học ở lớp 6 có chiều hướng gia tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học
của lớp 7 có chiều hướng giảm. Nhìn chung tỉ lệ học sinh bỏ học đa giảm đi so
với năm học trước.
*Nguyên nhân.
Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều biện pháp kịp thời như phân công
giáo viên đến từng gia đình học sinh bỏ học vận động các em ra lớp, tổ chức các
hoạt động ngoại khóa và hoạt động thể dục thể thao nhằm tạo các em hứng thú
học tập nên việc bỏ học cũng có phần giảm so với năm trước.

*Năm học 2008 – 2009
Khối lớp
6

Tổng số học Tổng số học
sinh đầu
136

sinh cuối
134

Số học sinh bỏ học
Số lượng

Tỉ lệ ( % )

2

1,47


Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

23


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

7

112

111

1

0,89

8

131

130

1

0,76

9

125


124

1

0,80

Tổng cộng

504

499

5

0,99

Bảng 3: Minh họa số học sinh bỏ học vào cuối học kỳ I năm học 20082009
* Nhận xét
Bảng 3 cho thấy so với bảng 1 và 2, tỷ lệ học sinh bỏ học ở lớp 7 có tỉ lệ
giảm chưa đáng kể, nhưng tỷ lệ học sinh bỏ học ở lớp 6, lớp 8 và lớp 9 giảm
khá nhiều.
*Nguyên nhân
Do các em nhận thức đúng mục đích việc học, nhà trường luôn tổ chức các
chương trình hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, các hoạt động khác thường
xuyên diễn ra và liên tục thu hút học sinh đến trường, mặt khác có sự kết hợp
hoạt động tích cực của hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm hưởng ứng tốt cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học
sinh tích cực” để vận động học sinh trở lại học tập, yêu trường mến lớp, mặt
khác nhà trường tiến hành tăng cường phụ đạo cho các học sinh yếu, kém, động

viên, tuyên dương kịp thời sự cố gắng của học sinh, nên tỉ lệ bỏ học đã giảm đi
khá nhiều.
* Tổng hợp số liệu bỏ học của học sinh trong 3 năm theo khối lớp
Khối lớp

Tổng số học Tổng số học

Số học sinh bỏ học

sinh đầu

sinh cuối

Số lượng

Tỉ lệ ( % )

6

391

385

6

1,53

7

374


371

3

0,80

8

401

397

4

1,00

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

24


Một số biện pháp quản lý, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Bình Long

9

410

404


6

1,46

Tổng cộng

1576

1557

19

1,20

Bảng 4: Minh họa số học sinh bỏ học trong 3 năm

Người thực hiện: Đặng Đạm - Trường THCS Bình Long- Bình Sơn-Quảng Ngãi.

25


×