Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

BCTT_Nguyễn Diệu Linh_D7TCNH1_Vietinbank Chi nhánh Tây Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 70 trang )

GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những
ngân hàng thương mại đứng đầu cả nước về quy mô mạng lưới chi nhánh trải đều khắp
đất nước cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có Ngân
hàng Cơng Thương – Chi nhánh Tây Hà Nội. Trải qua gần 10 năm đổi mới Ngân hàng
Công Thương – Chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần
tích cực vào sự phát triển của Ngân hàng Cơng Thương nói riêng và nền kinh tế nói
chung.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và quan sát tình hình thực tế tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội vừa qua, với sự quan
tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo NH cũng như các cơ chú, anh chị trong
các phịng ban, em đã từng bước hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc nội dung bài báo cáo của em được
chia làm 3 chương chính như sau:
Chương I- Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Tây Hà Nội
Chương II- Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội
Chương III- Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh, Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế nên bài
viết của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo
của các thầy cô giáo cùng các anh (chị) đang công tác tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội để bài báo cáo thực tập của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2016


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Diệu Linh
1


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà
Nội
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam và chính thức hoạt động kể từ ngày 8/7/1988.
Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần ra
công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
VietinBank là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của
ngành ngân hàng Việt Nam. VietinBank đã thiết lập quan hệ với gần 1.000 định chế tài
chính của 90 quốc gia trên tồn thế giới, là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi
nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên
thị trường khu vực và thế giới. Đến năm 2014, VietinBank đã phát triển mạng lưới tại
tất cả các tỉnh thành trong cả nước và vươn ra quốc tế với 152 chi nhánh, gồm 149 chi
nhánh trong nước, 2 chi nhánh tại Đức và 1 chi nhánh tại Lào cùng trên 1.000 phòng
giao dịch/Quỹ tiết kiệm.
Qua 27 năm phát triển, tầm vóc của VietinBank thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
ấn tượng. Khi mới thành lập, quy mô tổng tài sản 718 tỷ đồng. Đến hết năm 2014, tổng
tài sản của VietinBank đạt 660 ngàn tỷ đồng – gấp hơn 3 lần so với năm 2008, tăng

14.6% so với năm 2013. Đồng thời tiếp tục là NH dẫn đầu về lợi nhuận với 7,300 tỷ
đồng, là DN xếp thứ 6 (trong TOP 10) và đứng đầu trong hệ thống NH trong bảng xếp
hạng 1.000 DN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 và năm
2014. Những kết quả kinh doanh đáng tự hào của VietinBank đã được khẳng định bởi
các giải thưởng danh giá do các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận: 01 Huân
chương Độc lập hạng Nhì, 3 năm liên tiếp nằm trong Bảng xếp hạng 2.000 doanh
nghiệp lớn nhất thế giới, VietinBank cũng đã được Tạp chí Tài chính Châu Á bình
chọn là NH huy động vốn tốt nhất Việt Nam.

2


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Tây Hà Nội là một đơn vị thuộc
trong hệ thống chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, được thành
lập từ ngày 24/02/2006 theo quyết định số 054 QĐ/HĐQT – NHCT1 của Hội đồng
quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên cơ sở tách từ Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy. Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội có trụ sở tại Số 8 Đường Hồ Tùng Mậu,
Mai Dịch, Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội mới chính
thức hoạt động độc lập từ ngày 01/05/2006. Những năm đầu mới thành lập chi nhánh
gặp rất nhiều khó khăn do thương hiệu mới, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, khách
hàng chưa ổn định. Trong khi đó, lực lượng cán bộ lại mỏng, chỉ khoảng hơn 50
người. Địa bàn hoạt động tuy rộng nhưng lại có nhiều NHTM và các tổ chức tín dụng

cùng hoạt động. Tuy nhiên, hòa chung vào xu thế phát triển kinh tế của cả nước, Chi
nhánh Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam Tây Hà Nội mặc dù cịn non trẻ
nhưng cũng có những lợi thế nhất định, đó là có lượng KH quen thuộc thường xuyên
đến giao dịch khơng ngại phải đi xa, có đội ngũ lãnh đạo dầy dạn kinh nghiệm, nhiệt
tình với cơng việc và tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, chi nhánh cịn nhận được sự
quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về cơ sở vật chất kỹ
thuật như máy móc, trang thiết bị cơng nghệ thơng tin cũng như các công cụ khác phục
vụ cho hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã mạnh dạn mở rộng mạng lưới hoạt động
kinh doanh như mở thêm nhiều điểm giao dịch mới trên địa bàn, tính tới hết năm 2014
đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Tây Hà Nội. Chính vì vậy đã tạo điều
kiện thu hút được một lượng đông đảo KH đến giao dịch, từng bước chiếm lĩnh thị
trường, tăng thị phần hoạt động kinh doanh. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của NH
không ngừng phát triển cả về mạng lưới, quy mô và chất lượng. NH ln hồn thành
và hồn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, trở thành một chi nhánh hoạt
động hiệu quả trong hệ thống chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam.
3


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Tây Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội là chi nhánh
cấp 1 của trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, vì vậy Ngân hàng
TMCP Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội thực hiện toàn bộ những
chức năng, nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam.

Chi nhánh VietinBank Tây Hà Nội có chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:
Huy động vốn:
- Khai thác và nhận tiền gửi dưới dạng tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ
và ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không
kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay
từ các định chế tài chính trong nước và nước ngồi, vay từ NHNN, và các hình thức
vay vốn khác theo quy định của NHNN.
Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian vốn dài.
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG,
KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong
nước và quốc tế.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thì trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Tài sản đầu tư
bao gồm Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN, Cơng trái xây
dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục, Trái phiếu Chính quyền địa phương, Trái phiếu
NHTM, Trái phiếu doanh nghiệp v.v.
4


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Cung ứng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong địa bàn cùng hệ
thống và các địa bàn khác hệ thống.
- Thực hiện các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.
- Thực hiện đồng tài trợ, các hình thức bảo lãnh (bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán...)
và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam.
- Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng, tư vấn khách hàng xây dựng dự án.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế
hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội và phát triển kinh tế của địa bàn.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu của Tổng
giám đốc...
Như vậy, VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội đi vào hoạt động chính là huy động
vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế và dịch vụ NH khác theo quy định và
chịu sự giám sát của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và của NHNN.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội
Về cơ cấu tổ chức, VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội có 10 phòng ban là:
-

Phòng khách hàng doanh nghiệp

-


Phòng khách hàng cá nhân

-

Phịng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

-

Phịng kế tốn

-

Phịng tiền tệ kho quỹ

-

Phịng thanh tốn, XNK
5


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

-

Phòng tổng hợp

-


Phòng tổ chức hành chính

-

Phịng thơng tin điện tốn

-

Phịng giao dịch
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của VietinBank chi nhánh Tây Hà Nội
GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC

Khối kinh
doanh
Phịng KH
DN

Khối quản lý
rủi ro

Khối tác
nghiệp

Phịng quản
lý rủi ro và
nợ có vấn đề

Phịng KH
cá nhân

Quỹ TK,
Điểm GD

Khối hỗ trợ

Phịng giao
dịch

Phịng kế
tốn

Phịng tổng
hợp

Phịng tiền
tệ kho quỹ

Phịng tổ chức
hành chính

Phịng thanh
tốn, XNK

Phịng thơng
tin điện tốn

Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính, Vietinbank – Chi nhánh Tây Hà Nội

Nhìn chung, sơ đồ tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội khá rõ ràng,
cụ thể. VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội đã phân chia các phòng ban một cách cụ

thể chi tiết để dễ dàng phân công cơng việc và trách nhiệm. Đồng thời các phịng ban
cũng có mối liên hệ ràng buộc với nhau khi cần thiết để có thể phối hợp thực hiện
cơng việc. Ví dụ như phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân
cũng có mối liên hệ mật thiết với phịng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, tất cả các
phòng đều nhận sự hỗ trợ của khối hỗ trợ trong chi nhánh...
 Ban giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, lãnh đạo toàn thể chi nhánh. Giám đốc
chi nhánh do Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc.
6


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

Chức năng của Giám đốc:
+ Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh.
+ Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh theo quy định.
+ Đề xuất, chỉ đạo thực hiện, trực tiếp tham gia xây dựng, bổ sung, hồn chỉnh các cơ
chế chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ.
+ Thực hiện các quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là nơi quyết định phương hướng kinh
doanh, mục tiêu, kế hoạch cho chi nhánh, theo đó Giám đốc phải thực hiện nhiệm vụ
mà cấp trên giao phó và chỉ được độc lập hoạt động trong phạm vi nhất định nào đó.
Giúp đỡ cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Phó giám đốc sẽ thực hiện các công
việc trong từng lĩnh vực cụ thể mà Giám đốc giao phó để điều hành hoạt động của chi
nhánh.
 Khối kinh doanh

- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các DN, để khai thác
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản
phẩm cho vay phù hợp với chế độ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam.
Chức năng:
+ Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng DN lớn, DN vừa và nhỏ.
+ Phối hợp cùng các bộ phận liên quan, cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với
chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng,
tối đa hóa lợi ích mang lại cho ngân hàng.
+ Theo dõi giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay, đầu mối phối hợp với phòng
quản lý rủi ro và nợ có vấn đề thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ xử lý rủi
ro.
+ Quản lý khai thác hồ sơ, thông tin khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ theo
quy định của Ngân hàng.

7


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

+ Nghiên cứu, đề xuất, cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch
vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
- Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản
phẩm cho vay phù hợp với chế độ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam; quản lý hoạt động các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.
Chức năng:
+ Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.
+ Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của
Ngân hàng, kết hợp bán chéo, bán thêm các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại.
+ Theo dõi, giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay; phối hợp với phịng quản
lý rủi ro và nợ có vấn đề nhằm thu hồi các khoản nợ xấu, ngoại bảng, nợ xử lý rủi ro.
+ Quản lý, khai thác hồ sơ, thơng tin KH là cá nhân, hộ gia đình theo quy định của
Ngân hàng.
+ Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch
vụ mới cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.
 Phịng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Là phịng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh,
giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng
cho khách hàng.
Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính
phủ xử lý. Khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước
nhằm thu hồi nợ xấu. Thẩm định hoặc tái thẩm định KH, dự án, phương án đề nghị cấp
tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của
chi nhánh theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.
 Khối tác nghiệp
- Phịng kế toán
+ Thực hiện chức năng kiểm soát sâu đối với tất cả các giao dịch tài chính đã phát sinh
tại đơn vị sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm.
8


GVHD: Phạm Quốc Huân


SVTH: Nguyễn Diệu Linh

+ Thực hiện nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi
tiêu nội bộ tại chi nhánh; quản lý, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ…
+ Tổ chức kiểm sốt và lưu trữ tồn bộ hồ sơ, chứng từ, liệt kê, báo cáo kế toán theo
quy định.
+ Trực tiếp giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ và thực hiện các giao dịch, dịch vụ trực tiếp với
khách hàng; cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh
toán và các nghiệp vụ khác; xử lý hạch toán các giao dịch.
+ Tổ chức cơng tác hạch tốn kế tốn, thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài
chính của tồn chi nhánh theo đúng quy định hiện hành của ngân hàng.
- Phòng tiền tệ kho quỹ
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ
phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại chi nhánh.
+ Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều
chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng.
+ Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại các phịng ban để có kế hoạch sử dụng
hợp lý nguồn ngân quỹ.
- Phịng thanh tốn XNK
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (mua, bán, chuyển đổi), thanh toán
trực tiếp các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
+ Nắm bắt, cập nhật chính xác, thường xuyên, kịp thời các thơng tin về tỷ giá hối đối
và thị trường ngoại tệ.
 Khối hỗ trợ
- Phòng tổng hợp
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lược phát
triển kinh doanh của chi nhánh.
+ Điều hành, cân đối kinh doanh chung của tồn chi nhánh.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực
hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn chi nhánh theo quy định

của ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương.
+ Thực hiện công tác thi đua tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của nhà
nước và quy định của ngân hàng.
9


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

- Phòng tổ chức hành chính
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về cơng tác quản lý cán bộ, hành chính quản trị của
chi nhánh.
+ Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang
thiết bị, quản lý con dấu của chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại.
+ Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an tồn chi nhánh, phịng chống cháy nổ, phịng
chống lụt bão.
+ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân sự, đào
tạo, hành chính quản trị của chi nhánh.
- Phịng thơng tin điện tốn
Quản lý khai thác các ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo đúng định hướng, mục
đích, chức năng hoạt động của ngân hàng và theo quy định của nhà nước.
 Phòng giao dịch
Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với KH, cung cấp các dịch vụ NH
theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Khai thác
nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng; trực
tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu, tư vấn cho KH về sử dụng và bán các sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng.
Với vị thế là một trong bốn trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam đã ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình

trong nền kinh tế cũng như năng lực cạnh tranh với các NHTM khác cả trong và ngồi
nước. Khơng chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh mà ngay
cả khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, VietinBank vẫn chứng tỏ khả năng phát triển
của mình, trở thành ngân hàng được khách hàng tín nhiệm về lĩnh vực huy động vốn,
tài trợ vốn và các dịch vụ tài chính tiện ích khác. Đóng góp vào sự thành cơng đó,
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội cũng đã thể hiện
rõ bản lĩnh hoạt động kinh doanh, khả năng tự điều tiết và tuân thủ theo đúng định
hướng mà Hội đồng quản trị đưa ra trong từng kỳ.

10


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

1.4. Đánh giá khái quát về tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012-2014
Kể từ khi hình thành và phát tiển, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Tây Hà Nội đã tận dụng được tối đa thế mạnh của mình để kinh doanh một
cách có hiệu quả, qua đó Ngân hàng đã tạo được niềm tin và sự hài lịng của đơng đảo
khách hàng bởi sự đa dạng và phong phú của các loại hình sản phẩm dịch vụ. Kết quả
hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm 2012-2014 được tổng hợp qua
bảng số liệu dưới đây:

Qua bảng kết quả kinh doanh trên, ta thấy, trong giai đoạn 2012-2014, tình hình
hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ
và không ổn định qua các năm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng lên qua các
năm, cùng với đó tình hình chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng có xu hướng tăng
và tốc độ tăng lên theo tốc độ tăng của doanh thu, điều đó đã làm cho lợi nhuận qua

các năm của chi nhánh có tăng lên, nhưng mức tăng không nhiều. Cụ thể như sau:
Về doanh thu: Năm 2013, tổng doanh thu của chi nhánh đạt 366,815 triệu đồng,
tăng 19,857 triệu đồng so với năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu đạt 5.72%. Sang
năm 2014, tổng doanh thu của chi nhánh lại tăng thêm đạt 380,215 triệu đồng, tương
ứng với mức tăng 13,400 triệu đồng và tỷ lệ tăng 3.65% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân sự tăng lên của tổng doanh thu của chi nhánh là do NH đang ngày càng
mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, các sản phẩm mới được phát triển, cải tiến
thu hút thêm được nhiều KH tiềm năng. Bên cạnh đó, sự tăng lên của doanh thu trong
hai năm gần đây một phần cũng là do Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt, làm giảm được lạm phát xuống mức ổn định (<7%), tăng trưởng tín dụng cũng
tăng lên (8.83%) kích thích các tổ chức trong nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi vay mở
11


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

rộng quy mô kinh doanh, phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng
tăng lên, điều đó đã làm cho tổng doanh thu của chi nhánh có xu hướng tăng lên trong
những năm gần đây.
Về chi phí: Tuy tổng doanh thu của chi nhánh có xu hướng tăng, nhưng tổng chi
phí cũng tăng lên không kém. Cụ thể, năm 2012, tổng chi phí của chi nhánh là 272,210
triệu đồng, con số đó năm 2013 đã tăng 12,669 triệu đồng, tương đương với mức tăng
4.65%. Sang năm 2014, khoản mục này lại tăng từ 284,879 triệu đồng lên 294,946
triệu đồng, tăng 10,067 triệu đồng, tương đương với 3.53%. Nguyên nhân chủ yếu của
sự tăng lên đó là do sự tăng lên của lượng khách hàng qua các năm, vì có thêm nhiều
khách hàng đến với NH hơn, nên song song với việc NH có thêm thu nhập thì cũng sẽ
phát sinh thêm các chi phí để phát triển các sản phẩm mới và chi phí phục vụ KH.
Những chính sách của Nhà nước cũng là một nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của NH, giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn nền kinh tế nước ta đang
dần hồi phục, phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng thế giới, sự thay đổi chính sách
phù hợp với nền kinh tế đã làm cho lượng KH gửi tiền tăng dần lên, chi phí cho các
khoản tiền gửi cũng theo đó mà tăng lên khơng kém. Bên cạnh đó, các khoản chi phí
liên quan đến các hoạt động kinh doanh khác của NH như đầu tư, chi trả lương,
thưởng cho nhân viên cũng tác động khơng nhỏ đến tổng chi phí của chi nhánh NH
trong những năm này.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận của chi nhánh trong những năm vừa qua có xu hướng
tăng lên, nhưng mức tăng không nhiều. Tuy nhiên, so với các chi nhánh khác trong
NH thì lợi nhuận của Chi nhánh Tây Hà Nội vẫn ở mức khá cao và là một trong những
chi nhánh có đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của toàn NH. Năm 2013, lợi nhuận
sau thuế của Chi nhánh đạt 61,452 triệu đồng tức là tăng khoảng 5,391 triệu đồng
tương đương với 9.62%. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế lại tiếp tục tăng thêm 2,837
triệu đồng lên 64,289 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 4.62%. Điều này cho
thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang diễn ra rất tốt và hiệu quả.
Tóm lại, trong ba năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam
có nhiều biến động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của
VietinBank nói chung và Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng. Giai đoạn 2012-2014 vẫn
là giai đoạn khó khăn với nền kinh tế Việt Nam khi vẫn còn chịu tàn dư từ cuộc khủng
12


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

hoảng kinh tế từ năm 2008. Thêm vào đó, thời gian này, kinh tế thế giới cũng đang
trong giai đoạn khó khăn và điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của nước ta, nhận thấy, tuy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng
nhưng tốc độ tăng vẫn chưa ổn định, mức tăng của năm 2014 so với năm 2013 tăng ít

hơn mức tăng của năm 2013 so với năm 2012. Tuy nhiên, nhìn vào những kết quả đã
đạt được, có thể thấy Chi nhánh đã cố gắng, nỗ lực hết sức để hoạt động kinh doanh
diễn ra đạt hiệu quả nhất, VietinBank vẫn luôn là một địa chỉ uy tín với khách hàng
trong thời gian qua. Tuy vây, Chi nhánh vẫn cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt
động kinh doanh của mình để có thể tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ gia tăng
thêm nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh, đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng trong
những năm sắp tới.

13


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
2.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội
2.1.1. Khái quát tình hình huy động vốn tại VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội
Trong hoạt động kinh doanh của NH, có thể nói huy động vốn là một hoạt động
vơ cùng quan trọng, là hoạt động đầu tiên và làm nền tảng cho các hoạt động khác của
NH. Vốn quyết định quy mô hoạt động của NH, quyết định đến việc mở rộng hay thu
hẹp loại hình hoạt động, quyết định năng lực cạnh tranh và vị thế của NH trong thương
trường. Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn tiền của NH. Trong giai đoạn 2012-2014, với việc triển khai nhiều biện
pháp tích cực trong tuyên truyền quảng cáo và đổi mới phong cách, tác phong giao
dịch, tổ chức chỉ đạo điều hành đến các phòng giao dịch, phòng nghiệp vụ, tới từng
cán bộ công nhân viên... VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội đã tạo được niềm tin với
các KH có nhu cầu gửi tiền.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng kịp thời triển khai các hình thức huy động vốn do
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành, tiếp tục giao chỉ tiêu huy động
vốn đến từng cán bộ nhân viên, có quy chế khen thưởng kịp thời cho cá nhân có thành
tích xuất sắc trong cơng tác huy động vốn.

14


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

Số liệu bảng 2.1 về tình hình huy động vốn cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động
của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội không ngừng
tăng lên trong giai đoạn 2012-2014 và đã phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế
nước ta qua các năm. Bước qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm trước, tình
hình hoạt động kinh doanh của NH dần có những bước khởi sắc và ổn định hơn. Cuối
năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh dừng ở mức 3,085,320 triệu đồng
thì sang năm 2013, tổng vốn huy động đã tăng thêm 361,765 triệu đồng với tốc độ
tăng đạt 11.73% lên 3,447,085 triệu đồng, khơng dừng lại ở đó, năm 2014, chi nhánh
tiếp tục nỗ lực, chủ động triển khai thực hiện các biện pháp, cách thức huy động vốn
có hiệu quả hơn nữa, và kết quả khơng ngồi mong đợi, tổng nguồn vốn huy động toàn
chi nhánh cuối năm đã đạt mức 3,968,966 triệu đồng, tăng thêm 521,881 triệu đồng so
với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng đạt mức 15.14%. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến tình hình tăng giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội trong những năm qua sẽ được trình bày và phân
tích kỹ hơn ở những phần tiếp theo.
2.1.2. Thực trạng tình hình huy động vốn tại VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội
Nhìn vào bảng 2.1 – bảng diễn biến tình hình huy động vốn ở phần trên ta thấy,
nguồn vốn huy động của Chi nhánh Tây Hà Nội thay đổi, biến động và có xu hướng

tăng lên qua mỗi năm trong giai đoạn 2012-2014. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các kênh
huy động vốn của Chi nhánh, ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản mục nguồn vốn huy
động của Chi nhánh trong những năm qua.
 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Xét về mặt thời gian, Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội huy động
vốn theo hai loại là khơng kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của NH rất đa
dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi tiền. Hiện nay Chi nhánh đang huy
động tiền gửi có kỳ hạn với các thời hạn sau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của
người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh tốn, gửi với mục
đích an tồn… NH luôn tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền và cũng nhận được sự tán
thưởng, đánh giá cao của KH thể hiện qua kết quả huy động được trình bày dưới bảng
sau:
15


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

Để công tác phân tích số liệu được thuận lợi và chính xác nhất, ta chia nguồn vốn
huy động theo kỳ hạn của VietinBank – Chi nhánh Tây Hà Nội thành 3 nhóm là nguồn
vốn khơng kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và nguồn vốn có kỳ hạn trên 12
tháng. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Tây
Hà Nội chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, nguồn
vốn này có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, còn lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng thì chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần qua mỗi năm trong giai đoạn
2012-2014.
 Nguồn vốn không kỳ hạn
Nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn là các khoản tiền gửi thanh tốn của các tổ

chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm mục đích sử dụng tiện ích trong
thanh toán. Trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, nguồn vốn không kỳ hạn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm: Năm 2012 chiếm 57.71%, năm 2013 chiếm
60.07%, năm 2014 chiếm 61.47% trên tổng nguồn vốn huy động. Điều đó cho thấy
trong giai đoạn 2012-2014, tiền gửi không kỳ hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng
16


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

lớn và có xu hướng biến động mạnh nhất theo chiều hướng tăng dần qua mỗi năm. Cụ
thể, năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn là 1,780,538 triệu đồng, năm 2013 là 2,070,644
triệu đồng, tăng 290,106 triệu đồng tương ứng tăng 16.29% so với năm 2012. Đến
năm 2014, nguồn vốn không kỳ hạn của Chi nhánh đạt mức 2,439,741 triệu đồng, tăng
so với năm 2013 là 369,097 triệu đồng với tốc độ tăng 17.83%, so với năm 2012 thì
tốc độ tăng của nguồn vốn này đạt mức 37.02%. Những con số này chứng tỏ nhu cầu
tiền gửi với mục đích thanh tốn đang ngày càng tăng so với trước kia, KH của chi
nhánh hầu hết là những người có dân trí cao, nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt
lớn. Nguồn này có nhiều lợi thế do lãi suất huy động thấp (năm 2014 lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn là 0.3%/năm) và điều đó tạo thêm thu nhập cho NH nhờ phát sinh thêm
nguồn thu từ phí thanh tốn dịch vụ. Tuy nhiên, tính ổn định của loại tiền gửi khơng
kỳ hạn này không cao và thường phụ thuộc và mức độ sử dụng vốn của người gửi.
 Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng
Nắm giữ tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn vốn có kỳ
hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này của Chi nhánh cũng có xu
hướng tăng dần qua các năm bởi nguồn vốn này được huy động từ các dân cư, DN và
được các NH khác điều chuyển đến. Nếu như tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được các
tổ chức kinh tế sử dụng với mục đích phục vụ cho việc thanh tốn thì tiền gửi có kỳ

hạn dưới 12 tháng này chủ yếu phục vụ cho các dân cư – những người có nguồn tiền
nhàn rỗi muốn gửi vào NH để lấy lãi và các DN gửi vào theo kỳ ngắn hạn khi đã tính
tốn kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh, muốn tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
cho DN của mình. Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 31.60%
trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 0.28% so với tỷ trọng năm 2013 và 1.05% so với
tỷ trọng năm 2012. Không những tăng trưởng về tỷ trọng mà lượng tiền này còn tăng
cả về số tuyệt đối. Năm 2013 nguồn tiền này đạt mức 1,079,627 triệu đồng tăng so với
cùng kỳ năm trước là 137,062 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 14.54%. Đến năm
2014, nguồn tiền này lại tiếp tục tăng lên đạt mức 1,254,193 triệu đồng, mức tăng
tương ứng so với năm 2013 là 174,566 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là
16.17%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn này là do cuộc chạy đua lãi suất huy
động giữa các NH, ngân hàng áp dụng lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với từng
đối tượng KH, từng mức tiền gửi để thu hút các KH gửi tiền vào NH. Mặc dù trong
17


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

giai đoạn này, nhà nước đã đưa ra các chính sách nhằm ổn định lãi suất, song nguồn
vốn này vẫn tiếp tục tăng lên, dự kiến trong những năm tới nguồn vốn có kỳ hạn dưới
12 tháng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa. Nguồn vốn có kỳ hạn tăng lên qua
các năm giúp đảm bảo hơn khả năng thanh toán của Chi nhánh và chứng tỏ uy tín, vị
thế ngày càng được nâng cao của Chi nhánh trên thương trường, Chi nhánh Tây Hà
Nội sẽ dần được nhiều KH biết đến và trở thành địa chỉ được ưu tiên hàng đầu mỗi khi
khách hàng có nhu cầu gửi tiền.
 Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng
Ngược lại với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi
có kỳ hạn trên 12 tháng lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn và có xu

hướng giảm dần qua các năm. Mặc dù vậy, nhưng nguồn tiền huy động này vẫn là
quan trọng đối với bất cứ Chi nhánh NH nào. Đây là nguồn chủ yếu để NH tiến hành
cho vay trung và dài hạn, vì vậy dù có xu hướng giảm đi nhưng NH vẫn phải duy trì
một lượng tiền nhất định qua các năm cho nguồn này. Diễn biến tình hình nguồn vốn
huy động có kỳ hạn trên 12 tháng của Chi nhánh như sau, năm 2012 tổng nguồn huy
động được từ khoản tiền này là 362,217 triệu đồng, năm 2013 nguồn vốn này giảm
65,403 triệu đồng tương ứng giảm 18.06% so với năm 2012 còn 296,814 triệu đồng.
Sang năm 2014, nguồn vốn này lại giảm tiếp 21,782 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng
là 7.34% và đến cuối năm tổng nguồn vốn huy động được từ khoản này chỉ còn
275,032 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do kể từ năm 2012 cho
tới nay, lãi suất tiền gửi giảm sâu, từ 11% xuống 6.3%/năm và điều đó đã tác động
khơng nhỏ đến tình hình tổng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Tuy vậy, việc duy trì
một tỷ lệ nhất định nguồn vốn trung và dài hạn này là điều cần thiết bởi nó có tính ổn
định và an toàn cao giúp cho chi nhánh tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các
khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, việc duy trì phải ở một tỷ lệ nhất định nếu
không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí trả lãi của chi nhánh và có khả năng khơng tạo ra
lợi nhuận vì phụ thuộc vào việc có giải ngân được vốn hay khơng.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy hoạt động huy động tiền gửi từ KH của
Chi nhánh Tây Hà Nội chủ yếu tập trung ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Do đó, NH
cần gia tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn để góp phần giúp cho hoạt động cho vay của
NH trở nên hiệu quả, NH có thể an tâm đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.
18


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

 Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế


Xét theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh Tây Hà
Nội là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư, nguồn vốn huy động
từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
huy động được của Chi nhánh NH. Trong giai đoạn 2012-2014, tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua mỗi năm, sự tăng lên đó chủ yếu là do
sự tăng lên từ nguồn tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức tín dụng; tiền gửi của
tổ chức kinh tế có xu hướng giảm qua mỗi năm tuy nhiên lượng giảm là ít, khơng đáng
kể. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế, ta đi phân tích
từng khoản mục cụ thể:
 Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tiền gửi của tổ chức kinh tế, khoản tiền gửi này đa phần là của các DN, các cơ
sở sản xuất hay một số DN trên địa bàn Hà Nội hoạt động kinh doanh bất động sản thu
tiền sử dụng đất, tiền bán căn hộ… Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá
trình kinh doanh của họ được gửi tại NH. Nguồn vốn này có chi phí thấp, không phụ
19


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

thuộc nhiều vào quyết định của đối tượng gửi tiền mà chủ yếu phụ thuộc vào chất
lượng dịch vụ mà NH cung cấp. Do vậy 3 năm trở lại đây tỷ trọng tiền gửi của tổ chức
kinh tế chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2012 chiếm 75%, năm
2013 chiếm 61.61%, năm 2014 chiếm 47.98%. Tuy nhiên, dựa trên bảng số liệu 2.3 ta
thấy giai đoạn 2012-2014, tiền gửi từ tổ chức kinh tế đã có sự chuyển dịch theo xu
hướng giảm dần qua mỗi năm: năm 2013 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là
2,123,784 triệu đồng giảm 190,170 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8.22% so với
năm 2012, năm 2014 nguồn vốn này tiếp tục giảm còn 1,904,292 triệu đồng, giảm so
với năm 2013 là 219,492 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10.33%.

Nguyên nhân của sự giảm sút nguồn vốn huy động từ TCKT tại chi nhánh trong
giai đoạn 2012-2014 là do trong những năm này nền kinh tế nước ta có nhiều biến
động, thêm vào đó là việc cạnh tranh nguồn vốn huy động từ các DN ngày càng trở
nên gay gắt, vậy nên NH đã chuyển hướng, tập trung chú trọng nhiều hơn đến việc huy
động vốn từ tiền gửi của các cá nhân bởi NH nhận thấy lượng dân cư, nguồn tiền dồi
dào và tiềm năng có thể huy động trong khu vực Chi nhánh NH hoạt động là rất lớn.
Và kết quả là, mặc dù tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 10.33% vào năm 2014
nhưng tiền gửi của dân cư lại tăng 73.8% bù đắp khoản tiền giảm từ nguồn huy động
từ tổ chức kinh tế đồng thời góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động của NH.
 Tiền gửi của dân cư
Như đã phân tích ở trên, tiền gửi của dân cư là một trong những thành phần quan
trọng và quyết định đến tình hình huy động vốn của tồn Chi nhánh qua các năm. Giai
đoạn 2012-2014, tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh có xu hướng tăng dần
qua các năm là do NH đã biết tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi từ các KH là dân cư
sinh sống và làm việc trong khu vực Chi nhánh hoạt động để tăng dần tỷ trọng của
nguồn vốn này mỗi năm: Năm 2012, nguồn vốn huy động được từ dân cư của chi
nhánh chỉ đạt 520,527 triệu đồng, chiếm 16.87% tổng nguồn vốn huy động thì sang
năm 2013, nguồn vốn này đã tăng thêm 442,044 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
84.92% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng nguồn vốn huy động từ dân cư lên
962,571 triệu đồng và đến cuối năm 2014 nguồn vốn này đã đạt mức 1,672,919 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 42.15% tổng nguồn vốn huy động, so với năm 2013 thì nguồn
vốn huy động từ dân cư đã tăng 710,348 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng đạt
20


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

73.8%. Mặc dù phương thức huy động vốn từ tiền gửi của dân cư là nghiệp vụ truyền

thống của NHTM Việt Nam, nhưng Chi nhánh Tây Hà Nội vẫn luôn thường xuyên
đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động này. Cụ thể, ban giám đốc
giao chỉ tiêu trực tiếp tới từng cán bộ nhân viên của chi nhánh. Lấy kết quả huy động
vốn của từng cán bộ làm một trong những thang điểm quan trọng để bình xét thi đua.
Ngồi ra, trong thời gian này, có khá nhiều biến động trên thị trường vàng và bất động
sản, chính vì vậy người dân đã tìm tới NH như một cách đầu tư tiết kiệm an tồn đảm
bảo hơn. Qua đó cũng cho thấy niềm tin của người dân vào VietinBank – Chi nhánh
Tây Hà Nội ngày càng được nâng cao.
 Tiền gửi từ tổ chức tín dụng
Ngược lại với tiền gửi từ tổ chức kinh tế hay tiền gửi từ dân cư, tiền gửi từ tổ
chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động được của tồn Chi
nhánh NH. Tuy có sự tăng nhẹ qua các năm nhưng nguyên nhân chính đến từ chính
sách của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là hạn chế nhận tiền gửi từ các tổ
chức tín dụng. Vì đây là nguồn vốn kém ổn định, các tổ chức tín dụng có nhu cầu rút
tiền để thanh tốn lớn dẫn đến khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính của NH. Tuy
vậy, trong giai đoạn 2012-2014 vừa qua, tiền gửi từ tổ chức tín dụng cũng đã phần nào
góp phần giúp tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh NH được ổn định và tăng
trưởng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 lượng vốn huy động được qua hình thức này
là 250,839 triệu đồng, con số đó sang năm 2013 đã tăng lên mức 360,730 triệu đồng,
mức tăng tương ứng là 109,891 triệu đồng với tốc độ tăng đạt 43.81% so với năm
2012, năm 2014 nguồn vốn này lại tiếp tục tăng nhẹ với con số 31,025 triệu đồng, tỷ lệ
tăng tương ứng là 8.6% lên 391,755 triệu đồng so với năm 2013.
 Nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

21


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Xét theo loại tiền huy động thì NH thường phân chia nguồn vốn huy động thành
nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn ngoại tệ. Trong giai đoạn 2012-2014, nguồn vốn huy
động giữa 2 loại tiền này có sự chênh lệch nhau rất lớn, chủ yếu NH huy động vốn từ
nguồn vốn nội tệ. Và lượng tiền gửi từ nguồn vốn này có xu hướng liên tục tăng qua
các năm. Ngược lại với tiền gửi từ nguồn vốn nội tệ, lượng tiền gửi từ nguồn vốn
ngoại tệ chiếm tỷ trọng ít mà lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể tình hình huy động
vốn theo loại tiền huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Tây Hà
Nội như sau:
 Nguồn vốn nội tệ
Nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với hầu hết các NH. Nó phụ thuộc
vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn
2012-2014, lượng tiền gửi bằng VNĐ liên tục tăng qua mỗi năm và luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014, nguồn vốn nội tệ của chi nhánh
chiếm tỷ trọng 79.98% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 3.36% so với tỷ trọng
năm 2013 và 6.92% so với tỷ trọng năm 2012. Không những tăng trưởng về tỷ trọng
mà nguồn tiền này còn tăng cả về số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2013, lượng tiền gửi bằng
VNĐ tại Chi nhánh là 2,641,143 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 386,924
triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 17.16%. Đến năm 2014, lượng tiền này lại tiếp tục
tăng lên đạt mức 3,174,379 triệu đồng, mức tăng tương ứng so với năm 2013 là
533,236 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 20.19%. Nguồn vốn bằng đồng nội tệ
của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua mỗi năm nguyên nhân chủ yếu là do các sản
22


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

phẩm, dịch vụ của Chi nhánh đa phần được phục vụ cho các hoạt động kinh doanh

trong nước nên Chi nhánh vẫn tập trung vào hoạt động huy động vốn bằng đồng nội tệ
là chính.
 Nguồn vốn ngoại tệ
Như phân tích ở trên, thơng thường thì nguồn huy động của NH chủ yếu vẫn là
nguồn vốn nội tệ, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu
thanh toán của các DN đòi hỏi phải dùng đồng ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng USD,
nên bên cạnh việc tăng cường cơng tác huy động đồng nội tệ thì Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội cũng rất chú trọng tới công tác huy
động đồng ngoại tệ và mức huy động ln được duy trì ở mức trên 20% tổng nguồn
vốn huy động. Điều này thể hiện tính chủ động của NH trong việc duy trì trạng thái
huy động ngoại tệ bảo đảm cân đối và chủ động trong việc phát triển cho vay các KH
hoạt động SXKD xuất nhập khẩu. Diễn biến tình hình nguồn vốn ngoại tệ trong giai
đoạn 2012-2014 như sau: Năm 2012, lượng tiền gửi bằng ngoại tệ của Chi nhánh là
831,101 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26.94% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2013,
nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm còn 805,942 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
23.38%, giảm so với năm 2012 là 25,159 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3.03%.
Và đến năm 2014 thì lượng tiền huy động từ ngoại tệ của Chi nhánh chỉ còn 794,587
triệu đồng với tỷ trọng 20.02%, mức giảm so với cùng kỳ năm trước là 11,355 triệu
đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 1.41%. Ngun nhân của tình hình đó là do DN có nhu
cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh tốn XNK thường với quy mơ nhỏ làm cho hiệu
quả sử dụng đồng vốn của NH chưa cao. Hơn nữa còn do tâm lý lo ngại sự biến động
về tỷ giá nên các DN đều hướng đến nhu cầu vay bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, trong
điều kiện kinh tế nước ta ngày càng phát triển và từng bước hội nhập với các nước trên
thế giới qua việc tham gia và ký kết các hiệp định thương mại quốc tế thì việc duy trì
ổn định đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ ở một tỷ trọng nhất định như tại Chi nhánh
NH vẫn là một quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo NH.
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại VietinBank –
Chi nhánh Tây Hà Nội
Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối
với NH. Từ những kết quả đó, NH sẽ biết được thực tế tình hình hoạt động nói chung

23


GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

và tình hình huy động vốn nói riêng của mình để tìm thấy những vấn đề cần quan tâm.
Từ đó đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn đồng thời để nâng cao vốn huy động
của NH, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng và cuối cùng là nâng cao hiệu quả
hoạt động của NH.
 Chỉ tiêu tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động
Chỉ tiêu tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động thể hiện cơ cấu
vốn huy động theo từng thành phần kinh tế, loại tiền gửi và kỳ hạn gửi tiền. Bảng số
liệu dưới đây sẽ cho ta thấy cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức khác nhau của Chi
nhánh Tây Hà Nội trong giai đoạn 2012-2014.

Xét theo thành phần kinh tế, tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh được
hình thành bởi nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và từ dân cư.
Trong đó, chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền này chiếm tỷ trọng
75% trong tổng nguồn vốn huy động được của toàn Chi nhánh trong năm 2012. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi từ tổ chức kinh tế lại có xu hướng
giảm dần tỷ trọng qua mỗi năm. Tính đến năm 2014, tỷ trọng tiền gửi từ nguồn này chỉ
còn 47.98% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 13.63% so với tỷ trọng năm 2013
và so với năm 2012 tỷ trọng của nguồn tiền này đã giảm tới 27.02%. Ngược lại với sự
giảm xuống của tỷ trọng nguồn tiền từ tổ chức kinh tế, nguồn tiền từ tổ chức tín dụng
và từ dân cư lại có xu hướng tăng lên qua mỗi năm, tăng mạnh mẽ nhất phải kể đến là
khoản tiền từ dân cư khi năm 2012 nguồn tiền này chỉ chiếm tỷ trọng 16.87% thì tới
năm 2014 nguồn tiền này đã tăng vọt lên mức 42.15%, trở thành nguồn tiền đóng góp
24



GVHD: Phạm Quốc Huân

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

lớn thứ 2 trong sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động, chỉ sau nguồn tiền từ tổ
chức kinh tế khi tỷ trọng thấp 5.83%. Điều này cho thấy, Chi nhánh đang mở rộng
chiến lược huy động từ việc tập trung chủ yếu vào kênh huy động từ tổ chức kinh tế
sang việc mở rộng tìm kiếm nguồn tiền gửi từ dân cư. Đây là hướng chiến lược đúng
đắn của NH khi đối mặt với nền kinh tế có nhiều biến động trong những năm qua, NH
cần tiếp tục phát huy và đề ra thêm nhiều hướng chiến lược mới có hiệu quả hơn trong
hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian sắp tới.
Xét theo loại tiền huy động thì nguồn vốn huy động giữa hai loại tiền chênh lệch
nhau rất lớn, chủ yếu NH huy động từ tiền gửi nội tệ. Và lượng tiền gửi này có xu
hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm. Ngược lại với tiền gửi nội tệ, lượng tiền gửi
ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm xuống. Mặc dù vậy, nhưng NH
vẫn ln có những chính sách huy động để thu hút nguồn vốn ngoại tệ bằng cách duy
trì nguồn tiền này luôn ở mức trên 20% . Điều cho thấy NH ln chủ động trong việc
duy trì trạng thái huy động ngoại tệ để đảm bảo cân đối và chủ động hơn trong việc
phát triển cho vay với các khách hàng hoạt động SXKD xuất nhập khẩu.
Xét theo kỳ hạn gửi tiền thì nguồn vốn huy động của Chi nhánh gồm có tiền gửi
khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.
Trong đó, nguồn vốn từ tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng
tăng dần qua mỗi năm. Nắm giữ tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn vốn là tiền gửi
có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này trong những năm
qua đang tăng dần lên và nó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho
tổng nguồn vốn huy động được của toàn Chi nhánh tăng đều qua các năm. Ngược lại
với hai loại tiền gửi trên là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, nguồn tiền từ khoản này
chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động được của tồn Chi nhánh và

có xu hướng giảm dần. Điều đó cho thấy, trong giai đoạn vừa qua hoạt động huy động
tiền gửi khách hàng của Chi nhánh chủ yếu tập trung ở nguồn vốn không kỳ hạn. Hoạt
động huy động từ nguồn tiền có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và nguồn tiền trung, dài
hạn vẫn chưa được chú trọng cho lắm. Do đó, trong những năm tới NH cần gia tăng tỷ
trọng tiền gửi có kỳ hạn bởi nó có tính ổn định và an tồn cao để góp phần giúp cho
hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động cho vay của NH trở nên hiệu quả hơn,
NH có thể an tâm đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.
25


×