Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

skkn HIỆU TRƯỞNG xây DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.38 KB, 28 trang )

HIỆU TRƢỞNG XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH NĂM HỌC 2015-2016

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT là vô cùng quan trọng góp
phần đảm bảo thành công trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Trong công tác quản
lý nội dung xây dựng kế hoạch chương trình hành động từ đầu năm giữ vai trò định
hướng giúp hiệu trưởng có nhận định đúng đắn và khách quan về tình hình thuận
lợi và khó khăn của trường. Từ đó đưa ra các giải pháp quan trọng có vai trò quyết
định sự thành công thực hiện mục tiêu năm học.
Trong những năm qua, tại Đồng Nai việc xây dựng chương trình hành động
và tổ chức thực hiện chương trình năm học của hiệu trưởng các trường THPT học
đã có nhiều bước chuyển biến và được tiến hành có hiệu quả, song cũng vẫn còn
chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của công tác quản lý giáo dục trong tình

hình hiện nay.

1


Ngày 04 tháng 11 năm 2013 Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Ngày 16/7/2015 tôi được ban lãnh đạo Sở GD & ĐT Đồng Nai giao nhiệm
vụ tại đơn vị mới trường THPT Nguyễn Trãi, là người đứng đầu một đơn vị trường
học, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình đã áp dụng đó là “ hiệu trưởng
xâydựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học của
trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2015-2016”.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Năm học 2015-2016, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch hành


động của ngành Giáo dục, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD & ĐT tại công văn số 4223 ngày 25/08/2015
về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục GDTH năm học 2015-2016.

2


Thực hiện theo KH số 2079/KH-SGD&ĐT của Sở GD & ĐT Đồng Nai
ngày 7/9/2015 về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Thuận lợi
Trường THPT Nguyễn Trãi được thành lập trường, theo QĐ 1219/UBT
ngày 30-08-1983 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và QĐ 189/QĐ-BGD ngày
09-04-1987 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Tập thể sư phạm gồm 81 cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường là
một khối thống nhất, giàu ý chí phấn đấu, năng động trong công tác. Trường hiện
có 3 cán bộ quản lý và 67 thầy cô đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; có 11 giáo
viên có trình độ thạc sỹ. Đội ngũ giáo viên đồng đều về chất lượng, nhiều giáo viên
đạt năng lực chuyên môn giỏi, có kỹ năng về công nghệ thông tin, sáng tạo trong
dạy học, có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trãi hiện có 34 đảng viên, liên tục được
Thành ủy Biên Hòa công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, làm nòng cốt cho mọi

3


phong trào của đơn vị. Công đoàn trường là tập thể vững mạnh được tặng nhiều
Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cánh tay phải của Đảng, một tập thể xuất sắc.
Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu học sinh của trường đã đóng
góp đáng kể tâm lực, trí lực, vật lực góp phần cùng tập thể thầy trò vun đắp thành
tích và cơ sở vật chất cho ngôi trường thân yêu ngày càng phong phú và khang

trang.
Trường THPT Nguyễn Trãi là một trong những trường có thương hiệu trong
hệ thống giáo dục quốc gia nói chung của tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trường được
Bộ GD ĐT chọn thí điểm phân ban năm 1993-2000, 2003-2006, trường được Chủ
tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1995, Huân chương Lao
động hạng Nhì năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2009, nhận Cờ
thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ năm 2003, nhiều Bằng khen của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an, nhiều Bằng khen của
UBND tỉnh Đồng Nai, TW Hội Khuyến học Việt Nam...

4


Trường là nơi bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, trong những năm học gần
đây tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn đạt trên 99% đến 100%. Học sinh trúng tuyển cao
vào học trong các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Năm 2013 có 80%
học sinh đậu vào đại học và cao đẳng xếp hạng thứ 160 của toàn quốc, thuộc tốp
200/ 3273 trường chất lượng cao của quốc gia; xếp hạng thứ 4 trong các trường
THPT tỉnh Đồng Nai.
Trong 5 năm vừa qua, không có trường hợp học sinh vi phạm phải xử lý kỷ
luật, tỷ lệ học sinh được đánh giá xếp loại hạnh kiểm đạt loại tốt luôn duy trì trên

92%.
Là một trường đi đầu trong việc đẩy mạnh đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục, thực hiện dân chủ rộng rãi; xây dựng môi trường giáo dục

thân thiện tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập có kết quả tốt.
Năm học 2015-2016 trường có 31 lớp với 1220 học sinh và 81 thầy cô giáo
và nhân viên lao động. Ban giám hiệu xây dựng chủ đề năm học “ Dân chủ, kỷ
cương, đổi mới, chất lượng”.

5


Mục tiêu đào tạo trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong giáo dục
và đào tạo chương trình THPT của tỉnh Đồng Nai và của cả nước. Với sứ mệnh
trang bị cho học sinh THPT khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt và phù hợp với sự
đổi mới của ngành giáo dục và hội nhập khu vực. Phương châm của trường là: “Uy
tín, chất lượng”.
Bước vào năm học 2015-2016 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04-11-2013 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo; Nghị Quyết số 88/2014/QH 13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội về
đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Sự phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước, quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế tạo nhiều cơ hội cho ngành giáo dục.
Đội ngũ giáo viên của trường đã ổn định và có chất lượng chuyên môn. Sự
năng động của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu đổi
mới.

6


Thái độ và ý thức học tập của học sinh; sự quan tâm của cha mẹ học sinh
ngày càng tốt hơn.
2.2 Khó khăn
Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế sẽ tạo nhiều thách thức cho cán bộ quản

lý. Nhu cầu học tập của học sinh, phương tiện để dạy học của người giáo viên chưa
đáp ứng với cơ sở vật chất và thiết bị hiện có của nhà trường.
Thiếu phòng học và phòng chức năng phục vụ cho quá trình tổ chức thực
hiện đổi mới.
Tâm lý và nhu cầu lao động của xã hội đặt ra áp lực cho việc tư vấn định
hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THPT.
Đời sống của một bộ phận giáo viên, công nhân viên còn khó khăn ảnh
hưởng đến công việc.

III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Chủ trƣơng của đảng, ngành về lĩnh vực giáo dục

7


Năm học 2015-2016, bên cạnh nhiệm vụ về công tác quản lý, ngành giáo
dục đẩy nhanh tiến độ đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông. Ngày 25/8, Bộ GD&ĐT công bố Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó nhiệm vụ
chung của các cấp học:
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh.
Giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và
phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị cơ
sở giáo dục.

8


Tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề
nghiệp cho học sinh phổ thông.
Đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ
hội học tập suốt đời cho người dân.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
cho học sinh.
Đối với Giáo dục phổ thông:
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014.

9


Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2015, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những
năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; hoàn thành kỳ khảo sát PISA

2015.
Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một
số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam. Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án
“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
2. Giải pháp thực hiện
2.1 Căn cứ vào thuận lợi khó khăn xác định mục tiêu chiến lƣợc phát triển
của trƣờng trong năm học 2015-2016

2.1.1 Công tác tổ chức

10


Bổ sung và ổn định cơ cấu tổ chức hiện có. Ổn định đội ngũ giáo viên và
công nhân viên. Phát huy vai trò chủ động, chịu trách nhiệm trong công tác được

phân công. Duy trì qui mô 31 lớp của 3 khối.

2.1.2 Cơ sở vật chất
Trong năm trích từ 03 – 05% quỹ ngân sách để trang bị thiết bị dạy học theo
nhu cầu người học và người dạy. Bảo quản cơ sở vật chất hiện có, thực hiện xã hội
hóa trang bị các trang thiết bị phục vụ dạy và học theo nhu cầu.
2.1.3 Quản lý, nâng cao chất lƣợng đội ngũ, chất lƣợng giáo dục
Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu. Với sứ mệnh trang bị cho học sinh của
trường khả năng thích ứng nhanh, linh động và phù hợp với sự thay đổi của quốc
gia và khu vực. Lựa chọn đúng đắn cho học sinh con đường học tập suốt đời. Vì
vậy, đổi mới quản lý chất lượng giáo dục nhà trường trước hết là quản lý đồng bộ

các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào), quá trình giáo dục và kết quả

giáo dục (đầu ra).

11


Vận dụng việc đổi mới quản lý chất lượng vào đánh giá học sinh. Nghị
quyết 29-NQ/TW xác định : “chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản
lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm
định độc lập về chất lượng giáo dục đào tạo”.
Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình đổi
mới giáo dục . Mục tiêu xây dựng theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp.
Đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Đổi mới
hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Phải thực hiện chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phát huy
vai trò trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động thực hiện chương trình,
tăng quyền chủ động cho các Phó hiệu trưởng, các tổ nhóm chuyên môn.

12


Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động

tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành,

vận động kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Đổi mới kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng phát triển

năng lực học sinh.
Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên

nhà trường theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

2.1.4 Công tác xã hội hóa giáo dục
Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan để phát triển sự
nghiệp giáo dục. Huy động lực lượng cộng đồng tham gia công tác giáo dục. Đa

dạng hóa các hình thức giáo dục.
2.1.5 Công tác thi đua khen thƣởng và nâng cao đời sống tinh thần cho

giáo viên và công nhân viên

13


Thực hiện theo luật thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh phong trào thi đua làm
những việc tốt hàng ngày, hàng tuần và tháng, động viên được nhiều đối tượng

tham gia phong trào.
Xây dựng quỹ Khen thưởng đột xuất. Tiếp tục thực hiện quỹ hỗ trợ cho cán
bộ và giáo viên công nhân viên. Thực hiện bình đẳng và dân chủ trong thi đua

khen thưởng.
2.2 Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện
Để xây dựng được chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương

trình năm học hiệu trưởng phải xác định được: Mục tiêu, nhiệm vụ của việc lập kế
hoạch này là gì. Muốn đạt được mục tiêu đó thì kết quả của từng công việc cần đạt
được là gì ? Để có kết quả trên ta cần có những hoạt động nào, vào thời gian nào,
ai tham gia, kinh phí. Vì vây bắt buộc người quản lý phải tiến hành các bước xây

dựng kế hoạch.
2.2.1 Triệu tập cuộc họp xây dựng chƣơng trình hành động và tổ chức
thực hiện chƣơng trình năm học

14


+ Cuộc họp xây dựng kế hoạch cần xác định thành phần cuộc họp, nội dung

cuộc họp, thảo luận việc lập kế hoạch...
+ Xác định mục tiêu: chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương
trình năm học toàn diện năm học.
+ Những hoạt động: Công tác tuyển sinh, khai giảng, chỉ đạo thực hiện
chương trình giảng dạy, học tập, kiện toàn các đoàn thể, tổ chức các phong trào thi
đua, công tác thi học kỳ, xét tốt nghiệp, công tác phổ cập, công tác thi học sinh

giỏi, giáo viên giỏi, công tác tài chính, sơ kết tổng kết...

+ Dự kiến kết quả: Công tác thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi trong năm học
phải đạt được bao nhiêu học sinh giỏi, giáo viên giỏi... xác định thời gian tiến hành
(của từng hoạt động).
+ Xác định người tham gia (ai làm, ai chịu trách nhiệm, ai tham gia,

nguồn lực...).


+ Phân công người lập lịch biểu kế hoạch.
2.2.2 Lập lịch biểu kế hoạch thời gian học:

15


Là bước quan trọng, đòi hỏi người lập lịch biểu phải nắm rõ đặc điểm tình
hình của đơn vị và mục tiêu của kế hoạch, hiệu trưởng là người lập lịch biểu kế
hoạch ( có file đính kèm năm học 2015-2016 ).
Lịch biểu kế hoạch thể hiện những nội dung công việc cơ bản mà năm học
nào chúng ta cũng phải tiến hành làm, từ kế hoạch cơ bản này chúng ta sẽ xây
dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm học, kế
hoạch cụ thể cho từng nội dung công việc của từng tháng, từng tuần. Nếu xây dựng
được kế hoạch như thế này chúng ta cũng có thể dự kiến được kinh phí cần phải có
cho các hoạt động để kế toán có thể cân đối được nguồn lực không bị âm kinh phí.
Đồng thời giúp cho các bộ phận, các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch cho

mình.
2.3 Khi tiến hành xây dựng chƣơng trình hành động và tổ chức thực
hiện chƣơng trình năm học cần dựa vào những căn cứ

16


Một là: Khi tiến hành bất kể một hoạt động nào cũng đều phải có căn cứ
xây dựng kế hoạch, kế hoạch hoạt động là toàn bộ những công việc cần phải làm
để thực hiện một mục tiêu đã đề ra.
Vì vậy đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân phải thực hiện theo chương trình kế
hoạch đã vạch ra và chương trình, kế hoạch được xây dựng càng chi tiết cụ thể thì
việc thực hiện kế hoạch càng đạt hiệu quả cao.

Hai là: Vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo trong các tổ chức, cơ quan, đơn
vị trường học. Công tác quản lý, chỉ đạo chương trình hành động và tổ chức thực
hiện chương trình năm học trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị trường học giữ một
vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đơn vị.
2.4. Ngƣời lãnh đạo cần phải có phƣơng pháp quản lý, chỉ đạo và
chƣơng trình hành động và tổ chức thực hiện chƣơng trình năm học phù hợp
với đặc điểm tình hình của đơn vị.
Do đó, với công tác quản lý của người lãnh đạo hiệu trưởng cần phải được
tiến hành một cách đồng bộ, có kế hoạch và khoa học, năm học 2015-2016 xác

17


định rõ chủ đề năm học “ Dân chủ, kỷ cương, đổi mới chất lượng”, tôi xin phép
đính kèm phần phụ lục kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện chương trình năm
học 2015-2016 (kế hoạch số 08 năm học 2015-2016 ngày 10/09/2015).

IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Qua một năm thực hiện đề tài “hiệu trƣởng xây dựng chƣơng trình hành
động và tổ chức thực hiện chƣơng trình năm học 2015-2016” bản thân tôi báo
cáo kết quả công tác quản lý của nhà trường đã đạt được cụ thể như sau:
1. Trong công tác xây dựng chƣơng trình, kế hoạch
Đầu năm Hiệu trường chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch năm học trong
đó bám sát chương trình hành động và Nghị quyết của chi bộ đảng. Các chỉ tiêu
nhiệm vụ năm học được thảo luận sôi nổi có trọng tâm. 100% CB CNV biểu quyết
thông qua các chỉ tiêu trong chương trình hành động và kế hoạch của trường năm
học 2015-2016. Trong năm học hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế

hoạch chi tiết từng nội dung công việc, các chuyên đề phù hợp tình hình thực tế

18


của nhà trường. 100% các tổ chuyên môn, bộ phận và cá nhân xây dựng kế hoạch
chi tiết cho từng nhiệm vụ cụ thể.
2. Trong công tác tổ chức, ổn định nhân sự
Thực hiện phân công của Ban đốc sở GD & ĐT Đồng Nai, tháng 7 năm
2015 tôi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi, ngay khi nhận
công tác bản thân tôi chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các tổ chuyên môn ổn định
tổ chức ngay từ đầu năm học ( do trong hè 2015 trường Nguyễn Trãi có nhiều biến
động): Có giáo viên chuyển công tác ( cô Trinh về Ngô Quyền), giáo viên nghỉ hưu
( Cô Hiền), nhiều giáo viên nghỉ chế độ thai sản: Cô Xuân, cô Hạnh, Cô Vy. 04
giáo viên anh văn học theo kế hoạch của Sở. Ban chỉ ủy chi bộ trường mới được
chuẩn y trong tháng 6/201...
Những đặc điểm trên tạo sự biến động lớn trong nhân sự của trường. Trước
tình hình đó hiệu trưởng phải tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp để ổn định
tổ chức. Đến ngày 5/9/2015 công tác nhân sự đã được kiện toàn trên tinh thần đổi
mới dân chủ tạo sự đồng thuận cao trong CB, GV, CNV.

19


Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý được thực hiện
đúng quy định, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng. Trong HKI, trường
đã báo cáo và tham mưu với sở cho phép tuyển dụng, thuyên chuyển 06 giáo viên.
Trong đó: Toán 1, Tiếng Anh 1, Sử 2, Lý 1, Văn 1. Hiện nay, đội ngũ đã đủ và ổn
định.
Công tác phát triển đảng: Trong HKI 2015-2016, chi bộ nhà trường đã kết nạp

được 01 đảng viên mới, các tổ chức giới thiệu 05 trung kiên, trong đó có 03 học sinh lớp
12. Dự kiến hoàn thành năm 2016 trường phát triển 03 đảng viên ( hoàn thành chỉ tiêu
cấp trên giao).
3. Trong công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
Trường THPT Nguyễn Trãi là ngôi trường có truyền thống thi đua dạy và
học tốt, tuy nhiên bước vào giai đoạn mới với mặt trái của cơ chế thị trường những
khó khăn khách quan chủ quan đã tác động lớn đến tinh thần của giáo viên CNV.
Trước tình hình đó hiệu trưởng vừa phải thực hiện công tác chuyên môn vừa tạo

20


không khí đoàn kết, đổi mới đặc biệt tác động tới tư tưởng CB GV CNV tạo sự
đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường.
Năm học 2015-2016, không khí đoàn kết trong trường được thể hiện rõ qua
các phong trào giao lưu văn hóa văn nghệ và TDTT, đó là nguồn sức mạnh để
trường hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

4. Trong công tác chuyên môn
Thực hiện kế hoạch chuyên môn số 07 ngày 27/8/2015. Hiệu trưởng chỉ đạo
các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng “đổi mới toàn diện”,
thực hiện theo đúng tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW của TW đảng về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH trong điều
kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Kết thúc năm học những số liệu từ kết quả học tập học sinh toàn trường đã
khẳng định kế hoạch, biện pháp của trường là đúng đắn cụ thể toàn trường có 1207
học sinh trong đó học lực giỏi 159 học sinh chiếm 13,17% ( năm học 2014-2015 là
117 học sinh chiếm 9,59%), học lực trung bình 223 học sinh chiếm 18,48% (năm

21



học 2014-2015 là 257 học sinh chiếm 21.07%. học lực yếu 05 học sinh (năm học
2014-2015 là 09 học sinh). So với cùng kỳ năm học 2014-2015: tỉ lệ học sinh giỏi
tăng, tỉ lệ học sinh trung bình, học sinh yếu giảm.
Kết quả thi học sinh giỏi khối 12 trường đạt 39 giải trong đó có 1 giải nhất, 4
giải nhì, 12 giải ba, 22 giải khuyến khích.
Kết quả thi học sinh giỏi máy tính cầm tay trường đạt 24 giải trong đó 4 giải
nhì, 7 giải ba, 13 giải khuyến khích.
Kết quả thi học sinh giỏi 10 trường đạt 27 giải trong đó 02 giải nhất, 04 giải
nhì, 5 giải ba, 16 giải khuyến khích.
Kết quả thi giải tiếng anh trên internet trường đạt 5 giải trong đó 1 giải ba, 4
giải khuyến khích, có 01 HS Phạm Ngọc Huy 11A1 được dự thi cấp toàn quốc.
Trong công tác thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chuyên môn, quy
định pháp luật trong các hoạt động giáo dục và đào tạo: Căn cứ các văn bản chỉ đạo
của cấp trên, nhà trường đã xây dựng quy chế thực hiện dân chủ, quy chế chuyên
môn, quy định pháp luật trong hoạt động của nhà trường, quy chế làm việc và một

22


số quy định khác. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều được thực hiện công
khai theo quy định. Các chế độ chính sách của người lao động, của học sinh được
thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng đối tượng.
5. Trong công tác Hƣớng nghiệp, NGLL
Hiệu trưởng chỉ đạo ban hướng nghiệp trực tiếp là phó hiệu trưởng và Bí thư
đoàn trường xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập ban tư vấn hướng nghiệp. Tính
đến tháng 4/2016, trường đã thực hiện được 04 buổi trực tiếp tư vấn hướng nghiệp
và tuyển sinh năm 2016 thu hút 100% học sinh tham dự, thông qua chương trình
HS đánh giá cao nội dung mà giáo viên đã truyền tải, đã phân luồng học sinh cụ

thể với 373 học sinh khối 12, có 13 HS đăng ký dự thi cụm thi địa phương ( xét TN
THPT ) , 360 học sinh đăng ký dự thi cụm ĐH, CĐ, trường đã phân luồng 270 học
sinh có định hướng theo học các ngành tự nhiên, 103 học sinh định hướng theo học
ban KHXH. Việc phân luồng học sinh khối 12 trong chọn nghề giúp các em HS có
lựa chọn mục tiêu đúng đắn cho bản thân.
6. Trong công tác xây dựng CSVC

23


Ban giám hiệu xác định CSVC chiếm một lợi thế vô cùng quan trọng trong
công tác chung của trường. Hiệu trưởng đã phối hợp Ban đại diện phụ huynh HS
thực hiện việc xã hội hóa kết quả đã trang bị thêm 17 tivi LCD 52” cho 17 phòng
học, 17 bộ rèm của cho các phòng học với tổng kinh phí 187 triệu đồng phục vụ tốt
cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trường đã báo cáo và tham mưu với các sở, ban ngành xây mới 8 phòng
học, đáp ứng yêu cầu dạy-học theo tinh thần đổi mới hiện nay, trường đã cấp trên
phê duyệt đầu tư sửa chữa dãy nhà B gồm 11 phòng học và thư viện.
Việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch góp phần quan trọng vào việc
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chỉ đạo hoạt động của nhà trường. Bởi vì
có làm tốt công tác xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện chương
trình năm học thì việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mới tập trung và đạt kết quả tốt.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

24


1. Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc chủ động xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện
chương trình năm học phù hợp đặc điểm của nhà trường.

2. Phải đưa việc xây dựng chương trình hành động và tổ chức thực hiện
chương trình năm học, kế hoạch (các loại kế hoạch) đi vào nề nếp thường xuyên:
hàng tuần, hàng tháng và năm học,... Phải có lịch duyệt kế hoạch của từng đoàn
thể, giáo viên,... một cách khoa học để đảm bảo việc duyệt kế hoạch của hiệu

trưởng có hiệu quả.
3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ khi xây dựng, chỉ đạo từng nội dung
chương trình hành động. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên các nội dung
chương trình.
4. Phân công công việc cho từng thanh viên ban giám hiệu và các tổ chức
đoàn thể. Phát huy vai trò chủ động, tự chịu trách nhiệm đối với công việc được
giao. Có làm tốt các vấn đề trên thì việc xây dựng chương trình hành động và tổ

25


×