Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Luyện thi: Tiếng hát con tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.08 KB, 7 trang )

Tiếng hát con tàu
Chế Lan Viên
Không mấy ai không biết rằng ngay từ những năm mười bảy tuổi, nhà thơ Chế Lan Viên đã đột ngột xuất
hiện trong phong trào Thơ mới “ như một niềm kinh dò ” ( Hoài Thanh). Để rồi trong một thời gian dài sau đó,
khoảng thời gian chạy suốt những năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu tiên sau hoà bình lập lại,
hồn thơ ấy đột ngột lặng tiếng hơn. Thế nhưng đến năm 1960, Chế Lan Viên bỗng nhiên bừng sáng trở lại và
một lần nữa lại lay động đàn thơ với một tập thơ mà những năm tháng ấy đã trở thành hiện tượng - tập “Ánh
sáng và phù sa “. Lần này, Chế Lan Viên đã gây ngạc nhiên cho mọi người bằng những vần thơ dó nhiên là
không còn kinh dò. Những vần thơ giờ đây không chỉ gắn bó chặt chẽ hơn với máu thòt của cuộc đời, cũng
không chỉ làm rung động tình cảm của người đọc mà còn lay thức trí tuệ của người đọc thơ bằng những vần
thơ sâu sắc và mới mẻ. “ Tiếng hát con tàu “ là một trong số những bài tiêu biểu nhất cho hồn thơ mới của
tác giả “Ánh sáng và phù sa”.
“ Tiếng hát con tàu “được viết trong bối cảnh của phong trào vận động đi khai hoang và phát triển vùng kinh
tế mới ở miền núi, một phong trào diễn ra rất sôi nổi và náo nức ở nước ta vào cuối thập kỉ 50 của thế kỉ XX.
Và đây cũng là lúc mà nhiều nhà văn, nhà thơ đã đi thực tế ở những miền đất khác nhau của Tổ Quốc. Tuy
nhiên, không nên vì thế mà vội lầm tưởng “ Tiếng hát con tàu ” được viết ra chỉ để minh hoạ cho một chủ
trương hay hưởng ứng một phong trào quần chúng. Ngược lại, thực tế mà chúng ta vừa nói chỉ là một dòp, một
cơ hội để nhà thơ có thể nung nấu suy nghó về một đường lối thi ca, một hồn thơ mới mẻ. Và tuyên ngôn về
một hồn thơ mới ấy của Chế Lan Viên đã được nhà thơ diễn tả thật cô đúc và thật trí tuệ trong bốn dòng thơ
mang ý nghóa của một đề từ, giống như một chiếc chìa khoá giúp ta mở cánh cửa thơ, để có thể nghe được “
tiếng hát con tàu “ :
Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khổ đề từ bắt đầu là một lời hỏi, hay đúng hơn là một lời hỏi lại :”Tây Bắc ư ”. Nhà thơ dường như đã lường
trước rằng có nhiều người sẽ hiểu “Tiếng hát con tàu” như và chỉ như một bài thơ viết về Tây Bắc. Và khi
đưa ra lời đáp “có riêng gì Tây Bắc”, Chế Lan Viên như muốn nói với mọi người rằng đừng nên hiểu ý nghóa
của bài thơ chỉ được giới hạn trong phạm vi, khuôn khổ của đề tài một miền đất. Vì thế, chữ “Tây Bắc” đã
được dùng với nghóa thật, ý nghóa về một miền đất, một thi đề. Thế nhưng, điều nói trên chỉ đúng với điều
kiện tấm lòng nhà thơ đã phải hoà nhập vào hình ảnh của những con tàu, chuyển hoá thành những con tàu. Dó
nhiên, chữ “con tàu” không được dùng với nghóa đen, bởi vào lúc ấy và ngay cả bây giờ cũng không có một
con tàu nào lên Tây Bắc. Khi tấm lòng nhà thơ có thể hoá thành “con tàu” thì đó phải là con tàu thơ, còn tàu


của cảm xúc thơ. Mặt khác, khi những tấm lòng thơ có thể hoá những con tàu thì nghóa là những nguồn thi
cảm phải được tìm không ở trong nhà thơ mà ở bên ngoài họ, ở cuộc đời, ở nhân dân, Tổ Quốc.Chế Lan Viên
đã nói đến một hồn thơ đang khát khao đến với hiện thực sống động, đến với những miền đất của Tổ Quốc.
Khi ấy và chỉ khi ấy thì Tây Bắc mới là nơi mà thơ tìm đến. Nhưng cũng không phải là đòa chỉ duy nhất của
hồn thơ. Với hai câu thơ trên, Chế Lan Viên đã muốn phát biểu một quan niệm thơ đối lập với nhiều quan
niệm thi ca của những thời kì trước. “ Tiếng hát con tàu” sẽ là tiếng hát của một tâm hồn đã biết rằng không
thể tìm thơ bằng cách giam mình trong “tháp ngà nghệ thuật”, biết rằng thơ không ở bên trong những cánh
cửa lòng. Bởi vậy, ở bên dưới nhà thơ cũng viết :
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép.
Nhà thơ muốn từ bỏ những quan niệm thơ đã từng được phát biểu trong những câu nói rất nổi tiếng của
Anđephret- đơ- Muýt-xê :” Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đó”.
Và bởi thế, nửa sau của khúc đề từ cũng được bắt đầu bằng một chữ “khi”
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát.
Đó là một cách nói đề Chế Lan Viên có thể diễn tả xúc cảm về một Tổ Quốc đã trở thành nguồn cảm hứng,
nguồn thơ say đắm. Tổ Quốc đã hát lên, Tổ Quốc đã thúc giục, mời gọi, đợi chờ. Bởi tiếng hát là âm thanh
của chất thơ, của vẻ đẹp và trong điều kiện ấy, trong tình hình như thế, nhà thơ thấy tâm hồn mình , tức là thơ
của mình không thể ở đâu khác ngoài Tây Bắc :
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Đặt trong mối quan hệ với câu thơ thứ ba thì “Tây Bắc” trong câu thơ này đã không thuần tuý chỉ còn là một
đòa danh. Tây Bắc đã được dùng như một hoán dụ để thay cho, đại diện cho chính Tổ Quốc đang cất lên tiếng
hát ở khắp bốn bề kia. Và như thế phải hiểu rằng “tâm hồn ta là Tây Bắc” là cách mà nhà thơ mượn để muốn
nói một điều : thơ của ta phải là và chỉ có thể là chính đời sống, chính đất nước. Nó hoàn toàn nằm ở bên
trong cái Tôi khép kín của nhà thơ. Vì vậy, lời đề từ chính là lời tuyên ngôn của một hồn thơ mới mẻ trong
không chòu giới hạn trong chân trời của một người mà vươn tới chân trời xa rộng của đất nước, của tất cả mọi
người mà theo cách nói của Paul Eluya mà các văn só thời đó rất thích, thì Tây Bắc sẽ đại diện cho chân trời
xa xôi. Và đến với Tây Bắc tức là bước ra khỏi cái bóng của mình để trở thành một nguồn thơ rộng rãi hơn.
Đó là điều mà Chế Lan Viên còn nói đến một lần nữa trong bài thơ “Chim lượn trăm vòng”:
Tâm hồn tôi khi Tổ Quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông rớm lệ.
Và ngay trong “Tiếng hát con tàu”, quan niệm “tâm hồn ta là Tây Bắc” cũng được nhắc đến trong câu thơ

dưới
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Trên Tây Bắc!
Và như vậy, khổ thơ đề từ nói riêng và “Tiếng hát con tàu” nói chung đã đem đến cho ta một hình dung về
một Chế Lan Viên hoàn toàn khác so với Chế Lan Viên của “Điêu tàn”- người thi só trước đó đã từ chối cuộc
đời, người đã coi tất cả chỉ là “vô nghóa”, người không muốn thừa nhận mùa xuân, cuộc đời và chỉ muốn đắm
chìm vào thế giới bên trong của mình với những “bóng ma Hời sờ soạng” trong thế giới tâm linh. Con người
ấy giờ đây đã hồ hởi rũ bỏ tất cả những cái cũ trong mình để trở thành một ngọn nguồn thơ khác, quê hương
thi ca khác không thể gì khác hơn là Tây Bắc, là cuộc đời.
Nhưng Chế Lan Viên không muốn nói đến “Tiếng hát con tàu” như một cái gì đã hoàn thành mà phải đang
vận động, phát triển. Và vì thế, nhà thơ đã kết cấu bài thơ như là những chặng đường nối tiếp nhau trong một
quá trình tâm lý. Ở hai khổ đầu tiên của bài thơ, việc đến hoặc không đến Tây Bắc, bước lên hay không bước
lên con tàu, dám hay còn chưa dám từ bỏ một thế giới thơ quen thuộc, được nói đến như còn đang diễn ra
trong một sự do dự, phân vân. Bởi vậy, phần chính của bài thơ đã bắt đầu bằng một câu hỏi :
Con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng ?
Câu thơ mở ra hai khả năng dường như còn để ngỏ. Và sau đó, chúng ta gặp một loạt những câu thơ luôn chia
làm hai nửa trái ngược nhau : một nửa là “bạn bè đi xa”, còn nửa kia là “anh giữ trời Hà Nội”. Và những câu
thơ diễn tả một sự đối lập, phân tranh như thế cứ nối tiếp nhau trong khổ thơ :
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?
Ở đầu này là “tàu gọi anh đi”, còn đầu kia lại là “sao chửa ra đi”. Cái mới đã đến nhưng cái cũ dường như
còn chưa mất hẳn. Tuy nhiên, hai khổ thơ cũng cho thấy sự chưa dứt khoát ở đây chỉ là trong hành động, bởi
nhà thơ rõ ràng đã nói đến một sự chuyển biến cũng đã nôn nao lắm rồi trong nhận thức. Phải thế, thi nhân
mới có thể cảm nhận tiếng gọi giục giã của con tàu, nghe thấy được tiếng gió rừng, âm thanh của cuộc đời đã
gần sát, như đập vào thế giới riêng. Từ đó có thể thấy con tàu kia một khi còn chưa chuyển bánh thì cũng
đang đói khát chất thơ và vẻ đẹp, được nhà thơ tìm thấy trong biểu trưng của “vành trăng”. Và cảm giác ấy
sẽ trở nên mạnh hơn, dứt khoát hơn trong hai câu thơ cuối đoạn, khi nhà thơ đã hiểu rất rõ rằng thơ sẽ chẳng
có đâu trong thế giới mà mình đang sống và còn chưa rời bỏ. Những vành trăng thơ không thể tồn tại bên
trong một cánh cửa lòng đóng khép trước cuộc đời và tâm hồn đích thực của nhà thơ không ở trong mình mà
đang ở một nơi xa lắm ngoài cuộc đời.

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Trên Tây Bắc !
và sự chuyển biến của một hồn thơ bắt đầu từ trong nhận thức, từ trong tình cảm.
Đoạn thơ thứ hai của “Tiếng hát con tàu” được bắt đầu bằng ba chữ của khổ thơ trên còn vắt xuống : “ Trên
Tây Bắc !”. Nhưng ba chữ ấy khi đã hạ xuống thì bài thơ lại mở ra một hướng thơ mới mẻ. Giờ đây ấn tượng,
kỉ niệm Tây Bắc sẽ ào ạt tràn về trong kí ức, trong tưởng tượng và trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Tuy
nhiên, với Chế Lan Viên , Tây Bắc hiện về trước hết không phải trong cảm hứng về một miền đất, về phong
cảnh thiên nhiên mà nhà thơ sẽ nói đến Tây Bắc đầu tiên trong nguồn cảm hứng lòch sử. Tây Bắc sẽ được nói
đến như là nơi còn in dấu tích của mười năm kháng chiến “Ôi mười năm Tây Bắc”. Câu thơ hiện lên hình ảnh
về một Tây Bắc đau đớn, anh hùng, một Tây Bắc mà những giọt máu của quá khứ đã đổ ra để làm nên mùa
xuân cho hiện tại. Nhà thơ nói đến sự chuyển hoá của quá khứ sang hiện tại, giữa “máu” và “trái chín đầu
xuân”. Và vì thế, Tây Bắc sẽ hiện lên trong cảm hứng về một ngọn lửa thiêng. Một ngọn lửa vónh cửu của
chiến tranh, thắp lên từ cuộc chiến đấu mười năm nhưng rồi sẽ cháy mãi tới muôn đời :
Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa
Đó là ngọn lửa của chiến tranh, của truyền thống sẽ không bao giờ tắt. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà nỗi xúc
động vì ngọn lửa đến với nhà thơ khi ông đang nghó về Tây Bắc. Bởi Tây Bắc chính là nơi diễn ra chiến thắng
vó đại nhất trong cuộc trường kì kháng chiến. Đó cũng chính là lý do khiến nhà thơ tha thiết muốn trở lại miền
đất ấy, gặp lại quá khứ ấy như gặp lại chính nguồn thơ của mình, chính tâm hồn mà mình đã để lại trên miền
Tây Bắc xa xăm.
Chế Lan Viên nhớ đến quá khứ không phải để hoài cổ. Quá khứ đã được nói đến từ tầm nhìn của một con
người luôn luôn gắn bó khăng khít với hiện tại và tương lai. Nhà thơ nói về điều ấy như một phép biện chứng,
bởi sau mỗi câu nói về cuộc kháng chiến, nhà thơ lại hạ ngay một hoặc nhiều câu nói về cuộc sống đang hiện
ra trước mắt : hạt máu thấm xuống nhưng để làm nên những quả ngọt của mùa xuân, ánh lửa ấy là của cuộc
chiến tranh sẽ soi chiếu mãi đến ngàn năm. Trong suy tư và xúc cảm của nhà thơ, đấy sẽ là một ngọn lửa
vónh cửu. Nhà thơ đã lấy tứ thơ ấy từ ngọn lửa vónh cửu được hiểu theo nghóa đen mà người ta thường vẫn
thắp trên những đài vinh quang. Nhưng khi đưa vào “Tiếng hát con tàu”, ánh lửa ấy được hiểu theo một ý
nghóa tượng trưng. Và chẳng phải ngẫu nhiên khi Chế Lan Viên cảm nhận về Tây Bắc qua hình ảnh về ngọn
lửa thiêng như thế, vì Tây Bắc hơn bất cứ miền nào khác là nơi diễn ra những tháng ngày gian lao, dữ dội
nhưng cũng vẻ vang nhất của một cuộc chiến tranh.Và chính xúc cảm về một Tây Bắc như thế đã thôi thúc
nhân vật trữ tình phải nhanh chóng tìm đến một ngày gặp lại :

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Cảm giác gặp lại cho thấy nhà thơ sẽ nói đến trong khổ thơ dưới đó với một chút thay đổi, bởi đến đây, Tây
Bắc được hiện ra trong hình ảnh của những người dân. Gặp lại Tây Bắc trước hết và chủ yếu là gặp lại nhân
dân. Và khổ thơ bắt đầu như thế : “ con gặp lại nhân dân...” Nhưng đến đây Chế Lan Viên theo một kó thuật
thơ rất thường thấy ở ông, đã làm cho ý niệm đột nhiên bừng nở ra trên một loạt những so sánh :
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Ý niệm đã hoá thân thành hình ảnh, được làm đẹp lên nhờ hình ảnh. Những hình ảnh cứ xâu thành chuỗi,
thành chùm biến ảo làm lòng người ngây ngất. Nhưng những hình ảnh liên tiếp xuất hiện ấy không làm cho
người đọc thơ lạc lõng, bởi Chế Lan Viên vẫn giữ vững được sự thống nhất trong đa dạng. Tất cả những so
sánh dường như đều nhuộm một vẻ đẹp riêng của núi rừng với nai, suối, với chim chóc, cỏ cây. Và còn hơn
thế nữa, tất cả những vẻ đẹp ấy đều thấm đầy những tình xuân, sắc xuân để nói về một vạn vật đã sống lên
cùng mùa xuân. “ Cỏ” nhưng là cỏ của “giêng hai”- mùa tươi đẹp nhất trong năm. “Chim én” nhưng phải là
chim én gặp đúng “mùa” của nó, mùa xuân. Và như thế tác giả đã cho chúng ta hiểu : về với nhân dân là về
với nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng. Nhân dân trong hình dung của nhà thơ sẽ là “suối”của nai, là “tháng
giêng hai” của cỏ, sẽ là “mùa xuân” của loài chim én.
Nhưng chưa hết, đến hai câu thơ sau, sự so sánh vẫn tiếp tục nhưng lại chuyển sang một phương chiều khác.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Ý tưởng nhân dân là nguồn sống, là hồn thơ chỉ có thể sinh ra từ người mẹ nhân dân vó đại vẫn tiếp diễn,
nhưng sự so sánh giờ đây lại được gợi ra từ hình ảnh trung tâm là một đứa trẻ thơ. Và những người dân Tây
Bắc nói riêng, nhân dân nói chung sẽ mang thêm vẻ đẹp, vẻ đẹp về nguồn sữa của những đứa trẻ “đói lòng”,
vẻ đẹp của cánh tay đang đưa đẩy chiếc nôi đang ngừng lại. Những dòng thơ đầy chất trí tuệ, thứ trí tuệ đã
mượn hình ảnh để làm xao động lòng người. Đó là một cách viết mang rất nhiều đặc trưng của Chế Lan Viên
bởi cách sử dụng những hình ảnh một cách hệ thống, thường xuyên là đạt nhiều hiệu quả.
Đến ba khổ thơ tiếp theo, hình ảnh nhân dân đã hiện lên cụ thể.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Con người Tây Bắc giờ đây là người anh xung kích, đứa em liên lạc, là người mẹ tóc bạc “thức suốt một mùa
dài” bên ánh lửa hồng. Phép so sánh trong khổ thơ trước đó giờ được nhường cho việc miêu tả chi tiết. Nhà
thơ cố gắng làm cho nó chân thực, cụ thể và sống động. Tuy nhiên, cái hay của những khổ thơ ấy hình như
không được làm nên thật nhiều bởi vốn sống của nhà thơ. Những câu thơ xúc động lòng người trước hết bởi
tình cảm của một nhà thơ tha thiết muốn được gắn bó với những người dân, muốn được làm điều mà Tố Hữu
đã từng tâm nguyện :
Tôi muốn làm con của vạn nhà.
Làm em của vạn kiếp phôi pha
Làm anh của vạn đầu em nhỏ.
Những chữ “con” trở đi trở lại : “con nhớ anh con”, “con nhớ em con”, “con nhớ mế”. Dường như người con
ấy muốn coi nhân dân như ruột rà, máu mủ và điều ấy lại càng đáng cảm động hơn nếu chúng ta nhớ rằng
đây là những dòng thơ của một nhà thơ đã có lúc muốn coi “tất cả là vô nghóa”. Con người ấy giờ muốn đến
với nhân dân, giản dò, chân thành, không kiêu sa hay khinh bạc, thật như một sự lột xác. Kẻ có lúc lạc đường
ấy đã quay về đúng với con đường của mình. Chế Lan Viên cũng muốn được q mến những người dân bình
thường, giản dò, thậm chí vô danh, những con người cực khổ. Anh du kích với một chiếc áo nâu vá rách, đứa
trẻ liên lạc bình thường, những người mế nghèo cực. Nhưng nhà thơ vẫn thấy họ thật đáng q trọng ở sự hi
sinh , đóng góp, hiến dâng cuộc đời mình cho kháng chiến. Người anh ấy, người em ấy, người mẹ ấy đã hy
sinh tuyệt đối cả mạng sống, sự an toàn của mình, những điều q giá nhất của một đời người để góp phần
làm nên chiến thắng. Nhưng cái mà Chế Lan Viên nâng niu hơn cả là những con người ấy trở thành hiện thân
của nhân ái và tình thương. Bởi thế, những người du kích không chỉ vó đại trong chiến đấu mà còn lớn hơn
nhiều trong hành động gửi chiếc áo lại cho người còn sống trước lúc mất đi. Người mế ấy cũng lớn lao trong
sự chăm sóc, chăm lo những người chiến só trong suốt “một mùa dài”. Và tình cảm như đã thấm thía vào hồn

thơ tác giả đến mức sẽ hiện lên thành giọng điệu, một giọng thơ lúc thì rưng rưng cảm động, khi nhảy nhót
theo bước chân chú bé giao liên, để rồi tha thiết thành kính vút lên trong những lời thơ về người mẹ - “ Con
nhớ mế !”
Chữ “nhớ” thiết tha vẫn được Chế Lan Viên nhắc lại trong khổ thơ thứ chín và ở đây nó được xuất hiện đến
hai lần với hai chữ “nhớ” đứng đầu hai khổ thơ. Tuy nhiên với khổ thơ này tình cảm ấy không còn hướng vào
những đối tượng cụ thể mà bao trùm lên toàn bộ miền đất, vùng quê. Thay cho “anh con, em con, mế” là hình
ảnh của “bản”, của “đèo”, một hình ảnh dẫu sao vẫn gợi nhớ đến vùng Tây Bắc. Nhưng chẳng phải tình cờ
mà Chế Lan Viên đã muốn bản ấy phải là “bản sương giăng” và đèo ấy phải là “đèo mây phủ”. Sương giăng
và mây phủ không chỉ gợi lên trong lòng người đọc ấn tượng về một vùng cao mà những chữ ấy còn làm cho
nỗi nhớ trở nên mơ màng hơn, bâng khuâng hơn, có sức lan trải nhiều hơn trong thực tế:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Câu thơ đã chuẩn bò cho sự đột biến trong tình cảm mà nhà thơ sẽ nói đến trong dòng thơ tiếp đó:
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương.
Và như thế, tình cảm riêng đột nhiên trở thành một tình cảm có ý nghóa bao trùm, khái quát. Mạch thơ đang
chơi vơi trên núi rừng Tây Bắc bỗng nhiên mở rộng ra đến một qui luật chung, không chỉ đúng với một nơi
mà đúng với mọi nơi. Nhưng đó là sự chuyển biến rất đặc trưng cho khuynh hướng thơ trí tuệ vốn ưa tìm đến
qui luật chung phổ biến. Những qui luật chung ấy không làm mất đi trong cảm nghó, trong diễn đạt. Nhà thơ
đã sử dụng một lối khẳng đònh dưới hình thức vừa phủ đònh vừa nghi vấn. Nó làm cho sự khẳng đònh như chắc
chắn hơn vì nó đã loại trừ khả năng ngược lại, còn hình thức nghi vấn lại giúp nhà thơ chuyển sự suy nghó của
một người sang sự suy nghó của tất cả mọi người. Nhà thơ không chỉ muốn hỏi chúng ta mà còn muốn chúng
ta hãy tự hỏi mình. Nhưng tại sao con người lại yêu thương tất cả những nơi nào mà mình đã đi qua ? Nhà thơ
đã trả lời câu hỏi ấy trong hai câu thơ cuối. Nhưng đó là sự trả lời đặc sắc, khiến cho hai câu thơ ấy sẽ lập tức
găm ngay vào trí nhớ của người đọc.Những câu thơ sẽ lập tức chinh phục sự ngưỡng mộ, khâm phục đối với
nhà thơ bởi một tầm sâu rộng mênh mang của trí tuệ và bởi một lối diễn đạt thơ rất riêng đậm chất Chế Lan
Viên. Câu thơ đầu tiên của hai câu thơ ấy chia thành hai vế, vế nào cũng kết thúc bằng một chữ “ở”, trong vế
thứ nhất là “ta ở”, trong vế thứ hai là “đất ở”. Hai vế ấy được nhà thơ nối với nhau bằng hai chữ “chỉ là”.
Nhưng điều lạ lùng là những chữ “chỉ là” ấy không tạo ra một đẳng thức, một sự hoà đồng như nó thường vẫn
thế :
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Câu thơ có hai chữ “chỉ là” ấy vẫn tạo ra một sự phân biệt về những điều nhà thơ cho là không thể lẫn. “ Ta

ở” với “đất ở” được phân cách nhau bằng một dấu phẩy. Và khoảng cách ấy, sự phân biệt ấy dường như đã
tạo ra một “thế năng” , câu thơ có sức căng, tạo ra một sự đợi chờ vì bất kì người đọc thơ nào cũng biết rằng
sau đó thể nào cũng có một sự biến đổi bất ngờ, mạnh mẽ. Và câu thơ thứ hai cũng bắt đầu bằng một vế gần
giống với vế thứ nhất của câu thơ trước đó. Nó cũng gồm ba chữ , và hai chữ đầu tiên trong ba chữ ấy cũng là
“khi ta”. Sự khác biết phải chờ đến chữ cuối cùng mới hiện ra. Đến chữ cuối cùng chúng ta mới hiểu được
rằng trạng thái “ở” đã chuyển thành “đi”.
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.
Sự khác nhau ít ỏi vậy thôi nhưng đã quyết đònh tất cả. Bây giờ đất và người sẽ không đứng riêng rẽ trong các
vế khác nhau mà tồn tại trong một vế. Cái xa đã chuyển thành gần, vật vô tri đã thành hữu cảm. Cách diễn tả
của nhà thơ đã tạo ra cảm giác về sự chuyển hoá biện chứng kì diệu vì sự vật đã chuyển sang trạng thái đối
lập và kì diệu vì dường như biến đổi tâm lí diễn ra ngược chiều với sự biến đổi của không gian. Khi ta và đất
gần nhau thì dường như vẫn còn sự tách biệt. Khi ta và đất xa nhau trong không gian thì lại như hoà hợp với
nhau, quyện lẫn cùng nhau. Và như thế một lần nữa Chế Lan Viên lại đem đến cho chúng ta một điều dường
như nghòch lý. Nhà thơ muốn con người trí tuệ của mình đập vỡ vỏ nghòch lý để đi tìm đến hạt nhân chân lý.
Nhưng chính bằng cách ấy, Chế Lan Viên đã đến cho con người một niềm vui khi nhận ra điều diệu kì trong

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×