Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình và ngoài xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.67 KB, 6 trang )

I. Đặt vấn đề
Việc đưa ra quyết định về các vấn đề chung trong cuộc sống hôn nhân giữa vợ và chồng là rất
quan trọng, bao gồm các công việc trong gia đình và các vấn đề ngoài cộng đồng, xã hội,….
Nước ta từ xa xưa vẫn có quan điểm nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ, với suy nghĩ cho
rằng người phụ nữ thường nông nổi, do dự và không có khả năng quyết đoán, còn người đàn ông
là người có quyền quyết định nhiều hơn so với người phụ nữ trong các vấn đề. Tư tưởng này đã
hình thành nên những định kiến giới về vai trò và quyền ra quyết định giữa phụ nữ và nam giới
trong gia đình, theo nghiên cứu của “Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ” năm 2001 thì chỉ có 26%
số hộ gia đình ở Việt Nam có người phụ nữ là chủ hộ và ra các quyết định quan trọng, nhưng đa
phần là do người chồng phải đi làm ăn xa, chỉ có 33% phụ nữ trong số đó là làm chủ hộ mà có
chồng bên cạnh, nhưng trong trường hợp này, người vợ phải làm việc nhiều thời gian hơn người
chồng. Tuy nhiên theo thời gian, cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự du nhập của những luồng tư
tưởng mới, đã tạo ra sự thay đổi về địa vị cũng như tầm ảnh hưởng của người phụ nữ trong gia
đình, người phụ nữ dường như đã có tiếng nói hơn trong các hoạt động đời sống gia đình và các
công việc ngoài cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó cũng có nhiều công việc mà trước đây nam giới
chưa bao giờ được đánh giá cao và thường ít phải làm ví dụ như các công việc nội trợ, chăm sóc
nuôi dạy con cái,… Thì ngày nay, đã có sự đổi mới tư duy, các gia đình đã có sự chia sẻ về công
việc nhà cũng như có sự tham gia vào quá trình dưỡng dục. Với các nghiên cứu sẵn có và những
số liệu thống kê, nhóm sẽ làm rõ thực trạng quyền ra quyết định của vợ và chồng trong các công
việc trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay đang, và những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến
quyền ra quyết định đó?.
II. Mục tiêu và phương pháp:
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung:
Làm rõ quyền ra quyết định giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội tại Việt Nam
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng quyền ra quyết định giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội tại
Việt Nam
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến quyền quyết định ấy
2. Phương pháp
Tổng quan tài liệu, dựa trên những tài liệu mà nhóm tìm được kết hợp với vốn kiến thức sẵn có


để giải thích các vấn đề


III. Quyền ra quyết định giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội
1. Khái niệm
- Ra quyết định: Là sự đưa ra các giải pháp, phương án và chọn giải pháp, phương án tốt nhất để
giải quyết vấn đề đang gặp để đáp ứng nhu cầu cần thiết.
- Quyền ra quyết định: Là người được đưa ra giải pháp, phương án cuối cùng để thực hiện nó.
- Quyền ra quyết định trong gia đình: Là thành viên trong gia đình được đưa ra giải pháp,
phương án cuối cùng để giải quyết các vấn đề gặp phải đối với cả vợ và chồng, hoặc để đáp ứng
các yếu cầu trong gia đình và ngoài xã hội.
2. Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình
Công việc duy trì các hoạt động trong gia đình là việc tham gia quá trình sản xuất, quá trình làm
kinh tế, các công việc được nhiều gia đình thực hiện là công việc kinh doanh buôn bán, làm nông
nghiệp và làm cơ quan nhà nước. Các công việc ở cơ quan nhà nước thuộc về cá nhân, vì vậy
không tồn tại quyền quyết định của người vợ hoặc chồng vào công việc của người kia.
- Với các gia đình làm kinh tế theo hướng tự kinh doanh buôn bán và sản xuất, thì có tới tỉ lệ
người chồng quyết định mặt hàng buôn bán cũng như loại hình kinh doanh chiếm tới 48%, cao
hơn nhiều so với người vợ quyết định ( 17,8%) ( theo tạp chí tâm lý học, 2008), bên cạnh đó các
chỉ báo khác như việc quyết định về quy mô kinh doanh, nguồn lấy hàng hay quyết định về giá
trị mặt hàng…đều là người chồng quyết định chính, chỉ duy nhất chỉ báo về giá trị mặt hàng là
có tỉ lệ cả vợ và chồng cùng quyết định là 52%, tuy nhiên 33,8% trong số đó vẫn là người chồng
là người đưa ra quyết định cuối cùng. Để giải thích cho vấn đề này, có thể sử dụng đặc trưng về
tính cách giữa phụ nữ và nam giới, khi nam giới thường nhạy bén và quyết đoán hơn phụ nữ, phụ
nữ thường thiếu quyết đoán và thường chậm đưa ra các quyết định quan trọng (Trương Phúc
Hưng – 2008)
- Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, người chồng vẫn là người quyết định chủ yếu trong
công việc, từ những công việc như chọn giống, xây dựng quy mô trên đất sản xuất nông nghiệp,
…người chồng đều là người quyết định chính ( Tạp chí tâm lý học, số 7, 7-2008), tuy nhiên đối
với một số gia đình, khi mà người chồng đi làm ăn xa hoặc làm nhà nước, thì công việc làm nông

nghiệp để tăng gia sản xuất sẽ do người vợ quyết định.
- Tiếp theo là vai trò quan trọng nhất là vai trò quan trọng nhất trong gia đìn: vai trò tái sản xuất
con người. Quá trình tái sản xuất ra con người bao gồm quá trình sinh con, chăm sóc và nuôi dạy
con cái, với đặc trưng giới hiện tại thì công việc sinh con chắc chắn do người phụ nữ đảm nhận,
tuy đã có trường hợp nam giới có thể sinh con tuy nhiên đó chỉ chiếm một phần rất thấp và chưa
phổ biến. Việc mong muốn và quyết định giới tính của con thường là do người chồng mong
muốn, tuy nhiên khả năng thực hiện thường thấp. Do chính sách về dân số, mỗi gia đình chỉ
được phép tối thiểu 2 con, nên các gia đình đã có sự chủ động trong việc thực hiện kế hoạch hóa


gia đình, theo nghiên cứu của Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý ( 2009) thì có tới 43% phụ nữ chủ
động quyết định thực hiện kế hoặc hóa gia đình, và chỉ có 18,1% nam giới chủ động trong vấn đề
này, những người phụ nữ được hỏi đều trả lời rằng họ nhận thức được tầm quan trọng của kế
hoạch hóa gia đình là để tránh sự bùng nổ dân số, gây kìm hãm sự phát triển kinh tế.
- Bên cạnh vấn đề sinh sản, vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục con cái cũng được các gia đình đặc
biệt quan tâm, theo nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh ( 2006), công việc này phần lớn do người
mẹ quyết định (76,9%), theo nghiên cứu này thì người phụ nữ luôn dành ra nhiều thời gian để
tìm hiểu về các chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi con cũng như trong việc đặt ra chế độ ăn
uống phù hợp với con mình, chỉ có 19% những người được hỏi là nam thực hiện công việc này,
và đa số là những người làm trong ngành y tế hoặc có sự đầu tư thời gian, nguyên nhân chính là
do người chồng thường phải đi làm kinh tế nhiều hơn vì vậy ít cho thời gian nghiên cứu tìm tòi,
và đặc biệt là người đàn ông thường ít có sự quan tâm đến con cái hơn người phụ nữ ( Hoàng Bá
Thịnh, 2009). Việc lựa chọn trường lớp cho con và quyết định con theo học tường nào thì có tới
38% các hộ gia đình có mẹ là người quyết định chính, chỉ có 25% gia đình là có bố là người
quyết định chính, còn lại là cả bố và mẹ đều cùng đưa ra ý kiến ( Mai Kim Châu).
- Trong các gia đình thường có ngân sách chung, có tới 91,5% các gia đình được hỏi trả lời rằng
họ có ngân sách chung ( theo nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng – 2008), ngân sách này do người
vợ quản lý là chủ yếu, tỉ lệ các gia đình này chiếm 76,3%, trong khi tỉ lệ người chồng quản lý
ngân sách chung chỉ chiếm 4,6%. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Đỗ Thị Lệ Hằng, ngân
sách chung này được sử dụng vào các vấn đề chi tiêu trong gia đình như sinh hoạt hàng ngày

( ăn, mặc, điện nước,…), tiền chu cấp cho con cái, các khoản phụ khác trong nhà, và người vợ là
người có quyết định chi tiêu các khoản đó, vì người chồng thường xuyên phải đi làm, nên ít khi
thực hiện các công việc nội trợ ở nhà, người vợ là người đảm đương chính các công việc nội trợ,
nghiên cứu cũng chỉ ra người phụ nữ có khả năng tính toán chi tiêu, tiết kiệm cũng như có kinh
nghiệm hơn nam giới về các chi phí cho công việc nội trợ, tỉ lệ này chiến 81% ( Nghiên cứu gia
đình và giới, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy – 2008).
- Về các khoản chi tiêu trong gia đình, như đã nói ở trên, người vợ là người quyết định chính
trong các công việc sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên đối với các vấn đề lớn như xây nhà, mua đất,
mua xe,….các vấn đề này chủ yếu cho người chồng quyết định ( Đỗ Thị Lệ Hằng – 2008),
nguyên nhân do nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của người chồng hoặc của cả vợ và chồng
là cần thiết, để ngoại giao – tạo dựng mối quan hệ, hoặc để mua tặng,…. Người quyết định cuối
cùng vẫn là người chồng. Về việc quyết định mua sắm các trang thiết bị trong nhà, tỉ lệ cả vợ và
chồng cùng bàn bạc và đưa ra quyết định chiến tỉ lệ lớn ( 84%), điều này do là mua đồ dùng sinh
hoạt trong gia đình, nên cả người vợ và chồng đều hiểu giá trị và nhu cầu cần thiết, vì vậy
thường họp bàn và đưa ra các trang thiết bị cần thiết trong gia đình
- Việc sửa chữa các trang thiết bị trong gia đình cũng là do người chồng quyết định là chủ yếu,
người chồng sẽ thực hiện việc mang đi sửa hoặc gọi người về để sửa chữa, vì những công việc
này là những công việc nặng nhọc và đòi hỏi sự hiểu biết, nên đa phần là con trai sẽ đảm nhận


thực hiện, người vợ cũng có khả năng tuy nhiên thường ít hơn người chồng, trong nhiều gia đình
ở thành phố thì tỉ lệ người vợ và người chồng ra quyết định cho công việc này không quá chênh
nhau ( vợ 49% và chồng 51%), vì người vợ ở thành phố cũng có sự hiểu biết về những công việc
này
- Bên cạnh những vấn đề nội trợ hàng ngày, mối quan hệ tình cảm vợ chồng cũng được chú tâm
nghiên cứu, đặc biệt là những xung đột trong quan hệ vợ chồng và việc họ chủ động làm lành với
nhau, theo nghiên cứu của Trương Trần Hoàng Phúc, tỉ lệ người vợ chủ động làm lành sau khi
cãi nhau hoặc có xích mích với chồng là 51%, cao hơn hẳn tỉ lệ người chồng chủ động giải quyết
mâu thuẫn xung đột ( 21%), nguyên nhân vì người phụ nữ thường sống tình cảm và tâm lý, có
khả năng chủ động đưa ra quyết định làm lành với chồng để gìn giữ hạnh phúc gia đình.

- Đối với công việc trong họ hàng, việc ma chay cưới hỏi đa phần là người chồng đi dự, vì như
đã nói ở phần đặt vấn đề, đa phần trong các gia đình người chồng là người chủ hộ, là đại diện gia
đình. Đối với việc giúp đỡ người thân trong họ hàng, đây là công việc chung vì vậy cả vợ và
chồng sẽ cùng họp bàn, tuy nhiên đối với công việc của nhà vợ thì người vợ sẽ là người đưa ra
quyết định cuối cùng, còn đối với công việc của nhà chồng thì người chồng sẽ là người đưa ra
quyết định cuối cùng và thực hiện nó, để vừa thuận lòng gia đình nhà vợ/chồng, lại vừa không bị
cho là có sự bất công bằng đối với nhà bố mẹ vợ/chồng ( Đỗ Thị Lệ hằng – 2008).

2) Quyền quyết định của phụ nữ và nam giới ngoài xã hội
Ở đây nhóm xin giới hạn trong phạm vi môi trường sống xung quanh gia đình như tổ dân phố,
các tổ chức ở cấp phường, quận, thành phố, và các công việc cộng đồng.
Đối với các công việc bên ngoài xã hội, thông thường chủ hộ sẽ là người ra mặt để giải quyết
cũng như tham gia vào các vấn đề này, mà đa phần người chủ hộ thường là nam giới. Điều này
bắt nguồn từ quan niệm từ xưa với quan niệm của nho giáo về con trai và con gái, con trai
thường có tiếng nói hơn khi ra bên ngoài xã hội, đồng thời cũng theo như việc đăng ký chủ hộ,
thường là người lớn tuổi nhất trong gia đình làm chủ hộ và thường thì là người chồng, vì vậy
người chồng được coi là đại diện của gia đình để tham gia quyết định các vấn đề chung trong
cộng đồng làng xóm và các vấn đề xã hội ( Trương Phúc Hưng – 2008), tuy nhiên cũng có những
gia đình mà người phụ nữ là người tham gia quyết định các vấn đề của cộng đồng, những gia
đình này thường là người phụ nữ đóng góp kinh tế nhiều hơn người chồng, và có trình độ học
thức cao hơn người chồng ( Theo trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, 2010)
- Đầu tiên phải kể đến là việc tham gia các hoạt động tại nơi ở ( tổ dân phố, phường,…) Trong
các cuộc họp của tổ dân phố để bầu tổ trưởng, bầu bí thư,…thì người đi họp để quyết định bỏ
phiếu thường là người chồng, một số gia đình tuy người chồng phải đi làm ăn xa, nhưng khi
nhận được lời mời đi họp thường từ chối hoặc đợi chồng về ( Nguyễn Đức Tuyến – 2011, Hội
thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về Bình đẳng giới trong pháp luật về lao động). Nghiên cứu của


Nguyễn Đức Tuyến cũng chỉ ra rằng trong các hoạt động đóng góp cho tổ dân phổ ( ủng hộ quỹ,
nộp tiền đoàn,….) thường là người vợ quyết định xem đóng góp bao nhiêu, có nên nộp hay

không?...., cũng vì lý do người vợ là người quyết định chi tiêu ngân sách trong gia đình.
IV. Kết luận:
Như vậy có thể thấy đã có sự biến đổi về quyền quyết định các vấn đề trong gia đình và ngoài xã
hội ở Việt Nam, khác với trước đây là nam giới có quyền quyết định mọi việc, bất chấp những ý
kiến từ phụ nữ, thì nay nữ giới cũng có quyền nêu ý kiến cũng như quyền quyết định các vấn đề
trong khả năng của họ, tuy nhiên dư âm của định kiến giới vẫn còn đó, cũng như những thói
quen từ xưa là người nam giới là chủ gia đình, nên về cơ bản nam giới vẫn là người quyết định
những vấn đề lớn, những vấn đề quan trọng trong gia đình, cũng như là người đại diện gia đình
đưa ra những quyết định đóng góp cho xã hội, trong việc bầu cử cũng như các hoạt động ở nơi
sinh sống. Nữ giới đã có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình xong những ý kiến đó chỉ ở mức đưa
ra hướng giải quyết, chưa thể mang tính chất quyết định, chỉ một phần những người phụ nữ có
khả năng quyết định những vấn đề lớn và đó là những người làm chủ kinh tế gia đình, có đóng
góp lớn vào ngân sách chung. Nhưng cũng không thể phủ nhận nữ giới có khả năng đưa ra
những quyết định quan trọng về công việc nội trợ cũng như việc nuôi dạy con cái, vì đó là thiên
chức của người phụ nữ là làm vợ và làm mẹ, vì vậy họ luôn tận tâm với những công việc của gia
đình hơn người chồng.

V. Tài liệu tham khảo
1. Mai Kim Châu – Tạp chí XHH số 2 ( 1986)- Người phụ nữ Việt Nam trong gia đình nông thôn
2. Trần Ưng Hoàng Phúc – Vai trò của người phụ nữ trong gia đình – Nghiên cứu gia đình và
giới số 4 ( 2010)
3. Nguyễn Đức Tuyến – Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về Bình đẳng giới trong pháp luật
về lao động ( 2011)
4. Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy - Nghiên cứu gia đình và giới ( 2008)
5. Đỗ Thị Lệ Hằng – Tạp chí tâm lý học số 7 ( tr112) – 7/2008
6. Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ ( 2010)
7. Trương Phúc Hưng – Phân tích vai trò giới và ảnh hưởng của nó tới sự ra quyết định ( 2008)
8. Phan Hương Giang – Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam
( 2012)



9. />


×