Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sinh 8 Tuần 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.68 KB, 2 trang )

Tiết 56
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
_ Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người
với các động vật nói chung và thú nói riêng.
_ Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy trừu tượng ở người.
2. Kỹ năng : Rèn khả năng tu duy, suy luận.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, xây dựng các thói quen, nếp sống văn hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
_ Tranh cung phản xạ.
_ Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết.
_ Tranh các vùng của vỏ não.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
• Hoạt động 1 :SỰ THÀNH LẬP VÀ ỨC CHẾ CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Ở NGƯỜI
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
_ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
→ trả lời câu hỏi:
+ Thông tin trên cho em biết những gì?
+ Lấp ví dụ trong đời sống về sự thành lập
phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ.
_ GV nhấn mạnh: Khi phản xạ có điều kiện
không được củng cố → ức chế sẽ xuất hiện.
+ Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
ở người giống và khác ở động vật những điểm
nào?
_ GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể.
_ Cá nhân tự thu nhận thông tin và trả lời câu
hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ từ rất
sớm.
+ Bên cạnh sự thành lập, xảy ra quá trình ức


chế phản xạ giúp cơ thể thích nghi với đời
sống.
+ Lấy được các ví dụ như học tập, xây dựng
thói quen.
+ Giống nhau về quá trình thành lập và ức chế
phản xạ có điều kiện và ý nghóa của chúng đối
với đời sống.
+ Khác nhau về số lượng phản xạ và mức độ
phức tạp của phản xạ.
• Kết luận:
_ Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện là hai quá trình
thuận nghòch liên hệ mật thiết với nhau → giúp cơ thể thích nghi với đời sống.
• Hoạt động 2 : VAI TRÒ CỦA TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
_ GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin → tiếng
nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống?
_ GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế để
minh hoạ.
_ GV hoàn thiện kiến thức.
_ HS tự thu nhận thông tin. Nêu được:
+ Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật →
đọc nghe tưởng tượng ra được.
+ Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá
trình học tập → hình thành các phản xạ có
điều kiện.
+ Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao
tiếp, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho
các thế hệ sau.
• Kết luận:
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI

_ Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
_ Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm với nhau.
• Hoạt động 3 : TƯ DUY TRỪU TƯNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
_ GV phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá.
. . có đặc điểm chung → xây dựng khái niệm
“động vật” → GV tổng kết lại kiến thức.
_ HS ghi nhớ kiến thức.
• Kết luận:
_ Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành
những khái niệm được diễn đạt bằng từ.
_ Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá → là cơ sở tư duy trừu tượng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1- Ý nghóa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
2- Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống?
V. DẶN DÒ
_ Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
_ Ôn tập toàn bộ chương thần kinh.
_ Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh.
Ký duyệt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×