Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự KHÁC NHAU căn bản GIỮA CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học và CHỦ NGHĨA xã hội KHÔNG TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 6 trang )

SỰ KHÁC NHAU CĂN BẢN GIỮA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
Mặc dù đều có chung mong muốn thiết lập một xã hội mới trong đó
không có người bóc lột người, và tất cả các hình thức bất bình đẳng khác về xã
hội, nhưng chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) và chủ nghĩa xã hội không
tưởng (CNXHKT) có sự khác nhau về chất, trên nhiều nội dung cơ bản.
1.Về điều kiện ra đời và lập trường giai cấp của các nhà lập thuyết.
CNXHKT ra đời khi CNTB đang hình thành, nền sản xuất TBCN, với
những quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp chưa trưởng thành; chế độ xã hội chỉ
bộc lộ toàn những khuyết điểm, nên vấn đề là phải phát minh ra một hệ thống
trật tự xã hội mới hoàn thiện hơn, áp đặt vào cho xã hội, bằng việc tuyên truyền
hoặc bằng những thí nghiệm kiểu mẫu. Bởi thế, những hệ thống xã hội ấy ngay
từ đầu đã không tránh khỏi biến thành những điều không tưởng và nó được đề
xuất một cách chi tiết bao nhiêu thì càng ảo tưởng bấy nhiêu [1, tr. 358- 359].
Như vậy, theo quan niệm của các nhà XHCNKT, CNXHKT là chân lí tuyệt
đối và chỉ cần người ta phát hiện ra nó là nó được truyền bá, chinh phục thế giới
bằng sức mạnh của bản thân nó. Và vì thế, nên nếu phát hiện được chân lí đó
sớm từ trước đó 4 - 5 thế kỉ thì loài người đã có thể có CNXH, nhân loại đỡ phải
nhầm lẫn và đau khổ! CNXHKT là lí luận được phát minh ra từ đầu óc của các
nhà lập thuyết rồi đem áp đặt vào thực tiễn, bắt thực tiễn khuôn theo.
Ngược lại, CNXHKH ra đời là kết quả hợp qui luật của sự kết hợp các
tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan của Mác và Ăngghen vào giữa thế kỉ
XIX.
Vào giữa thế kỉ XIX, khi CNTB đã bộc lộ đầy đủ bản chất của nó. Đó là
cách mạng công nghiệp đã cơ bản hoàn thành ở một số nước ở châu Âu; phương
thức sản xuất TBCN đã chiến thắng phương thức sản xuất phong kiến, đang dần
hoàn thiện; mâu thuẫn giai cấp giữa GCVS với GCTS ngày càng rõ rệt, cuộc
đấu tranh giai cấp của GCVS đã dần có tính chất độc lập, với các cuộc đấu tranh
điển hình: Khởi nghĩa Li ông ở Pháp (1831), Phong trào Hiến chương ở Anh
(1838 - 1844), Khởi nghĩa Xilêdi ở Đức (1844).
Vào thời kì này, các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những


phát hiện vĩ đại: thuyết tế bào, bảo toàn năng lượng, tiến hoá; CNXHKT Pháp,
kinh tế chính trị học Anh, Triết học cổ điển Đức. Nó đã tạo điều kiện, công cụ,


phương tiện cho phép nhân loại kế thừa để hình thành thế giới quan mới, giải
quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
Lịch sử cũng đã sản sinh ra Mác và Ăngghen, với phẩm chất trí tuệ tuyệt
vời, đứng vững trên lập trường của GCVS, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại,
gắn nghiên cứu lí luận với hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra học thuyết khoa
học và cách mạng, vũ khí tinh thần để dẫn đường GCVS chiến đấu để giải
phóng giai cấp, dân tộc và nhân loại, giải đáp được những yêu cầu của thời đại
đặt ra.
Rõ ràng, "CNXH không phải là điều bịa đặt của những kẻ mộng tưởng mà
là mục đích cuối cùng và là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất
trong xã hội hiện đại" [2, tr. 3]. CNXH hiện đại chẳng qua chỉ là sự phản ánh
của sự xung đột ấy, trước hết trong đầu óc của giai cấp công nhân [3,tr. 372373]. CNXHKH nằm trong "con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới",
đã giải đáp được những vấn đề thực tiễn đặt ra, chứ không phải là "mưu toan tốt
đẹp của Mác và Ăngghen", hay "CNXHKT mới" như các trào lưu tư tưởng cơ
hội, chống cộng thường vu khống.
Sự hình thành chủ nghĩa Mác cho ta phương pháp luận quan trọng. Đó là,
thực tiễn luôn vận động, biến đổi, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên bám sát
thực tiễn để bổ sung, phát triển lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giải quyết
tốt những vấn đề mới mà phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang đặt ra
hiện nay, chống xa rời thực tiễn, chủ quan duy ý chí, kinh viện, giáo điều, tầm
chương trích cú - các dạng thức của CNXHKT mới.
Nếu Mác và Ăngghen đứng vững trên lập trường, lợi ích của GCVS đã
luận giải một cách khoa học về sự vận động, phát triển của xã hội loài người;
chủ trương bằng cách mạng xoá bỏ CNTB, xây dựng CNXH, thì các các nhà tư
tưởng XHCN khác đứng trên lập trường, lợi ích của các giai cấp đã lỗi thời, lạc
hậu (TS, TTS, PK), chủ trương duy trì hoặc cải cách CNTB để thực hiện nguyện

vọng của mình.
Các Ông đã cho chúng ta một phương pháp luận khoa học khi xem xét thực
chất các trào lưu tư tưởng là phải tìm cho được lập trường giai cấp ẩn đằng sau
các học thuyết đó. "Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai
cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kì những câu nói, những lời tuyên bố
và những lời hứa hẹn có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước
sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa


bịp mình về chính trị" [4. tr. 57]. Hiện nay, đằng sau các tuyên bố hoa mỹ:
"nhân quyền", "tự do dân chủ", "viện trợ nhân đạo", "chống khủng bố", "vấn đề
tự do tôn giáo, dân tộc" của giai cấp tư sản thực chất vẫn là lợi ích ích kỉ của
GCTS mà thôi.
2. Về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
CNXHKH "công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ đạt được bằng
cách dùng bạo lực để lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có" [5. tr. 6 ] Do bản
chất phản cách mạng của kẻ thù, chúng không bao giờ tự nguyện nhường quyền
thống trị xã hội, từ bỏ lợi ích ích kỉ của chúng. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt bằng
sức mạnh bạo lực của GCVS. Và ngay cả khi bị thất bại, chúng vẫn luôn có âm
mưu phục thù hòng giành lại quyền lợi đã mất. Nhưng Mác và Lênin cũng đã dự
kiến đến khả năng giành thắng lợi bằng phương pháp hoà bình. Đây là khả năng
rất hiếm và rất quí, bởi GCVS sẽ không phải tốn xương máu để giành chính
quyền và điều đó chỉ xảy ra khi GCVS có sức mạnh áp đảo tuyệt đối GCTS. Và
để tận dụng được khả năng đó, GCVS phải thường xuyên xây dựng, củng cố sức
mạnh bạo lực cách mạng của mình; chỉ từ bỏ vũ khí sau khi thu hết vũ khí của
GCTS mà thôi. CNXHKH xác định là động lực của cách mạng là khối liên minh
công nhân với nông dân, dưới sự lãnh đạo của GCCN.
Ngược lại, CNXHKT hoặc kêu gọi "cải cách", "chữa bệnh xã hội", "muốn
đạt mục đích bằng phương pháp hoà bình". Đối với họ, xã hội tương lai được

xây dựng bằng cách tuyên truyền và thực hành những kế hoạch tổ chức xã hội
của họ, họ cự tuyệt mọi phong trào đấu tranh chính trị của GCVS. Lực lượng mà
CNXHKT hướng tới là "kêu gọi toàn bộ xã hội không phân biệt gì cả, thậm chí
còn thích kêu gọi giai cấp thống trị nhiều hơn", "kêu gọi lòng tốt và két bạc của
các nhà tư sản bác ái, kịch liệt phản đối mọi phong trào chính trị của công
nhân". Ngoại trừ một số nhà không tưởng như Giăngmêliê, G.Babớp,
Đôbrôliubốp có tư tưởng đấu tranh bằng bạo lực, nhưng theo kiểu bạo động và
lực lượng họ hướng tới chủ yếu là nông dân.
Đánh giá về phương pháp cách mạng của Mác, Ăngghen, Lênin viết: "Chỉ
đến ngày CNXHKH của Mác đã đem những nguyện vọng muốn cải tạo gắn với
cuộc đấu tranh giai cấp của một giai cấp nhất định thì những ước mơ XHCN
mới biến thành một cuộc đấu tranh XHCN của hàng triệu người. Tách khỏi cuộc


đấu tranh giai cấp thì CNXH chỉ là một câu nói suông hay là một ước mơ ngây
thơ mà thôi" [6, tr. 53].
Mác, Ăngghen đã cho chúng ta cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại các
luận điệu phủ nhận đấu tranh giai cấp, phủ nhận mục tiêu, con đường, biện pháp,
lực lượng thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCVS, tỉ như: Thế giới là ngôi nhà
chung, ưu tiên vấn đề nhân loại, nhân quyền cao hơn chủ quyền... Thực ra, đó là
các luận điệu nhằm âm mưu phi chính trị hoá, hay chính xác hơn là tư sản hoá
các nước XHCN còn lại.
Về vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, theo Mác, Ăngghen, kẻ nào nắm tư liệu
sản xuất, kẻ đó có quyền quản lí quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, kẻ
đó thống trị về kinh tế và tất yếu thống trị về chính trị, tinh thần. Dưới CNTB,
GCTS chiếm hữu tư liệu sản xuất để bóc lột lao động làm thuê của GCVS - cơ
sở kinh tế để CNTB tồn tại. Bởi vậy, chỉ có thể xoá bỏ tận gốc sự bóc lột lao
động làm thuê khi và chỉ khi xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu
sản xuất của GCTS. "Theo nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lí luận
của mình thành công thức duy nhất: "xoá bỏ chế độ tư hữu"[5. tr. 6 ]

Còn CNXHKT thế kỉ XVI, XVII, XVIII muốn quay lại chế độ cộng sản
nguyên thuỷ. Các trào lưu CNXHKT thế kỉ XIX lại thừa nhận chế độ tư hữu,
nhưng "tư hữu như thế nào đó để có lợi cho xã hội" (Xanh xi mông). Ôoen đã
phê phán tôn giáo, tư hữu và hôn nhân tư sản là "ba cái ác" cản trở quá trình xây
dựng xã hội mới, nhưng Ông chưa thể chỉ ra được con đường và biện pháp để
xoá bỏ "ba cái ác" đó một cách khoa học.
ở đây, Mác, Ăngghen cũng để lại cho chúng ta một phương pháp luận khoa
học trong xem xét vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất hiện nay. Vấn đề có tính
nguyên tắc là chỉ có thể chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất mới có thể xoá
bỏ triệt để chế độ người bóc lột người. Ai mơ hồ về điều đó là vẫn còn bị GCTS
lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị. Mác đã từng phê phán trào lưu XHCN
của Lát xan là: "CNXH tầm thường đã thừa hưởng được của những nhà kinh tế
học tư sản cái thói quen xem xét và lí giải sự phân phối như là một cái gì độc lập
với phương thức sản xuất và vì thế họ quan niệm CNXH như là sự xoay quanh
sự phân phối"[7. tr. 37 ]. Chủ nghĩa xã hội dân chủ (CNXHDC) hiện nay cũng là
một dạng thức mới kiểu Lát xan mà thôi. Mặc dù điều chỉnh sự phân phối có cải
thiện nhất định đời sống người lao động, nhưng nó cũng chỉ đóng khung trong


khuôn khổ mà GCTS chấp nhận được, cũng chỉ là sự cải lương, hoà hợp giai
cấp, chứ không thể giải phóng triệt để GCVS.
Với Việt Nam, xét đến cùng, chúng ta chỉ xây dựng thành công CNXH khi
công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu. Nhưng hiện nay, chúng ta đang ở trong thời
kì quá độ lên CNXH, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ
TBCN, lực lượng sản xuất còn thấp kém... để phát huy sức mạnh tổng hợp của
các hình thức sở hữu thì tất yếu phải thừa nhận nhiều loại hình sở hữu đang còn
phù hợp như Lênin thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga. Nhưng
chúng ta không thể tư hữu hoá một cách tràn lan -mà thực chất là tư sản hoá như một số nước XHCN trước đây đã mắc phải, và đã trả giá đắt. Mà ở đây, một
mặt cần duy trì tỉ trọng sở hữu nhà nước hợp lí, thích đáng trong nền kinh tế
quốc dân; mặt khác, phải khắc phục những yếu kém của kinh tế nhà nước để nó

nhất thiết phải giữ được vai trò chủ đạo, định hướng cho các thành phần kinh tế
khác phát triển đúng hướng.
3. Về nghĩa lịch sử và giá trị chỉ đạo thực tiễn
Mặc dù là không tưởng, nhưng CNXHKT vẫn có ý nghĩa lịch sử nhất định,
trở thành một trong ba nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa Mác. Bởi nó đã
góp phần phát triển tư tưởng của nhân loại: phê phán gần đến bản chất của
CNTB, đưa ra dự báo thiên tài về mô hình xã hội mới trong tương lai, thức tỉnh
động viên quần chúng đấu tranh. Song ý nghĩa của nó tỉ lệ nghịch với sự phát
triển của lịch sử. Cho nên, trên nhiều phương diện các nhà lập thuyết ấy là cách
mạng thì những môn đệ của họ lại là phản động, bởi nó cứ khư khư giữ lấy
những điều đã lỗi thời bị lịch sử vượt qua. Đánh giá chung về CNXHKT, Lênin
viết: "Nó phê phán, kết tội, nguyền rủa xã hội TBCN; nó mơ ước xoá bỏ xã hội
này và tưởng tượng ra một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn; nó tìm cách thuyết
phục người giàu để họ thấy rằng bóc lột là không đạo đức.
Nhưng CNXHKT không thể vạch ra được một lối thoát thật sự. Nó không
giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ TBCN, cũng không
phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ TBCN và cũng không
tìm thấy lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới" [4,
tr. 56-57]
CNXHKH là "một học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác".
Nó đã đem khoa học thay cho mộng tưởng, dẫn đường cho GCVS đứng lên để
giành cả thế giới về mình. Mặc cho hiện nay CNXH đang lâm vào thoái trào,


nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của hệ tư tưởng khoa học và
cách mạng của GCVS - chủ nghĩa Mác - Lênin.
***
Nghiên cứu sự khác nhau căn bản giữa CNXHKH và CNXHKT cho
chúng ta có một cách nhìn biện chứng lịch sử tư tưởng XHCN, rằng, CNXHKH
là kết quả hợp lôgich của tư tưởng XHCN hàng nghìn năm kết tinh, sinh thành.

Nó còn cho chúng ta thấy công lao to lớn của Mác, Ăngghen đã biến ước mơ,
nguyện vọng ngàn đời của nhân loại thành học thuyết khoa học và cách mạng,
hiện thực hoá trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của GCVS. CNXHKH trở
thành vũ khí tinh thần dẫn đường cho GCVS đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch
sử vẻ vang của mình. Qua nghiên cứu sự khác nhau đó, chúng ta học được ở các
ông một kiểu mẫu về sự đấu tranh, bảo vệ và phát triển học thuyết khoa học và
cách mạng của mình, nhất là trong cuộc đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt
hiện nay.
Ghi chú
1. Mác - Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG. H. 1994, tr. 358- 359.
2. Lênin, Toàn tập, Tập 2 , Nxb TB. M. 1978, tr. 3
3. Mác - Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG. H. 1994, tr. 372 - 373.
4. Lênin, Toàn tập, Tập 23 , Nxb TB. M. 1980, tr. 57
5. Mác - Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG. H. 1995, tr. 6 . (Tuyên
ngôn ĐCS)
6. Lênin, Toàn tập, Tập 12 , Nxb TB. M. 1979, tr. 53
7. Mác - Ăngghen, Toàn tập, Tập 19, Nxb CTQG. H. 1995, tr. 37.đ



×