LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô trường
Đại học Kinh Tế TP.HCM. Trong suốt khoảng thời gian được học tập ở trường,
thầy cô đã luôn tận tình dạy dỗ chúng em. Em xin gởi lời cảm ơn đặc biệt đến cô
Hoàng Hải Yến, em cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, lắng nghe và tháo gỡ những
vướng mắc cho em từ khi bắt tay vào việc chọn đề tài cho đến hoàn thành Khóa
luận tốt nghiệp. Em kính chúc cô luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bến Thành đã hết
lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành thật
tốt Khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý khách hàng,
những người góp phần không nhỏ cho Khóa luận này thông qua việc đánh giá một
cách thực tế và khách quan hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương – chi nhánh Bến Thành.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khoẻ và thành công
hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy. Kính chúc các anh chị đang công tác tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương – chi nhánh Bến Thành sức khỏe. Chúc
Ngân hàng ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế, uy tín của mình tại Việt
Nam cũng như trên trường Quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn! Trân trọng!
1
1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
2
2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
3
3
MỤC LỤC
4
4
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1: Tổng vốn huy động của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012.
Bảng 1.2: Dư nợ của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012.
Bảng 1.3: Doanh số tài trợ XNK tại VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012.
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.1: So sánh sản phẩm huy động tiền gửi của VCB và ngân hàng khác.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng.
Bảng 2.3: Quy mô vốn huy động từ TCKT giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.4: Quy mô vốn huy động từ dân cư giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.5: Quy mô vốn huy động động theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.6: Biểu lãi suất huy động giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.7: Quy mô vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.8: Mã hóa các thang đo.
Bảng 2.9: Kiểm định Cronbach's ALpha với yếu tố Hữu Hình.
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha.
Bảng 2.11: Phân tích nhân tố khám phá lần 1.
Bảng 2.12: Phân tích nhân tố khám phá lần 2.
Bảng 2.13: Phân tích nhân tố mức độ hài lòng của khách hàng.
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định Cronbach's ALpha sau khi phân tích nhân tố.
Bảng 2.15: Kết quả hồi quy.
Bảng 2.16: Tổng hợp kết quả phân tích ANOVA.
5
5
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH TMCP Ngoại Thương.
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Vietcombank chi nhánh Bến Thành.
Hình 2.1: Mô hình SERVQUAL.
Hình 2.2: Mô hình SERVPERF.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn của VCB Bến Thành giai đoạn
2010-2012.
Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tại VCB Bến Thành giai đoạn
2010-2012.
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012.
6
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam
CLDV : Chất lượng dịch vụ.
EUR : Đồng Euro.
KH : Khách hàng
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp.
KHCN : Khách hàng cá nhân.
NH : Ngân hàng.
NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
PGD : Phòng giao dịch.
SERVQUAL, SERVPERF : Mô hình chất lượng dịch vụ.
SMS banking : Dịch vụ tra cứu thông tin ngân hàng qua điện thoại di động.
SWIFT : Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới
TG : Tiền gửi.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
UNT, UNC : Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi.
VCB : Vietcombank.
VPĐD : Văn phòng đại diện.
USD : Đô la Mỹ.
XNK : Xuất nhập khẩu.
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (Worrld Trade Organnization).
& ctg : và các tác giả.
β : Hệ số bêta chuẩn hóa.
7
7
Lời nói đầu Khóa luận tốt nghiệp
Lời nói đầu Khóa luận tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Thời cơ và thách thức mới đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), nhất là đối với các tổ chức tài chính tín dụng. Gia nhập WTO một số ngành
lại có thêm điều kiện để phát triển, tuy nhiên một số ngành sẽ gặp phải những thách
thức lớn hơn. Tài chính ngân hàng là một trong những ngành gặp nhiều thách thức
nhất. Theo đó các ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để giữ thị
phần của mình trên thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài
chính. Để đạt được điều đó, các ngân hàng sớm đã ý thức được tầm quan trọng của
vốn đầu tư một cách sâu sắc. Vốn là chìa khóa, là yếu tố bức thiết của mọi hoạt
động kinh doanh, quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Để có được nguồn
vốn lớn mạnh, ngân hàng cần phải tiến hành thực hiện các chương trình, chính sách
nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, khách hàng
có nhiều sự chọn lựa thì ngoài việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, ngân hàng
cần chú ý việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng trong công tác huy động. Vì đối
với doanh nghiệp nào cũng vậy, không riêng gì hoạt động ngân hàng, chính sự hài
lòng của khách hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những nhận định trên, em xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao sự
hài lòng của khách hàng trong công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại Thương – chi nhánh Bến Thành” để nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích về tình hình huy động vốn tiền gửi của Ngân
hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương – chi nhánh Bến Thành bài nghiên cứu
đưa ra những nhận xét đánh giá. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 8 SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 8 SVTH: Vũ Thị Huyền
Lời nói đầu Khóa luận tốt nghiệp
Lời nói đầu Khóa luận tốt nghiệp
quả công tác huy động vốn và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ
trong công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại
Thương nói chung và chi nhánh Bến Thành nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu thực trạng huy động vốn tiền gửi trong 3 năm gần nhất
và khảo sát sự hài lòng của khách hàng với hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương – chi nhánh Bến Thành.
- Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp. Phương pháp tư duy logic kinh tế,
so sánh, phân tích tình hình huy động vốn tại VCB Bến Thành. Bên cạnh đó, nghiên
cứu định lượng được dùng để xem xét sự hài lòng của khách hàng và đánh giá các
nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch cụ trong công
tác huy động vốn tiền gửi thông qua mô hình SERVPERF. Thu thập thông tin khách
hàng được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi được thiết kế theo
các biến của mô hình. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện các thao tác
thống kê, phân tích.
Để giải quyết vấn đề trên, Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương và
chi nhánh Bến Thành.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại cổ phẩn Ngoại Thương – chi nhánh Bến Thành.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng trong
công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Ngoại Thương –
chi nhánh Bến Thành.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 9 SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 9 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG (VCB) VÀ CHI NHÁNH BẾN THÀNH.
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
1.1.1. Thành lập và hoạt động.
Sau khi tách khỏi Cục dự trữ ngoại hối Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương
(VCB) chính thức được thành lập vào ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP
do Hội đồng chính phủ ban hành ngày 30/10/1962. Khi đó, VCB đóng vai trò là
ngân hàng (NH) chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại đồng thời tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách
quản lý quỹ ngoại tệ, vàng bạc và đại diện trong các mối quan hệ với Ngân hàng
Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc
thành lập lại VCB trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993. Theo đó,
VCB hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91.
VCB là NHTM Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí
điểm cổ phần hóa. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua
việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM, VCB chính thức chuyển sang mô hình Ngân hàng thương
mại cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 02/06/2008.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 10SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 10 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
- Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG.
- Tên giao dịch quốc tế: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM.
- Tên viết tắt: Vietcombank.
- Vốn điều lệ tính đến 31/12/2012 là 23.174 tỷ đồng.
- Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 84-4-9343137. Fax: 84-4-8269067.
- Telex: 411504/411229 VCB – VT. Swift: BFTV VNVX.
- Mã chứng khoán: VCB.
Vươn lên từ vị thế chuyên doanh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ngày nay
VCB đã trở thành một NH đa năng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính trong
nhiều lĩnh vực. Không chỉ cung cấp dịch vụ NH như huy động vốn, tín dụng, tài trợ
dự án…VCB cũng cung cấp dịch vụ NH hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các
công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, NH điện tử,… Ngoài vai trò là NH đi đầu trong lĩnh
vực tự động hóa thanh toán sử dụng mạng SWIFT, VCB còn được coi là NH có hệ
thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam. Với thế mạnh đó, VCB là NH
tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ
NH, luôn đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử góp phần tạo thói quen thanh toán
không dùng tiền mặt nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ
Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking,…
Ngày nay, mạng lưới VCB vô cùng rộng lớn. Hệ thống VCB đến hết năm
2012 bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300
PGD trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1
VPĐD tại Singapore và 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát
triển một hệ thống Autobank với 1700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán
thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động NH còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300
NH đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quan trọng hơn cả, VCB với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên
môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập
cao… luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 11SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 11 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
hơn 6 triệu khách hàng cá nhân. Không những thế, các thế hệ cán bộ nhân viên
VCB bằng trí tuệ và tâm huyết của mình đã luôn cố gắng để xây dựng VCB xứng
đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
1.1.2. Các mốc lịch sử và thành tựu.
Ta có thể tóm tắt quá trình hình thành phát triển và một số thành tựu của VCB
qua bảng sau:
Năm Sự kiện
1962
- 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập trên cơ sở tách
ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương.
1963
- Chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng Ngoại Thương như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
1978 - Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong.
1990
- Chuyển từ ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế
đối ngoại sang NHTM Nhà Nước hoạt động đa năng.
1993
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina
Bank, nay là ShinhanVina Bank.
1994
- Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc Ngân hàng Ngoại
Thương (Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản).
1995 - Giải thưởng Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam.
1996
- Ngân hàng Ngoại Thương hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91.
- Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow
- Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198.
1997
- Thành lập VPĐD tại Singapore.
1998 -Thành lập Công ty cho thuê tài chính VCB – VCB Leasing.
2002
- Phát hành thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam: Connect 24
- Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán VCB – VCBS
2003
- Huân chương Độc lập hạng Ba; được bình chọn là Ngân hàng tốt nhất
tại Việt Nam; giải thưởng thưởng Sao vàng Đất Việt.
2004 - Được bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
2005
- Giải thưởng Sao Khuê; danh hiệu Điển hình sáng tạo; Thương hiệu
mạnh Việt Nam.
- Thành lập công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán–VCBF.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 12SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 12 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
2007
- Thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ VCB – Cardif (VCLI).
- Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất 2007.
2008
- Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm 2007; Huân chương Hồ Chí
Minh; Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam; Ngân hàng Quản lý tiền
mặt tốt nhất tại Việt Nam; Cúp vàng Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam.
- 02/6/2008, chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
2009
- Chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ
Vietcombank – Cardif.
- 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.
- Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương
mại; Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009; Top 20 Doanh nghiệp niêm yết
hàng đầu Việt Nam.
2010
- Giải thưởng Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín 2009; Ngân hàng nội
địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm
2010; Thương hiệu bền vững toàn quốc; Thương hiệu Chứng khoán uy tín.
2011
- Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ
thương mại 2011; Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011.
- Ngày 30/9/2011, ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với
Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) thông qua việc bán cho đối tác 15%
vốn cổ phần.
2012
- Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt
nhất Việt Nam 2012.
2013
- Được trao Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia.
- 01/04/2013 VCB chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 13SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 13 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
1.1.3. Cơ cấu tổ chức.
NH TMCP Ngoại Thương được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ từ trên
xuống dưới được biểu diễn theo hình sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH TMCP Ngoại Thương.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 14SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 14 SVTH: Vũ Thị Huyền
N
gu
ồn
:
B
áo
cá
o
th
ư
ờn
g
ni
ên
V
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
1.2. Giới thiệu về NH TMCP Ngoại Thương - chi nhánh Bến Thành.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
NH TMCP Ngoại thương – chi nhánh Bến Thành (VCB Bến Thành) có tiền
thân là phòng giao dịch số 1, từ năm 1994 trực thuộc VCB – chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh (VCB Hồ Chí Minh). Ngày 19/09/2001, theo quyết định số
453/QĐ/TCCB-BT của Chủ tịch hội đồng quản trị, VCB Bến Thành được nâng cấp
thành chi nhánh cấp hai Bến Thành – là một trong những chi nhánh cấp hai đầu tiên
trong số mười chi nhánh cấp hai trực thuộc VCB Hồ Chí Minh.
Là thành viên của VCB Hồ Chí Minh, phòng giao dịch số 1 ban đầu gặp rất
nhiều khó khăn do tác động chung của thời kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực mà
ngòi nổ là Thái Lan năm 1997, từ đó đã tác động đến nền kinh tế trong nước, hệ
thống NH nói chung và VCB nói riêng cũng bị ảnh hưởng.
Tháng 11/2006, VCB Bến Thành được nâng cấp từ chi nhánh cấp hai (trực
thuộc VCB Hồ Chí Minh) lên thành chi nhánh cấp một (trực thuộc Vietcombank
trung ương). Sự phát triển nhanh chóng của VCB Bến Thành cũng như hệ thống
VCB là công sức của ban lãnh đạo VCB qua nhiều thế hệ với sự cộng sức của nhiều
cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống NH Ngoại Thương.
Trụ sở VCB Bến Thành
• Địa chỉ : 69 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM
• Telephone: 08 33835923
• Fax: 08 38325041
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 15SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 15 SVTH: Vũ Thị Huyền
PGD
NGUYỄN VĂN TRỖI
PGD
LẠC LONG QUÂN
TỔ TỔNG HỢP
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ KIỂM TRA – GIÁM SÁT – TUÂN THỦ
PGD
NGUYỄN TRÃI
PGD NGUYỄN THỊ MINH KHAI
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KHÁCH HÀNG
PHÒNG KẾ TOÁN – THANH TOÁN –QỦAN LÝ NỢ
PHÒNG KINH DOANH
DỊCH VỤ
PHÒNG
NGÂN QŨY
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng ban.
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Vietcombank chi nhánh Bến Thành
Nguồn: Phòng Kế toán giao dịch – Quản lý nợ VCB CN Bến Thành
Nhiệm vụ của các phòng ban và PGD của chi nhánh Bến Thành được tóm tắt
đơn giản như sau:
Ban giám đốc có nhiệm vụ chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt
động của chi nhánh và báo cáo tình hình trước Tổng giám đốc VCB.
Phòng Khách hàng có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu của KH, tiếp thị và
tìm kiếm KH, nhận tiền gửi, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, theo dõi tình
hình hoạt động kinh doanh, trả nợ,…của KH.
Phòng Kế toán – Thanh toán - Quản lý nợ có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán, lập và phân tích báo cáo tài
chính và kế toán của chi nhánh, thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, phân tích
và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng thuộc chi nhánh.
Trong đó, bộ phận kế toán tài chính thực hiện thu chi tài chính cho nội bộ
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 16SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 16 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
NH, bộ phận vi tính thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn mạng, bảo mật
thông tin, bộ phận quản lý nợ phối hợp với phòng khách hàng quản lý hồ sơ
vay, theo dõi hồ sơ.
Phòng kinh doanh dịch vụ có nhiệm vụ nhận tiếp quỹ đầu ngày và kết quỹ
cuối ngày, thực hiện giao dịch gửi, rút tiền trên các tài khoản TG của KHCN,
thu đổi, mua bán ngoại tệ tiền mặt.
Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận TG của KH, kiểm đếm và lưu trữ
các khoản tiền gửi theo quy định, bảo quản kho quỹ an toàn theo chế độ quản
lý kho quỹ.
Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ tuyển chọn nhân viên, đào tạo, bồi
dưỡng nhân sự cho chi nhánh, theo dõi chấm công, lên bảng lương, theo dõi
nhân viên, soạn thảo các thông báo, quy định, xây dựng công tác của Ban
giám đốc trong tuần.
Tổ kiểm tra – giám sát – tuân thủ có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, kiểm
toán nội bộ tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh, kiểm tra việc thực hiện
quy định, quy chế tại chi nhánh.
Tổ tổng hợp có nhiệm vụ chính là kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn, các
hoạt động khác về tỷ giá, lãi suất.
Phòng giao dịch thực hiện các giao dịch nhận TG của cá nhân, doanh
nghiệp, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và một số nghiệp vụ khác.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Bến Thành
trong các năm vừa qua.
Trong các năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với hàng loạt
khó khăn thử thách. Lạm phát tăng cao trong năm 2011 (18,54%), thị trường tài
chính tiền tệ bất ổn, tình hình thanh khoản căng thẳng ở một số NH, nợ xấu gia
tăng, nguồn vốn trong nền kinh tế không được khơi thông khiến cho sản xuất của
nhiều doanh nghiệp bị đình trệ. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, toàn hệ thống
VCB cũng phải trải qua những năm khó khăn và đầy thử thách. Tuy nhiên với sự nỗ
lực không ngừng, sự kết hợp hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành nhà nước, VCB đã có
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 17SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 17 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động như huy động vốn, cho vay, phát
hành thẻ, tài trợ XNK,…trong giai đoạn 2010-2012 vửa qua.
1.3.1. Tình hình huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Bến Thành.
Đặc thù của hoạt động ngân hàng là kinh doanh chủ yếu không phải bằng
nguồn vốn tự có của nó mà trên nguồn vốn huy động được. Do vậy, huy động vốn
luôn là một trong những hoạt động được quan tâm nhất từ những ngày đầu thành
lập chi nhánh.
Bảng 1.1: Tổng vốn huy động của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng vốn huy động 2.670 3.160 4.570
Tốc độ tăng trưởng - 18,35% 44,62%
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Qua số liệu trên, ta có thể thấy huy động vốn của VCB Bến Thành vẫn tăng về
con số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm từ 2010-2012. Tốc độ tăng trưởng huy
động vốn VCB Bến Thành là 18,35% tương đương với mức tăng 490 tỷ trong năm
2011 và 44,62% tương đương với mức tăng 1.410 tỷ trong năm 2012. Trong tình
hình hiện nay, hàng loạt NH có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp, thậm chí âm
thì VCB Bến Thành đạt được thành quả trên thực sự là một kết quả được đánh giá
rất tốt khi xét trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tác động của chính sách tiền tệ
thắt chặt, chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt và sự cạnh tranh
gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Hơn nữa, kể từ quý 1/2012 đến nay, NHNN
đã điều chỉnh giảm 5 lần lãi suất huy động, từ 14% còn 8%. Việc lãi suất liên tục hạ
làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình huy động vốn của nhiều NH vì trong bối cảnh
này KH sẽ cân nhắc đến những kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, chứng khoán
và bất động sản. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tích cực thì ngoài tiền gửi tiết kiệm
tại NH thì các kênh đầu tư sinh lời khác tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi thị trường tài
chính vẫn chưa ổn định, hơn nữa, một số bộ phận cá nhân gửi tiền lo sợ lãi suất sẽ
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 18SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 18 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
giảm thêm nên đã gửi tiền với kỳ hạn dài hơn. Do vậy, nguồn vốn huy động VCB
Bến Thành không chỉ tăng về quy mô mà còn tăng cả về chất lượng. Chi tiết về kết
quả hoạt động huy động vốn được tác giả trình bày rõ hơn ở chương 2 của Khoá
luận.
1.3.2. Tình hình tín dụng tại chi nhánh.
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, để tạo được doanh thu, mang về lợi nhuận
và duy trì sự hoạt động của NH thì hoạt động cấp tín dụng cũng không kém phần
quan trọng.
Bảng 1.2: Dư nợ của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ cho vay 1.370 1.500 1.650
Tốc độ tăng trưởng 9,5% 10%
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Năm 2011 chi nhánh cấp tín dụng tăng 130 tỷ so với năm 2010 và năm 2012
tăng 150 tỷ đồng so với năm 2011. Như vậy nhìn chung, tình hình tăng trưởng dư
nợ tín dụng của chi nhánh tăng khá đều qua các năm, giúp chi nhánh giữ vững được
nhịp độ kinh doanh khá ổn định trong khi nền kinh tế đang trong giai đoạn còn khó
khăn. Có được điều này một phần là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên chi
nhánh cũng như tầm nhìn, sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo NH.
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn của VCB Bến Thành giai
đoạn 2010-2012
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Phân tích tổng dư nợ theo thời hạn cho vay, ta thấy cho vay ngắn hạn của chi
nhánh chiếm trên 60% trong các năm. Như vậy, hoạt động cấp tín dụng của chi
nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn
hạn đang có xu hướng giảm: năm 2011 là 65%, năm 2012 là 68%. Cho vay trung và
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 19SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 19 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
dài hạn có hơi tăng nhẹ: năm 2011 là 35% (tăng 4% so với 2010) và năm 2012 là
32%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang dài
hạn để có cơ cấu dư nợ hợp lý hơn.
1.3.3. Tình hình tài trợ suất nhập khẩu.
Là một trong những NH có doanh số tài trợ XNK lớn nhất cả nước: tính đến
năm 2011, doanh số thanh toán XNK của toàn hệ thống VCB chiếm gần 20% thị
phần toàn quốc (theo báo cáo thường niên VCB năm 2011). Được thừa hưởng bề
dày kinh nghiệm từ hệ thống VCB và có lịch sử hoạt động lâu đời, VCB Bến Thành
đã có những thành quả đáng kể trong lĩnh vực tài trợ XNK.
Bảng 1.3: Doanh số tài trợ XNK tại VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số tài trợ XNK 200 220 278
Tốc độ tăng trưởng - 10% 26,36%
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Hoạt động tài trợ XNK của chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012 nhìn chung
tăng qua các năm. Tài trợ XNK năm 2012 tăng đến 26,36%, cao hơn so với tốc độ
tăng năm 2011 là 16,36%. Với thế mạnh là một NH phát triển từ vị thế NH chuyên
doanh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, kinh nghiệm và thị phần tài trợ XNK của
VCB rộng rãi cùng những chính sách phát triển nghiệp vụ hợp lý và những sản
phẩm đa dạng trong việc tài trợ XNK đã khiến cho VCB Bến Thành không những
luôn có vị thế chắc chắn trong lòng KH mà còn giúp chi nhánh ngày một phát triển
hoạt động kinh doanh ở mảng này.
1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ.
Chiếm gần 50% thị phần thẻ Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ luôn là thế
mạnh của VCB. Bên cạnh đó, VCB còn là một trong những NH có hệ thống công
nghệ thông tin hiện đại nhất nước và luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 20SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 20 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ NH. Cùng với sự phát triển của toàn hệ
thống, VCB Bến Thành luôn có những bước đi khá ổn định và vững chắc trong hai
mảng kinh doanh thẻ và dịch vụ NH điện tử.
Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ và ngân hàng điện tử tại
VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Thẻ Đơn vị tính: Khách hàng
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của VCB Bến Thành nhìn chung có xu
hướng giảm trong vòng 3 năm 2010 - 2012. Nguyên nhân có thể là do đặc điểm của
thẻ là với thời gian sử dụng thẻ lâu dài, KH làm thẻ trong các năm trước thì có thể
chưa cần làm lại thẻ trong năm nay,…Thêm vào đó sự cạnh tranh gay gắt của nhiều
NH khác cũng có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho việc giảm sút số
lượng thẻ phát hành trong 2 năm trở lại đây của chi nhánh. Bên cạnh đó thẻ tín dụng
trong giai đoạn hiện nay có xu hướng tăng nhẹ: năm 2011 tăng 120 thẻ so với năm
2010 và năm 2012 tăng 400 thẻ so với năm 2011. Điều này cho thấy thói quen sử
dụng tiền mặt của người dân cũng đang từng bước giảm.
Số lượng thẻ phát hành giảm nhưng số lượng người đăng ký Internet banking
và SMS banking lại tăng. Là một NH đi đầu trong hoạt động công nghệ thông tin,
ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ NH, dịch vụ NH điện tử
của VCB Bến Thành đang có đà tăng trưởng tốt và phát triển mạnh mẽ.
1.3.5. Tổng kết hoạt động kinh doanh của Bến Thành.
Là một trong những chi nhánh có lịch sử hoạt động lâu đời, địa thế thuận lợi
nằm ở trung tâm quận 3, đội ngũ cán bộ trẻ trung và năng động,… hoạt động kinh
doanh của VCB Bến Thành đã có những thuận lợi nhất định. Nhìn chung hoạt động
kinh doanh của VCB Bến Thành trong những năm qua đã đạt được những kết quả
khả quan dù trong tình hình kinh tế còn khá khó khăn.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 21SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 21 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của VCB Bến Thành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Thu nhập 255 320 480
Chi phí 190 200 340
Lợi nhuận 65 120 140
Mức tăng 55 20
Tốc độ tăng trưởng 84,62% 16,67%
Nguồn: Phòng Kế toán - Thanh toán - Quản lý nợ VCB Bến Thành
Lợi nhuận năm 2012 là 140 tỷ đồng, tăng 16,67% so với năm 2011 thấp hơn
với con số năm 2011 là 55 tỷ và 84,6%. Dù lợi nhuận chi nhánh vẫn tăng qua các
năm, nhưng mức tăng chậm lại và tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Nguyên
nhân vẫn không nằm ngoài những lý do đã đề cập: lạm phát cao, tình hình kinh tế
khó khăn và trì trệ, nợ xấu tăng cao ở các NH. Bên cạnh đó, các chính sách hạn chế
mức tăng trưởng tín dụng, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, làm giảm sút lợi
nhuận của chi nhánh.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 22SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 22 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
Chương 1 giới thiệu sơ nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank không những
đã tạo được một thương hiệu uy tín, gầy dựng lòng tin không nhỏ trong lòng KH cả
nước mà còn có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế
đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu
quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng
đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Vietcombank chi nhánh Bến Thành được thành lập năm 1994 với tiền thân là
PGD số 1, đến năm 2006 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc
Vietcombank trung ương. Qua phân tích và trình bày về tình hình hoạt động kinh
doanh của chi nhánh ta thấy VCB Bến Thành đang có những bước tiến và những
thành quả đáng kể. Trải qua gần 19 năm hoạt động, chi nhánh đã và đang từng
bước khẳng định vị thế và uy tín của mình trong cuộc đua cạnh tranh ngày một gay
gắt giữa các ngân hàng và đóng góp gày càng cao vào hoạt động kinh doanh của
toàn hệ thống Vietcombank.
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 23SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 23 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 2 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
TẠI VCB CHI NHÁNH BẾN THÀNH.
Hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới chưa được khắc phục thì thế giới lại
phải hứng chịu thêm cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ngày một phức tạp và
bành trướng. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy của sự khủng hoảng. Năm
2009-2012 vẫn là những năm ảm đạm cho nền kinh tế. Lạm phát có lẽ là vấn đề
đáng nói nhất. Cuối năm 2011, lạm phát lên đến 18,6%, trước tình hình đó, hàng
loạt chính sách đã được đưa ra nhằm hạn chế lạm phát. Tuy nhiên, sau hàng loạt
chính sách thắt chặt tiền tê, lạm phát giảm nhưng nền kinh tế cũng giảm sút theo.
Trong bối cảnh kinh tế như vậy, là một trong những chi nhánh loại 1 của VCB, thừa
hưởng bề dày kinh nghiệm trong công tác huy động vốn tiền gửi, VCB Bến Thành
đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền
kinh tế. Dù hiện nay sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt nhưng hoạt động
huy động vốn của VCB Bến Thành đã đạt được những thành quả đáng kể.
Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh chủ yếu là huy động từ tiền gửi và tiết
kiệm của các cá nhân và TCKT. Do vậy, trong chương 2, tác giả sẽ phác họa rõ hơn
tình hình huy động vốn của chi nhánh thông qua việc phân tích thực trạng huy động
vốn tiền gửi trên nhiều khía cạnh: theo kỳ hạn, theo nguồn hình thành, theo loại
tiền. Bên cạnh đó, để công tác đánh giá thực trạng huy động được toàn diện hơn, tác
giả cũng tiến hành thực hiện khảo sát nhằm đo lường sự hài lòng của KH về chất
lượng dịch vụ tiền gửi khi đến giao dịch tại VCB Bến Thành.
1 Các hình thức huy động vốn.
Ngân hàng thực chất cũng hoạt động như một doanh nghiệp, nhưng là một
doanh nghiệp kinh doanh loại hình mang tính chất đặc thù – kinh doanh tiền tệ.
Loại hình kinh doanh tiền tệ này có đầu vào không chỉ là từ vốn tự có của NH mà
còn phụ thuộc rất lớn vào vốn huy động từ những thành phần trong xã hội. Có thể
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 24SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 24 SVTH: Vũ Thị Huyền
Chương 2 Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2 Khóa luận tốt nghiệp
nói, hoạt động huy động vốn không những chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của một NH mà còn mang tính chất quyết định đến quy mô hoạt
động của NH đó. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, VCB
cũng như nhiều NHTM khác tạo lập nguồn vốn của mình bằng những hình thức huy
động vốn như tiền gửi, tiết kiệm….
Phần lớn nguồn vốn huy động của VCB Bến Thành là từ tiền gửi hay tiết kiệm
từ các thành phần dân cư cũng như các TCKT trong xã hội. Một số sản phẩm huy
động vốn chính mà chi nhánh đang áp dụng cho 2 nhóm khách hàng cá nhân
(KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN) như sau:
2.1.1. Với khách hàng doanh nghiệp.
Khách hàng doanh nghiệp ở đây được hiểu là các tổ chức trong và ngoài nước
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi thanh toán thông thường
Tiền gửi thanh toán còn được gọi là tiền gửi không kỳ hạn. Khác với KHCN,
KHDN sử dụng loại hình tiền gửi này chủ yếu hướng đến sử dụng những gói dịch
vụ đi kèm: doanh nghiệp có thể sử dụng mạng lưới VCB trong việc chi lương, hoa
hồng đại lý thông qua tài khoản TG thanh toán của doanh nghiệp tại NH hay thường
dùng để thực hiện các nhu cầu thanh toán, giao dịch của doanh nghiệp thông qua
các công cụ thanh toán mà NH cấp như: séc, lệnh chuyển tiền, UNT, UNC,… Mặc
dù khoản tiền này không đem lại lãi suất cao cho doanh nghiệp nhưng việc được
tiếp cận các dịch vụ của NH giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, nhân lực và an
toàn hơn khi giao dịch tiền mặt.
- Tiền gửi thanh toán đặc biệt
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc sử dụng tài khoản
TG không kỳ hạn của doanh nghiệp, VCB còn cung cấp các sản phẩm được thiết kế
GVHD: Ths. Hoàng Hải Yến Trang 25SVTH: Vũ Thị HuyềnGVHD: Ths.
Hoàng Hải Yến Trang 25 SVTH: Vũ Thị Huyền