Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài liên môn của học sinh đạt giải nhì cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 21 trang )

1. Tên tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn để trồng cây ớt chỉ thiên cho năng xuất cao,
góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae).
Cây ớt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, từ một loài ớt cay hoang dại, được thuần hóa
và trồng ở châu Âu, ấn Độ cách đây hơn 500 năm. ớt được dùng như 1 loại gia
vị ăn tươi, ngâm giấm, muối, làm bột và làm tương. ớt cũng được dùng làm
thuốc, ớt dùng để chống khó tiêu, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không
cầm được, trĩ ngoại, thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản, ho
gà và một số chứng liệt. Lá ớt còn được dùng để đắp trị mụn nhọt không vỡ mủ,
vết rắn rết cắn.
Có 2 nhóm phổ biến là ớt cay và ớt ngọt.
Ớt ngọt (salat pepper) được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mỹ và một vài
nước châu á, ớt ngọt được sử dụng như một loại rau xanh hoặc dùng để chế
biến. ớt ngọt mới được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối những năm 60 với diện
tích nhỏ nhưng đến nay diện tích ớt ngọt đã tăng lên đáng kể
Ớt cay: (được trồng phổ biến ở ấn Độ, châu Phi và các nước nhiệt đới khác.
ớt cay được dùng làm gia vị. ớt cay là cây có giá trị kinh tế và trồng phổ biến
hơn ớt ngọt. Ớt là cây trồng 1 năm nhưng dạng hoang dại (quả rất nhỏ) có thể
sống và cho quả liên tục trong nhiều năm.
Chính vì những giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế rất lớn mà cây ớt
mang lại nên cây ớt đã được đưa và trồng đại trà ở nước ta từ những thập niên
trước đây. Một vài năm gần đây vai trò của cây ớt càng trở nên quan trọng, do
nhu cầu của nhiều loại thực phẩm cần đến cây ớt nên giá trị kinh tế cây ớt mang
lại cao hơn nhiều. Việc đưa vào trồng cây ớt đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập của hộ nông dân lên gấp nhiều lần. Theo dự báo, đánh giá tình hình thị
trường của các cơ quan quản lí nhà nước về nông nghiệp thì nhu cầu của thị
trường đối với cây ớt vẫn cao, nên việc mở rộng diện tích trồng ớt là cần thiết để
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân. Hơn nữa cây ớt có
giá trị kinh tế cao hơn hẵn các cây lương thực như lúa, ngô dù cho không thể có


sự ổn định lâu dài như các cây lương thực nhưng lại rất phù hợp để trồng ở Việt
1


Nam, nhất là đối với các tỉnh phía Bắc. Xuất phát từ việc tìm hiểu được những
lợi ích, giá trị kinh tế mà cây ớt mang lại cùng với thực tiễn ở địa phương chúng
tôi đã vận dụng kiến thức liên môn áp dụng vào việc trồng cây ớt chỉ thiên với
mục đích làm tăng năng xuất, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân,
đồng thời thông qua hiệu quả thực tiễn mang lại để khuyến khích người dẫn tiếp
tục mạnh dạn mở rộng diện tích trồng ớt.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống


Về lịch sử

Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ
Cà Solanaceae. Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài
năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn
độc ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác
tiêu, Hải tiêu... Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại
quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc
chữa nhiều bệnh.
• Về địa lý
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng
chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh
vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực
phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao. Một số giống ớt tiêu biểu
được trồng rộng rãi tại Việt Nam:
- Ớt sừng bò: được trồng rộng rãi ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ như Hà

Nội, Thái Bình, Hưng Yên…Thời gian sinh trưởng của ớt sừng bò từ 110 đến
115 ngày, tùy theo vụ. Quả dài 10-12 cm, đường kính quả 1-1,5cm. Khi chín
màu đỏ tươi, trồng 35-40 ngày đã có quả.Nếu trồng riêng rẽ từng cây trong vườn
thì ớt sừng bò có thể sống 2-3 năm.
- Ớt chìa vôi: được trồng phổ biến ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, các tỉnh ven biển miền Trung. Thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày, cây
cao 40-45 cm có 4-5 cành, mỗi cây cho 40-45 quả.
- Ớt chỉ thiên: Đây là giống ớt khá là cay, nhưng ớt chỉ thiên được những người
nghiền ớt ưa chuộng.
Trong tất cả các loại ớt cay thì ớt chỉ thiên dễ trồng, bởi đặc tính của loài cây
trồng là không kén đất có thể trồng trên đất bãi, đất đồi hay đất ruộng. Nhưng

2


tốt nhất nên trồng ớt trên đất bãi hàng năm, có ngập phù sa hay đất trồng trong
đồng với độ màu mỡ tốt hoặc khá, có hệ thống thoát nước, có khả năng giãi
nắng.

Ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên phát triển tốt nhất ở vụ thu đông thưởng được gieo vào tháng 6 7, vào tháng 8 - 9 dương lịch, vụ đông xuân thường được gieo vào tháng 11 12, trồng vào tháng 1 - 2. Vào thời điểm tháng 10 thường là mùa mưa bão ở
miền Trung, và cả miền Nam nên đây là giai đoạn khan hiếm ớt,vì vậy để bán
giá cao, đồng thời dễ tiêu thụ và đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao nhất, nên
chọn gieo cây con vào tháng 6 trồng ra ruộng vào tháng 7.Ớt chỉ thiên phát triển
tốt nhất ở vụ thu đông thưởng được gieo vào tháng 6 - 7, vào tháng 8 - 9 dương
lịch, vụ đông xuân thường được gieo vào tháng 11 - 12, trồng vào tháng 1 - 2.
Ở Thanh Hóa vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong
những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ
đồng trong tỉnh. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi

cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
3




Về toán học

Mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và khí hậu, mật độ cao
cây sẽ có sự cạnh tranh áng sáng, phân bón, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng đến năng
suất.
Khoảng cách trồng – mật độ:
 Vào mùa nắng (mùa khô): hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách
hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ
1.700 – 1.900 cây/1.000m2.
 Vào mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng
0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m2. Mật độ trồng ớt phụ
thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện
thâm canh


hóa
học

Về

Trong ớt có chứa một số hoạt chất: capsicain là một alkaloid chiếm tỷ lệ
khoảng 0,05-2%, được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc
hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có capsaicin, là hoạt chất gây
đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Capsaicin có

tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội
sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh
nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

4


Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu
lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch.
Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu
cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn.
Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid
citric, acid malic, beta caroten…


Về vật lí
Ớt là cây ưa nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của ớt là 25-

280C ban ngày và 18-200C ban đêm. ở nhiệt độ 150C hạt nảy mầm sau gieo 1012 ngày và cây sinh trưởng phát triển chậm. ở nhiệt độ trên 32 0C cây sinh
trưởng kém, hoa bị rụng nhiều nên tỷ lệ đậu quả thấp.


Về sinh học

* Đặc tính sinh học :
+ Rễ: Ớt có rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành
rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính.
+ Thân: khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5
cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135
cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và

giống.
+ Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng
đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc
không lông.
+ Hoa: Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu
xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng
hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh
hoa có lỗ tiết mật.
Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền
thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40 % tùy
giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.
+ Trái: Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề
mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen
vàng; trái không cay hay rất cay.
Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất
khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô
5


không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và
dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to
ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái
chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,
Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30 oC. Nhiệt độ
cao trên 32oC và thấp dưới 15oC. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây
không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát
triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%,
nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.
* Các loại sâu bệnh hại:
Sâu hại:

- Rầy lửa, bọ trỉ, bù lạch (Thrips sp.)
+ Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong
đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.
Thiệt hại do bọ trĩ, bọ dưa có liên quan đến bệnh siêu trùng.
+ Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên định kỳ 7-10 ngày/lần phun dầu
khoáng DC-Tron plus (Caltex) sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bù lạch; khi
thấy mật số vài ba con trên một đọt non cần phun một trong các loại như
Confidor 100SL, Admire 50EC, Danitol 10EC, Vertimec...0.5-1%o, cần thay
đổi thuốc thường xuyên.
+ Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera): Thành trùng là bướm đêm, kích
thước to, thân mập nhiều lông, cánh màu vàng sáng, giửa cánh có một chấm đen
to và một chấm trắng nằm cạnh nhau. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng; một
bướm cái đẻ 200-2000 trứng. Âu trùng là sâu có nhiều lông, màu sắc thay đổi từ
màu hồng, xanh, xanh vàng đến nâu đen theo môi trường sống. Sâu ở phía ngòai
thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng
quả từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái. Nhộng màu nâu đỏ nằm
trong lá khô hoặc trong đất.
- Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci):
Thành trùng màu trắng bóng, dài 3-4 mm, bay chậm, hình dáng giống như
bướm. Âu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít
6


bò, thường cố định một chổ chích hút mô cây. Trứng, ấu trùng và thành trùng
luôn luôn hiện diện ở mặt dưới lá trên các loại cây ăn trái, bầu bí, dưa, cà, ớt,
bông vãi, thuốc lá. Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây
mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh siêu trùng như rầy mềm. Bọ phấn
trắng phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất dễ quen thuốc khi phun ở
nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ.
Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh trên ấu trùng bọ phấn trắng. Thuốc

hiệu quả là Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá.
- Rầy nhớt, rầy mềm (Aphis spp.)
Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 12mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá
mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị
vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất
nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.. nên chỉ phun thuốc khi nào
mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến rầy mềm
như Trebon, Bassa.
- Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura)
+ Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn
lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu,
ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu
thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất,
nhộng ở trong đất.
- Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong
đất, xử lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống
tập trung.
- Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ
cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5 EC...
1-2%o có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2-3 cc/bình xịt 8 lít.
Bệnh hại:

7


- Bệnh héo cây con:Do nấm Rhizoctonia solani, Phythophthora sp., Pythium sp.

Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một
tháng tuổi. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần thân ngay trên mặt đất, nấm tấn
công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vết

bệnh vẫn còn tươi xanh, sau đó cây mới bắt đầu héo. Bệnh phát triển mạnh khi
ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân luá, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại
trong đất sau mùa gặt lúa.
+ Để trị bệnh cần phun, Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25
WP 1-2%o; Copper -B 2-3%o, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc
trị bệnh đốm vằn trên luá đều trị được bệnh này)
- Bệnh héo chết cây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium
oxysporum, F. lycopersici, Sclerotium sp.: Bệnh thường gây hại khi cây đã
trưởng thành, hoặc khi cây bắt đầu mang trái. Đầu tiên các lá ngọn bị héo vào
buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn, không
còn khả năng hồi phục, bộ rễ không phát triển.
Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh; dùng vôi bột rãi vào
đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa
bằng Kasumin. Đối với nấm cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc
Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
8


- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. Bốn loài Colletotrichum được tìm
thấy trên ớt là: C. gloesporiodes, C.
capsici (2

loài

quan

trọng

nhất), C.


acertatum và C. coccodes. Bệnh thường
gây hại trên trái đang hay đã chín trong
điều kiện có mưa nhiều, hoặc ẩm độ không
khí cao. Vết bệnh lúc đầu hình tròn, úng
nước, hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu
nâu xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen
nhô lên cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên trái làm trái mất thương phẩm. Ở đồng
bằng sông Cửu Long bệnh phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, nhất là vào
các tháng 7, 8, 9 dl. Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây
bệnh.
Các thuốc Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil được sử dụng
rộng rãi để trừ bệnh này. Tuy nhiên, bệnh khó phòng trị trong mùa mưa và vì
bịnh chỉ xuất hiện rất trễ khi trái chín. Hiện nay biện pháp trồng giống kháng
bệnh như ớt hiểm trong mùa mưa là kinh tế nhất.
-Bệnh héo vàng do nấm Fusavium Oxys pomm,F.Licopersiei
Thường gây hại lúc cây con và lúc ra hoa trái, thời gian bệnh kéo dài 10 – 15
ngày, lá xanh héo, mất nước, lâu dần chuyển vàng đều từ gốc lên, bó mạch trong
thân và rễ thối nâu.
Khắc phục:
– Xử lý hạt giống, xử lý đất bằng chế phẩm sinh học A4, nâng lượng vôi nhằm
tăng pH đất, tăng cường bón Lân.
– Sử dụng 8ml CNX-CN pha với 16 -20 lít phun ướt đẫm lá và thân.

9


- Bệnh héo muộn do nấm Phytophthora infestan: Bệnh gây hại trên thân, lá và
trái. Vết bệnh lúc đầu có màu xanh úng nước, sau đó chuyển sang màu nâu đen.
Nếu trời ẩm bên dưới vết bệnh có tơ màu trắng bao phủ; nếu thời tiết khô thì vết
bệnh khô dòn, dễ vở. Bệnh thường xuất hiện ở cuống trái, bệnh nặng làm trái dễ

rụng.
Không trồng ớt liên tục nhiều năm trên cùng một ruộng. Phun trị khi bệnh xuất
hiện với các loại thuốc Aliette, Manzate, Mancozeb, Curzate.
-Bệnh sương mai do nấm
Phythopthora capsici
Lá có những đốm tròn, xanh
đen, thân màu xám đen và trái
có màu nâu nhạt, mềm, bị thối.
Khắc phục:
– Bón phân cân đối N, P2O5
K2O
– Sử dụng 8ml CNX-CN pha
với 16 -20 lít phun ướt đẫm lá
và thân.

10


4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để trồng cây ớt chỉ thiên cho năng suất cao cần kết hợp nhiều kiến thức của
các môn học khác nhau. Kết hợp tốt giữa ứng dụng của các nghiên cứu khoa học
với kinh nghiệm của bà con nông dân.
+ Áp dụng kiến thức môn Toán:
- Dự toán tổng chi phí đầu tư cho cây ớt, tính toán giá giống, năng suất cây sao
cho phù hợp và thu lợi nhuận cao.
- Dựa vào các nghiên cứu khoa học để tính toán khoảng cách trồng cây ớt,
giữa các hàng luống, từ đó tính toán lượng nước , phân bón cho cây.
+ Áp dụng kiến thức môn Sinh học, vật lý và công nghệ:
- Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh
sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc

thân và đốm trên lá chân
- Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm
hạt cỏ bị chết trong màng phủ.
- Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước
trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ
ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.
- Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay
hơi nên tiết kiệm phân.
- Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm
mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
- Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên

phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
+ Áp dụng kiến thức môn Hóa học:
- Dựa vào nghiên cứu có thể mua các loại phân bón , thuốc phòng trừ sâu bệnh
cho ớt để nâng cao năng suất và không làm hư hại ớt. Kết hợp ủ phân đúng cách
để có những phản ứng hợp lí giúp cây trồng.
- Biết lựa chọn, làm đất để có độ pH phù hợp cho cây.
- Biết cách xử lí giống
- Biết cách lựa chọn phân bón và thuốc trừ sâu hợp cho cây trong mỗi thời kì
phát triển.
11


+ Áp dụng kiến thức môn Điạ lý:
- Biết lựa chọn thời gian trồng thích hợp với từng giống cây để cây cho năng
xuất cao.
- Biết cách chọn giống đất thích hợp.
- Nắm được đặc điểm thỗ nhưỡng, khí hậu của từng vùng để đưa vào trồng
những loại ớt phù hợp.

+ Áp dụng kiến thức môn Tin học:
- Cập nhật, theo dõi nhu cầu của thị trường đối, tìm hiểu các loại bệnh, học
hỏi kinh nghiệm trồng ớt… thông qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu cách gieo trồng, chăm sóc cây ngô từ
nhiều nguồn khác nhau như: Sách, báo, internet kết hợp với kiến thức các môn
học khác nhau đã được học, kết hợp với việc tìm hiểu kinh nghiệm trồng ớt của
bà con nông dân ở địa phương chúng tôi đã tiến hành trồng cây ớt theo các bước
sau đây:
Bước 1: Hoạch toán kinh tế
Vốn đầu tư ban đầu cho 1 sào (1.000 m2) ớt chỉ tốn 500.000 đồng làm đất, cấy
cây con, làm cỏ, phân bón... Sau 4 tháng là bắt đầu thu hoạch, 3 ngày hái 1 lứa
ớt 40 - 50 kg/sào:
+ Dự tính năng xuất, sản lượng 1 sào khi thu hoạch:
Mỗi tháng thu hoạch 10 lứa với sản lượng 400 - 500 kg/sào.
Với mức giá ổn định hiện nay từ 15.000đ - 25.000 đồng/kg (có thời điểm sốt
giá lên đến 60.000 đ/ kg) , thì nông dân trồng ớt có lãi ròng 3,5 – 8,0 triệu
đồng/sào/tháng. Như vậy trừ chi phí sản xuất, mua thuốc trừ sâu thì nếu thuận
lợi cây ớt mang lại cho người nông dân ít nhất 3.000.000 đ/ sào/ tháng cao hơn
rất nhiều so với các loại cây lương thực, công nghiệp khác.
Bước 2: Chọn thời điểm gieo trồng
Dựa vào kiến thức môn Địa lý đã học về thời điểm trồng cây thì:
Ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất thường canh tác ớt vào
các thời vụ sau:
- Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 dl
và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không
ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa

12



khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên diện tích canh
tác vụ này không nhiều.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu
hoạch tháng 2-3 dl. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 trồng tháng 5-6 thu hoạch 8-9 dl. Mùa này cần
trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán
thư.
Bước 3: Làm đất
-

Đất trồng ớt: yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt

-

Làm sạch cỏ, rải vôi bột, cày ải phơi đất từ 10-15 ngày

-

Lên líp: chiều rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 30cm, khoảng cách giữa 2 líp

từ 0,4 – 0,5m
-

Bón lót trước khi trồng: sử dụng cho 1.000 m2 (1 công)

·

100 kg vôi (rải trước khi cày, xới đất)


·

1 tấn phân hữu cơ ủ hoai

·

50 kg Super Lân

·

10-15 kg NPK 16-16-8

·

3 kg Kali (KCL)

·

2 kg Canxi Nitrat (CaNO3)

-

Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại.

Bước 4: Chọn giống
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến là ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt búng,
ớt hiểm... Tùy theo vùng sử dụng mà chọn loại ớt nào có giá hơn thì trồng. Ớt
giống phải chọn loại tốt, không có mầm bệnh và năng suất cao để trồng.
Xuất phát từ nghiên cứu đặc điểm địa lý ở địa phương, phân tích hiệu quả
kinh tế và tham khảo kinh nghiệm của bà con nông dân chúng tôi quyết định

chọn giống ớt chỉ thiên để trồng ở địa bàn xã Yên Phong – Yên Định – Thanh
Hóa.

13


Ớt chỉ thiên

Cánh đồng ớt ở xã Yên Phong - Yên Định - Thanh Hóa

Bước 5: Xử lý giống, ngâm giống và gieo trồng
Có 2 cách gieo hạt trong vườn ươm: gieo trực tiếp xuống đất và gieo vào
khay bầu.
Cách thứ 1: Gieo trực tiếp xuống đất:
- Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý đất bằng Mocab (20 ml/8 lít)
và Sincosin (30 ml/8 lít) tưới hoặc phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến

14


trùng. 1ha ớt cần 100 - 150 m2 vườn ươm. Lên luống cao 25- 30cm, ruộng 80100cm.
- Lượng phân bón lót cho 1 m2 vườn ươm là: 1,5 kg phân chuồng, 150 g phân
lân super, 100 g kali.
- Cách bón: Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh
phủ lên mặt luống dày 1,5 - 2 cm.
- Lượng hạt cần cho 1 ha là 250 - 300 gam, lượng hạt gieo cho 1 m 2 vườn
ươm là 1,5 - 2,0 g
Cách gieo hạt: hạt giống nên ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong thời
gian 2-3 giờ vớt ra đãi sạch và ủ 2-3 ngày trong túi vải giữ ẩm và giữ ấm hạt sẽ
mọc mầm. Hạt gieo đều trên mặt luống, sau khi gieo phủ 1 lớp trấu hoặc rơm rạ

chặt ngắn 5-10 cm, sau đó dùng ô roa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo
tưới nước 1-2 lần/ngày, khi hạt đã nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1lần. Khi cây được 2 - 3 lá thật tỉa bỏ cây bệnh,
cây dị dạng, để khoảng cách cây ´ cây 3 - 4cm/cây. Tuyệt đối không tưới phân
đạm trong giai đoạn vườn ươm.
Vườn ươm gieo cây con nên có mái PVC che mưa hoặc tốt nhất gieo trong
nhà lưới sáng để giữ cho cây không bị ảnh hưởng bởi mưa hoặc nắng quá.
Cách thứ 2: Gieo hạt vào khay bầu
Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều
cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 ´ 45
cm với 40 hốc/khay.
Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân
chuồng mục. Các thành phần trên được trộn đều, loại bỏ rơm, rác, vật rắn sau đó
đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất
50 cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa
trắng).
Tiêu chuẩn cây giống tốt: cây cứng cáp, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5 - 6 lá thật
thì nhổ trồng. Sau khi gieo hạt 30-35 ngày trong vụ đông và 45 -50 ngày trong
vụ xuân cây con sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Trước khi trồng 7 ngày tưới ít
15


nước và cho cây ra ngoài nắng để luyện cho cây cứng cáp, khi đem đi trồng cần
tưới đẫm nước.
Qua nghiên cứu kỹ các cách gieo trồng ớt chúng tôi đã chọn cách gieo hạt
vào khay bầu trong giai đoạn vườn ươm theo yêu cầu trên, đến cây có 5,6 lá thì
tiến hành trồng và chăm sóc.
Bước 6: Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng ớt chỉ
thiên để cho năng suất cao nhất. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện theo các yêu
cầu sau:

Trước tiên phải cung cấp lượng nước vừa đủ: Tưới nước đủ ẩm sau khi trồng
và cả suốt thời gian sinh trưởng. Điều lưu ý là không tưới quá nhiều nước hay
quá ít, ước chừng nước đủ ẩm đất là lượng tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây
trồng.
Thứ 2: Bón thúc, với 3 lần lúc cây còn hồi xanh, đến trước lúc ra hoa và thu
quả lứa đầu tiên. Nên dùng phân đạm và tốt nhất là pha loãng để tưới cho cây
trồng. Bón thêm nước phân chuồng ủ mục pha loãng, nếu có điều kiện cũng là
cách quan trọng để thúc đẩy sự phát triển sinh sôi nảy nở của cây.
Ngoài nước, phân bón cần chú ý phòng trừ sâu bệnh như các loại sâu
khoang, hay bệnh thán thư.
Tỉa nhánh:
Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được
thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.
Làm giàn:
·

Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững.

dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.
·

Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối

với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
.Bón phân:
Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 – 25 ngày sau trồng:

16



o 4 kg Ure + 3 kg Kali + 10 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat (Ure
sữa) + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots).
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều:
o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat + 2
kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
Lần 3: Khi bắt đầu thu hoạch trái:
o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2
kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
Lần 4: Khi thu hoạch trái rộ:
o 4 kg Ure + 4 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2
kg NASA - Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
Cách bón phân: Vén màng phủ lên rải phân 1 bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng
phủ giữa 2 gốc Ớt. Nơi chủ động được nguồn nước có thể rải phân theo rãnh,
kết hợp với tưới thấm.
* Lưu ý: Bộ rễ cây ớt chủ yếu phát triển trên bề mặt líp, cây Ớt cho thu
hoạch nhiều đợt trái, vì vậy bà con cần bổ sung các loại phân hữu cơ hoặc các
hợp chất hữu cơ giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng hấp thu phân bón: Các loạt phân
bón như NASA – Super HUMIC, hoặc NASA – Roots… dùng để trộn với phân
hóa học để rải gốc hoặc pha nước tưới
Trong giai đoạn nuôi trái, Ớt thường bị rụng trái, trái méo mó, cong trái, thối
đuôi trái do thiêu vi lượng BO và Canxi, vì vậy bà con cần phun định kỳ các loại
phân bón qua lá có nhiều BO và Canxi như: NASA – Canxi BO, Canxi Rong
biển, Canxi Clorua, phân vi lượng Chelate - COMBI….phun định kỳ 7-10
ngày /lần
Phòng trừ một số sâu bệnh:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, đục thủng quả, khi trái ớt
còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ

trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
17


- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau
khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B....
- Bệnh héo chết cây: Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên khi phát hiện cần nhổ
sớm và tiêu hủy. Sau đó dùng vôi bột rải vào đất, hoặc Starner, New Kasuran,
Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh
do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal,
Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb,
Antracol, Ridomil.
Trong quá trình chăm sóc cây ớt chúng tôi không máy móc thực hiện mà
quan sát cẩn thận, học hỏi kinh nghiệm của bà con, thông qua kiến thức tìm hiểu
được trên các diễn đàn về trồng ớt trên Internet để quyết định đưa ra cách chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh phù hợp.

Cảnh người nông dân đang chăm sóc cây ớt
Bước 7: Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả
đầu tiên. Trên cây ớt có nhiều lứa hoa. Có quả đang chín, có quả già và đang có
hoa. Nếu nơi tiêu thụ gần thì khi xuất quả thật chín. Tránh không làm ảnh hưởng
đến chùm hao trên cây. Sau đó cứ 3 ngày thu quả 1 lần. Nếu không bị sâu bệnh

18


phá hại, chăm sóc tốt, cây khoẻ có thể thu liên tiếp trên chục đợt và kéo dài đến
2 tháng.

Sau khi thu hoạch được từ đồng ớt cần tiến hành phân loại và tìm đại lý để tiêu
thụ ngay bởi việc bảo quản ớt tại nhà rất khó và không được lâu như các loại cây
lương thực

Ớt chỉ thiên ở thời điểm thu hoạch

Thu hoạch ớt

Bước 8: Tổng kết, rút kinh nghiệm
Sau khi thu hoạch được ớt cần cân để đánh giá năng xuất, sản lượng đạt được.
Tính toán lại tổng số tiền đã đầu tư với tổng số tiền thu được, so sánh với dự
toán ban đầu để đánh giá quá trình thực hiện từ đó rút kinh nghiệm cho những
19


mùa vụ tiếp theo. Chúng tôi đã vận dụng kiến thực liên môn cùng với gia đình
tiến hành trồng ớt theo các bước trên vào cánh đồng ở xã Yên Phong – Yên
Định – Thanh Hóa từ tháng 8/2014 đến hết tháng 4/2015, sau khi thu hoạch
xong lứa ớt cuối cùng trừ đi tổng chi phí còn lãi 60.000.000 đ/ 3 sào. Số tiền lãi
lớn hơn nhiều so với cùng diện tích nhưng trồng loại cây truyền thống khác như
lúa, ngô. Qua việc tổng kết, rút kinh nghiệm chúng tôi nhận định rằng vẫn có thể
tăng năng xuất và thu nhập cao hơn nếu được chăm sóc tốt và đúng quy trình
hơn. Nhu cầu từ thị trường vẫn rất cao nên việc mở rộng diện tích trồng ớt nói
chung, ớt chỉ thiên nói riêng trong những mùa sau là thiết thực.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
+ Từ những kiến thức liên môn đã được học, kết hợp với việc học hỏi qua
sách, báo, các phương tiện thông tin đồng thời nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm
trồng ớt chỉ thiên của bà con ở huyện Yên Định – Thanh Hóa, chúng tôi đã cùng
với gia đình tiến hành trồng ớt theo giải pháp nêu trên. Cụ thể chúng tôi đã trồng
3 sào Chi phí cho 1 sào trồng ớt khoảng hơn 900.000 đồng, gồm tiền giống,

phân bón NPK, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sau khi trồng và chăm sóc 75 – 80
ngày, cây ớt có thể cho thu hoạch trong thời gian 45 – 60 ngày, định kỳ 4 – 5
ngày sẽ thu quả một lần. Bắt đầu thu hái ớt xanh với tiêu chí quả to có màu xanh
nõn chuối và khi hết lứa ớt xanh sẽ chuyển sang thu hái ớt chín, rồi cứ thế quay
vòng. thương lái thu mua tại ruộng từ 15.000 đến 25.000 đồng/kg. Lãi bình quân
1 sào ớt đạt trên 20 triệu.
+ Việc vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống nêu trên giúp ích
cho chúng tôi rất nhiều trong việc áp dụng kiến thức đã học ở trường về để giúp
đỡ bố, mẹ trong sản xuất. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu, học hỏi để tiến
hành giải quyết tình huống giúp chúng tôi có nhiều bài học thực tiễn, giúp chúng
tôi có thêm niềm tin, động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn. Cuộc thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” do sở GD
& ĐT tổ chức là cuộc thi rất ý nghĩa với học sinh chúng tôi, giúp chúng tôi có
cơ hội được thể hiện năng lực của mình đồng thời là cơ hội để chúng tôi đóng
góp công sức nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Do điều kiện về thời gian và vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế
nên bài dự thi chắc chắn còn nhiều thiếu xót, chúng em rất mong được sự góp ý
của quý thầy cô, của ban tổ chức để những cuộc thi sau tham gia đạt kết quả tốt
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
20


21



×