Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

2 li 11 chuong3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.79 KB, 7 trang )

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Chọn câu đúng. Kim lọai dẫn điện tốt là do:
A. Mật độ điện tích tự do trong kim lọai là rất lớn.
B. Tất cả các electron trong kim lọai đều tự do.
C. Tất cả các electron trong kim lọai đều chuyển động có hướng ưu tiên là ngược chiều điện trường.
D. Các ion dương cũng tham gia trong việc tải điện.
Câu 2. Chuyển động của electron trong vật dẫn bằng kim loại khi có điện trường ngoài có đặc điểm:
A. cùng hướng với điện trường ngoài.

C. theo một phương duy nhất.

B. kết hợp chuyển động nhiệt và chuyển động có hướng.

D. hỗn loạn.

Câu 3. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do
A. sự va chạm của các e với các ion dương ở các nút mạng.
B. sự va chạm của các ion dương ở các nút mạng với nhau.
C. sự va chạm của các electron với nhau.
D. sự va chạm của các ion âm ở các nút mạng với nhau.
Câu 4. Trường hợp nào cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim lọai tuân theo định luật Ôm?
A. Có cường độ lớn.

B. Dây kim lọai có tiết diện nhỏ

C. Dây kim lọai có nhiệt độ rất thấp (vài độ K).

D. Dây kim lọai có nhiệt độ không đổi.

Câu 5. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện
A. Chỉ phụ thuộc hiệu nhiệt độ của hai mối hàn.


B. Chỉ phụ thuộc diện tích tiếp xúc của hai mối hàn.
C. Chỉ phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc.
D. Phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc và hiệu nhiệt độ của hai mối hàn.
Câu 6. Một mối hàn của cặp nhiệt điện được giữ ở nhiệt độ 293K, còn mối hàn kia được nung nóng đến
2320C. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện T = 60 V/K. Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt
điện đó theo mV là
A. 13,8

B. 13,85

C. 13,9

D. Một kết quả khác.

Câu 7. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới giá trị nào đó thì điện trở của vật
dẫn
A. Không đổi.

B. Tăng đến vô cực.

C. Giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

D. Giảm đột ngột đến giá trị khác không.

Câu 8. Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau là do:
A. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau.

B. Mật độ electron tự do khác nhau.

C. Tính chất hóa học khác nhau.


D. Cả A và B

Câu 9. Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây ra hiện
hượng này là:
A. Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
B. Số electron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.
C. Số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.
D. Số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.


Câu 10. Trong hiện tượng nhiệt điện có quá trình chuyển hóa
A. điện năng thành nhiệt năng.

B. nhiệt năng thành điện năng.

C. cơ năng thành điện năng.

D. hóa năng thành điện năng.

Câu 11. Trong chất điện phân tồn tại các hạt điện tự do là do
A. dòng điện qua bình điện phân gây ra
B. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung dịch.
C. sự trao đổi electron ở điện cực.
D. chất hòa tan bị ion hóa bởi tác nhân ion hóa.
Câu 12. Nếu trong bình điện phân không có hiện tượng cực dương tan thì có thể coi bình điện phân đó
như
A. một tụ điện

B .một nguồn điện


C. một máy thu điện

D một điện trở thuần

Câu 13. Những nguyên tử hay phân tử trung hòa được tạo ra ở catốt của bình điện phân
A. có thể bay lên khỏi dung dịch điện phân.

B. có thể tác dụng với catốt và dung môi.

C. có thể bám vào catôt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14. Tìm phát biểu sai về cách mạ bạc một huy chương.
A. Dùng muối AgNO3.

B. Dùng huy chương làm anốt

C. Dùng anôt bằng bạc.

D. Dùng huy chương làm catốt

Câu 15. Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng
thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng
chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ:
A. tăng 2 lần

B. giảm đi 2 lần


C. tăng lên 4 lần

D. giảm đi 4 lần

Câu 16. Bình điện phân nào có hiện tượng dương cực tan
A. FeCl3 với anốt bằng đồng

B. AgNO3 với anốt bằng bạc

C. CuSO4 với anốt bằng bạc

D. AgNO3 với anốt bằng đồng

Câu 17. Chọn câu sai. Ứng dụng của hiện tượng điện phân
A. Luyện kim

B. Mạ điện

C . Đúc điện

D . Hàn điện

Câu 18. Theo định luật Fa-ra-day về hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện
cực tỉ lệ với:
A. số Fa-ra-day

B. đương lượng hoá học của chất đó

C. khối lượng dung dịch trong bình điện phân


D. số electrôn đi qua bình điện phân

Câu 19. Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì
A. các ion (+) về catốt, các electron và các ion (–) về anốt.
B. các electron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt.
C. các ion dương đi về catốt còn các ion âm đi về anốt.
D. các electron đi từ catốt sang anốt.
Câu 20. Ý nghĩa của đương lượng điện hóa k = 3.10–4 g/C đối với Ni trong quá trình điện phân là
A. cứ một điện lượng 3.10–4 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 1 g Ni ở điện cực.
B. cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 3.10–4g Ni ở điện cực.
C. cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì có khối lượng là 3.10–4 g.
D. cứ 3.10–4 g Ni chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được một điện lượng 1 C ở điện cực.


Câu 21. Khi bị đốt nóng, các hạt điện tự do trong chất khí:
A. electron, ion dương và ion âm

B. chỉ là electron

C. chỉ là ion âm

D.chỉ là ion dương

Câu 22. Bản chất dòng điện trong hồ quang điện là dòng các:
A. electron và ion âm.

B. electron và ion dương.

C. electron.


D. electron, ion dương và ion âm.

Câu 23. Hiệu điện thế UC (đường đặc trưng V-A của dòng điện trong chất khí) được gọi là hiệu điện thế
cháy là vì:
A. đến hiệu điện thế đó thì thiết bị bị cháy hỏng.
B. có sự phóng điện không tự lực xảy ra.
C. chất khí chuyển từ trạng thái dẫn điện không tự lực sang tự lực.
D. chất khí bắt đầu dẫn điện.
Câu 24. Điện trường tối thiểu giữa hai cực để phát sinh tia lửa điện trong không khí ở
điều kiện thường theo đơn vị V/m là:
A. 8.103

B. 60

C. 104

D. 3.106

Câu 25. Để mồi cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, người ta đã ứng dụng:
A. Dòng điện trong khí kém

B. Sự phóng điện thành tia

C. Hồ quang điện

D. Dòng điện trong kim loại

Câu 26. Phát biểu nào sau đây sai.
A. Tia lửa điện và h quang điện đều là dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường.
B. Tia lửa điện cần có hiệu điện thế vài vạn vôn còn hồ quang điện chỉ cần vài chục vôn.

C. Cường độ dòng điện trong tia lửa điện và hồ quang điện đều nhỏ.
D. Tia lửa điện có tính chất gián đoạn, còn hồ quang điện có tính chất liên tục.
Câu 27. Để tạo hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu người ta cho hai thanh than tiếp xúc với nhau
sau đó tách chúng ra .Việc làm trên nhằm mục đích
A. để các thanh than nhiễm điện trái dấu
B. để các thanh than trao đổi điện tích
C. để tạo hiệu thế lớn hơn
D. Một lí do khác.
Câu 28. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong kĩ thuật mạ điện.

C. trong điốt bán dẫn.

D. trong ống phóng điện tử.

Câu 29. Câu nào dưới đây là sai khi nói về tia lửa điện?
A. là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí , hạt tải điện mới sinh ra là electrôn bật khỏi catốt.
B. là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí được hình thành khi điện trường đủ mạnh
C. chỉ có thể xảy ra khi chất khí được đặt trong điện trường đủ mạnh.
D. được sử dụng làm bugi (bộ phận đánh lửa) để đốt hỗn hợp cháy trong động cơ nổ.
Câu 30. Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về phóng điện hồ quang
A. là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí
B. xảy ra khi catốt được duy trì ở trạng thái nóng đỏ nhờ năng lượng toả ra khi phóng điện.
C. là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí chỉ hình thành khi điện trường rất lớn.
D. được sử dụng làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu và quan trọng nhất là sử dụng để hàn điện.


Câu 31. Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện

thế U trong quá trình dẫn điện của chất khí?
A. Với U nhỏ, dòng điện I tăng theo U.
B. Với U đủ lớn, dòng điện I đạt giá trị bão hoà.
C. Với U quá lớn dòng điện I tăng nhanh theo U.
D. Với mọi giá trị của U, dòng điện I t lệ thuận với U.
Câu 32. Câu nào dưới đây là không đúng?
A. Bình thường chất khí hầu như không dẫn điện
B. Nếu bị kích thích chất khí trở thành dẫn điện
C. Nếu ngừng kích thích thì chất khí luôn dẫn điện khi đặt nó vào trong điện trường.
D. Sự dẫn điện của chất khí gọi là không tự lực nếu ngừng kích thích thì dòng điện sẽ biến mất.
Câu 33. Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng nhân số hạt tải điện
trong chất khí.
A. là hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua nó gây ra.
B. là do số hạt tải điện được đưa vào trong nó tăng lên.
C. xảy ra là do quá trình ion hoá chất khí gây ra khi điện trường trong nó có cường độ đủ mạnh.
D. diễn ra theo kiểu “tuyết lở “.
Câu 34. Chọn câu đúng. Dòng điện trong chân không
A. chỉ theo một chiều từ catốt đến anốt.
B. tuân theo định luật Ôm.
C. không có giá trị bão hòa.
D. có bản chất là dòng chuyển dời có hướng của các eletron dưới tác dụng của điện trường.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ohm.
B. Khi hiệu điện thế đặt vào điốt chân không tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Dòng điện trong điốt chân không ch theo một chiều từ anot đến catot.
D. Quỹ đạo của electron trong tia catot không phải là một đường thẳng.
Câu 36. Cường độ dòng điện băo hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:
A. Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.
B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.

D. Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.
Câu 37. Chọn câu đúng.
A. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm.
B. Khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng lên, thì cường độ dòng điện tăng.
C. Dòng điện trong điôt chân không ch theo một chiều từ anốt đến catôt.
D. Quỹ đạo của electron trong tia catôt không phải là một đường thẳng.
Câu 38. Tia catốt là
A. Chùm ion âm phát ra từ ca tốt bị nung nóng.
B. Chùm ion dương phát ra từ catốt bị nung nóng
C. Chùm electron phát ra từ catốt bị nung nóng.


D. Chùm ánh sáng phát ra từ catốt bị nung nóng.
Câu 39. Câu nào dưới đây là không đúng?
A. Trong vùng không có điện trường và từ trường, tia catốt truyền thẳng.
B. Điện trường làm lệch tia catốt theo hướng ngược với điện trường.
C. Tia catốt là dòng electrôn bay từ catốt sang anốt, nó không có năng lượng.
D. Tia catốt có thể làm một số chất phát quang.
Câu 40. Nguời ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vì
A. nó có mang năng lượng.
B. khi va chạm vào vật, nó làm cho vật nhiễm điện âm.
C. nó bị điện trường làm lệch hướng.
D. nó làm phát quang một số chất.
Câu 41. Điều kiện để có dòng điện đáng kể trong chân không là
A. Chỉ cần nối anốt với cực dương và catốt với cực âm của nguồn điện có hiệu điện thế khá lớn.
B. Trước tiên phải nung nóng catốt K, sau đó đặt vào giữa A và K một hiệu điện thế UAK<0, với trị tuyệt
đối khá lớn.
C. Chỉ cần nung nóng đỏ catốt K sau đó nối anốt với catốt qua một điện kế hoặc vôn kế.
D. Trước tiên phải nung nóng catốt sau đó đặt vào giữa A và K một hiệu điện thế UAK>0.
Câu 42. Câu nào dưới đây là không đúng?

A. Nếu K không bị nung nóng thì I = 0 khi thay đổi UAK với mọi giá trị dương hoặc âm.
B. Nếu K bị nung nóng và UAK<0 với trị tuyệt đối nhỏ thì I 0 nhưng khá nhỏ.
C. Nếu K bị nung nóng và tăng dần UAK từ không đến giá trị dương rất lớn thì I luôn tăng t lệ thuận với
UAK.
D. Nếu K bị nung nóng và tăng dần UAK thì IA sẽ tăng dần tới giá trị không đổi gọi là dòng điện bão hoà.
Câu 43. Tính dẫn điện của lớp tiếp xúc p – n theo một chiều:
A. từ p sang n

B. từ n sang p

C. chủ yếu từ p sang n

D. chủ yếu từ n sang p

Câu 44. Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch
tán:
A. của các hạt điện không cơ bản.

B. các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.

C. các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.

D. các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Câu 45. Khi đo cường độ dòng điện I qua điôt và hiệu điện thế UAK của điôt. Kết quả nào sau đây là
không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0.

B. UAK > 0 và tăng thì I > 0 và cũng tăng.


C. UAK > 0 và giảm thì I > 0 và cũng giảm.

D. UAK < 0 và giảm thì I < 0 và cũng giảm.

Câu 46. Chọn câu đúng.
A. Dòng điện không bao giờ đi qua được chất khí.
B. Muốn có dòng điện trong kim loại phải có tác nhân ion hoá và phải có điện trường.
C. Dòng điện trong chân không khg tuân theo định luật Ôm.
D. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
Câu 47. Chọn câu đúng.
A. Trong bán dẫn loại p tổng điện tích là dương
B. Trong bán dẫn loại n tổng điện tích là âm .


C. Khi cho bán dẫn loại p và loại n tiếp xúc nhau thì loại p mang điện tích dương và loại n mang điện
tích âm.
D. Khi cho bán dẫn loại p và loại n tiếp xúc nhau thì loại p mang điện tích âm và loại n mang điện tích
dương.
Câu 48. Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về bán dẫn?
A. là chất trong đó các electron hoá trị liên kết tương đối chặt với lõi của chúng.
B. không thể được xem là kim loại hay chất cách điện.
C. có hai loại hạt điện tự do là electron và lỗ trống.
D. có các electron liên kết rất chặt và khó tạo thành các hạt tải điện.
Câu 49. Câu nào dưới đây là không đúng
A. Trong bán dẫn tinh khiết, mật độ electron tự do bằng mật độ lỗ trống.
B. Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo thành bới các nguyên tử tạp
chất.
C. Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do lớn hơn rất nhiều so với mật độ lỗ trống
D. Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
Câu 50. Câu nào dưới dây nói về điôt ch nh lưu là đúng?

A. Điôt chỉnh lưu là linh kiện bán dẫn có lớp chuyển p-n chí cho dòng điện đi qua nó theo chiều từ p
sang n.
B. Điôt chỉnh lưu là linh kiện bán dẫn có lớp chuyển tiếp p-n ch cho dòng điện qua nó theo chiều từ n
sang p.
C. Khi áp đặt điôt với nguồn điện ngoài thì luôn có dòng điện đáng kể chạy qua nó.
D. Khi áp đặt điôt với nguồn điện ngoài thì luôn không có dòng điện chạy qua nó.
Câu 51. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken,
biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản
ra một khối lượng niken bằng:
A. 8.10-3 kg

B. 10,95 g.

C. 12,35 g.

D. 15,27 g.

Câu 52. Đặt một hiệu điện thế U = 50 V vào hai cực bình điện phân để điện phân một dung dịch muối ăn
trong nước, người ta thu được khí hiđrô vào một bình có thể tích V = 1 lít, áp suất của khí hiđrô trong bình
bằng p = 1,3 at và nhiệt độ của khí hiđrô là t = 270C. Công của dòng điện khi điện phân là:
A. 50,9.105 J

B. 0,509 MJ

C. 10,18.105 J

D. 1018 kJ

Câu 53. Để giải phóng lượng clo và hiđrô từ 7,6g axit clohiđric bằng dòng điện 5A, thì phải cần thời gian
điện phân là bao lâu? Biết rằng đương lượng điện hóa của hiđrô và clo lần lượt là: k1 = 0,1045.10-7kg/C và

k2 = 3,67.10-7kg/C
A. 1,5 h

B. 1,3 h

C. 1,1 h

D. 1,0 h

Câu 54. Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút.
Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2 . Cho biết Niken có khối lượng riêng là ρ = 8,9.103 kg/m3 ,
nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 2,5 μA.

B. I = 2,5 mA.

C. I = 250 A.

D. I = 2,5 A.

Câu 55. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có
suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω mắc vào
hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g

B. 0,13 g

C. 1,3 g

D. 13 g



Câu 56. Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20 mV thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1
= 8 mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t1 = 250 C. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn
là U2 = 240 V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8 A. Biết hệ số nhiệt điện trở  = 4,2.10-3 K-1.
Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn khi sáng bình thường là:
A. 26000C

B. 36490C

C. 2644 K

D. 29170C

ĐÁP ÁN
1A
11B
21A
31D
41D
51B

2B
12C
22D
32C
42C
52B

3A

13D
23C
33B
43C
53C

4D
14B
24D
34D
44C
54D

5D
15B
25B
35C
45D
55A

6D
16B
26C
36D
46C
56B

7C
17D
27D

37C
47D

8D
18B
28A
38C
48D

9A
19C
29A
39C
49D

10B
20B
30C
40B
50A

Trường học Trực tuyến Sài Gòn (iss.edu.vn) có hơn 800 bài giảng trực tuyến thể hiện đầy đủ
nội dung chương trình THPT do Bộ Giáo dục - Đào tạo qui định cho 8 môn học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn
- Sử - Địa -Tiếng Anh của ba lớp 10 - 11 - 12.
Các bài giảng chuẩn kiến thức được trình bày sinh động sẽ là những lĩnh vực kiến thức mới mẻ và đầy màu
sắc cuốn hút sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Bên cạnh đó, mức học phí thấp: 50.000VND/1 môn/học
kì, dễ dàng truy cập sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các em đến với bài giảng của Trường.
Trường học Trực tuyến Sài Gòn - "Học dễ hơn, hiểu bài hơn"!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×