Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

KẾ TOÁN TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – PGD PHÚ NHUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.42 KB, 38 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
----------------- ----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG – PGD PHÚ NHUẬN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRUNG ĐỨC
Lớp: ĐH25KT01
Khóa học: 2009-2013
Giảng viên hướng dẫn: Th.s NGUYỄN QUỲNH HOA

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03-2013
1


LỜI CẢM ƠN
----------Ð&Ñ---------Trong quá trình thực tập tốt nghiệp và thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp em
xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán, đặc biệt là cô
Nguyễn Quỳnh Hoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành
báo cáo thực tập tốt nhiệp này.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán, ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – PGD Phú Nhuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn
thành thời gian thực tập tại quý ngân hàng, cũng như cho em tiếp cận các tài liệu,
nghiệp vụ, số liệu một các rõ ràng nhất để em có thể tiếp thu một cách tốt nhất và hoàn
thành bài bái cáo này.
Tuy nhiên, do còn là sinh viên còn hạn chế về vốn kiến thức và do thời gian
nghiên cứu cũng như thực tập, nên chăc chắn khi thực hiện báo cáo này sẽ có những


khiêm khuyết và không tránh khỏi sự sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự
quan tâm xem xét và những ý khiến đóng góp quý báu của các thấy cô giáo, các anh
chị tại Ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn!!!

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
----------Ð&Ñ----------

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………

…………………………
Ngày … tháng … năm ……

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
----------Ð&Ñ---------Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức PGD- Phú Nhuận………………………………………12
Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức bộ phận kế toán………………………………………...15
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 - 2011 – 2012……………….13
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010–2011–2012 tại PGD Phú
Nhuận………………………………………………………………………………14

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
----------Ð&Ñ----------

NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NH: Ngân hàng
KH: Khách hàng
GDV: Giao dịch viên
TCTD: Tổ chức tín dụng
TK: Tài khoản
NH TMCP: Ngân hàng Thương mại cổ phần
NHTM: Ngân hàng Thương mại
GTCG: Giấy tờ có giá



LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH,
trong đó nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để NH tiến hành các hoạt
động cho vay, đầu tư, dự trữ… mang lại lợi nhuận cho NH. Để có được nguồn vốn này,
NH cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi chiếm
một vai trò đặc biệt quan trọng trọng hoạt động này. Tuy nhiên việc huy động tiền gửi
của NH hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể
khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân
hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện…
Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi, tìm hiểu quá trình kinh
doanh để có những phương án huy động tiền gửi linh hoạt, mang tính cạnh tranh là hết
sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên và quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP
Công thương - PGD Phú Nhuận. Em thấy vấn đề phân tích tình hình huy động tiền gửi
và phân tích nghiệp vụ kế toán tiền gửi là một vấn đề hay. Do vậy em đã chọn đề tài
“Nghiệp vụ kế toán tiền gửi tại NHTMCP Công thương Việt Nam- PGD Phú
Nhuận” làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình.
Đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình em thực tập tại NHTMCP
Công thương Việt Nam – PGD Phú Nhuận, qua số liệu cũng như quy trình nghiệp
vụ tìm hiểu được trong thời gian thực tập, em đã phân tích tình hình huy động tiền gửi
và các quy trình nghiệp vụ kế toán tiền gửi tại NH, từ đó có một cái nhìn tổng quan
nhất về hoạt động này, tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
huy động tiền gửi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng học hỏi các cô chú, anh chị ở ngân hàng cùng với sự
hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa và sự cố gắng của bản
thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiết sót, rất mong sự góp ý của các
anh chị, cô chú ở ngân hàng và bạn đọc để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC



Phần 1: Cơ sở lý luận chung của công tác kế toán huy động vốn bằng tiền gửi tại
NHTM
1.1 Khái quát chung về huy động vốn ở ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được
dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn
bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NH. Nguồn vốn
của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh
được gửi vào NH với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của các NHTM. Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với các hoạt
động của các NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình. Vì vậy các ngân
hàng không ngừng đa dạng các hình thức huy động để gia tăng nguồn vốn của mình.
Các NHTM sử dụng các hình thức huy động vốn:
1.1.1 Huy động vốn bằng tiền gửi
1.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra
bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền gửi này thường
thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định. Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng
nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai. Đây là hình
thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh
doanh. Do vậy lượng tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
nguồn vốn huy động của NH. Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho
nên NH chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không
kỳ hạn nhận được nhất định tuỳ thuộc vào dự tính của NH về sự ổn định tương đối của
lượng tiền huy động được trong thời gian tới.
1.1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và NH về số lượng, kỳ

hạn và lãi suất của khoản tiền gửi đó. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nên NH có
thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền
gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ
ổn định cao nên NH chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của mình, vì vậy NH trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của
loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán, NH đưa ra các kỳ hạn khác nhau
như 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng
dài thì lãi suất càng cao. Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được


hoàn trả cả gốc và lãi theo quy định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửi tiền rút tiền
ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
1.1.1.3 Tiền gửi tiết kiệm
Là số tiền gửi của tầng lớp nhân dân và hộ gia đình nhằm mục đích tích lũy dần
một phần thu nhập của mình để sử dụng cho những nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
Đây là một công cụ huy động vốn truyền thống có từ lâu và chiếm một tỷ trọng đáng
kể trong nguồn vốn huy động của NH. Tiền gửi tiết kiệm được chia thành:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể
rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất sẽ tính theo số ngày thực
gửi. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn nhiều so với loại có kỳ hạn.
+ Tền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút
tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm. Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người gửi
tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18
tháng, 24 tháng, 36 tháng...
1.1.2 Huy động vốn bằng phát hành GTCG
Theo Khoản 1 Điều 4 quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín
dụng (quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước) thì: “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát

hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời
hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng
và người mua”. Các giấy tờ có giá mà ngân hàng ban hành gồm: kì phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ tiền gửi.
1.1.3 Huy động bằng vốn đi vay
Tiền gửi mà NH nhận được là nguồn vốn mà NH có được một cách thụ động.
Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì NH phải chủ động tìm kiếm vốn để
thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn vốn mà NH chủ động tạo nên đó là nguồn
vốn vốn vay. Vậy các NH đi vay đùng để:
+ Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của NH
+ Vay hộ cho khác hàng
+ Vay để cho vay
+ Vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau
Vốn đi vay của các NHTM thường thể hiện ở 2 hình thức:
+ Vay của NHTW dưới hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo. NHTM vay
để thực hiện thanh toán bù trừ thường với thời hạn ngắn. Ngoài ra NHTM còn vay chỉ
định ở NHTW nhưng không thường xuyên.
+ Vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ hay cũng có thể vay của các
ngân hàng nước ngoài.


1.1.4 Huy động bằng vốn khác
Ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty
con gồm NH mẹ và các hệ thống các NH Chi nhánh trực thuộc. Có một phương thức
huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà. Do tình hình hoạt
động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều
kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) Cho nên những Chi
nhánh NH mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập
kế hoạch lên NH mẹ và xin được nhận được một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt
động của mình. Còn những NH mà khả năng huy động vốn vượt quá khả năng sử dụng

vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng vốn về NH mẹ để được
hưởng lãi suất điều hoà. Như vậy NH mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa
sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống. Chi phí nhận nguồn vốn điều
hoà này thấp hơn chi phí nguồn vốn huy động nhưng các NH chỉ được nhận nguồn vốn
này sau khi đã lập kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau.
Một số NH còn thực hiện nghiệp vụ NH đại lý. Khi đó trong nguồn vốn của NH
còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư. Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là
do các tổ chức tài chính trong nước hoặc nước ngoài uỷ thác cho NH một khoản tiền để
NH thực hiện cho vay đối với các dự án của mình, cũng có thể là các khoản vay của
Chính phủ được uỷ thác.
1.2 Một số quy định về tiền gửi
1.2.1

Đối tượng phạm vi áp dụng

1.2.1.1 Đối tượng
Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và
cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.
1.2.1.2 Phạm vi áp dụng
Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi
cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ một
năm trở lên của mọi cá nhân.
Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng
100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định
hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức
huy động tối đa.
Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy

định tại giấy phép hoạt động và các văn bản pháp luật khác có liên quan về tiền gửi tiết
kiệm.


Việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện
hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.
1.2.2 Quy chế bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền
gửi các báo cáo theo quy định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay với tổ chức bảo hiểm tiền
gửi trong những trường hợp sau đây:
a) Gặp khó khăn về khả năng chi trả.
b) Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc
(Giám đốc).
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi có trách nhiệm gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo tài chính
năm.
Khi phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn
trong hoạt động ngân hàng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đồng thời báo cáo bằng văn
bản với NHNN.
Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có
nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động
nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu
cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đồng thời báo
cáo NHNN có biện pháp xử lý khẩn cấp.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp theo định kỳ các thông tin liên
quan đến tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho NHNN
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy
định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Thanh tra NHNN có trách nhiệm cung cấp kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi; phối hợp xử lý kịp thời các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả, vi phạm các quy
định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ quá hạn cao.


Trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm
soát đặc biệt có trách nhiệm thông báo định kỳ về tình hình hoạt động của tổ chức đó
cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để phối hợp xử lý.
Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng
chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm
tiền gửi có thể hỗ trợ dưới các hình thức sau:
* Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
*Bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
* Mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm.
Việc hỗ trợ này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết
định.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định
rằng việc tiếp tục hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang gặp khó
khăn có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của toàn hệ thống và sự ổn định
chính trị, kinh tế và xã hội.
Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm
tiền gửi có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi theo nguyên tắc được qui định tại Điều 4 của Nghị định
này.
Số tiền gửi (gồm gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi
chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham

gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với qui định của Luật Phá sản.
Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được thực hiện thông qua các ngân
hàng, hoặc theo thoả thuận với người gửi tiền.
Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người được ủy quyền hợp
pháp, được thực hiện căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm
tiền gửi phối hợp với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập và căn cứ vào các chứng
từ hợp lệ.
Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ
để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc
để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị
phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo NHNN để NHNN trình Thủ tướng


Chính phủ xem xét cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi được vay của tổ chức tín dụng
hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.
Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, thì tổ chức bảo hiểm
tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó với số tiền mà
tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho người gửi tiền. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi
được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi theo quy định của Luật Phá sản
Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi bị phá sản sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi.
1.3 Tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi
1.3.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền gửi
*TK 101- Tiền mặt
+ TK 101: Tiền mặt bằng VNĐ
+ TK 103: Tiền mặt bằng ngọai tệ.
* Tài khoản 42- Tiền gửi của khách hàng.
- TK 4211, 4221: TK tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ.

- TK 4212, 4222: TK tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ.
- TK 4213, 4223: TK tiền gửi vốn chuyên dùng bằng VNĐ, ngoại tệ.
- TK 4231, 4241: TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ.
- TK 4232, 4242: TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ.
- TK 4238, 4248: TK tiền gửi khác bằng VNĐ, ngoại tệ.
* TK 49- Lãi phải trả
* TK 388: Chi phí chờ phân bổ.
* TK 80- Chi phí về hoạt động huy động vốn.
1.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền gửi
Chứng từ kế toán là một văn bản, vật mang tin chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát
sinh và hoàn thành tại NH, phản ánh một cách trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời,
phù hợp với những thông tin kế toán. Là căn cứ pháp lý để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, lập sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Nhóm chứng từ sử dụng trong kế
toán nghiệp vụ tiền gửi gồm:
- Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt…
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
- Chứng từ điện tử: ủy nhiệm chi điện tử, ủy nhiệm thu điện tử, thẻ thanh toán…
- Các loại sổ tiết kiệm, bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản.
Các chứng từ này phải đảm bảo tính pháp lý cao, một số loại phải bảo quản theo chế độ
bảo quản chứng từ.


1.3.3

Quy trình kế toán tiền gửi

1.3.3.1 Kế toán tiền gửi không kỳ hạn
a. Kế toán nhận tiền gửi
+ Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt : Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt sau khi đã

thu đủ tiền, kế toán hạch toán:
Nợ : TK Tiền mặt (1011)
Có : TK Tiền gửi không kỳ hạn /KH
+ Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt kế toán hạch toán:
Nợ : - TK Tiền gửi của ngời chi trả (nếu thanh toán cùng NH)
Hoặc TK thanh toán vốn giữa các NH (nếu thanh toán khác NH)
Có : TK Tiền gửi của ngời thụ hưởng.
b. Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán
+ Chi trả bằng tiền mặt: Kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của Séc tiền mặt do
chủ tài khoản phát hành kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng
thấu chi tài khoản), rồi hạch toán:
Nợ : Tk Tiền gửi thanh toán /KH
Có : TK Tiền mặt (1011)
+ Chi trả bằng chuyển khoản: Kế toán căn cứ vào chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt do chủ tài khoản phát hành rồi hạch toán:
Nợ : TK Tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản (ngời chi trả)
Có : - TK Tiền gửi thanh toán của ngời thụ hưởng (nếu cùng NH)
- Hoặc TK thanh toán vốn giữa các NH (nếu khác NH)
+ Trường hợp chủ tài khoản trích tiền từ tài khoản Tiền gửi thanh toán để chuyển đến
một NH khác thì NH thu lệ phí chuyển tiền theo bút toán:
Nợ : TK Tiền gửi thanh toán /KH
Có : - TK Thuế GTGT phải nộp
- TK Thu nhập / phí chuyển tiền
c. Kế toán trả lãi tiền gửi thanh toán
Lãi được tính theo phương pháp tích số và được nhập gốc vào ngày cuối tháng
Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng /30 ngày * Lãi suất
Trong đó:
Tổng tích số lãi trong tháng =∑ Số dư có tài khoản thanh toán * ∑ Số ngày dư có thực
tế trong tháng

Việc tính lãi được tiến hành trên bảng kê số dư để tính tích số, bảng này kiêm
chứng từ hạch toán thu lãi.
Hạch toán:
Nợ : TK chi phí chi trả lãi tiền gửi
Có : TK Tiền gửi thanh toán /KH.
d. Khoá sổ, tất toán TK tiền gửi không kỳ hạn:


Một TK hoạt động không để hết số dư, nếu TK hết số dư và trong 6 tháng không
có nghiệp vụ phát sinh thì NH sẽ khoá sổ, tất toán TK của khách hàng. Nếu khách hàng
có nhu cầu giao dịch trở lại thì làm thủ tục mới.
Hạch toán:
Nợ : TK Tiền gửi thanh toán /KH
Có : TK thích hợp
1.3.3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
a. Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ
Khi khách hàng gửi tiền kế toán hướng dẫn khách hàng viết giấy gửi tiền và
làm thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu, kế toán ghi:
Nợ : TK thích hợp (TK tiền mặt )…
Có : TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn /KH
b. Kế toán chi trả tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Khi rút tiền khách hàng sẽ lập và nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt kèm sổ tiết
kiệm. Sau khi đối chiếu chứng từ và qua kiểm soát kế toán ghi:
Nợ : TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn /KH
Có : TK thích hợp (TK tiền mặt )…
c. Kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Lãi được tính theo phương pháp tích số hàng tháng, công thức tính lãi giống như
công thức tính lãi của tiền gửi thanh toán. Nếu định kỳ khách hàng không đến lĩnh lãi
kế toán tiến hành nhập lãi vào gốc cho khách hàng theo bút toán:
Nợ : TK Chi trả lãi tiền gửi

Có : TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn /KH
Nếu định kỳ khách hàng đến lĩnh lãi thì kế toán lập phiếu chi, ghi:
Nợ : TK Chi trả lãi tiền gửi
Có : TK Tiền mặt
d. Đóng sổ, tất toán TK :
Khi khách hàng rút hết tiền trong sổ tiết kiệm (tất toán) kế toán thu lại sổ tiết
kiệm và hạch toán:
Nợ : TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn /KH
Có : TK thích hợp (TK tiền mặt )…
1.3.3.3 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn (Tiền gửi có kỳ hạn thông thờng và tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn)
a. Kế toán khi gửi tiền
Khi khách hàng gửi tiền kế toán hướng dẫn khách hàng viết giấy gửi tiền và
làm thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu, kế toán ghi:
Nợ : TK Thích hợp ( TK tiền mặt )…
Có : TK Tiền gửi có kỳ hạn /KH
b. Kế toán chi trả tiền gửi có kỳ hạn:
Khi rút tiền khách hàng sẽ lập và nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt kèm sổ tiết
kiệm. Sau khi đối chiếu chứng từ và qua kiểm soát kế toán ghi:


Nợ : TK Tiền gửi có kỳ hạn /KH
Có : TK thích hợp (TK tiền mặt )…
c. Kế toán chi trả lãi tiền gửi có kỳ hạn
NH trả lãi cho khách hàng theo định kỳ hoặc cùng gốc khi đáo hạn. Việc tính lãi
theo từng món và sử dụng phương pháp hạch toán cộng dồn.
Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Thời gian gửi x Lãi suất tiền gửi
Nếu định kỳ khách hàng đến lĩnh lãi thì kế toán lập phiếu chi, ghi:
Nợ : TK Chi trả lãi tiền gửi
Có : TK Tiền mặt

Nếu trả lãi cùng gốc khi đáo hạn thì hàng tháng kế toán tính và hạch toán lãi cộng dồn
dự trả:
Nợ : TK Chi trả lãi tiền gửi
Có : TK Lãi phải trả tiền gửi
Nếu khách hàng rút tiền trước hạn kế toán hạch toán:
+ Thoái chi số lãi đã tính cộng dồn dự trả:
Nợ : TK Lãi phải trả tiền gửi
Có : TK Chi trả lãi tiền gửi
+ Tính và chi trả số lãi thực khách hàng được hưởng:
Nợ : TK Chi trả lãi tiền gửi
Có : TK Thích hợp
+ Trả gốc:
Nợ : TK Tiền gửi có kỳ hạn /KH
Có : TK thích hợp (TK tiền mặt )…
- Nếu đáo hạn khách hàng không đến rút tiền TCTD sẽ chuyển sang kỳ hạn mới tơng
đương với kỳ hạn cũ theo mức lãi suất mới.


2

Phần 2: Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - PGD
Phú Nhuận

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - PGD
Phú Nhuận
Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam
được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ
máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt
Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11
năm 1990.

Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5
về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự
ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐNH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy
định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính
Phủ.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt
Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được
phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03
Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch.
Trên cơ sở mở rộng mạng lưới chi nhánh đó thì ngày 08/02/1991: Thành lập mới
69 chi nhánh NHCT, (theo Quyết định số 12/NHCT của Tổng Giám đốc NHCT Việt
Nam) trong đó có Chi nhánh 2- TP Hồ Chí Minh. PGD Phú Nhuận là 1 trong 5 phòng
giao dịch trực thuộc Chi nhánh 2- TP Hồ Chí Minh. Trước đây là PGD số 01 sau được
đổi tên thành PGD Phú Nhuận, toạ lạc tại 358B-Phan Đình Phùng, P1, Quận Phú
Nhuận. Ngân hàng TMCP Công Thương - PGD Phú Nhuận từ khi thành lập đến nay đã
không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, gia tăng số lượng nhân viên về
số lượng và chất lượng phục vụ với mục đích cuồi cùng là tạo sự thoả mãn tối đa cho
khách hàng khi tiếp cận với hệ thống ngân hàng.
- Hiện nay, PGD Phú Nhuận có 10 nhân viên nghiệp vụ, 01 nhân viên bảo vệ.


2.1.1

Cơ cấu bộ máy hoạt động
Trưởng phòng

Phó phòng

Phòng Tín dụng


Phòng Kế toán

Teller

Ngân quỹ

Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức PGD- Phú Nhuận
- Trưởng phòng giao dịch :
Trưởng phòng giao dịch PGD là người đứng đầu PGD, điều hành mọi hoạt động
của PGD, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, giám đốc và trước pháp luật về các
hoạt động của PGD .
- Phó phòng giao dịch :
Phó phòng giao dịch hoạt động dưới quyền của trưởng phòng giao dịch và phụ
trách mảng Kế toán- Ngân quỹ trong phòng giao dịch, thường phụ trách kiểm soát các
nghiệp vụ kế toán.
- Phòng tín dụng :
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản vay, đề
xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh
của PGD. Đồng thời kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, đi công
chứng với khách hàng, đăng ký thế chấp theo quy định.
- Phòng kế toán :


Hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ
liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các giao dịch và dịch vụ
khách hàng, có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của khách hàng, nắm tình hình
nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí
cũng như tài sản khác của PGD.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong những năm vừa qua, bằng nhiều kĩ thuật tiên tiến với nhiều phương thức huy

động vốn khác nhau, nguồn vốn huy động của PGD đã tăng lên đáng kể. Mạng lưới
khách hàng đã được mở rộng hầu hết các quận trong thành phố và một số tỉnh lân cận.
Sau đây là bảng số liệu về tình hình huy động vốn 3 năm gần đây:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 - 2011 – 2012
2010
Chỉ tiêu

Tỷ
đồng

Tiền gửi tổ chức
63.5
kinh tế
Tiền gửi thanh
35.25
toán
Tiền gửi tiết
275.75
kiệm
Tổng số
374.5
( Nguồn: Báo cáo hoạt động
PGD Phú Nhuận)

2011
Tỷ trọng
(%)

Tỷ
đồng


2012
Tỷ trọng
(%)

Tỷ
đồng

Tỷ trọng
(%)

17

91.75

19,2

105

17,6

9,4

38

7,9

67.5

11,3


73,6

348.5

72,9

423

71.1

100
478.25 100
595.5
100
huy động tiền gửi 3 năm 2010,2011,2012 NHTM CTVN

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012 tại Vietinbank
– PGD Phú Nhuận
Qua số liệu trên, ta thấy nguồn tiền gửi huy động của PGD có chiều hướng tăng
qua các năm. Năm 2010 huy động tiền gửi đạt 374.5 tỷ đồng, năm 2011 đạt 478.25 tỷ
đồng và năm 2012 đạt 595.5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 26%. Năm 2010, do
khủng hoảng kinh tế cuối năm 2009 tình hình hoạt động của PGD diễn ra chưa thực sự
tốt như mong đợi, đó cũng là tình hình chung của các NHTM. Năm 2011, tổng số tiền
gửi huy động của PGD là 478.25 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào những tháng giữa năm
2011. Do đó tổng số vốn huy động vẫn tăng đều đến năm 2011. Tuy nhiên, do tác động
của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên tình hình huy động vốn tại PGD vẫn chưa đạt
được chỉ tiêu. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được vốn huy động chủ yếu tập
trung ở TGTK, cụ thể là năm 2010 chiếm 73,6% , năm 2011 chiếm 72,9% và năm
2012 chiếm 71,1%. Nhìn chung thì xu hướng giảm nhưng tỷ trọng vẫn rất cao, tỷ trọng

tuy giảm nhưng TGTK vẫn tăng đều qua các năm. Ngoài ra tiền gửi thanh toán có tốc
độ tăng cũng cao cho thấy hoạt động thanh toán qua NH ngày càng phát triển, còn tiền


gửi của các tổ chức kinh tế tuy tăng nhưng xu hướng lại giảm mạnh so với tổng tiền
gửi huy động. Trên thực tế hoạt động huy động tiền gửi của PGD cũng rất khả quan so
với các ngân hàng khác. Với chính sách đúng đắn, cộng với sự nỗ lực của toàn bộ nhân
viên, nghiệp vụ chuyên môn cao, tổng vốn huy động tăng đều qua các năm.
2.1.3 Tổ chức phòng kế toán
Phó phòng giao dịch

Kế toán giao dịch

Kế toán giao dịch

Kế toán giao dịch

Ngân quỹ

Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức bộ phận kế toán
Hiện nay ngân hàng TMCP Công Thương – PGD Phú Nhuận đang áp dụng mô
hình giao dịch 1 cửa. Bộ máy kế toán tổ chức theo Sơ đồ 2.
Phó phòng giao dịch có chức năng như một kế toán trưởng, là người giám sát
chứng thực các nghiệp vụ mà kế toán giao dịch thực hiện, phê duyệt các giao dịch đó
sau khi được kế toán giao dịch chuyển từ máy tính của kế toán giao dịch sang cho phó
phòng giao dịch. Còn các kế toán giao dịch có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch với
khách hàng như : nhận nộp tiền vào tài khoản, rút tiền từ tài khoản, gửi tiết kiệm, rút
lãi, nhận kiều hối, thanh toán các giao dịch điện tử như nộp tiền điện, tiền điện thoại,
chuyển tiền …vv
2.2 Tình hình thực hiện kế toán tiền gửi tại Ngân hàng TMCP CTVN PGD Phú

Nhuận
2.2.1 Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi thanh toán
Đối với TK tiền gửi thanh toán KH có thể gửi vào rút ra bất cứ lúc nào và được
hưởng mức lãi suất là 0.25%/ tháng. Tại PGD Phú Nhuận chủ yếu là TK tiền gửi thanh
toán bằng VNĐ còn bằng ngoại tệ thì chủ yếu lá USD hoặc EURO nhưng rất hạn chế.
Khách hàng mở TK này chủ yếu là cá nhân có người thân đang làm việc ở nước ngoài
mà mục đích chính không phải là sử dụng tiện ích thanh toán của sản phẩm này mà là
để nhận tiền kiều hối của người thân gửi về.
• Khi khách hàng có nhu cầu mở TK tiền gửi thanh toán:


Khách hàng phải có quyết định thành lập doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm Giám
đốc, Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, con dấu, mã số thuế (nếu có), ( Đối với KH
là tổ chức). Phải có CMND ( Đối với khách hàng là cá nhân). Sau đó kế toán sẽ làm
thủ tục mở TK cho KH và yêu cầu KH điền vào mẫu Đề nghị mở TK gồm 2 bản( Kh
giữ 1 bản, 1 bản lưu tại NH).
+ Khách hàng nộp tiền mặt vào TK:
Kế toán giao dịch hướng dẫn KH viết giấy nộp tiền liên 2 liên. Khi đã kiểm tra
tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ:
Hạch toán:
Nợ TK 101101.01: Số tiền KH gửi
Có TK 4211/KH: Số tiền KH gửi
Sau khi qua kế toán kiểm soát kiểm soát thì chứng từ được mang sang ngân quỹ.
Khi đã thu đủ tiền thủ quỹ ký xác nhận và chứng từ rồi trả cho khách liên 2, liên 1
được lưu tại NH.
+ Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt:
- Nếu KH là tổ chức kinh tế thì kế toán hướng dẫn KH viết Séc, kiểm tra chứ ký
thông qua mẫu chứ ký đã được scan trên hệ thống của NH, số dư TK của KH,
mẫu dấu đủ và hợp lệ với mẫu được lưu trên hệ thống máy tính của NH, hợp
pháp thì tiến hành hạch toán trên máy rồi chuyển Séc qua kế toán kiểm soát và

chuyển sang thủ quỹ để chi tiền cho KH.
- Nếu khách hàng là cá nhân, kế toán yêu cầu xuất trình CMND, sau khi kiểm tra
số dư TK thì tiến hành nhập máy, in giấy lĩnh tiền mặt 1 liên đưa KH ký vào ô
trước khi nhận tiền mặt. Kế toán so sánh chữ ký mẫu nếu hợp lệ thì chuyển
chứng từ qua kế toán kiểm soát và chuyển sang ngân quỹ để chi tiền cho KH.
Khi đó kế toán sẽ hạch toán trên máy theo bút toán:
Nợ TK 4211/KH : Số tiền KH rút
Có TK 101101.01: Số tiền Kh rút
VD: Ngày 8/3/2013 Doanh nhiệp Con Cò Vàng với nghiệp vụ rút tiền bằng Séc ở trên
thì kế toán sẽ nhập máy theo bút toán:
Nợ TK 421101.000002 : 10 triệu đồng
Có TK 101101.01
: 10 triệu đồng
+Nếu KH có nhu cầu thanh toán chuyển khoản:
- Nếu trả cho người thụ hưởng có TK tại NHCT cùng chi nhánh thì KH lập 2 liên
(1 liên giao cho KH, 1 liên lưu lại NH), NH không thu phí giao dịch. Kế toán
kiểm tra nếu chứng từ hợp lệ, hợp pháp thì tiến hành hạch toán.
VD: Ngày 8/3/2013 Công ty TNHH Tin học Tân Phát trả tiền internet cho VNPT (Cả 2
có tài khoản tại NHCT chi nhánh 2) số tiền 5 triệu đồng bằng Ủy nhiệm chi thì hạch
toán:
Nợ TK 421101.000023 : 5 triệu đồng
Có TK 421101.000078 : 5 triệu đồng
- Nếu trả cho người thụ hưởng có TK tại NH khác thì kế toán hướng dẫn KH lập
Ủy nhiệm chi 2 liên kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp thì hạch toán trên máy sau đó
chuyển lên cho bộ phận kế toán trên chi nhánh để chuyển tiền đi.


VD: Ngày 8/3/2013 Khách hàng Huỳnh Thanh Hằng trích tiền từ TK chuyển tiền cho
Huỳnh Thanh Duy có TK tại NHNN & PTNT Đăk Lăk 10 triệu đồng thì hạch toán:
Nợ TK 421104.000937: 10 triệu đồng

Có TK 519121.2547 : 10 triệu đồng
Sau đó tiến hành thu phí dịch vụ chuyển tiền theo quy định : Thu phí dịch vụ chuyển
tiền của KH Huỳnh Thanh Hằng đi NH khác hệ thống là 0.07% hoặc tối thiểu
30.000đ / 1 món.
Hạch toán:
Nợ TK 421104.000937 : 33 000 đồng
Có TK 453101.01
: 3 000 đồng
Có TK 711001.01
: 30 000 đồng
+ NH tính và trả lãi nhập gốc cho khách hàng vào ngày cuối tháng theo phương pháp
tích số và hạch toán theo phiếu chuyển khoản:
Hạch toán:
Nợ TK 801005.01
: Số lãi
Có TK 4211/KH
: Số lãi
• Đóng TK tiền gửi thanh toán:
Theo quy định của NHCT Việt Nam thì TK tiền gửi thanh toán sẽ được đóng trong các
trường hợp sau:
- Chủ TK yêu cầu.
- Tổ chức chấm dứt hoạt động ( nếu KH là tổ chức).
- TK hết số dư và ngừng giao dịch trong 3 tháng liên tiếp.
- TK của KH được đưa vào chế độ “ngủ” ( tức là TK không có nghiệp vụ phát
sinh trong 6 tháng liên tiếp.

-

2.2.2 Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm
Tại PGD Phú Nhuận khi KH có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, kế toán giao dịch hướng

dẫn KH viết “ Giấy gửi tiền tiết kiệm” , đăng ký chữ ký mẫu trên thẻ lưu tiết kiệm và
nộp tiền. Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm và mở sổ tiền gửi tiết kiệm phù
hợp (Theo kỳ hạn gửi của KH). Sau khi nộp tiền KH được nhận Sổ tiết kiệm có ghi đầy
đủ các yếu tố quy định ( tên đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm, loại tiền, số tiền, kỳ hạn gửi
tiền, ngày đến hạn thanh toán ( đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) , lãi suất, phương
thức trả lãi, thời điểm trả lãi). Và để đảm bảo tính pháp lý, trên sổ tiết kiệm phải có dấu
đỏ của NH và chữ ký của người có trách nhiệm bên NH.
Khi rút tiền khách hàng xuất trình Sổ tiết kiệm, điền đầy đủ các yếu tố quy định trên
Giấy lĩnh tiền tiết kiệm theo mẫu có sẵn tại NH, chữ ký trên giấy lĩnh tiền phải đúng
trên thẻ lưu tiết kiệm. Kế toán căn cứ Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán, sau đó
chuyển các chứng từ sang quỹ để chi tiền cho KH. Khi khách hàng tất toán NH sẽ giữ
lại Sổ tiết kiệm để lưu cùng với thẻ lưu.
• Đối với khách hàng là cá nhân:
Đối với khách hàng chưa có CIF (Mã số khách hàng ) tại ngân hàng thì ngân hàng
hướng dẫn khách hàng điền vào giấy đăng ký mở tài khoản tài khoản. Sau đó thực hiện
theo các bước giống như khách hàng đã mở CIF tại ngân hàng.


Cách thực hiện :
+ GDV đưa cho khách hàng phiếu gửi tài khoản được in theo mẫu của ngân hàng,
khách hàng điền vào, sau đó GDV in ra làm 2 liên, trong đó một liên giao cho khách
hàng, liên còn lại GDV giữ.
+ Sau đó GDV đưa cho khách hàng tờ giấy bảng kê nộp tiền, khách hàng kê tiền vào
bảng kê.
- Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền thì GDV đưa cho khách hàng giấy
ngân hàng chi ra ( màu xanh ).
+ Nếu khách hàng có nhu cầu gửi tiền thì ngân hàng đưa cho khách hàng giấy nộp tiền
vào ngân hàng ( màu đỏ ).
+ Căn cứ vào bảng kê nộp tiền của khách hàng, GDV tiến hành việc nhận tiền. Sau khi
đã kiểm đếm đủ, GDV nhập giao dịch nộp tiền vào hệ thống, chuyển màn hình và

chứng từ cho kiếm soát viên để kiểm tra và phê duyệt.
- Kiếm soát viên phê duyệt : Kiểm soát viên kiểm tra thông tin trên hệ thống và chứng
từ
+ Nếu khớp đúng thì kiếm soát viên sẽ phê duyệt màn hình.
+ Nếu không khớp đúng thì kiếm soát viên không phê duyệt màn hình và chuyển lại
chứng từ cho GDV. Sau khi thông tin đã được điều chỉnh chính xác, kiểm soát viên sẽ
phê duyệt màn hình, sau khi kiểm soát viên phê duyệt thì hệ thống sẽ tự động cập nhật
giao dịch.
+ GDV in phiếu hạch toán, ký tên, sau đó chuyển sang in thẻ tiết kiệm.
- In thẻ tiết kiệm :
+ Sau khi kiểm soát viên phê duyệt màn hình xong, GDV sẽ vào hệ thống máy tính để
in thẻ tiết kiệm.Thẻ tiết kiệm gồm 2 mặt :
Mặt bên trong gồm : các thông tin liên quan đến khách hàng ( tên khách hàng, tên
tài khoản ).
Mặt bên ngoài gồm : thông tin về số dư, kỳ hạn gửi, loại tiền, ngày đáo hạn của thẻ,
phương thức trả lãi…Kiểm soát viên ký duyệt trên chứng từ bao gồm : bảng kê nộp
tiền, thẻ tài khoản. Chuyển thẻ tiết kiệm sang Lãnh đạo phòng ký duyệt phát hành thẻ
tiết kiệm.
- Lãnh đạo phòng phê duyệt Phó phòng kiểm tra thông tin và ký tên lên mặt ngoài của
Thẻ tiết kiệm, chuyển trả lại cho GDV.
- GDV lưu chứng từ, kết thúc giao dịch. GDV giao cho khách hàng liên 2, biên lai nộp
tiền và thẻ tiết kiệm. Chứng từ bao gồm phiếu hạch toán và phiếu nộp tiền được lưu
theo bảng liệt kê chứng từ phát sinh hàng ngày của từng GDV. Bảng kê nộp tiền lưu
riêng theo từng tháng. Kết thúc giao dịch.
a) Tiết kiệm không kỳ hạn
Với sản phẩm tiền gửi này KH được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay tại
NHCT chi nhánh 2, dược sử dụng TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ để
chuyển khoản thanh toán với NH khác. Sản phẩm này áp dụng đối với tiền gửi là VNĐ,
USD, EUR.
Số tiền gửi tối thiểu : 100.000 VNĐ, 10 USD, 10 EUR.

• Khi khách hhàng gửi tiền:


Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở sổ gửi tiết kiệm không kỳ hạn và hạch
toán:
- Đối với tiền gửi là VNĐ
Hạch toán:
Nợ TK 101201.01 : Số tiền KH gửi
Có TK 423101.03 : Số tiền KH gửi
- Đối với tiền gửi là ngoại tệ:
Hạch toán:
Nợ TK 101201.37.01 : Số tiền KH gửi là USD
Có TK 424101.37.01 : Số tiền KH gửi là USD
Hoặc:
Hạch toán:
Nợ TK 101201.14.01: Số tiền KH gửi là EUR
Có TK 424101.14.01 : Số tiền KH gửi là EUR
Sau khi nộp tiền người gửi được nhận Sổ tiết kiệm không kỳ hạn có ghi đầy đủ các
yếu tố quy định.
Nếu muốn gửi thêm KH có thể trực tiếp hoặc thông qua người khác nộp tiền vào
TK, không hạn chế số lần gửi tiền vào TK.
• Khi KH rút tiền:
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và Giấy rút tiền tiết kiệm hạch
toán:
Nợ TK 423101.03 : Số tiền KH rút là VNĐ
Có TK 101201.01 : Số tiền KH rút là VNĐ
Hoặc:
Hạch toán:
Nợ TK 424101.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
Có TK 101201.xx.01 : Số tiên KH rút là ngoại tệ

NH không hạn chế số lần giao dịch rút tiền trong phạm vi số dư của KH.
Nếu KH muốn tất toán sổ tiết kiệm thì NH sẽ giữ lại Sổ tiết kiệm để lưu cùng với thẻ
lưu.
• Phương thức trả lãi:
Lãi được tính theo phương pháp tích số và nhập gốc vào ngày làm việc cuối mỗi tháng.
Khi đó kế toán sẽ hạch toán:
Đối với tiền gửi là VNĐ:
Hạch toán:
Nợ TK 801005.01 : Số lãi
Có TK423101.03 : Số lãi
Đối với tiền gửi là USD:
Hạch toán:
Nợ TK 801005.37.A : Số lãi
Có TK 424101.37.01 : Số lãi
Đối với tiền gửi là EUR:
Hạch toán:


Nợ TK 801005.14.A : Số lãi
Có TK 424101.14.01 : Số lãi
VD: Ngày 8/3/2013 KH Nguyễn Trung Hiếu gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền 2000
USD, lãi suất là 0.1%/ năm gửi từ ngày 8/3/2012 kế toán tính lãi và nhập gốc.
Lãi = 2000 * 0.1% = 2 USD
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 801005.37A : 2 USD
Có TK 424101.37.01 : 2 USD
Sau đó kế toán sẽ ghi lãi nhập gốc trên thẻ lưu tiết kiệm không kỳ hạn của KH Nguyễn
Trung Hiếu.
b) Tiết kiệm có kỳ hạn.
Với sản phẩm này khi cần vốn KH có thể rút trước hạn ( nhưng sẽ hưởng mức lãi suất

gửi tiết kiệm không kỳ hạn), hoặc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn.
Sản phẩm nà áp dụng đối với tiền gửi là VNĐ, USD và EUR.
Số tiền gửi tối thiểu là 500.000 VNĐ, 50 USD, 50 EUR.
• Khi khách hàng gửi tiền:
Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp
và hạch toán:
Đối với tiền gửi là VNĐ:
Nợ TK 101201.01
: Số tiền KH gửi
Có TK 42320x.xxxxxx: Số tiền KH gửi
Đối với tiền gửi là ngoại tệ:
Nợ TK 101201.xx.01
: Số tiền KH gửi là ngoại tệ
Có TK 42420x.xx.xxx
: Số tiền KH gửi là ngoại tệ
Sau khi nộp tiền người gửi được nhân Sổ tiết kiệm có kỳ hạn và có ghi đầy đủ các yếu
tố quy định. Khách hàng chỉ thực hiện gửi tiền một lần vào TK.
VD: Ngày 8/3/2013 KH Trần Phước Thịnh gửi tiết kiệm số tiền 2000 EUR với kỳ hạn
6 tháng và hạch toán:
Nợ TK 101201.14.01
: 2000 EUR
Có TK 424201.14.007
: 2000 EUR
• Khi KH rút tiền :
Kế toán căn cứ vào Sổ tiết kiệm có kỳ hạn và Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán:
Nợ TK 42320x.xxxxxx : Số tiền KH rút là VNĐ
Có TK 101201.01
: Số tiền KH rút là VNĐ
Hoặc:
Hạch toán:

Nợ TK 42420x.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
Có TK 101201.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
• Phương thức trả lãi :
Lãi được tính và trả vào ngày đáo hạn theo công thức:
Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất * Kỳ hạn gửi
Tuy nhiên số lãi sẽ được phần mềm tự tính, kế toán sẽ in chứng từ chi lãi Phiếu chi, kế
toán chỉ phải tính phần lãi phụ.


×