Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NEW tác phẩm tiếng hát con tàu LTĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.76 KB, 8 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN (tiết 1)

MỞ: Từ năm mười bảy tuổi, nhà thơ Chế Lan Viên đã đột ngột xuất hiện trong phong trào Thơ mới
“như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh). Để rồi trong một thời gian dài sau đó, hồn thơ ấy đột ngột
lặng tiếng hơn. Phải đến năm 1960, thơ Chế Lan Viên bừng sáng trở lại và một lần nữa lại lay động
thi đàn với tập “Ánh sáng và phù sa". Lần này, Chế Lan Viên đã gây ngạc nhiên cho mọi người bằng
những vần thơ bình dị gắn bó chặt chẽ với máu thịt của cuộc đời, làm rung động tình cảm và lay thức
trí tuệ. “Tiếng hát con tàu" là một trong số những bài tiêu biểu nhất cho hồn thơ mới của Chế Lan
Viên.
I. Tìm hiểu chung
1- Tác giả: Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, sắc sảo, uyên bác, tài hoa. Ở giai đoạn sáng tác
nào, Chế Lan Viên cũng có nhiều đóng góp, có tiếng nói, giọng điệu và phong cách nghệ thuật riêng,
độc đáo.
* Trước cách mạng: Chế Lan Viên là tác giả của những vần thơ ảo não hơn cả Huy Cận trong
tiếng nói phủ nhận thực tại:
Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hư ảo của trần gian
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa...

MO O N.VN

(Trong quan niệm của Chế Lan Viên, ông muốn xác lập một thế giới mới trong thơ ca khác hẳn
với những quan hệ quen thuộc của đời thường. Điêu tàn, không phải là "giọng buồn quen thuộc của
thơ ca lãng mạn 1932 - 1945 mà là giọng buồn ảo não có pha màu huyền bí". Ông đưa ra quan niệm
táo bạo về thơ và về người nghệ sĩ: làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là
(mơ), người say, người điên ... thế giới của cõi âm với những sọ dừa, xương máu, yêu ma trong Điêu
tàn thực ra là hình ảnh của cái "tôi" tự biểu hiện, khép kín về mọi mặt xã hội. Tuy nhiên, phần đông
người đọc không khỏi cảm thấy xa lạ với những vần thơ như thế này)


* Sau cách mạng: Thơ Chế Lan Viên có sự chuyển biến, vận động từ "thung lũng đau thương ra
cánh đồng vui". Cách mạng tháng 8/1945 mở ra thời đại mới của dân tộc, đồng thời cũng đã lay tỉnh
Chế Lan Viên ra khỏi sự bế tắc của những tư duy siêu hình về bản thể mang màu sắc tôn giáo, đưa
con người nhà thơ trở về với đời sống nhân dân. Ông hăng hái tham gia hoạt động cách mạng và thực
sự trở lại với sáng tác thơ.
- Có quan niệm về thơ khá toàn diện mang tính hệ thống gắn liền với nền thơ cách mạng "Thơ
cần có ích, hãy bắt đầu tư nơi ấy mà đi ", ông muốn đưa thơ ca "nhập vào cơn bão tố của thời đại”.
Ông viết về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ với những tình cảm trìu mến, thân thương. Ngòi bút của
ông luôn tìm thấy sức mạnh ở cuộc đời.
=> Với ý thức mong muốn quan niệm về thơ như vậy nên cũng có một ý thức đề cao vai trò
sức mạnh của thơ. Ông đòi hỏi nhà thơ phải từ cuộc sống, từ nhân dân mà ra, nhà thơ cũng chính là
"mảnh thiên tài nhân loại", nhà thơ là "gió đưa hương" lắng nghe những vui buồn về cuộc đời,
phải vì cuộc đời mà sáng tạo.
2- Bài thơ
2.1. Hoàn cảnh ra đời

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Hoàn cảnh chung: Năm 1958 - 1960 miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế,
đặt nền móng cho CNXH. Lúc này có phong trào vận động nhân dân lên xây dựng vùng kinh tế mới,
lớp thanh niên hồi bấy giờ rất quen thuộc với những câu thơ đầy hứng khởi của Bùi Minh Quốc:
Lứa tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
- “Tiếng hát con tàu" được viết trong bối cảnh của phong trào vận động đi khai hoang và phát triển
vùng kinh tế mới ở miền núi, một phong trào diễn ra rất sôi nổi và náo nức ở nước ta vào cuối thập kỉ
50 của thế kỉ XX. Và đây cũng là lúc mà nhiều nhà văn, nhà thơ đã đi thực tế ở những miền đất khác
nhau của Tổ Quốc. Tuy nhiên, không nên vì thế mà vội lầm tưởng “Tiếng hát con tàu” được viết ra
chỉ để minh hoạ cho một chủ trương hay hưởng ứng một phong trào quần chúng. Ngược lại, thực tế

mà chúng ta vừa nói chỉ là một dịp, một cơ hội để nhà thơ có thể đáp lại nghĩa tình chín năm kháng
chiến đã được nhân dân nuôi dưỡng, trao cho sự sống và cũng còn để nung nấu suy nghĩ về một
đường lối thi ca, một hồn thơ mới mẻ.
- Hoàn cảnh riêng: “Bài Con tàu Tây Bắc được viết ra từ một tâm trạng. Hồi ấy tôi yếu, không đi
đâu được và tôi tự hỏi: Nếu mình không đi được thì sao? Và tôi đã viết khổ thơ đầu tiên để tự an ủi,
tự yên lòng.. Lúc làm bài thơ tôi chưa lên Tây Bắc, nhưng khi viết bài đó ra anh em bảo thích vì cảm
hứng thơ chân thực. Tuy chưa đi Tây Bắc nhưng tôi có vốn hiểu biết về núi rừng Trường Sơn, vả lại
trong bài Con tàu Tây Bắc tôi cũng không thể nói được về Tây Bắc đang xây dựng cuộc sống mới mà
chủ yếu nói về chủ đề kháng chiến. Sau đó một thời gian tôi có dịp đi Tây Bắc, nhưng khi đi về lại
không viết được gì. Trong thơ có hiện tượng lạ. Nguyên Chẩn đi viết hay, Bạch Cư Dị không đi viết
lại hay hơn. Con tàu của Rimbaud viết khi tác giả chưa đi biển.”
2.2. Nhan đề : Tiếng hát con tàu
- Tiếng hát: Lời thôi thúc lên đường. Tiếng gọi đi xa, tiếng gọi náo nức, tha thiết của đất nước,
của chính lòng nhà thơ, không khí hồ hởi, say mê trong khát vọng lên đường.
MO O N.VN

- Con tàu: Khát vọng đi xa, khát vọng lên đường, thoát khỏi cái tôi nhỏ hẹp để hòa nhập với
cái ta chung. Con tàu vừa mang ý nghĩa nhân sinh vừa mang ý nghĩa nghệ thuật, thể hiện khát vọng
sáng tạo của nhà thơ.
=> Tiếng hát con tàu là biểu tượng cho niềm say mê háo hức, niềm vui trong hành trình về với
nhân dân, cuộc đời. Lời thúc gọi nhiệt thành hãy đến với cuộc sống của nhân dân, sống trong tình
nghĩa của nhân dân, đến với cội nguồn của nghệ thuật.
- Tây Bắc ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc,
nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã khắc ghi những kỉ niệm không
thể nào quên của đời người trải qua kháng chiến, nơi đang vẫy gọi đi tới. Lời giục giã mời gọi ra đi,
lên Tây Bắc cũng là lời kêu gọi hãy trở về với chính lòng mình, tìm đến tâm hồn mình với những
tình cảm sáng trong, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước.
2.3. Đề từ
- Đề từ trong một tác phẩm không phải là một thứ trang sức nghệ thuật, mà thường là một điểm tựa
cho cảm hứng, cho ý tưởng của tác giả triển khai trong tác phẩm ấy. Cho nên chúng thường có mối

liên hệ riêng, đôi khi rất mật thiết, với thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Nếu coi THCT là một tuyên ngôn nghệ thuật thì tuyên ngôn về một hồn thơ mới của Chế Lan Viên
đã được nhà thơ diễn tả thật cô đúc và thật trí tuệ trong bốn dòng thơ mang ý nghĩa của một đề từ,
giống như một chiếc chìa khoá giúp ta mở cánh cửa thơ, để có thể nghe được “Tiếng hát con tàu"
- Khác với những bài khác chỉ có một lời đề tặng hoặc đề từ, CLV viết hẳn một khổ thơ, khổ thơ này
không viết theo logic cảm xúc mà theo logic của lập luận: giả định- khẳng định.
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc!
Khi lòng ta đã hoá những con tàu

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Khổ đề từ bắt đầu là một lời hỏi, hay đúng hơn là một lời hỏi lại: "Tây Bắc ư”. Nhà thơ dường
như đã lường trước rằng có nhiều người sẽ hiểu “Tiếng hát con tàu” chỉ như một bài thơ viết về Tây
Bắc. Và khi đưa ra lời đáp “có riêng gì Tây Bắc”, Chế Lan Viên như muốn nói với mọi người rằng
đừng nên hiểu ý nghĩa của bài thơ chỉ được giới hạn trong phạm vi, khuôn khổ của đề tài một miền
đất. Chữ “Tây Bắc” vượt lên nghĩa thật, ý nghĩa về một miền đất, một thi đề. Thế nhưng, điều nói
trên chỉ đúng với điều kiện tấm lòng nhà thơ đã phải hoà nhập vào hình ảnh của những con tàu,
chuyển hoá thành những con tàu. Dĩ nhiên, chữ “con tàu” không được dùng với nghĩa đen, bởi vào
lúc ấy và ngay cả bây giờ cũng không có một con tàu nào lên Tây Bắc. Khi tấm lòng nhà thơ có thể
hoá thành “con tàu” thì đó phải là con tàu thơ, còn tàu của cảm xúc thơ. Mặt khác, khi những tấm
lòng thơ có thể hoá những con tàu thì nghĩa là những nguồn thi cảm phải được tìm không ở trong
nhà thơ mà ở bên ngoài họ, ở cuộc đời, ở nhân dân, Tổ Quốc. Chế Lan Viên đã nói đến một hồn
thơ đang khát khao đến với hiện thực sống động, đến với những miền đất của Tổ Quốc. Với hai
câu thơ trên, Chế Lan Viên đã muốn phát biểu một quan niệm thơ đối lập với nhiều quan niệm thi ca
của những thời kì trước. “Tiếng hát con tàu” sẽ là tiếng hát của một tâm hồn đã biết rằng không thể
tìm thơ bằng cách giam mình trong “tháp ngà nghệ thuật”, biết rằng thơ không ở bên trong những
cánh cửa lòng. Bởi vậy, ở bên dưới nhà thơ cũng viết: Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. Nhà
thơ muốn từ bỏ những quan niệm thơ đã từng được phát biểu trong những câu nói rất nổi tiếng của

Anđephret- đơ- Muýt-xê : "Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đó”. Và bởi thế, nửa sau của khúc
đề từ cũng được bắt đầu bằng một chữ “khi”: Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát. Đó là một cách nói
đề Chế Lan Viên có thể diễn tả xúc cảm về một Tổ Quốc đã trở thành nguồn cảm hứng, nguồn thơ
say đắm. Tổ Quốc đã hát lên, Tổ Quốc đã thúc giục, mời gọi, đợi chờ. Bởi tiếng hát là âm thanh của
chất thơ, của vẻ đẹp và trong điều kiện ấy, trong tình hình như thế, nhà thơ thấy tâm hồn mình, tức là
thơ của mình không thể ở đâu khác ngoài Tây Bắc : Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Đặt trong mối quan hệ với câu thơ thứ ba thì “Tây Bắc” trong câu thơ này đã không thuần tuý
chỉ còn là một địa danh. Tây Bắc đã được dùng như một hoán dụ để thay cho, đại diện cho chính Tổ
Quốc đang cất lên tiếng hát ở khắp bốn bề kia. Và như thế phải hiểu rằng “tâm hồn ta là Tây Bắc” là
cách mà nhà thơ mượn để muốn nói một điều : thơ của ta phải là và chỉ có thể là chính đời sống,
chính đất nước. Vì vậy, lời đề từ chính là lời tuyên ngôn của một hồn thơ mới mẻ không chịu giới
hạn trong chân trời của một người mà vươn tới chân trời xa rộng của đất nước, của tất cả mọi người
mà theo cách nói của Paul Eluya mà các văn sĩ thời đó rất thích, thì Tây Bắc sẽ đại diện cho chân trời
xa xôi. Và đến với Tây Bắc tức là bước ra khỏi cái bóng của mình để trở thành một nguồn thơ
rộng rãi hơn. Đó là điều mà Chế Lan Viên còn nói đến một lần nữa trong bài thơ “Chim lượn trăm
vòng”:
MO O N.VN

Tâm hồn tôi khi Tổ Quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ.
Và ngay trong “Tiếng hát con tàu”, quan niệm “tâm hồn ta là Tây Bắc” cũng được nhắc đến
trong câu thơ dưới: Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Và như vậy, khổ thơ đề từ nói riêng và “Tiếng hát con tàu” nói chung đã đem đến cho ta một
hình dung về một Chế Lan Viên hoàn toàn khác so với Chế Lan Viên của “Điêu tàn”- người thi sĩ
trước đó đã từ chối cuộc đời, người đã coi tất cả chỉ là “vô nghĩa”, người không muốn thừa nhận mùa
xuân, cuộc đời và chỉ muốn đắm chìm vào thế giới bên trong của mình với những “bóng ma Hời sờ
soạng” trong thế giới tâm linh. Con người ấy giờ đây đã hồ hởi rũ bỏ tất cả những cái cũ trong mình
để trở thành một ngọn nguồn thơ khác, quê hương thi ca khác không thể gì khác hơn là Tây Bắc, là
cuộc đời.
* Tóm lược nội dung chính:

Lời đề từ khởi đầu bằng câu hỏi: "Tây Bắc ư ?" để gợi cái day dứt, trăn trở, hối thúc, và nhà thơ
đã tự trả lời: Không riêng gì Tây Bắc. Đâu chỉ Tây Bắc mới day dứt, mới hối thúc lòng ta? Biết bao
miền đất hoang vu còn chờ ta đến.

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Câu thơ tiếp theo với hình ảnh biểu tượng "Lòng ta đã hoá những con tàu" làm rõ ý câu trả
lời. Khi trong lòng ta mang khát vọng đi xa đến với cuộc sống, nhân dân thì đâu chỉ hướng về, chỉ đi
đến một vùng cao Tây Bắc? Khi người cầm bút muốn có sáng tạo đích thực thì bước chân, tầm mắt
tấm lòng phải rộng mở. Khi bốn bề Tổ quốc, khắp nơi nơi lên tiếng gọi thì tâm hồn con người, tâm
hồn thi nhân chứa chan tình yêu cảnh vật, nhân dân vùng xa chính là Tây Bắc.
* Nghệ thuật: Điệp từ "khi" giục giã, trăn trở, day dứt. Đồng thời, hành trình lên Tây Bắc
không phải đơn lẻ, lẻ loi mà trong sự náo nức mê say, hối thúc.
=> Nhà thơ đã thực sự tìm thấy cuộc sống, con người ở Tây Bắc. Lời đề từ thể hiện khát khao
cháy bỏng được trở về với nhân dân với cuộc sống cần lao mới có thể tìm thấy ngọn nguồn của nghệ
thuật.
- Lời đề từ cũng thể hiện sự trăn trở, suy tư của nhà thơ về mối quan hệ giữa cuộc sống và sáng
tác, giữa cảm hứng sáng tạo và ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ của thời kì mới
không chỉ cố nắm bắt, thấu hiểu cuộc sống mà phải có sự hoà nhập cao độ, phải rộng mở tâm hồn
mình với cuộc đời rộng lớn.
II- Đọc hiểu văn bản
1. Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường (Khổ 1,2)
- Chế Lan Viên không muốn nói đến “Tiếng hát con tàu” như một cái gì đã hoàn thành mà phải
đang vận động, phát triển. Và vì thế, nhà thơ đã kết cấu bài thơ như là những chặng đường nối tiếp
nhau trong một quá trình tâm lý. Ở hai khổ đầu tiên của bài thơ, việc đến hoặc không đến Tây Bắc,
bước lên hay không bước lên con tàu, dám hay còn chưa dám từ bỏ một thế giới thơ quen thuộc,
được nói đến như còn đang diễn ra trong một sự do dự, phân vân. Bởi vậy, phần chính của bài thơ đã
bắt đầu bằng một câu hỏi : Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?

Câu thơ mở ra hai khả năng dường như còn để ngỏ. Và sau đó, chúng ta gặp một loạt những
câu thơ luôn chia làm hai nửa trái ngược nhau : một nửa là “bạn bè đi xa”, còn nửa kia là “anh giữ
trời Hà Nội”. Và những câu thơ diễn tả một sự đối lập, phân tranh như thế cứ nối tiếp nhau trong khổ
thơ :
MO O N.VN

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp/ Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?
Ở đầu này là “tàu gọi anh đi”, còn đầu kia lại là “sao chửa ra đi”. Cái mới đã đến nhưng cái cũ
dường như còn chưa mất hẳn. Tuy nhiên, hai khổ thơ cũng cho thấy sự chưa dứt khoát ở đây chỉ là
trong hành động, bởi nhà thơ rõ ràng đã nói đến một sự chuyển biến cũng đã nôn nao lắm rồi trong
nhận thức. Phải thế, thi nhân mới có thể cảm nhận tiếng gọi giục giã của con tàu, nghe thấy được
tiếng gió rừng, âm thanh của cuộc đời đã gần sát, như đập vào thế giới riêng. Từ đó có thể thấy con
tàu kia một khi còn chưa chuyển bánh thì cũng đang đói khát chất thơ và vẻ đẹp, được nhà thơ tìm
thấy trong biểu trưng của “vầng trăng”. Và cảm giác ấy sẽ trở nên mạnh hơn, dứt khoát hơn trong
hai câu thơ cuối đoạn, khi nhà thơ đã hiểu rất rõ rằng thơ sẽ chẳng có đâu trong thế giới mà mình
đang sống và còn chưa rời bỏ. Những vành trăng thơ không thể tồn tại bên trong một cánh cửa lòng
đóng khép trước cuộc đời và tâm hồn đích thực của nhà thơ không ở trong mình mà đang ở một nơi
xa lắm ngoài cuộc đời. Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia, và sự chuyển biến của một hồn thơ bắt
đầu từ trong nhận thức, từ trong tình cảm.
- Lời giục giã với những câu hỏi hối thúc theo nhịp tăng tiến: Anh đi chăng ? Anh có nghe ?
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi ? => Cách "phân đôi " của chủ thể trữ tình tự đối thoại dưới hình thức
như lời thuyết phục một người khác. Thực chất là tự hỏi lòng mình => Bộc lộ sự trăn trở, day dứt,
suy tư.
- Lời khẳng định "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép" thể hiện một quan niệm tiến bộ của
nhà thơ, một sự chuyển mình từ cái tôi cá nhân cá thể để đến với nhân dân. Người thi sĩ ấy đã có một
thời tìm "hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp ... tâm hồn " hay "một tinh cầu giá lạnh, vì sao trơ
trọi". Giờ đây đã tìm được cảm hứng sáng tạo của mình.

- hotline: 04.32.99.98.98



KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN (tiết 2)

2. Chín khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, những kỉ niệm kháng chiến với nghĩa tình
của nhân dân và đất nước
2.1. Ý nghĩa của cuộc trở về Tây Bắc, niềm biết ơn sâu nặng với kháng chiến (Khổ 3,4)
- Đoạn thơ thứ hai của “Tiếng hát con tàu” được bắt đầu bằng ba chữ của khổ thơ trên còn
vắt xuống : “Trên Tây Bắc !”. Nhưng ba chữ ấy khi đã hạ xuống thì bài thơ lại mở ra một hướng
thơ mới mẻ. Giờ đây ấn tượng, kỉ niệm Tây Bắc sẽ ào ạt tràn về trong kí ức, trong tưởng tượng và
trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, với Chế Lan Viên, Tây Bắc hiện về trước hết không
phải trong cảm hứng về một miền đất, về phong cảnh thiên nhiên mà nhà thơ sẽ nói đến Tây Bắc
đầu tiên trong nguồn cảm hứng lịch sử. Tây Bắc sẽ được nói đến như là nơi còn in dấu tích của
mười năm kháng chiến “Ôi mười năm Tây Bắc”. Câu thơ hiện lên hình ảnh về một Tây Bắc đau
đớn, anh hùng, một Tây Bắc mà những giọt máu của quá khứ đã đổ ra để làm nên mùa xuân cho
hiện tại. Nhà thơ nói đến sự chuyển hoá của quá khứ sang hiện tại, giữa “máu” và “trái chín đầu
xuân”. Và vì thế, Tây Bắc sẽ hiện lên trong cảm hứng về một ngọn lửa thiêng. Một ngọn lửa vĩnh
cửu của chiến tranh, thắp lên từ cuộc chiến đấu mười năm nhưng rồi sẽ cháy mãi tới muôn đời.
Khát vọng về với nhân dân gợi lại những kỉ niệm kháng chiến với nghĩa tình của nhân dân và đất
nước. Kháng chiến đã lùi xa nhưng kỉ niệm thì không thể nào phai nhạt.
- Với lớp trí thức văn nghệ sĩ "tiền chiến" sau 1954 đi với cách mạng thì cuộc kháng chiến
chống Pháp càng có một ý nghĩa đặc biệt. Những năm kháng chiến chính là thời kì diễn ra sự biến
chuyển cuộc đời và con đường nghệ thuật của họ đến với nhân dân, dân tộc, và cách mạng. Bởi
vậy mà Chế Lan Viên đã nói về cuộc kháng chiến với lòng biết ơn sâu nặng.
MO O N.VN

"Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường"
- Đó là ngọn lửa của chiến tranh, của truyền thống sẽ không bao giờ tắt. Và chẳng phải ngẫu

nhiên mà nỗi xúc động (ví kháng chiến như ngọn lửa) đến với nhà thơ khi ông đang nghĩ về Tây Bắc.
Bởi Tây Bắc chính là nơi diễn ra chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc trường kì kháng chiến. Đó cũng
chính là lý do khiến nhà thơ tha thiết muốn trở lại miền đất ấy, gặp lại quá khứ ấy như gặp lại chính
nguồn thơ của mình, chính tâm hồn mà mình đã để lại trên miền Tây Bắc xa xăm. Chế Lan Viên nhớ
đến quá khứ không phải để hoài cổ. Quá khứ đã được nói đến từ tầm nhìn của một con người
luôn luôn gắn bó khăng khít với hiện tại và tương lai. Nhà thơ nói về điều ấy như một phép biện
chứng, bởi sau mỗi câu nói về cuộc kháng chiến, nhà thơ lại hạ ngay một hoặc nhiều câu nói về cuộc
sống đang hiện ra trước mắt: hạt máu thấm xuống nhưng để làm nên những quả ngọt của mùa
xuân, ánh lửa ấy là của cuộc chiến tranh sẽ soi chiếu mãi đến ngàn năm. Trong suy tư và xúc cảm
của nhà thơ, đấy sẽ là một ngọn lửa vĩnh cửu. Nhà thơ đã lấy tứ thơ ấy từ ngọn lửa vĩnh cửu được
hiểu theo nghĩa đen mà người ta thường vẫn thắp trên những đài vinh quang. Nhưng khi đưa
vào “Tiếng hát con tàu”, ánh lửa ấy được hiểu theo một ý nghĩa tượng trưng. Và chẳng phải ngẫu
nhiên khi Chế Lan Viên cảm nhận về Tây Bắc qua hình ảnh về ngọn lửa thiêng như thế, vì Tây Bắc
hơn bất cứ miền nào khác là nơi diễn ra những tháng ngày gian lao, dữ dội nhưng cũng vẻ

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
vang nhất của một cuộc chiến tranh.Và chính xúc cảm về một Tây Bắc như thế đã thôi thúc nhân
vật trữ tình phải nhanh chóng tìm đến một ngày gặp lại : Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
- Lời mời gọi lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng mình, với những kỉ niệm đẹp đẽ, đánh
thức dậy không chỉ những hoài niệm trong quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại, cả cảm hứng sáng
tạo của nghệ thuật.
Khát vọng lớn lao của nhà thơ về với nhân dân, với Tổ quốc được thể hiện bằng một tấm lòng
thành kính :
"Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương"
2.2. Niềm vui, niềm biết ơn sâu nặng khi được trở về gặp lại Nhân dân (Khổ 5)
-


Trở về với nhân dân là về với những gì gần gũi thân thiết nhất:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa.

Nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh tương đồng để nói lên niềm vui khi trở về gặp lại
nhân dân, chú nai sau bao ngày xa cách lại được về sống giữa núi rừng quen thuộc chạy nhảy vui đùa
uống ngụm nước suối trong lành.
Nhớ lại những con nai vàng ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, hoặc chú nai con lẫn trong sương
mù trong thơ Huy Cận, hoặc là chú nai bị chiều giăng lưới trong sáng tác của Xuân Diệu, hoặc trong
hình ảnh những chú nai lạc loài trong văn học lãng mạn, chú nai trong trong thơ của Chế Lan Viên
đã tìm về với suối cũ. Hình ảnh "nai về suối cũ " làm ta nhớ đến câu chuyện cổ, câu chuyện kể về
một người em bị phù thuỷ biến thành nai quên mất đường về, sau khi uống ngụm nước suối trong
lành quen thuộc từ kiếp nai người em trở về kiếp người. Hình ảnh nai về suối cũ đã diễn tả được ý
tưởng tìm về với nhân dân là tìm về chính mình trong sự hoá thân kỳ diệu.
MO O N.VN

-

Về với nhân dân là về với niềm vui của sự sinh thành

Cây cỏ vào tháng giêng, tháng hai gặp khí trời tươi tốt thì xanh đến hết mình, những cánh chim én
bay đi tránh rét, mùa xuân ấm áp lại ríu rít bay về.
Với Chế Lan Viên về với nhân dân là về với cội nguồn của sự sống về với nguồn sữa tinh thần nuôi
lớn tâm hồn con người: Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Nhân dân như người mẹ hiền sinh thành và nuôi dưỡng đứa trẻ thơ. Dòng sữa mẹ đâu chỉ là dòng
sữa vật chất mà còn là dòng sữa tình thương. Đứa trẻ không thể lớn lên khi thiếu tình thương của mẹ.
Câu thơ được viết với nghệ thuật bồi thấn, nghệ thuật phát triển nhấn mạnh ý: Trẻ thơ đói lòng- gặp
sữa. Biện pháp nghệ thuật này càng khẳng định ý nghĩa quan trọng lớn lao khi gặp lại nhân dân, gắn
bó với nhân dân là sự gắn bó máu thịt không thể tách rời.
- Về với nhân dân còn là về với sự cưu mang đùm bọc chở che: Chiếc nôi ngừng bỗng gặp

cánh tay đưa
Hình ảnh nói lên tấm lòng bao la, nhân hậu của nhân dân rộng như lòng mẹ đưa nôi. Câu thơ
của Chế Lan Viên không phải là cách nói hoa mỹ, những hình ảnh thơ Chế Lan Viên là được chắt ra
từ trải nghiệm của cuộc đời.
2.2. Những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết
của nhân dân trong kháng chiến (khổ 6- 11: Con nhớ…tỏa nhớ mùi hương)

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
"Con nhớ anh con ... nhớ mãi ơn nuôi"
+ Cách xưng hô thân tình, ruột thịt của chủ thể trữ tình với những con người đại diện cho nhân
dân.
=> Bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm Chế Lan Viên đã khắc họa hình ảnh Nhân dân với
những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn (suốt
một đời, đêm cuối cùng, mười năm tròn, một mùa dài, trọn đời). Những câu thơ gắn với cụm từ chỉ
thời gian nói về tình nghĩa của nhân dân biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành và
những xúc động của một tấm lòng, một trái tim. Những câu thơ được viết bằng sự trải nghiệm thấm
thía của chính nhà thơ qua những năm kháng chiến.
* Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ...=> Nhớ những cảnh đã đi qua, đã sống trong thời
kháng chiến chống Pháp ở vùng cao, vùng xa Tây Bắc. Điệp từ "nhớ ", gắn kết hai hình ảnh tiêu biểu
của núi rừng ''bản sương giăng''; ''đèo mây phủ''. Từ đó chốt lại trong câu hỏi tu từ mang ý khẳng
định: ''Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương''. Nhớ vì yêu thương. Và vì yêu thương mà dẫn tới triết lí
rất thực, rất đúng : ''Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn''
- Nghệ thuật: Kết cấu câu trùng điệp vừa đối xứng, vừa đối lập: (khi ta ở > < Khi ta đi, đất ở
> < đất hoá tâm hồn ). => Lúc đầu đất chỉ là không gian địa lý, là địa điểm ngụ cư. Nhưng đến khi
rời vùng đất đã gắn bó thì đất cũng có tâm hồn yêu thương, cũng hoá thành tâm hồn yêu thương của
mình. Dạng thô sơ nhất của vật chất đã thành dạng tinh chất của tâm hồn.
- Kết luận: Từ những hoài niệm, kỉ niệm về nhân dân và kháng chiến, nhà thơ đã có những suy

ngẫm rất khái quát. Những câu thơ cô đúc, giống dạng của những châm ngôn, triết lí nhưng không
giáo huấn khô khan. Nó nâng cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Nó nói về qui luật tình cảm của trái tim
và được cảm nhận bằng chính trái tim.
MO O N.VN

* Nhớ người từng thân quen, gắn bó, đại từ "ta" chuyển thành "anh" gắn với "em", vừa cụ thể
vừa tình tứ. "Bỗng" tưởng như đột xuất nhưng lại rất hài hoà. Một câu thơ bình thường, giản đơn
nhưng lại gợi độ sâu suy nghĩ.
+ Ở so sánh thứ nhất: Nỗi nhớ như một tất yếu, tất nhiên của thời tiết, của thiên nhiên.
+ Hai so sánh tiếp theo cho thấy tình yêu đẹp đẽ, kì ảo như sự biến đổi đẹp đẽ của cây rừng,
chim rừng. Con người, tình người gắn bó cùng tạo vật, cùng thời gian. => Cũng như sự chuyển hoá
của chim lạ khi xuân đến, tình yêu đem lại sự chuyển hoá bất ngờ, tốt đẹp.
Đất lạ hoá quê hương. Tình yêu như sợi chỉ xanh nối liền hai ý: Tình yêu làm đất hoá tâm
hồn thì đương nhiên, đất là nhờ tình yêu cũng hoá thành quê hương. Thời gian đã kiểm nghiệm,
đã làm cho người ta lắng lại vì ta đã để lại mảnh hồn ta trong đó.
3- Bốn khổ cuối - Khúc hát lên đường sôi nổi, mê say
- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời
giục giã của chính lòng mình nên không thể chần chừ: "Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi/ Tình em
đang mong tình mẹ đang chờ ". Thành nỗi khát khao bồn chồn, không thể nào cưỡng lại được: "mắt
ta thèm ..., mắt ta nhớ, tai ta nhớ tiếng ...".
- Nỗi khát khao thôi thúc tâm hồn thơ vì đó cũng là về với những ngọn nguồn của hồn thơ, của
cảm hứng sáng tạo. Những năm tháng gian khổ, những hi sinh lớn lao, những đau thương chiến tranh
nay đã kết tinh thành: "Mùa nhân dân ... nhựa nóng của cần lao " thành vàng của tâm hồn, thành trái
chín đầu xuân đang mời gọi những tâm hồn thơ, đang vẫy gọi con người đi tới.
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn tạo khúc hát mê say lên đường. => Sự trở về với Tây Bắc là để
thấy lại tâm hồn mình, cuộc đời mình. Bài thơ là một lời khẳng định. Chế Lan Viên đã ôm trọn đất

nước, quê hương trong vòng tay của mình để đáp lại sự ân nghĩa mà nhân dân, cách mạng đã dành
cho nhà thơ.
- Trong phần này, cùng với âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn của các câu thơ là những hình ảnh
phong phú biến hoá sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ. Hình ảnh con tàu trong
phần đầu được trở lại thành hình ảnh trung tâm cùng với những "mùa nhân dân giăng lúa chín, vàng
ta đau trong lửa, vầng trăng, mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân".
- Tạo ra âm hưởng lôi cuốn, trùng điệp của khổ thơ kết thúc này có vai trò của cách láy lại và
mở rộng một hình ảnh hay một từ ngữ của câu cuối khổ thơ trên xuống câu đầu của khổ thơ dưới làm
cho các khổ thơ liền mạch, dồn dập, trùng điệp. (Mắt ta thèm / Mắt ta nhớ ... Mặt đất nồng nhựa
nóng của cần lao / Nhựa nóng 10 năm, nhân dân máu đổ)
4- Nét đặt sắc nổi bật - sự sáng tạo hình ảnh
- Có những hình ảnh thực quan sát được từ đời sống (bản sương giăng, đèo mây phủ, lửa hồng
soi tóc bạc ). Có hình ảnh cụ thể đến chi tiết (chiếc áo nâu suốt một đời vá rách). Hình ảnh phong
phú - biểu tượng, ẩn dụ, tượng trưng: Con tàu, vầng trăng, trái chín đầu xuân. => Câu thơ Chế Lan
Viên được cấu tạo bằng hình ảnh thường là xâu chuỗi, liên kết thành từng chùm, hoặc tầng tầng, lớp
lớp.
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ được sử dụng rộng rãi. Sức tưởng tượng, liên tưởng rất mạnh mẽ và
nhiều khi bất ngờ tạo ra những so sánh mới lạ những hình ảnh gợi tưởng tượng phong phú của người
đọc (Anh bỗng nhớ em ... không uống một vầng trăng).
MO O N.VN

- Các biện pháp tu từ, đặc biệt là các cách chuyển nghĩa được dùng rộng rãi cùng với hình ảnh
phong phú làm cho bài thơ có vẻ đẹp tinh tế, rực rỡ, cầu kì: "Thơ Chế Lan Viên như người phụ nữ
ưa trang sức và biết cách trang điểm". Bài thơ có sự nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng một ưu điểm của thơ Chế Lan Viên trong Ánh sáng và phù sa.
III. Kết luận
1. ND: - Bài thơ Tiếng hát con tàu là tiếng hát lên đường đến với nhân dân, đất nước, hoà nhập với
cuộc sống lớn của dân tộc. Tiếng hát con tàu là tiếng hát nghĩa tình, tiếng hát biết ơn đối với nhân
dân.
2. NT: Nội dung sâu sắc đó đã được thể hiện qua những vần thơ có chiều sâu trí tuệ, hài hòa cảm xúc
với những suy tưởng giàu chất triết luận; những hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, đầy chất sáng tạo.


- hotline: 04.32.99.98.98



×