Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

đề cương bảo tồn Tài nguyên thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.38 KB, 20 trang )

Câu 1: So sánh các đặc điểm khác nhau của thực vật Hạt trần và thực vật Hạt
kín. Tại sao nói thực vật Hạt kín tiến hóa hơn thực vật Hạt trần.
Thực vật hạt trần
cơ quan Rễ cọc,
sinh
thân gỗ,
dưỡng
lá kim.

Thực vật hạt kín
Rễ cọc, rễ chùm;
thân gỗ, thân cỏ...;
lá đơn, lá kép...

Gỗ đồng nhất hơn và đơn giản hơn,
chưa có mạch điển hình (trừ dây
găm) và mô mềm ít. Quản bào là
thành phần chính nhưng chưa có
sợi gỗ.
cơ quan Chưa có hoa và quả
sinh sản cơ quan sinh sản là nón
hạt nằm trên lá noãn hở
thụ tinh đơn

Thân đại đa số có mô phân sinh
thứ cấp, có mạch rây, mạch gỗ
đảm bảo cho việc dẫn truyền tốt.
Có hoa và quả
cơ quan sinh sản là hạt
hạt nằm trong quả.
Thụ tinh kép



Thực vật hạt kín tiến hóa hơn thực vật hạt trần vì:
Ở thực vật hạt kín noãn được bọc kín trong nhụy(bầu) của thực vật hạt kín, thụ tinh
xảy ra trong nhụy(bầu), noãn phát triển thành hạt được bảo vệ trong quả sẽ có điều
kiện nuôi dưỡng, bảo vệ và phát tán nòi giống tốt hơn.
Thực vật hạt kín còn tiến hóa hơn thực vật hạt trần ở sự thụ tinh kép.
Hệ thống dẫn của thực vật hạt kín hoàn thiện hơn thực vật hạt trần.
Câu 2: Nêu vai trò của tài nguyên cây gỗ đối với kinh tế - xã hội. Nguồn tài
nguyên cây gỗ, tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây gỗ ở Việt Nam.

-

Vai trò của tài nguyên cây gỗ đối với kinh tế - xã hội :
Gỗ là sản phẩm chủ yếu của hầu hết các loài thực vật đã tạo nên các loại
rừng, nhất là các loài chiếm những vị trí chủ đạo ở các tầng, các tán cây cao,
đặc biệt là các tầng ưu thế. Cho tới nay, hầu như toàn bộ khối lượng gỗ được
chế biến, sử dụng, buôn bán… ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới đều
khai thác từ rừng tự nhiên. Do khai thác gỗ quá mức, rừng bị cạn kiệt, gây ra
những thảm họa khôn lường, cho hệ sinh thái, cho môi trường sống không


-

-

-

-

-


chỉ đối với mỗi nước mà với toàn nhân loại. Có thể nói gỗ là nguồn tài
nguyên quan trọng nhất, chiếm vị trí chủ yếu và sinh khối lớn nhất rừng. Đó
không chỉ là nguồn nguyên liệu cho gỗ mà hơn thế nữa đó chính là những
quần xã thực vật giữ vai trò rất quyết định đối với sự ổn định, sự bền vững
của hệ sinh thái rừng.
Gỗ là nguồn nguyên liệu quan trọng, có quan hệ chặt chẽ với đời sống hàng
ngày của con người. Gỗ là một trong những loại vật kiệu giữ vị trí quan
trọng không thể thiếu được trong các công trình kiến trúc, xây dựng nhà cửa,
cầu cống, đường sắt, sản xuất các phượng tiện giao thông ( tàu thuyền, xe
cộ…), sản xuất các đồ dùng gia dụng ( bàn ghế, giường tủ…), các công cụ
cầm tay… Không những thế, đối với một bộ phận lớn dân cư ở nước nghèo,
các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển thì gỗ còn làn guồn chất đốt
quan trọng bảo đảm cho sự ổn định cuộc sống hàng ngày của con người.
Gỗ của một số loài lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp
giấy, sợi. Theo tính toán của tổ chức FAO từ năm 1986- 1990 nhu cầu về
các loại giầy các loại trên toàn thế giới đã tăng lên tới 10%. Riêng năm
1990, toàn thế giới đã sử dụng đến 250 triệu tấn giấy. Đồng thời với quá
trình phát triển kinh tế- xã hội và tăng dân số thì nhu cầu giấy các loại ngày
càng tăng gấp bội.
Riêng đối với các nước nhiệt đới, các nước nghèo, các nước chậm phát triển
thì gỗ còn là nguồn sản phẩm thu về lượng kim ngạch xuất khẩu đáng kể
trong thu nhập quốc dân ( các nước Trung và Nam châu Mỹ, các nước Đông
Nam Á…)
• Nguồn tài nguyên cây gỗ, tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây
gỗ ở Việt Nam :
+ Nguồn tài nguyên cây gỗ :
Theo thống kê sơ bộ của các nhà khoa học Việt Nam, chỉ riêng nhóm thực
vật bậc cao có mạch ( trong đó có 2 ngành Thông và ngành Mộc lan chiếm
đa số) thì có khoảng trên 12.000 loài. Trong hệ thực vật này, nhóm thực vật

cho gỗ đã thống kê được khoảng trên 700 loài, trong đó có tới 400 loài là gỗ
nhỏ, chỉ khoảng 200 loài thuộc cây gỗ có giá trị kinh tế là các loài thuộc về
các họ : Hoàng đàn ( Cupressaceae), Dầu ( Dipterocarpaceae), Đậu
( Fabaceae),…
Trong ngành Thông ( Pinophyta), các họ như Kim giao ( Podocarpaceae),
Thông ( Pinaceae), Hoàng đàn ( Cupressaceae) đều có các loài cây cho gỗ
quý, vân đẹp, hương thơm, rất bền ( không bị mối mọt. mục), lại dễ gia công


-

-

chế biến. Nhiều loại mọc thành các quần thụ thuần loại vùng núi cao, khí
hậu thiên về Á nhiệt đới.
Ngành Mộc lan, có nhiều họ được các nhà Lâm học, các nhà kinh doanh, chế
biến quan tâm. Ví dụ như :
 Họ Mộc lan ( Magnoliaceae) chỉ có 5 chi và trên 25 loài, đều cho gỗ
mềm mại, vân gỗ đẹp, có hương thơm, ít bị mối mọt. Một số loài đã
được gây trồng rộng rãi cho sản lượng gỗ lớn, phục vụ kinh tế cao. Đa
số trong họ này đều phân bố ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam.
 Họ Bồ đề ( Styracaceae) có 4 chi và trên 10 loài gỗ nhẹ, dễ chế biến,
khá bền và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến,các loài
trong họ này đều mọc rộng rãi từ vùng trung du đến vùng núi cao của
các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Một số loài được gây trồng thành
rừng thuần loại cho năng suất cao, do mọc nhanh.
 Họ Giẻ ( Fagaceae) chri có 5 chi và 100 loài hoàn toàn là cây gỗ lớn,
gỗ khá nặng, cứng, dùng rất phổ biến trong xây dựng, làm cầu phà,
đóng tầu thuyền và các sản phẩm công nghiệp. Đây là một họ đặc
trưng cho khsi hậu ẩm ướt, mát lạnh vùng núi cao miền Bắc và Nam

Trung Bộ.
 Các họ như Bồ hòn ( Sapindanceae), họ xoan ( Meliaceae), họ Đậu
( Fabaceae) cũng có rất nhiều chi, loài đều là cây gỗ lớn, cho gỗ có
vân đẹp, nặng rất thông dụng trong đời sống nhân dân như đóng đồ
đạc gia đình, làm nhà, làm đồ mỹ nghệ… Nhiều loài trong những họ
này đang trở thành loài quý hiếm cần bảo tồn và phát triển. Đa số các
họ kể trên đặc trưng cho rừng rậm ẩm thường xanh mưa mùa nhiệt đới
từ Bắc vào Nam.
+ Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây gỗ ở Việt Nam:
Trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, vừa do bom đạn rải thảm, vừa do chất
độc hóa học hủy diệt, vừa do nhu cầu khôi phục phát triển kinh tế của đất
nước sau chiến tranh, chúng ta đã mất đi một diện tích rừng rất lớn và một
khối lượng gỗ khủng lồ đã bị khai thác và sử dụng lãng phí. Năm 1943, diện
tích rừng tự nhiên là 14,3 triệu ha, độ che phủ của rừng là 43%, đến năm
1993 chỉ còn 9,3 triệu ha, chiếm 28 %, đến năm 2001, độ che phủ của rừng
còn 26%, rừng nguyên sinh còn lại không tới 1% tổng diện tích lãnh thổ.
Như vậy, chỉ trong vòng nửa thế kỷ, chúng ta đã để mất đi 6 triệu ha rừng.
Đến 31/12/2005, diện tích rừng toàn quốc là 12.873.850 ha,trong đó có
khoảng 10.410.141 ha rừng tự nhiên và 2.463.709 ha rừng trồng, được phân


chia theo 3 loại rừng như sau : Rừng đặc dụng- 2.202.888 ha, chiếm 17,1 %,
Rừng phòng hộ - 5.628.789 ha, chiếm 40,9%, Rừng sản xuất- 5.402.173 ha,
chiếm 42%, độ che phủ rừng là 38%. Tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu và
khoảng 8,5 tỷ cây tre nứa. Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là
76,5 /ha và rừng trồng là 40,6/ha. Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây
Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ
lượng. Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ
yếu tập trung ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc.
- Nhiều năm trước đây, việc khai thác gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý bừa bãi

đồng thời với việc buôn bán xuất khẩu gỗ dạng nguyên liệu thô ồ ạt đã làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên cây gỗ ở nước ta.
- Trước tình hình trên, Nhà nước đã có chủ trương xây dựng các khu rừng đặc
dụng trên toàn quốc. Đây là một quyết định đúng đắn, kịp thời.
Câu 3 : Dựa trên cơ sở nào mà Nguyễn Đình Hưng ( 1995) chia gỗ thành
các nhóm, nêu đặc điểm 5 nhóm chính, mỗi nhóm nêu 5 chi hoặc loài.
Dựa trên tiêu chuẩn thuuwong phẩm của sản phẩm cuối cùng, khả năng gia
công chế biến, nhu cầu và thị hiếu của thị trường, độ bền tự nhiên của gỗ và
khả năng cung cấp của rừng, Nguyễn Đình Hưng (1995) đã đề nghị một
bảng phân loại gỗ của Việt Nam theo mục đích thương phẩm. The cách phân
chia này, Nguyễn Đình Hưng đưa các loài gỗ hiếm vào danh mục ngoại lệ
phải bảo vệ, cấm khai thác để bảo tồn gen, gồm các loài :
- Bách xanh
- Dó trầm
- Hoàng đàn
- Kim giao
- Mun
- Sam ba mũi
- Sam bong
- Sam đá vôi
- Sam lạnh
- Thông Đà Lạt
- Thông đỏ bắc
- Thông nước
- Thông pà cò
- Thông lá dẹt
- Thông tre
Những loại gỗ còn lại được tác giả xếp vào 5 nhóm:



Nhóm 1: Gồm những loài cây gỗ có thể tạo ra được những sản phẩm
cuối cùng có giá trị cao, có màu sắc, tính chất, cấu tạo, độ bền đạt chất
lượng tốt, được dùng để sản xuất đồ mộc cao cấp, có công dụng đặc
biệt mà thị trường ưa chuộng. Nhóm này bao gồm tất cả các loại gỗ
quý, đặc biệt, đắt tiền.
Gõ đỏ ( Afzelia xylocarpa ( Kurz) Craib)
Dáng hương ( Pterocarpus macrocarpus Kurz)
Đinh ( Markhamia stipulate Seem)
Gụ các loài ( Sindora spp.)
Lát các loài ( Chukrasia spp.)
• Nhóm 2: Gồm những loại gỗ có giá trị sử dụng cao, được ứng dụng
rộng rãi trong kinh tế ( đóng tàu, thuyền, xây dựng, đồ gỗ,…), nguồn
nguyên liệu trong công nghiệp chế biến gỗ dán, gỗ bóc, lạng…, độ
bền tự nhiên cao ( trên 10 năm). Thuộc nhóm cây này có các loài :
Bằng lăng các loài ( Lagerstroemia spp.)
Chò, Chai các loài ( Shorea spp.)
Chò chỉ ( Parashorea chinensis H.Wang)
Giổi các loài ( Michelia spp.)
Gội các loài ( Aglaia spp.)
• Nhóm 3: Gồm những loại gỗ được thị trường ưa thích, giá cả vừa
phải, gỗ có độ bền tự nhiên tốt ( trên 5 năm), có thể sử dụng trong
nhiều lĩnh vực ( đồ gỗ gia dụng, xây dựng, đóng phương tiện vận
tải…). Thuộc nhóm này có khoảng gần 90 loài, đáng chú ý là các
nhóm loài sau:
Bản xe các loài (Albizia spp.)
Bời lời các loài (Litsea spp.)
Cao su ( Hevea brasiliensis Pohl.)
Dầu các loài ( Dipterocarpus spp.)
Sồi các loài ( Lithocarpus spp.)
• Nhóm 4: Bao gồm những loại gỗ có khả năng sử dụng rộng rãi, dễ gia

công chế biến, độ bền tự nhiên trung bình ( trên 3 năm), có thể sử
dụng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, làm diêm, văn phòng phẩm…
Gỗ của khoảng trên 60 loài óc thể xếp vào nhóm này. Đó là các loài:
Bạch đàn các loài ( Eucalyptus spp.)
Bồ đề ( Styrax tonkinensis Pierre)
Dung các loài ( Symplocos spp.)
Binh linh các loài ( Vitex spp.)
Ràng ràng ( Ormosia spp.)


-

-

-

-


Nhóm 5: Gồm những loại gỗ ít được ưa thích, khó gia công chế biến,
độ bền tự nhiên kém ( dưới 3 năm). Thuộc nhóm này, tác giả đã thống
kê ngót 50 loài, trong đó có thể kể tới các nhóm loài:
Côm các loài (Elaeocarpus spp.)
Máu chó các loài ( Knema spp.)
Sung các loài ( Ficus spp.)
Trâm các loài ( Syzygium spp.)
Trôm các loài ( Sterculia spp.)


-


Câu 4: Nêu đặc điểm hình thái các họ trong bộ Long não (Laurales):
Bộ Long Não - Laurales
Đặc điển chung:
Gồm những cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình, ít khi là cây thảo, chúng phân biệt
với bộ Ngọc Lan bởi: - Không có lá kèm. - Hoa xếp kiểu vòng, mẫu 3, lưỡng
tính, đôi khi đơn tính, thường tập hợp thành cụm hoa. - Gốc của các mảnh
bao hoa và nhị thường dính thành một ống ngắn. Nhưng chúng có quan hệ
gần gũi với bộ Ngọc Lan qua cấu tạo gỗ; bộ nhụy còn có lá noãn rời; vỏ hạt
phấn có cấu tạo một rãnh.
Phân loại Bộ Long Não gồm 11 họ, ở nước ta có 4 họ: họ Kì Bạc, họ Tung,
họ Hoa Sói, họ Lạp Mai, họ Long Não.
+ Họ Kì Bạc (monimiaceae) cây gỗ. Lá đơn, mọc đối. Rất đặc trưng bởi có
ống hoa hình chén do đế hoa hõm xuống tạo thành, chứa nhị và lá noãn ở
trong, gần giống như ở một số chi của họ Rosaceae nhưng ở đây bao hoa rất
thoái hóa, nhị mang 2 tuyến nhỏ ở gốc (dấu vét của bó 3 nhị) và bao phấn
thường mở bằng van.
+ Họ Hoa Sói (Chloranthaceae) cỏ hay bụi nhỏ. Thân thường chia đốt. Lá
đơn, mọc đối, có lá kèm. Hoa trần. rất đặc trưng bởi có hoa lưỡng tính giả;
những hoa đực trần dính vào bên các hoa cái (hoa cái có đài tiêu giảm hoặc
đôi khi 3 răng, bầu hạ) cùng nhau tạo thành 1 bông; bộ nhị gồm 3 chiếc dính
với nhau thành phiến xẻ thùy mang 4 đôi túi phấn, trong đó thùy giữa mang
2 đôi (mỗi bao phấn 2 ô) còn các thùy bên chỉ có 1 đôi (mỗi bao phấn 1 ô)
+ Họ Tung (Hernandiaceae) gỗ hoặc dây leo thân gỗ. Lá mọc cách, đơn
hoặc lá kép 3. Rất đặc trưng bởi bộ nhị gồm 3 – 6 chiếc xếp thành 1 vòngđối
diện với các lá bao hoa ngoài, ở gốc mỗi nhị mang 2 tuyến nhỏ (dấu vết của


bó 3 nhị) và bao phấn mở bằng 2 van. Bầu hạ. Qủa khô có 2-4 cánh hoặc có
2 cánh cong lên do các lá đài đồng trưởng hay quả nằm sâu trong đế hoa

phình lớn (nhưng khi đó lá hình khiên)
+ Họ Lạp Mai ( Calycanthaceae) bụi hoặc gỗ nhỏ. Lá đơn mọc đối, không
có lá kèm. Rất đặc trưng bởi có cánh hoa hình chén, bao hoa gồm nhiều
phiến xếp lợp lên nhau; nhị nhiều xếp thành 2 hàng ở trên miệng ống hoa,
nhưng chỉ những chiếc vòng trong hữu thụ, bao phấn mở dọc.
+ Họ Long Não ( Lauraceae) gỗ với lá đơn mọc cách, không có lá kèm,
hoặc hiếm khi là cỏ kí sinh không có lá. Hoa thường mẫu 3 (ít khi mẫu 5 hay
mẫu 2). Rất đặc trưng bởi bộ nhị nhiều hợp thành những bó 3 nhị, trong đó 2
nhị bên thường tiêu giảm thành nhị lép hay tuyến mật và bao bởi phần mở
bằng 2 hoặc 4 van.
Câu 5: Phương pháp xử lý mẫu thực vật; phương pháp khâu và hoàn
thiện tiêu bản thực vật.
PP xử lý mẫu thực vật:
- Xử lý ở thực địa:
+ Sau khi đã ghi chép các thông tin liên quan đến mẫu (nơi thu, ngày thu,
người hay nhóm người thu, đặc điểm tóm tắt của cây: dạng sống, màu hoa
quả,…) vào 1 cuốn sổ gọi là Sổ điều tra thực vật, các mẫu thực vật thu thập
phải xử lý ngay: nếu mẫu lớn quá khổ cần phải tỉa, cắt bỏ bớt hoặc gập lại.
+ Nếu có điều kiện thì có thể sấy khô ngay tại hiện trường sẽ hạn chế được
sự biến đổi màu sắc (như màu xanh của lá, các màu khác của hoa quả).
+Nếu không có điều kiện sấy khô thì dùng mỗi tờ báo xếp thành 1-2 mẫu tùy
theo độ dày mỏng rồi buộc chặt hình chữ thập kép, cho vào túi nilon đổ dung
dịch cồn và nước 55% (nếu mẫu mọng nước có thể tăng tỷ lệ cồn lên).
- Xử lý mẫu tại phòng tiêu bản:
+ Sấy khô: phơi hay sấy khô bằng bếp điện hay tủ sấy mẫu. Tỉa hay cắt một
phần quả theo cùng chiều phẳng với cành mẫu thì phải gập giấy ép vào các
phần thấp hơn như lá, cành để làm cho lá phẳng khi khô. Các mẫu để cách
nhau không khi sấy các mẫu sẽ bị dính. Tất cả các bộ phận phải được ép
phẳng, bộ phận nào dày không ép phẳng được (như quả, phần gốc thân rễ
các loài cây họ Ráy, Gừng,…) phải cắt lấy lát dọc, lát ngang thể hiện đặc

điểm cần thiết. Hạn chế các bộ phận (như lá chồng lên lá, hoa quả chồng lên
lá,…) chồng lên nhau quá dày.


+ Kẹp mắt cáo: Mẫu được ép trong kẹp mắt cáo và buộc chặt lại sẽ bảo đảm
cho cành mẫu phẳng, các ô trống giữa các thanh gỗ sẽ thoát hơi nước trong
quá trình sấy, làm mẫu khô nhanh hơn. Sau khi đã buộc các kẹp mẫu, có thể
sấy bằng nhiều phương pháp khác nhau: phơi nắng, sấy than, sấy bếp điện
v.v. Hàng ngày thay giấy báo ẩm bằng giấy báo khô để khô nhanh mẫu.
Hoàn thiên mẫu tiêu bản:
Kích thước: kích thước của toàn bộ mẫu vật sau khi ép và sấy khô có
chiều dài rộng không quá 42x30 cm.
Hình thức: mẫu vật sấy khô phải bảo đảm được ép thành dạng phẳng.
Số lượng mẫu: mỗi số hiệu gồm 5-10 tiêu bản được cắt từ 1 cây (đối với cây
gỗ, dây leo) hay từ cùng 1 bụi cây 
PP khâu:
- Mẫu có kích thước quá lớn
có thể cắt mẫu thành các đoạn, khâu vào 2-3 hay nhiều tờ bìa với nhãn đeo
trên mẫu cùng một số hiệu, nhưng ký hiệu khác nhau (Xa; Xb, Xc,…) theo
trình tự: thân, lá, hoa, quả,…
- Mẫu thực vật sau khi sấy khô, ép phẳng thì khâu vào bìa trắng cứng kích
thước tiêu chuẩn 30 x 42 cm. Mẫu vật phải bảo đảm hình dạng tự nhiên khi
được khâu lên bìa để bảo quản, nếu lá rộng choán vào vị trí của hoa hay quả,
thì xếp lá ở dưới, trên là hoa quả để nghiên cứu mẫu được thuận tiện, các lá
sắp xếp có lá sấp, có lá ngửa.
- Mẫu vật ép khô có thể khâu bằng chỉ, dán bằng băng dính hay gắn bằng
nhựa (dùng súng gắn nhựa) đính mẫu trên bìa trắng cứng. Nguyên tắc khâu
mẫu là làm thế nào để chỉ khâu không lộ nhiều trên bìa cứng, các vị trí cần
khâu là các phần chính, cứng của mẫu như đoạn thân, cành, gân chính của lá
hay gân chính của lá chét.

Câu 6: Khái quát về tài nguyên thực vật ở Việt Nam
_Hệ thực vật và sự đa dạng của nó là cơ sở quyết định sự phong phú về
nguồn tài nguyên thực vật của đất nước ta.
_Ở nước ta, trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung
tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng trên 240 họ với khoảng trên 7.000
loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã
dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài. Trên cơ sở những
thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, năm 1997, Nguyễn Tiến Bân


đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300
chi thuộc ngành Hạt kín ở nước ta. Sau đó, Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê
và ghi nhận trong Hệ thực vật VN đã biết được 9.653 loài thực vật bậc cao
có mạch mọc tự nhiên. Chúng thuộc về 2.011 chi và 290 họ. Nếu kể cả
khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao
có mạch biết được ở VN hiện đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305
họ, chiếm khoảng 7% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của
toàn thế giới. Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ
thực vật nước ta có thành phần loài khá phong phú, mang cả yếu tố của thực
vật nhiệt đới ẩm Indonexia- Malesia, yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực
vật ôn đới Nam Trung Hoa và yếu tố của thực vật Ấn Độ- Trung và Nam
Tiểu Á.
_Theo thống kê bước đầu của 1 số nhà khoa học thì có khoảng 1.800-2.000
loài cây mọc tự nhiên trong rừng đã được khai thác để lấy gỗ, đan lát, làm
thuốc, trồng làm cây bóng mát hoặc làm cảnh... Rất nhiều cây trồng từ lâu
đời (khoảng 250 loài) là có nguồn gốc tại chỗ, song cũng có 1 số lượng lớn
loài (khoảng trên 700 loài) được nhập từ những khu vực khác nhau trên thế
giới. Theo Vavilốp, Baranốp thì VN là 1 trong 9 trung tâm phát sinh nguồn
gốc của các cây trồng trên thế giới và là nơi gặp gỡ của cả 2 trung tâm giàu
loài nhất thế giới: Trung Quốc – Nhật Bản và Indostan.

_Các cây trồng quan trọng có nguồn gốc ở VN có thể gồm : lúa, khoai sọ,
khoai vạc, chuối, dứa, mít, gừng, riềng, rau dền, tre, cau, cọ...
_Các cây trồng được nhập từ các vùng khác nhau trên thế giới thì chủ yếu lại
là những cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ ( ngô,
khoai tây, sắn, cà chua, susu...); sau đó là từ cận nhiệt đới, ôn đới ẩm Trung
Hoa- Nhật Bản (cam, quýt, vải, hồng, quất, tam thất...); từ vùng nhiệt đới
châu Phi có vừng, thầu dầu, cà phê, xà cừ...; từ Địa Trung Hải có Đậu Hà
lan, bắp cải, xu hào, thì là...; từ châu Úc có phi lao, bạch đàn các loại...
Câu 7: Vai trò và giá trị sử dụng của dầu béo
1.

Dầu béo đối với dinh dưỡng

_Dầu béo (lipid) cùng với protein và glucid là 3 thành phần dinh dưỡng cơ
bản rất cần thiết cho con người. Dầu béo là nguồn thức ăn giàu năng lượng


nhất trong dinh dưỡng so với các chất dinh dưỡng khác (protein, glucid).
Dầu béo là chất hữu cơ mà phân tử có số lượng carbon nhiều nhất (76-79%).
_Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1g dầu béo thực vật thay đổi từ 9.300-9.400
calo ( trong khi đó từ tinh bột chỉ 4.123 calo, từ protein là 5.567 calo).
_Đối với cơ thể con người, dầu béo có nguồn gốc thực vật được hấp thu tốt
nhất (94,5%), đồng thời tránh được bệnh xơ cứng động mạch (mà thường
gặp khi ăn mỡ động vật). Một vài loại axit béo chưa no trong dầu béo thực
vật còn có khả năng phòng ngừa phóng xạ hoặc chuyển hóa colesteron trong
máu...
2. Dùng làm thuốc hoặc pha chế thuốc (thuốc xổ giun, thuốc chữa các bệnh
ngoài da...)
3. Là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất các loại sơn
cao cấp, mau khô, sơn các phương tiện giao thông (oto, máy bay, tàu

thuyền...), các thiết bị chinh phục vũ trụ.
4. Nguyên liệu để sản xuất các hợp chất tẩy rửa tổng hợp (xà phòng, dầu gội
đầu...).
5. Nguyên liệu để chế biến các chất háo dẻo ( các loại nhựa, sợi, vật liệu
cách điện, chống thấm...)
6. Sản xuất các loại dầu bôi trơn động cơ...
7. Tuyển nổi quặng, luyện kim.

Câu 8: Đặc điểm hình thái các họ thuộc bộ Đậu (Fabales); So sánh sự giống
nhau và khác nhau giữa họ Hoa hồng (bộ Hoa hồng) và họ Trinh nữ.
Cây gỗ, bụi hay cây thảo; lá đơn mọc cách, lá kép lông chim, đôi khi kép chân
vịt. Quả đặc trưng dạng quả đậu.
Bộ đậu gồm 3 họ:
1. Họ Trinh nữ - Mimosaceae
2. Họ Vang - Caesalpinisaceae
3. Họ Đậu - Fabaceae.
* Họ Trinh nữ:


Đặc điểm: Thường là gỗ, bụi hay bụi nhỏ. Lá kép lông chim (thường 2 lần),
có lá kèm. Hoa đều (đôi khi có đài hơi không đều), cánh hoa đôi khi xếp lợp,
nhưng thường thì xếp van; nhị nhiều, rời (đôi khi hợp ở gốc), hoặc gấp đôi hay
bằng số cánh hoa; lá noãn 1; noãn nhiều, noãn có chân dài. Rất đặc trưng bởi kiểu
quả đậu (qủa giáp).

* Họ vang:
Đặc điểm: Khác họ trinh nữ, ở đây cây có khi leo hoặc nhiều khi là cỏ, lá kép
1 lần lông chim, hoa thường hơi không đều; cành hoa (nếu có) thường 4-5, tiền
khai lợp-ngửa. Rất đặc trưng bởi kiểu quả đậu (quả giáp).
* Họ đậu:

Đặc điểm: Gỗ, bụi, cỏ, đứng thẳng hay leo trườn. Lá đơn hoặc kép 1 lần lông
chim. Đặc trưng bởi hoa rất không đều (hoa cánh bướm), tràng tiền khai lợp-úp;
nhị 10, tất cả dính nhau thành ống hoặc chỉ 9 dính nhau còn chiếc thứ 10 tự do,
noãn cong hình móng ngựa và có chân ngắn; quả đậu (như ở 2 họ trên, quả có khi
không mở hoặc phân đốt và đứt khúc thành những phần 1 hạt).
* Sự giống và khác nhau giữa họ hoa hồng và họ trinh nữ là:
Họ trinh nữ
- Thường là cây gỗ, bụi, bụi nhỏ
- Lá kép lông chim (thường 2 lần), có lá
kèm.
- Hoa đều, cánh hoa thường xếp van
- Nhị nhiều, rời hoặc gấp đôi hay bằng số
cánh hoa
- Noãn nhiều và có chân dài. Rất đặc
trưng bởi kiểu quả đậu.
- Đặc trưng bởi kiểu quả đậu
- Phân bố ở nhiệt đới và cận nhiệt đới

Họ hoa hồng
- Cây gỗ, bụi, dây leo, cỏ
- lá đơn, lá kép.
- Hoa lưỡng tính, đều; bao hoa kép,
thường mẫu 5
- Nhị thường nhiều
- Bầu thượng hay hạ.
- Quả nhiều đại, mọng hay quả hạch.
- Rất đặc trưng bởi có ống hoa hình chén.
- Phân bố ở ôn đới và cận nhiệt đới



Câu 9: Tại sao phải bảo tồn tài nguyên thực vật, nêu các nguyên nhân đe dọa
nguồn tài nguyên thực vật; Liệt kê 10 họ thực vật ở Việt Nam có nhiều loài có
tinh dầu.
* Vai trò của Tài nguyên thực vật:
Không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh
thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu
chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ
màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức
tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm
giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
Ngoài ra, rất nhiều loài có giá trị như làm cảnh (các loài Thiên tuế - Cycas sp.,
các loài phong lan - Orchidaceae, các loài trong chi Chè - Camellia sp. ), lấy gỗ
đóng đồ, làm mỹ nghệ (Sưa, Trắc, Cẩm lai, Mun,…), làm thuốc chữa bệnh,… (tìm
thêm)
* Hiện trạng tài nguyên thực vật tại VN: (kiểm tra lại và rút gọn + tìm thêm)
Trong thời kỳ đầu, người VN tập trung sinh sống ở châu thổ sông Hồng, rừng
nước ta còn bao phủ hầu khắp đất nước.
Thời kỳ Pháp thuộc tuy đã bị khai phá nhưng độ che phủ rừng của nước ta
vẫn còn khoảng 43% (1943).
Trong thời gian chiến tranh rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tiêu hủy khoảng
hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới.
Sau chiến tranh, diện tích rừng còn khoảng 9,5 triệu ha (bằng 29% diện tích
cả nước, đến nay chỉ còn trên 9,4 triệu ha rừng tự nhiên.
Tính riêng 1975 - 1995 đã mất khoảng 2,8 triệu ha rừng, bình quân mất
140.000 ha rừng hằng năm.


Đặc biệt 15 năm (1976-1990) đã phá 2,6 triệu ha rừng tự nhiên, trong khi đó
diện tích trồng rừng cả nước chỉ có 1 triệu ha, bình quân mỗi năm chỉ trồng được
50.000ha.

* Nguyên nhân đe dọa nguồn tài nguyên thực vật:
- Khai thác quá mức:
+ Chặt cây lấy củi
+ Phá rừng lấy gỗ, trồng cà phê, cây công nghiệp - cao su.
+ Phá rừng làm lương, rẫy, làm đường, làm thủy điện, xây dựng cơ sở hạ
tầng...
- Ô nhiễm môi trường:
+ do thuốc trừ sâu.
+ ô nhiễm nguồn nước.
+ ô nhiễm không khí
- Gia tăng dân số
- Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
- Các thiên tai hay thảm họa môi trường: Cháy rừng, hạn hán, ...
- Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn.
Với những nguyên nhân trên, diện tích đất rừng thu hẹp rất nhiều, sự đa dạng,
phong phú của thực vật giảm sút nhanh chóng, trong đó có rất nhiều loài có giá trị
sử dụng.
* 10 họ thực vật ở Việt Nam có nhiều loài có tinh dầu:
Họ Cúc (Asteraceae)
Họ Cam (Rutaceae)
Họ Long não (Lauraceae)
Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Họ Dầu (Dipterocarpaceae)
Họ mộc lan


Họ hòa thảo
Họ gừng
Họ sim
Họ đỗ quyên

Câu 10: Tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam; cho biết 10
loài cây hay được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam (gồm tên Việt nam, tên khoa
học, họ, công dụng, bộ phận sử dụng).
* Tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam:
- Hiện nay sử dụng cây thuốc chủ yếu được duy trì ở các vùng dân tộc núi cao
và một số cư dân ở đồng bằng Bắc bộ.
- Nhiều loài cây thuốc có thể thay thế cho dược liệu nhập nội (Đảng sâm,
Đương quy, Ngưu tất, Bạch truật, Cát cánh, Kỷ tử…).
- Ở các vùng miền núi nước ta và một bộ phận dân cư nông nghiệp việc
phòng và chữa bệnh chủ yếu là sử dụng cây thuốc trong nước.
- Trong những năm vừa qua một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu
không thể thiếu trong công nghiệp dược liệu hiện đại. Thành tựu trong các công
nghệ sau:
+ Chiết xuất artemisinline từ Thanh hao hoa vàng.
+ Chiết xuất rutin từ Hoa hoè.
+ Sản xuất rotundin và sitlux từ củ của các loài Bình vôi.
+ Sản xuất nhiều loại tinh dầu từ thực vật.
+ Chiết xuất berberin từ cây Vàng đắng.
- Chúng ta đã dùng cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh
xã hội. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt và hạn chế phát triển khối u sau giải phẫu, cắt
cơn nghiện ma tuý.


- Nhiều loại dược liệu đã được xuất khẩu và thu về lượng ngoại tệ đáng kể
(Bình vôi, Đương quy, Bạch chỉ, Ngưu tất, Xuyên khung, Sa nhân, Thảo quả, Hồi,
Quế…).
- Do cơ chế thị trường, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức, không
được bảo vệ, nên đã khan hiếm hoặc có nguy cơ cạn kiệt: Vàng đắng , Hoàng liên,
Hoàng liên gai, Một lá, Cỏ nhung, Trầm hương …
- Hệ thực vật nước ta có số loài cây làm thuốc lớn (3.200), nhưng mới sử

dụng 450 loại thuốc thuộc 116 họ thực vật.
* 10 loài cây hay được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam:
1 - Ba kích (Morinda officinalis) - họ Cà phê (Rubiaceae).
Công dụng: có tác dụng cường dương, chữa các bệnh đau nhức xương khớp,
mệt mỏi, kém ăn, điều hòa kinh nguyệt phụ nữ.
Bộ phận sử dụng: rễ.
2 - Bồ công anh (Lactuca indica) - họ Cúc (Asteraceae).
Công dụng: Chữa mụn nhọt, áp xe, tràng nhạc.
Bộ phận sử dụng: cả cây
3 - Dâu (Morus australis) - họ Dâu tằm (Moraceae).
Công dụng: Chữa hen, ho gà, viêm họng, lợi tiểu. Dùng trong một số dạng
nhiễm trùng (đau mắt, mụn nhọt), cao huyết áp (cành, lá). Quả dâu có thể
chữa bệnh đái đường, lao hạch, chống lão hóa.
Bộ phận sử dụng: quả
4 - Dây đau xương (Tinospora sinensis) - họ Tiết dê (Menispermaceae).
Công dụng: Chữa sai khớp, bong gân, thấp khớp, trị đau lưng do thận hư. Có
thể chữa rắn cắn (phối hợp với Thài lài, Rau sam, Tía tô…).
Bộ phận sử dụng: thân (dây), lá
5 - Đinh lăng (Polyscias fruticosa) - họ Nhân sâm (Araliaceae).


Công dụng: Làm thuốc bổ tăng lực, chữa ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, lợi
tiểu, cảm sốt, đau lưng, khớp.
Bộ phận sử dụng: rễ (củ), lá
6 - Gừng (Zingiber officinale) - họ Gừng Zingiberaceae.
Công dụng: Gừng tươi chữa cảm cúm, nôn mửa, đau bụng, kích thích tiêu
hóa, sát trùng. Gừng nướng chữa đau bụng, đi ỉa, chân tay lạnh, thấp khớp.
Bộ phận sử dụng: thân rễ (củ)
7 - Hà thủ ô (Fallopia multiflora) - họ Rau răm (Polygonaceae).
Công dụng: Chữa suy nhược thần kinh, bổ tim, thiếu máu, đau lưng, chống

bạc tóc sớm.
Bộ phận sử dụng: rễ củ
8 - Mã tiền (Strychnos nux - vomica) - họ Mã tiền (Loganiaceae)
Công dụng: Trong nhân dân mã tiền chữa tê thấp, sưng khớp, đau nhức.
Trong tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, yếu sinh dục
nam. Trong đông y chữa bệnh ngoài da, bại liệt, bán thân bất toại. Hạt rất độc,
phải chế biến trước khi dùng.
Bộ phận sử dụng: hạt
9 - Quế (Cinnamomum spp.) - họ Long não (Lauraceae)
Công dụng: Kích thích tuần hoàn và hô hấp, tăng nhu động ruột, tăng co bóp
tử cung, co mạch máu. Dùng trong các thuốc cảm mạo, đau bụng do lạnh, bế
kinh, tiểu tiện bất lợi.
Bộ phận sử dụng: vỏ thân, vỏ cành
10 - Vàng đắng (Coscinium fenestratum) - họ Tiết dê (Menispermaceae).
Công dụng: Chữa cảm sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt, một số bệnh do nhiễm khuẩn.
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu để chiết berberin.
Bộ phận sử dụng: thân (dây).


Câu 11: Ý nghĩa kinh tế-xã hội của cây thuốc; tiềm năng của các cây làm
thuốc.
* Ý nghĩa kinh tế - Xã hội của cây thuốc:
- Con người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bất lợi và các nguồn gây
bệnh. Vì vậy thuốc hay cây thuốc là một trong những yếu tố quan trọng.
- Theo đánh giá của Tổ chức WHO, 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc
cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Một tài liệu khác (IBPGR, 1992) cho thấy ở
các nước đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn lấy cây thuốc là nguồn
chữa bệnh.
- Ngoài chữa bệnh, ngành bào chế dược phẩm tiêu thụ một khối lượng rất lớn
dược liệu

- Nếu phát triển tối đa thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt đới, hàng năm có thể
thu lại 900 tỷ đôla Mỹ.
- Việc sử dụng và phát triển cây thuốc còn mang lại lợi ích về môi trường,
sinh thái rất to lớn.
* Tiềm năng của cây làm thuốc:
- Ở các nước châu Á, nhất là Á nhiệt đới có hệ thực vật phong phú và đa dạng
nên chứa tiềm năng rất lớn về cây thuốc. Thành phần loài cây làm thuốc chiếm
khoảng 10% số loài thực vật được biết. Tổng số loài thực vật làm thuốc khoảng
20.000 loài (IUCN, 1992).
- Số lượng loài cây làm thuốc ở Việt Nam là 3.200 theo tại liệu năm 1996.
- Các loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở châu Á rất to lớn. Hiện nay
nhiều loài còn chưa được ghi nhận, vì vậy trong tương lai số loài thực vật làm
thuốc ở mỗi quốc gia còn tăng lên nhiều.
- Các nước châu Phi, các nước nhiệt đới châu Mỹ và một số nước khác cũng
có tiềm năng to lớn về cây cỏ làm thuốc.
- Ở nước ta số lượng loài cây làm thuốc được ghi nhận không ngừng tăng lên:


1986: 1863 loài; 1996: 3200 loài (Việt Nam)
- Hiện nay nhiều loài được sử dụng trong các dân tộc chưa được điều tra
nghiên cứu do vậy đây chưa phải là số liệu cuối cùng.
- Số loài làm thuốc phân bố trong khoảng 270 họ thực vật. Những họ có số
lượng lớn loài cây làm thuốc gồm:
Dương xỉ (Polypodiaceae)

26

Na (Annonaceae)

38


Long não (Lauraceae)

42

Tiết dê (Menispermaceae)

32

Đơn nem (Myrsinaceae)

39

Cúc (Asteraceae)

167

Cây thuốc Việt Nam phân bố trong mọi điều kiện sinh thái, ví dụ như:
- Vùng ngập mặn:

Củ gấu biển…

- Khô hạn:

Chổi xể, Tràm, Bạch đàn…

- Đầm lầy, thủy sinh:

Nghể…


- Núi cao:

Hoàng liên, Hoàng tinh…

- Ưa sáng:

Màng tang, Đảng sâm, Kinh giới…

- Chịu bóng:

Một lá, Cỏ nhung, Hoàng liên…

- Bì sinh:

Thạch hộc, Tổ kiến…

- Số lượng chủ yếu các cây thuốc thường gặp ở vùng trung du và miền núi. Những
vùng thường gặp là rừng nhiệt đới thường xanh và nhất là các Vườn quốc gia, khu
Bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi mà thảm thực vật và môi
trường sống được bảo vệ tương đối tốt.
Câu 12: Đặc điểm hình thái của các loài thực vật thuộc bộ chè (theales)
1.Họ hoàng mai
_Gỗ hoặc bụi. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm.


_Hoa lưỡng tính, thường đều, mẫu 5, xếp vòng hay xoắn vòng. Đặc trưng
bởi cánh hoa 5(4-10) xếp vặn hay lợp; nhị 5, 10 hoặc nhiều, rời, đôi khi ở
trên cột nhị kéo dài; bộ nhụy gồm 5-2, đôi khi 5-10 lá noãn, rời hoặc hợp
paracarp ( hợp bên lá noãn).
_Các lá noãn khi thành quả thường trở nên hoàn toàn tách rời nhau trên một

đế hoa đồng trưởng ( thật ra các lá noãn như rời nhau vì các phía phát triển
không đều-phía xa trục phát triển mạnh hơn) và bởi hạt thường có cánh.
2.Họ Dầu
_Gỗ. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm sớm rụng.
_Hoa lưỡng tính, đều; lá đài 5, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu;
cánh hoa 5, xếp vặn; nhị nhiều hoặc 10-15, đôi khi 5, thường rời nhau.
_Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp syncarp (hợp nguyên lá noãn) thành bầu
thượng 3 ô.
_Rất đặc trưng bởi quả khô không mở, nằm trong đài bền, đồng trưởng
thành 2,3 hay 5 cánh; hạt không có nội nhũ; lá mầm vặn và ôm lấy rễ mầm.
3.Họ Trung quân
_Rất giống với họ dầu (hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, cánh hoa xếp vặn, nhị 10
hoặc 5, quả khô nằm trong đài bền đồng trưởng thành cánh), nhưng khác họ
dầu bởi ở đây là bụi leo có tua cuốn xoắn; bầu hạ, 1 ô và hạt có nội nhũ
cuốn.
4.Họ chè
_Gỗ hoặc bụi. Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm.
_Hoa phần lớn mọc đơn độc, thường lưỡng tính và mẫu 5; bao hoa xếp xoắn
hay xếp vòng. Nhị thường nhiều, chỉ nhị rời nhau hoặc hơi hợp thành ống.
Bộ nhụy thường gồm 2(3)-5(10) lá noãn hợp thành bầu thượng (hiếm khi là
bầu trung), 2-10 ô; mỗi ô thường chứa nhiều noãn trên giá noãn trụ giữa.
_Quả nang (thường chẻ ô) hoặc quả khô không mở, có khi là quả hạch hay
quả dạng mọng; ở các quả mở thường để lại cột giữa.
_Hạt có phôi thẳng hay hơi cong, đôi khi hạt có cánh.
5.Họ Ngũ Mạc (Ngũ Liệt)
_Gỗ. Lá đơn, mọc cách. Gần với họ chè nhưng ở đây hoa hợp thành chùm,
mẫu 5 điển hình: 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị xen cánh, 5 lá noãn hợp thành
bầu thượng 5 ô với núm nhụy xẻ 5 thùy; mỗi ô bầu chứa 2 noãn treo.
_Hạt có phôi cong hình móng ngựa



6.Họ Chúng Nôm
_Gỗ hoặc bụi. Lá đơn, mọc cách, nhưng tập trung ở đỉnh cành, không có lá
kèm.
_Hoa lưỡng tính, đều, có cuống hoa (dài 2-3cm) mang 2-4 lá bắc gần như
đối diện nhau ở gần đài; cánh hoa 5, rời, xếp vặn; nhị nhiều, họp thành 5 bó.
_Bộ nhụy gồm 5 lá noãn hợp thành bầu thượng, vòi đơn, phân 5 nhánh ở
đỉnh. Noãn nhiều.
_Quả nang cắt vách mở từ phía gốc, với cột trung tâm (mang hạt) còn lại sau
khi các mảnh rơi đi. Cành mang hoa có thể nhầm với lllicium, nhưng ở đó
các phiến bao hoa xếp xoắn, nhị (nhiều) rời nhau, lá noãn rời và xếp vòng.
7.Họ Bứa
_Gỗ hoặc bụi. Đặc trưng bởi cây có nhựa mủ vàng, các cành thường nằm
ngang. Lá đơn, mọc đối, thường có lông hình sao, không có lá kèm.
_Hoa thường đơn tính. Đài và tràng gồm 2-6 mảnh, xếp vòng hoặc lá đài xếp
xoắn. Nhị thường nhiều, rời hoặc hợp thành bó đối diện với cánh hoa. Bộ
nhụy thường gồm 3-5 lá noãn hợp thành bầu thượng.
_hạt to, thường có tử y do cuống noãn hoặc do lỗ noãn tạo thành.
8.Họ Ban (Lành Ngạnh)
_Gỗ, bụi hoặc cỏ nhiều năm. Lá mọc đối hay mọc vòng. Đặc trưng bởi thân
hoặc cành non vuông, ở bộ phận non thường có lông hình sao.
_Rất gần với họ Bứa (kể cả nhị nhiều, hợp thành 3-5 bó, bầu thượng 3-5 ô,
noãn nhiều...), nhưng ở đây cây không có mủ vàng, hoa lưỡng tính, bao hoa
mẫu 4-5, xếp vòng, hạt không có tử y.
9.Họ Đàn Thảo (Ruộng Cày)
_Bụi nhỏ hay cỏ (có khi ở nước) đứng thẳng hoặc mọc bò. Lá đơn, mọc đối
hay mọc vòng, có hai lá kèm khô xác.
_Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5 hoặc mẫu 2-4. Bộ nhụy gồm 52 lá noãn hợp thành bầu thượng 5-2 ô; noãn nhiều.
_Quả nang cắt vách. Gần với họ Ban nhưng ở đây có lá kèm, bộ nhị xếp
thành 1-2 vòng( mỗi vòng 3-5 chiếc). Khi là cỏ thủy sinh thì khá giống với

họ Hoàng Mai nhưng khác nó bởi hoa mẫu 2-4, mọc đơn độc hay thành xim
và bởi hạt không có cánh.



×