Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh của loài trà hoa vàng hakoda (camellia hakodae ninh, tr ) tại vườn quốc gia tam đảo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 107 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Luận


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Thu
Hà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiêp, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo phòng
Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thu
Hà, phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian
học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp và Phát triển Lâm nghiệp trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Vườn Quốc gia Tam Đảo, cán bộ lâm
nghiệp và nhân dân các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập,
điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn bạn
bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành bản
luận văn này.
Do thời gian và điều kiện phương tiện nghiên cứu còn thiếu nên kết quả
đạt được của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng


nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Thị Luận


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ...............................................................vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ........................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu về loài Trà hoa vàng Hakoda ....................................................... 4
1.1.2. Khái niệm tái sinh rừng .................................................................................... 6
1.1.3. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ...................................................................... 7
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 8
1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 8
1.2.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................13
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................19
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về Tam Đảo .....................................................................19

1.3.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Đại Từ ..21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ...................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................26


iv
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................33
3.1. Một số đặc điểm hình thái loài Trà vàng Hakoda tại khu vực nghiên cứu ....... 33
3.1.1. Hình thái thân, cành ........................................................................................33
3.1.2. Hình thái lá .......................................................................................................34
3.1.3. Hình thái hoa ....................................................................................................35
3.2. Đặc điểm sinh thái nơi có loài Trà hoa vàng Hakoda và hiện trạng phân
bố của loài tại khu vực nghiên cứu ..........................................................................35
3.2.1. Điều kiện khí hậu nơi có loài Trà hoa vàng Hakoda phân bố .................35
3.2.2. Đặc điểm đất đai nơi có Trà hoa vàng Hakoda phân bố ..........................37
3.2.3. Hiện trạng phân bố của loài Trà hoa vàng Hakoda tại khu vực
nghiên cứu ...................................................................................................... 38
3.3. Một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Trà hoa vàng Hakoda phân bố ....40
3.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ........................................................................40
3.3.2. Đặc điểm tầng cây gỗ .....................................................................................44
3.3.3. Thành phần loài cây đi kèm với Trà hoa vàng Hakoda ............................46
3.3.4. Đặc điểm độ tàn che tầng cây gỗ ..................................................................49
3.3.5. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi ................................................................50
3.4. Tình hình sinh trưởng và tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa vàng Hakoda
tại khu vực nghiên cứu ..............................................................................................54
3.4.1. Tình hình sinh trưởng của loài Trà hoa vàng Hakoda tại khu vực

nghiên cứu ...................................................................................................................54
3.4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa vàng Hakoda tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................................58
3.5. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho loài Trà hoa vàng
Hakoda ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 ................................................................61
3.5.1. Một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Trà vàng Hakoda ...61
3.5.2. Điều kiện gây trồng loài Trà hoa vàng Hakoda .........................................61


v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................63
1. Kết luận ....................................................................................................................63
2. Tồn tại ......................................................................................................................64
3. Đề nghị .....................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC....................................................................................................................69


vi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Cp

: Che phủ

Cs

: Cộng sự

D00


: Đường kính gốc

D1.3

: Đường kính ở 1,3 m so với mặt đất

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Dt

: Đường kính tán

Hdc

: Chiều cao dưới cành

Htb

: Chiều cao trung bình

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IUCN

: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới


ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

TSTN

: Tái sinh tự nhiên

UBND : Ủy ban nhân dân
VQG

: Vườn Quốc gia


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất huyện Đại Từ giai đoạn 2011 - 2015 .................. 23
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về lá của Trà hoa vàng Hakoda ở khu vực nghiên cứu 34
Bảng 3.2: Phân bố cá thể Trà hoa vàng Hakoda theo khu vực khác nhau .... 38
Bảng 3.3. Phân bố cá thể Trà hoa vàng Hakoda theo OTC .......................... 39
Bảng 3.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực xã La Bằng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 41
Bảng 3.5. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 42
Bảng 3.6. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ khu vực xã Quân Chu, huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 44
Bảng 3.7. Đặc điểm của tầng cây gỗ khu vực xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 45
Bảng 3.8. Đặc điểm của tầng cây gỗ khu vực xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 45
Bảng 3.9. Đặc điểm của tầng cây gỗ khu vực xã Quân Chu, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 46
Bảng 3.10: Mức độ thân thuộc của loài Trà hoa vàng Hakoda với các loài
khác tại khu vực xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .. 47
Bảng 3.11: Mức độ thân thuộc của loài Trà hoa vàng Hakoda với các loài
khác tại khu vực xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .. 48
Bảng 3.12: Mức độ thân thuộc của loài Trà hoa vàng Hakoda với các loài
khác tại khu vực xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 48
Bảng 3.13. Độ tàn che tầng cây gỗ ở các xã La Bằng, Mỹ Yên, Quân Chu
thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 50
Bảng 3.14. Thành phần cây bụi xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên..... 51
Bảng 3.15. Thành phần cây bụi xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ... 51


viii
Bảng 3.16. Thành phần cây bụi khu vực xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 52
Bảng 3.17. Thành phần thảm tươi khu vực xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 53
Bảng 3.18. Thành phần thảm tươi khu vực xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 53
Bảng 3.19. Thành phần thảm tươi khu vực xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................. 54
Bảng 3.20. Sinh trưởng của Trà hoa vàng khu vực xã La Bằng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 55

Bảng 3.21. Sinh trưởng của Trà hoa vàng Hakoda khu vực xã Mỹ Yên, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 56
Bảng 3.22. Sinh trưởng của Trà hoa vàng Hakoda khu vực xã Quân Chu,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................. 57
Bảng 3.23. Phân bố tái sinh của Trà hoa vàng Hakoda theo cấp chiều cao ... 59
Bảng 3.24. Phân bố tái sinh của Trà hoa vàng Hakoda theo chất lượng và
nguồn gốc tái sinh ......................................................................... 60


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Trà hoa vàng Hakoda (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) .......... 5

Hình 3.1: Hình thái thân cây, cây trưởng thành - Trà hoa vàng Hakoda . 33
Hình 3.2: Hình thái lá Trà hoa vàng Hakoda ......................................... 34
Hình 3.3: Hình thái hoa, cành mang nụ của cây Trà hoa vàng Hakoda ........... 35
Hình 3.4: Biểu đồ diễn biến thời tiết khí hậu tại khu vực nghiên cứu .... 36
Hình 3.5: Đồ thị phân bố N/D 00 của Trà hoa vàng Hakoda khu vực xã La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................. 55
Hình 3.6: Đồ thị phân bố N/D00 của Trà hoa vàng Hakoda khu vực xã
Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 56
Hình 3.7: Đồ thị phân bố N/D 00 của Trà hoa vàng Hakoda khu vực xã
Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ......................... 57
Hình 3.8: Cây tái sinh của Trà hoa vàng Hakoda .................................. 58
Hình 3.9: Đồ thị tỷ lệ phân bố Trà hoa vàng Hakoda theo chất lượng cây
tái sinh .................................................................................. 60



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trà hoa vàng thuộc chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè
(Theaceae). Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như gỗ làm đồ gia
dụng bền chắc, lá, hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có
thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi
dưỡng nguồn nước (Ngô Quang Đê, 1998) [7]. Trà hoa vàng là loài cây quý,
được phát hiện ở Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đã được
phát triển nhanh chóng nhờ những đặc tính vốn có của nó. Trung Quốc đã lai
giống thành công giữa Trà hoa vàng và Trà hoa đỏ, làm lá nhỏ đi nhưng vẫn giữ
được màu hoa vàng đặc trưng. Ngoài việc sử dụng Trà hoa vàng như một loài
cây cảnh quan, còn có các ứng dụng khác, như sử dụng các chất dinh dưỡng
trong lá, hoa có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ
máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch [33].
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng được phát hiện ở nhiều nơi những năm 90
của thế kỷ XX và ở một số vùng phía Bắc trong những năm vừa qua. Trà hoa
vàng là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, là cây ưa bóng, có thể đưa chúng vào đối
tượng trồng dưới tán rừng tự nhiên. Hiện nay, môi trường sống của Trà hoa
vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc chặt phá rừng bừa bãi, nếu không
có kế hoạch bảo vệ và đầu tư hợp lý thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên
quý hiếm này (Ngô Quang Đê, 2001) [8].
Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo được thành lập tại Quyết định số
601/NN-TCCB/QĐ, ngày 15/5/1996 của Bộ Nông nghiệp và PTNT với tổng
diện tích là 36.883 ha. Tam Đảo là một khối núi thuộc phần cuối của dãy núi
hình cánh cung thượng nguồn sông chảy. Dãy núi này như bức bình phong chắn
gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng, gồm trên 20 đỉnh núi với độ cao trên
1000m. Cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m), vùng trung tâm có 3 đỉnh:



2
Thiên Thị (1.375m), Thạch Bàn (1.388m) và Phù Nghĩa (1.300m), sườn núi dốc,
địa hình chia cắt mạnh. Sự phức tạp của địa hình, hướng phơi, độ cao, khí tượng
thủy văn, mức độ tác động của con người khác nhau....cùng với đặc tính sinh vật
học của từng loài cây đã tạo cho Tam Đảo có một hệ thực vật hết sức phong
phú và đa dạng với 1.430 loài thực vật, thuộc 741 chi, 219 họ, 6 ngành thực
vật bậc cao. Trong số các loài thực vật của VQG Tam Đảo có 68 loài đặc hữu
và 58 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ của Việt Nam hay theo tiêu chuẩn của
IUCN cần được bảo tồn và bảo vệ như: Lan hài Tam Đảo, Hoàng thảo hoa vàng,
Trà hoa vàng ginbéc, Trà hoa vàng Tam Đảo.... Tài nguyên thực vật rừng nơi
đây cũng rất đa dạng về công dụng với 16 nhóm công dụng chính như: Lấy gỗ,
làm thuốc, cây bóng mát hoặc làm cảnh, làm rau ăn, lấy quả, cho nhựa mủ, cho
tanin, cho tinh dầu,... Đặc biệt là loài Trà hoa vàng Hakoda, là loài cho hoa đẹp
và có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nên được rất nhiều người ưa thích.
Hiện nay, môi trường sống của Trà hoa vàng Hakoda đang bị đe dọa nghiêm
trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhu cầu chơi cây cảnh, nhu cầu làm
dược liệu và đặc biệt do thị trường Trung Quốc thu mua với giá rất cao nên
người dân địa phương đã vào rừng thu hái trái phép. Điều đó đã dẫn đến làm suy
giảm số lượng và trữ lượng loài. Trong khi đó, việc nghiên cứu cơ bản về loài
cây này còn rất hạn chế (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [20].
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu bảo tồn và phát triển loài Trà hoa
vàng Hakoda. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng
phân bố và đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia
hakodae Ninh, Tr.) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái của loài Trà hoa vàng
Hakoda tại khu vực nghiên cứu.



3
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái, phân bố và đặc điểm tái sinh
tự nhiên của Trà hoa vàng Hakoda tại khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài tại Vườn
Quốc gia Tam Đảo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Xác định được hiện trạng phân bố và đặc điểm tái sinh tự nhiên của Trà
hoa vàng Hakoda tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Làm cơ sở lý luận khoa học cho việc bảo tồn và phân loại.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả điều tra hiện trạng phân bố và đặc điểm
tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa vàng Hakoda, góp phần giúp Vườn Quốc
gia Tam Đảo bảo tồn và phát triển loài cây này đạt hiệu quả cao.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu về loài Trà hoa vàng Hakoda
a) Nguồn gốc, vị trí, phân loại loài Trà hoa vàng Hakoda
Trà hoa vàng Hakoda là loài đặc hữu của Việt Nam và mới chỉ tìm thấy
ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Thái Nguyên, thuộc bộ Thạch nam (Ericales), họ
Chè (Theaceae), chi Trà (Camellia) là một chi thực vật hạt kín (Trần Ninh và
Hakoda Naotoshi, 2010) [20].
b) Đặc điểm của loài Trà hoa vàng Hakoda
* Đặc điểm thực vật học
Trà hoa vàng Hakoda là loài cây gỗ nhỏ, cao 3- 4m. Cành non màu
nâu nhạt, lá có cuống dài 8- 15 mm, xanh đậm và láng ở mặt trên, xanh
sáng ở mặt dưới với nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều không lông,

lá dạng da, dày, gốc lá hình nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn, mép lá có
răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới,
gân bên 12-16 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường
kính khi nở khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1-1,2 cm, mang 5-6 lá bắc hình
móng hoặc hình vẩy đến gần tròn, cao 4-6 mm, rộng 7-12 mm, mép và mặt
trong có lông. Tràng hoa gồm 16-17 cánh, gần tròn đến bầu dục, dài 2-5,3
cm, rộng 2,3-3,5 cm, có lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh bên trong.
Bộ nhị nhiều, cao 4-4,5 cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4-2,1 cm,
chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá noãn hợp thành
bầu 4-5 ô, không lông, vòi nhụy 4 hoặc 5, rời, dài 3,2-3,5 cm, không lông.
Quả gần dạng cầu, đường kính 5-6 cm, cao 4-4,5 cm, 3-4 hạt trong mỗi ô,
vỏ quả dày 4,5-6,5 mm. Hạt dài 2,2 cm, có lông (Trần Ninh và Hakoda
Naotoshi, 2010) [20] (Hình 1.1).


5

a) Cây con

b) Cây trưởng thành

c) Cành mang lá

d) Cành man
d) Cành mang hoa

đ) Quả và hạt

Hình 1.1: Trà hoa vàng Hakoda (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [20]
* Yêu cầu ngoại cảnh đối với Trà hoa vàng Hakoda

Cây Trà hoa vàng Hakoda sống trong điều kiện có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt thường mọc trong những thung
lũng ẩm ướt trong rừng nhiệt đới ở độ cao 150m - 500 m. Nhiệt độ không khí
bình quân năm là 23,50C, độ ẩm không khí trung bình là 81%. Lượng mưa trung
bình năm là 1526 mm. Thích hợp với Feralit phát triển trên đá mẹ Macmaxit kết


6
tinh chua, đất hơi chua. Trà hoa vàng Hakoda ra hoa từ đầu mùa Đông cho tới đầu
Xuân. Khả năng tái sinh hạt kém, thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Song khả năng
tái sinh chồi rất mạnh, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhân giống
sinh dưỡng (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [20].
1.1.2. Khái niệm tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái
rừng. Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những
nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất
rừng sau khi khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế
cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần
cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo nghĩa rộng, tái sinh rừng là sự
tái sinh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một hệ sinh thái rừng
(Nguyễn Anh Dũng, 2000) [5].
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [15], tái sinh được coi là một quá trình
sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái
sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn
hoàn cảnh rừng. Theo tác giả vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế
hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục
hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tác giả cũng
khẳng định tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ
sinh thái rừng. Bàn về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995)
[26] cho rằng nếu thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng

thì đó là quá trình thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây tái sinh khác
với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.
Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình hình
thành lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp
cây con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái
sinh nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước


7
đó. Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập
lớp cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm. Vì
đặc trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các
hệ sinh thái rừng.
1.1.3. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) là quá trình quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại
lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp
ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các
hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những
tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng
các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các
nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương
lai (Trần Thế Liên, 2006) [16], (Hoàng Đình Quang, 2011) [21], (Phạm Bình
Quyền, 2012) [22].
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các
điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một
chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di
truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích
nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá
tình trạng các loài của IUCN 1978, Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ

(Sách đỏ Việt nam, 1986) phần II, Thực vật [2]. Sách đỏ Việt Nam năm
2007 (Sách đỏ việt Nam, 2007) phần II Thực vật [3] để hướng dẫn, thúc đẩy
công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên phân chia ra các thứ hạng sau:
+ Bị tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
+ Cực kì nguy cấp (CR)
+ Nguy cấp (EN)


8
+ Sắp nguy cấp (VU)
+ Ít nguy cấp: (LR)
+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại VQG Tam Đảo có rất
nhiều loài động, thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được
bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong đó loài Trà hoa vàng Hakoda
đang được xếp vào cấp bảo tồn sắp nguy cấp (VU).
Với những nội dung trên là cơ sở khoa học để chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài này.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan tâm và tìm hiểu là sự thiếu
hụt ánh sáng của cây con dưới tán rừng. Nếu ở trong rừng, cây con chết vì thiếu
nước thì cũng không nên loại trừ do thiếu ánh sáng. Trong rừng mưa nhiệt đới,
sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cây con, còn đối với sự
nảy mầm và phát triển mần non thường không rõ (Baur G. N., 1962) [1].
Khi tái sinh tự nhiên (TSTN) của rừng, các tác giả nhận định tầng cây
bụi đã ảnh hưởng tới cây tái sinh các loài cây gỗ. Ở quần thụ kín tán, tuy

thảm cỏ phát triển kém nhưng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của chúng
vẫn ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần đã qua khai thác, thảm cỏ
có điều kiện phát sinh mạnh mẽ sẻ trở ngại lớn cho tái sinh rừng. Ngoài ra
Ghent, A.W (1969) [29] còn nhận xét: Thảm mục, chế độ thủy nhiệt, tầng đất
mặt quan hệ với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ. Hiển nhiên, trong những
trường hợp cụ thể ảnh hưởng của động vật và lửa rừng có thể gây những tác
hại đến TSTN ở mức độ khác nhau.


9
Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm, nhưng ở
rừng nhiệt đới, vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây. Đầu thế kỷ
19 khi công nghiệp phát triển mạnh, nhu cầu gỗ đòi hòi quá lớn, con người
phải tập trung khai thác rừng tự nhiên và tiến hành tái sinh nhân tạo. Nhưng
từ những thất bại tái sinh rừng nhân tạo ở Đức nhiều nhà khoa học ủng hộ và
đồng nhất quan điểm “Hãy quay trở lại với tái sinh tự nhiên”. Khi nghiên cứu
tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956) [32] đã nêu hai đặc điểm
tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu
tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các
cách thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở
các kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều
phương thức chặt tái sinh. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng
phương thức đối với tái sinh đã được (Baur G. N. 1962) [1] tổng kết trong
“Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa”.
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông với diện tích ô đo đếm thông thường từ 1-4m2, diện
tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi cho điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn
mới phản ánh được trung thực tình hình tái sinh rừng. Diện tích ô đo đếm
nhỏ nên thuận lợi cho điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh

được trung thực tình hình tái sinh. H. Lamprecht (1989) [30], căn cứ vào
nhu cầu ánh sáng của các loài cây trong suốt quá trình sống để phân chia
cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và
cây chịu bóng.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của P.W.Richards (1952) [31], tổng kết
các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong
các ô có kích thước nhỏ (1x1m, 1x1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân
bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu


10
thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng
nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược
lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như
Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng
nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các
biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn
dưới tán rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [4].
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,
thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. (Baur
G.N., 1962) [1] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của
cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng này
thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển
nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới,
tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn. Nhưng số lượng loài cây có
giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá

trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các
trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây
bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của
tầng mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những
quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây
bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không
đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ
có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở
ngại rất lớn cho tái sinh rừng.


11
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào
làm sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là
cơ sở để xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lí.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về loài Trà hoa vàng
Nghiên cứu thực vật học Vân Nam của tác giả Chu Tương Hồng cho
thấy ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia có phân bố tự nhiên ở 16
tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên cứu về các loài
trong chi Camellia được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của thế kỷ
XX. Bằng kết quả của việc chọn giống, nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng
loại từ 20 lên 120 loài. Đầu những năm 1950 ở Côn Minh - Trung Quốc đã
đưa việc nghiên cứu các loài trong chi Camellia thành trọng điểm và cũng đi
sâu vào nghiên cứu nguồn giống, phân loại, lai tạo ra các giống mới để phát
triển và thiết lập các nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho
các mục tiêu sản xuất nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh (Chu
Tương Hồng, 1993) [13]
Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng được phát
hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà khoa

học. Từ đó nó được các nước rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công
dụng đặc biệt. Trung Quốc đã xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà
hoa vàng (trên 20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo
gỗ, nhiễm sắc thể, đặc trưng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà
hoa vàng [33].
Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp
bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất
hẹp, chỉ thấy mọc hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh Nam Ninh - Quảng Tây - Trung Quốc. Được đưa vào danh sách các loài
cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc [33].


12
Trong lá của Trà hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như
Germanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn),
Vanadium …. Các hoạt chất trong lá, hoa của Trà hoa vàng có tác dụng hạ
huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng
cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Germanium có hoạt tính sinh lý rất
cao, có thể phát huy, tăng cường năng lực hấp thu O2 của tế bào, đảm bảo
cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất. Germanium hữu
cơ làm tăng sức đề kháng, chống u bướu, hạn chế tế bào u bướu phát triển,
tăng khả năng miễn dịch, có tác dụng phòng và chống ung thư. Selenium có
tác dụng chống oxy hoá, có thể tiêu trừ các gốc tự do có hại trong cơ thể,
nâng cao năng lực tự bảo vệ, do đó kéo dài tuổi thọ. Vanadium có thể xúc tiến
cơ năng tạo máu, giảm cholesterol trong huyết tương. Nghiên cứu lâm sàng
chứng tỏ Trà hoa vàng giúp giảm mỡ máu rơ rệt hơn alpha-Napthothiourea,
thuốc đã được thế giới công nhận về công dụng giúp giảm mỡ [33].
Theo “Camellia International Journal” - tạp chí chuyên nghiên cứu về
Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm
chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng
30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Giúp giảm đến 35% hàm

lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm
chỉ là 33,2%... Chất chiết xuất từ Trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới
36,1% lượng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng
tân dược hiện nay. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung
Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Trà hoa vàng "có
những công dụng y học vô giá" (Sơn Tùng, 2008) [34].
Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn
có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác
dụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí. Một công viên Trà hoa


13
vàng đã được xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ người dân
thăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu [33].
Như vậy, ở Trung Quốc các loài trong chi Camelli đã được các nhà
khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trung Quốc
là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà hoa
trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về tái sinh
Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ
những năm 1960. Nổi bật có công trình của Thái Văn Trừng (1978) [26] về “
Thảm thực vật rừng Việt Nam”. Ông đã nhấn mạnh ánh sáng là nhân tố sinh
thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh
và thứ sinh. Theo ông, có một nhóm nhân tố sinh thái trong nhóm khí hậu đã
khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng,
đó là nhân tố ánh sáng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng,
nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh
không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn
trong không gian và thời gian như A.Ôbrêvin đã nhận định và diễn thế theo

phương thức tái sinh không có quy luật “nhân quả” giữa sinh vật và hoàn
cảnh. Vì lẽ trên P.W Risa đã nói rất có lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng
dụng rộng rãi được đến mức độ nào, vấn đề này hiện nay phải tạm gác lại
chưa giải quyết được”.
Từ năm 1962 - 1969, Viện Điều tra Qui hoạch rừng đã có điều tra tình
hình tái sinh tự nhiên cho các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam
như: Yên Bái (1965), Quỳ Châu sông Hiếu Nghệ An (1962 - 1964), Quảng Bình
(1969), Lạng Sơn (1969). Nguyễn Hữu Hiến (1970) [11] đã đưa ra phương pháp
đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, tác giả cho rằng loài cây tham gia vào loại hình


14
thì nhiều, trên diện tích 1 ha có khi có tới hàng trăm loài, cùng một lúc không thể
kể hết được. Vì vậy, người ta chỉ kể đến loài nào có số lượng cá thể nhiều nhất
trong các tầng quan trọng (tính theo loài cây ưu thế hoặc nhóm loài ưu thế) tác
giả đã đưa ra công thức tính tổ thành là X ≥ N/a với X là trị số bình quân cá thể
của một loài, N là số cây điều tra và a là số loài điều tra. Một loài được gọi là
thành phần chính của một loại hình phải có số lượng cá thể bằng hoặc lớn hơn
X. Đây là một cách đánh giá thuận tiện trong khi phân tích nghiên cứu phân bố
các loài, diễn thế và sự phân bố các quần lạc thực vật.
Lâm Công Định (1987) [10] trong nghiên cứu về tái sinh, ông cho rằng
tái sinh là chìa khóa để quyết định nội dung điều chế rừng. Tác giả kết luận
hiệu quả của việc điều chế đối với một khu rừng cụ thể là phải hướng tới đạt
được 3 yêu cầu mấu chốt sau đây: 1) Giữ vững được vốn rừng về cả mấy mặt
hiện tại trong đó: Địa bàn, diện tích, thành phần loài cây mục đích, năng suất
sinh học, sản lượng, phẩm chất vật liệu và giá trị môi sinh. 2) Đảm bảo được
sản lượng khai thác hàng năm theo chu kỳ ổn định. 3) Nâng thêm được giá trị
vốn rừng chủ yếu về: thành phần loài cây mục đích, năng suất sinh học và sản
lượng thu hoạch. Tác giả nhấn mạnh tất cả 3 yêu cầu trên hoàn toàn tùy thuộc
vào khả năng phương pháp và điều kiện đảm bảo tái sinh.

Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên tác giả Vũ Tiến
Hinh (1991) [12] đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng
và ý nghĩa của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng. Tác giả đã
sử dụng phương pháp chặt hết cây gỗ D1.3 > 8cm ở hai ô tiêu chuẩn (một ô là
lâm phần sau phục hồi trên đất rừng tự nhiên sau khai thác kiệt và một ô
thuộc trạng thái rừng IIIA3). Kết quả nghiên cứu tác giả cho biết: Với đối
tượng rừng Sau sau phục hồi phân bố số cây theo đường kính và theo tuổi đều
là dạng phân bố giảm. Điều đó, chứng tỏ rằng mặc dù là loài cây ưa sáng
mạnh, loài Sau sau vẫn có đặc điểm tái sinh liên tục qua nhiều thế hệ, càng về
sau tốc độ tái sinh càng mạnh. Đối với rừng tự nhiên thứ sinh hỗn giao thì


15
phân bố số cây theo tuổi của cây cao và cây tái sinh đều có dạng phân bố
giảm và nhìn chung toàn lâm phần tự nhiên cây rừng tái sinh liên tục và càng
ở tuổi nhỏ số cây càng tăng.
1.2.2.2. Nghiên cứu về Trà hoa vàng
Trà hoa vàng lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ở miền Bắc nước
ta năm 1910, nhưng cho đến nay các công tác nghiên cứu về Trà hoa vàng
không đáng kể. Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loài khác nhau.
Những năm 90 của thế kỷ XX, Trà hoa vàng mới được quan tâm điều tra
nghiên cứu về hình thái, phân loại Trà hoa vàng (Trần Ninh, 2002) [19].
Nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Đê bằng phương pháp điều tra theo
tuyến đã điều tra phát hiện khu vực phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái của
một số loài Trà hoa vàng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây (nay là Hà Nội)
đã cho thấy ở Vườn Quốc gia Ba Vì có hai loài Camellia có triển vọng thuần
hóa làm cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m,
nơi có tầng đất dày, xốp ẩm, hơi chua dưới tán rừng, là các loài sinh trưởng
chậm, chịu bóng nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nên cần có kỹ thuật tốt.
Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Trà

hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis) và Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia
tonkinensis (Pitard) Cohen Stuart) tại vườn Trà ở Xuân Mai - Chương Mỹ Hà Nội, hiện 2 loài này sinh trưởng phát triển tốt đồng thời cho hoa đẹp vào
dịp xuân về (Ngô Quang Đê, 1996) [6].
Cũng theo tác giả Ngô Quang Đê (1998) có khoảng 196 loài Trà, chia
làm 4 á chi và nhiều chủng, biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ
yếu ở miền Bắc. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài
(Úc, Pháp, Anh, Nhật...) đã tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu về các giống,
đặc biệt là Trà hoa vàng (Ngô Quang Đê, 1998) [7].
Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành thưa,
vỏ cây màu vàng xám nhạt. Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm cứ


16
đến tháng 4-5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng. Tháng 11 bắt
đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa mọc ở nách lá mới mọc
riêng lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con người cảm
giác nửa trong suốt. Hoa dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm
(Ngô Quang Đê, 2001) [8].
Trà hoa vàng thường mọc dưới tán các cây khác trong rừng tự nhiên, do
đó Trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầng dưới cho các đai rừng phòng
hộ nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn. Cây có nhiều lá, dễ phân giải, có
tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt. Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài,
hoa có màu vàng, đẹp, nhiều loài nở hoa vào dịp Tết âm lịch nên người chơi
cây cảnh đã sưu tầm các loài Trà hoa vàng dã sinh về trồng làm cảnh ở sân
vườn. Hiện chỉ có giá trị cảnh quan được quan tâm đến, còn các giá trị về sinh,
dược học chưa được quan tâm và khai thác (Trần Ninh, 2002) [19].
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và vùng
núi phía Bắc nước ta như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai…, chúng
thường mọc ở độ cao 300 - 800m so với mực nước biển, phần lớn là trong
rừng thứ sinh, xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều

đá lộ đầu, ven khe suối cạn (Sơn Tùng, 2008) [34].
Trà hoa vàng chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa
đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng được trên nhiều loại
đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH từ 4,5 - 5,5 là thích
hợp nhất. Trà hoa vàng là loài quý hiếm, nhưng chưa nơi nào trồng với diện
tích lớn. Một số loài không có nhị (Bạch trà) nên không có quả. Vì vậy
phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép,
giâm hom, nuôi cấy mô), trong đó nhân giống bằng phương pháp giâm hom là
đơn giản và có tỷ lệ cây sống cao (Ngô Quang Đê, 2001) [8].


×