Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN đề góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học PHÂN môn tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.6 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ GÓP PHẦN NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5”


MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu ......................................................

Trang 2

Lý do chọn đề tài......................................................

2

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu……………………

2

Đối tượng nghiên cứu……………………………..

2

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu…………………

2

Phương pháp nghiên cứu……………………………..


2

Phần II: Nội dung……………………………………..

3

Cơ sở lý luận………………………………………….

3

Thực trạng…………………………………………….

3

Giải pháp, biện pháp………………………………….

4

Kết quả………………………………………………..

16


Phần III: Kết luận, kiến nghị………………………….

15

Kết luận………………………………………………

15


Kiến nghị……………………………………………..

16

Lời kết………………………………………………..

16

Tài liệu tham khảo……………………………………

18

I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, Công nghệ thông tin có bước phát triển mạnh mẽ, nó tác động đến
nhiều mặt của đời sống xã hội bằng những ứng dụng rộng rãi của mình, nó có mặt ở mọi
ngành, trong đó có ngành Giáo dục và đào tạo. Mặt khác, ngành Giáo dục và đào tạo
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi
lĩnh vực. Chính vì tầm quan trọng đó, nên năm học 2011 - 2012 ngành Giáo dục và đào


tạo tiếp tục chọn: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục".
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn.
Trong giảng dạy, Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, giúp cho việc dạy và học
linh hoạt và sinh động. Nó còn giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn.
Đưa Công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng
nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức.
Qua tìm hiểu cũng như thực tế giảng dạy, tôi thấy môn nào cũng có thể sử dụng các phần

mềm trình chiếu, song tôi chọn môn Tiếng Việt lớp 5 với phân môn tập đọc . Bởi vì phân
môn này cũng chứa đựng một số kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh họa để giúp
học sinh dễ tiếp thu bài hơn so với một số môn khác. Nhất là đối với học sinh đồng bào
dân tộc ở trường Lê Văn Tám. Trong qua trình giảng dạy, ngoài việc sử dụng phần mềm
Power Point, VioLET vào việc tìm hiểu kiến thức, luyện tập dưới dạng trò chơi, tôi còn
sử dụng các phần mềm trình chiếu mã nguồn mở: OpenOffice.org Impress, Lecture
MAKER tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh mà nó còn đạt hiệu quả cao.
Từ những kết quả giảng dạy, tôi đã đúc kết ra một số kinh nghiệm và quyết định chọn
đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Tập đọc lớp 5".


I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Do những hạn chế cả về khách quan và chủ quan nên trong đề tài này chúng tôi chỉ nêu
được một số nét về thực trạng và giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin vào môn Tiếng
Việt nhất là phân môn Tập đọc ở lớp 5, cụ thể là lớp 5A1 trường Tiểu học Lê Văn Tám
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài " Ứng dụng công nghệ thông tin đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Tập đọc lớp 5", tôi tập trung nghiên cứu học sinh lớp 5A1,5A2 trường Tiểu
học Lê Văn Tám là lớp tôi chủ nhiệm trong những năm học 2010-2011, 2011-2012 vừa
qua.
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu lớp 5A1 năm học 2011 - 2012, ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
I.5. - Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: tiến hành nghiên cứu các văn bản, các bài viết có nội
dung về ứng dụng công nghệ thông tin.



- Nghiên cứu thực tiễn:
Thực hiện các phương pháp: thực nghiệm, quan sát, điều tra, đối chiếu với các tiết học
không sử dụng công nghệ thông tin.


II. PHẦN NỘI DUNG
II. 1. Cơ sở lý luận:
Do đặc thù của môn học, quá trình nhận thức của học sinh cần phải gắn với những hình
ảnh, hoạt động cụ thể. Vì vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết cho quá trình giảng
dạy. Đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của
học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét hiển thị dưới các dạng
khác nhau, phù hợp với thực tế, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn.
Ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt lớp 5 là một trong những môn cần có nhiều đồ dùng
trực quan đa dạng để dẫn dắt học sinh tiếp thu bài, thực hành, bài tập nhanh và hiệu quả.
Mặc dù tranh ảnh đã được cung cấp nhưng còn hạn chế. Phần tìm hiểu nghĩa các từ chỉ có
kênh chữ để minh họa cho một số từ cần giảng, thiếu những hình ảnh trực quan để giờ
dạy đạt hiệu quả, nhất là đối với đối tượng học sinh đồng bào. Mặt khác việc ứng dụng
Công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trình bày bài
giảng, dành lượng thời gian này cho học sinh rèn thêm kiến thức kỹ năng. Vì vậy, đưa
ứng dụng này vào giảng dạy là cần thiết.
II.2. Thực trạng:


a. Về thuận lợi- khó khăn:
- Nhà trường đã sớm đầu tư trang thiết bị để đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc
đổi mới phương pháp dạy và học từ nhiều năm nay. Phong trào ứng dụng Công nghệ
thông tin đưa vào giảng dạy và học tập đã thu hút được sự chú ý chủ động tiếp thu kiến
thức một cách tích cực của học sinh.
Đặc biệt trong những năm học gần đây, được sự quan tâm của phòng Giáo dục. Nhà
trường đã tận dụng và mua sắm trang thiết bị như máy tính để bàn, máy chiếu Projector,

và nối mạng Internet cho các máy tính phục vụ nhà trường, phục vụ giảng dạy của giáo
viên và học tập của học sinh.
Nhà trường luôn tạo điều kiện, động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học.
Mỗi lần họp hội đồng, thầy hiệu trưởng thường nhắc nhở giáo viên sử dụng Công nghệ
thông tin vào dạy học.
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn như: Việc thiết kế giáo án điện tử
phải được thực hiện công phu. Mất nhiều thời gian, công sức để có một bài giảng điện tử
đạt yêu cầu.
b. Thành công- hạn chế:


-Khi lên lớp giáo viên làm chủ kiến thức, hạn chế những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra, nội
dung bài học được truyền tải một cách đầy đủ thao tác giảng bài đơn giản.
- Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng, đèn chiếu.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu:
Giúp giáo viên đỡ vất vả hơn khi dạy bằng giáo án điện tử, tạo ra các bài giảng với những
thủ pháp đơn giản, ít rườm rà. Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp
học sinh tìm hiểu kỹ hơn kiến thức yêu cầu cần đạt về tư liệu, hình ảnh các nhân vật,
những hình ảnh liên quan đến bài học mà bộ đồ dùng, sách giáo khoa không thể hiện
được.
b.Nội dung- cách thức:
Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa không
cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên
màn hình lớn.


-Mỗi nội dung trong bài học đều có các đề mục, các hình ảnh, các ý chính hay mỗi câu
hỏi được đưa lên màn hình lớn, giáo viên có nhiệm vụ nhìn vào màn hình giải thích, dẫn
dắt học sinh tìm hiểu kiến thức sẽ giúp học sinh chú ý hơn.

Những từ ngữ ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, hoặc khi tóm
tắt nội dung bài hay giới thiệu bài ta cần những hình ảnh phù hợp với đề bài (như hình
ảnh cây thảo quả, hình bom nguyên tử, cửa sông...) những hình ảnh này ta có thể chụp,
lấy trên mạng Internet; những từ ngữ trọng tâm của bài được đổi màu, hay gạch chân sẽ
giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó nắm được bài một cách dễ dàng.
Dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong các Slide có đủ nội dung chính. Không
cần nói gì soạn nấy mà phải dựa vào nội dung chính để dẫn dắt, nêu câu hỏi gợi ý cho
học sinh tìm hiểu bài. Từ đó giúp học sinh có thể vận dụng cho các bài học sau.
- Ngoài việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm VioLE, tôi đã sử
dụng phần mềm mã nguồn mở: OpenOffice.org Impress, Lecture MAKER vào phần soạn
giảng. Bởi vì các phần mềm mã nguồn mở giúp chúng ta có thể chèn hình, bài hát, trò
chơi, Video,... phục vụ bài học thực hành dưới dạng dung lượng lớn hơn nhiều so với
phần mềm trình chiếu Power Point mà không cần phải giảm dung lượng trước khi chèn .
Nhưng để không phải tốn thời gian soạn giảng, tôi đã dùng phần mềm trình chiếu Lecture


MAKER vì nó có thể nhúng tất cả các phần mềm trình chiếu đã soạn trên Power Point,
Flas, Impress... đã có sẵn. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm thời gian mà không uổng phí
công sức soạn giảng trên các phần mềm khác. Đặc biệt phần mềm trình chiếu Lecture
MAKER có khả năng hỗ trợ thiết kế các trò chơi đa dạng, sinh động giúp học sinh hiểu
bài và phản xạ nhanh từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
- Việc đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy có rất nhiều thuận lợi cho cả
học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì
mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
*Về nội dung:
Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương
pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. Cụ thể:
+ Đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính
tả, từ ngữ...

+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều, được thiết kế khoa
học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám
phá, luyện tập. Nội dung các Slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến


thức, có tính hệ thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ hấp dẫn, giúp học sinh tập
trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy học
tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá...
+ Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện
được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh họa, khám phá, hệ thống hóa
và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù
hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài chọn phần mềm ứng dụng và các slide chữ,
slide hình, slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo
minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài),
hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học. Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và
sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây dựng bài học.
+ Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá kết quả tiết học.
* Về hình thức: Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng
phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Không làm học sinh mất tập trung vào
bài học.
Cụ thể:


+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực
quan, thể hiện nổi bật được nội dung.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp
lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập
trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử
dụng có cân nhắc để khỏi ảnh hưởng bất lợi
Ví dụ: cho các đối tượng xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm

chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc.
Màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt ; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc
nghiệm. Phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn: Hình ảnh và
màu sắc làm nền sặc sỡ, chữ màu vàng nhạt ; hoặc nền màu vàng nhạt, chữ màu vàng nâu
làm nền sặc sỡ, chữ màu vàng nhạt ; hoặc nền màu vàng nhạt, chữ màu vàng (nâu) dẫn
đến khó thấy chữ.
*Cách thiết kế một số slide bài giảng điện tử Tập đọc lớp 5:
II.4. Kết quả:


Qua việc thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử và khảo sát chất lượng học sinh sau
tiết dạy bài “Mùa thảo quả”, lớp 5A1 tôi chủ nhiệm đã cho thấy việc sử dụng giáo án
điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học
sinh cũng đều hơn so với tiết dạy truyền thống. Tôi đã thống kê các tiết dạy trong lớp tôi:
Tiết dạy truyền thống và tiết dạy có giáo án điện tử được thể hiện như sau:
Giỏi
Tiết

Khá

Trung

Yếu

bình

Sĩ số
SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

29

3

10,3

6

20,7

12

41,4

8

26,6


29

6

20,7 11

38,7

10

34,6

Tiết dạy
không sử
dụng
GAĐT
Tiết dạy
sử
GAĐT

2

7,0


- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có ứng dụng Công nghệ thông tin kết
quả cao hơn so với tiết dạy không có ứng dụng Công nghệ thông tin. Hầu hết các em học
ở tiết có ứng dụng Công nghệ thông tin nắm chắc bài và biết được nhanh, đúng hơn so
với tiết không có ứng dụng Công nghệ thông tin.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III .1 Kết luận
Khi dạy học bằng giáo án điện tử cho học sinh trong các môn học, giúp học sinh nắm bắt
nhanh hơn, nhớ lâu hơn, gây hứng thú trong học tập, các em học tập một cách tích cực, tự
giác hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Các em không bỏ học và
không bỏ tiết để chơi điện tử , vì chính các em cũng đang học bằng giáo án điện tử, Để
đạt được các điều đó, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, người giáo viên
cần chú ý:
- Trong khi thiết kế cần đảm bảo nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ, chương trình chuẩn
kiến thức kĩ năng của bài học nhằm thu hút sự hứng thú tư duy, sáng tạo, tạo niềm vui
trong học tập của các em. Khuyến khích học sinh đi học đều.
- Phần chính cần được lưu lại ở các slide giúp học sinh nắm được mối liên hệ chặt chẽ
của bài học.


- Dựa vào nội dung chính trên màn hình, dùng các phương pháp dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại, tránh tình trạng
lạm dụng hình ảnh hoặc nói quá nhiều. Nên để học sinh tự khám phá kiến thức là chính.
- Làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với
lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần
đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.
- Thực hiện được mục tiêu bài học - học sinh hiểu bài và hứng thú học tập.
- Phát huy được tác dụng nổi bật của Công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng
dạy học khác khó đạt được kết quả như thế.
III .2- Kiến nghị:
- Mua sắm thêm máy chiếu, máy tính xách tay để nhiều giáo viên được sử dụng giáo án
điện tử một cách thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các tiết học.



- Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử áp dụng vào đại
trà để học sinh các lớp đều được học ứng dụng Công nghệ thông tin.
IV - LỜI KẾT:
Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Tập đọc ở
lớp 5A1 Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học
tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có
sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết
học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Điều rất quan trọng ở đây là các em thích đến trường,
lớp hôm nay được học bằng máy chiếu,các em rất hãnh diện, tự hào. Tuy nhiên để có một
giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước. Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên
cần giành nhiều thời gian cho công việc thiết kế bài giảng. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng
Công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết
học.
Tuy đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn rằng bài viết của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm khi ứng
dụng Công nghệ thông tin vào dạy học đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất
lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục thời đại.
2. Báo dạy và học ngày nay.
3. Sách Tiếng Việt lớp 5.
4. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5.
5. Mạng Internet.




×