Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Nghiên cứu khoa học: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 5 trong giờ học đạo đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.65 KB, 9 trang )

Đề tài:
Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 5 trong giờ học
đạo đức.
1.

Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình dạy học tiểu học. Đạo đức được xem là môn học chính thức
như: Toán, Tiếng việt,.... Môn đạo đức có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở ban đầu, giúp
học sinh xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành những chuẩn
mực hành vi phù hợp với các quan hệ: bản thân, gia đình, nhà trường,...Đạo đức
được giảng dạy nhiều nhưng việc áp dụng vô thực tế còn hạn chế. Học sinh đang
áp dụng một cách máy móc lý thuyết ra thực tế, chưa thực sự đi đúng với những gì
đã học trên ghế nhà trường.
Vì thế người giáo viên cần truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh
động thông qua các hoạt đông: đóng vai, chơi trò chơi, phân tích, xử lí tình huống,
kể chuyên theo tranh xây dựng phần kết cho các câu chuyện có kết cục mở, đánh
giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn
mực hành vi đã học,... sẽ làm cho học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia
vào quá trình dạy học.
2.

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu, khách thể khảo
sát:




3.

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động trong giờ học đạo đức.


Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học đạo đức của học sinh lớp 5
Đối tượng khảo sát: giáo viên, học sinh, các hoạt động dạy học,..

Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu:
Tổ chức các hoạt đông giáo dục Đạo đức giúp học sinh hứng thú và tích cực
chủ động tham gia vào quá trình học: Giáo dục nhận thức, giáo dục kỹ năng,
giáo dục thái độ,…
Giúp học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của những bài học đạo đức;
Đưa ra các tình huống, giáo viên cùng học sinh giải quyết tình huống.



Nhiệm vụ:
Thực tiễn giáo dục Đạo đức cho học sinh nói chung và của học sinh Tiểu
học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân: Sự
cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, song lại là cơ hội tốt cho tư tưởng cá nhân ích kỉ coi
đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về Đạo đức xã hội từ người
lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội.






Hoạt động giáo dục Đạo đức cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo
đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình
thành năng lực, định hướng các giáo dục đạo đức cho học sinh:


Hoạt động thảo luận nhóm.

Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở dễ hiểu, đúng văn phạm.
Các câu hỏi thảo luận thường là những câu suy luận ( Làm thế nào, liệt kê, hãy cho
biết, nếu, hãy trình bày…)
Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức: Thảo luận nhóm lớn từ 7-10
học sinh, thảo luận nhóm nhỏ từ 5-7 học sinh.
Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ
động, giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần
đoàn kết cao. Giúp học sinh tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương
pháp tự học và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn và từ các bạn
cùng nhóm.


Hoạt động tổ chức trò chơi:

Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài, với yêu cầu cần giáo dục
Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện phù hợp với đặc điểm trình độ của học sinh,
với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học không gây nguy
hiểm cho học sinh.
Khi tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh phải phổ biến rõ luật chơi.
Phải quy định rõ thời gian, địa điểm.
Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán
cho học sinh




Hoạt động ngoài giờ lên lớp


Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hằng tuần, biểu dương các tập
thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu xót và giới thiệu, định hướng những nội dung
cần giáo dục cho học sinh.
Tổ chức các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc: Thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí
quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu với người thật, việc thật. Nhân nkỉ niệm
các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các ngày lễ ấy nhà trường mời
các vị lãnh đạo cách mạng, các anh hùng lực lượng vũ trang, những người đạt
thành tích cao trong lao động sản xuất, …về trường gặp gỡ, trò chuyện giao lưu
với học sinh.
Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo dục như:
+ Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
+ Hoạt động mang tính chất giáo dục lòng nhân ái
+ Hoạt động hội thi thiếu nhi.


Hoạt động kể chuyện

Hoạt động kể chuyện là hoạt động người kể dùng ngôn ngữ, tiếng nói, cách biểu
đạt cảm xúc của mình diễn đạt câu chuyện một cách sinh động. Thông qua đó
người nghe lĩnh hội được nội dung câu chuyện.


Thông qua các tổ chức hoạt động sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ được dễ
dàng, lâu bền các kiến thức cần ghi nhớ vì thông qua các hoạt động đã giúp
tái hiện các mẫu hành vi đạo đức, những mẫu hành vi này đã được những
biểu tượng rõ rệt ở từng học sinh. Học sinh đã biết thể hiện các hành vi đúng
ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các hoạt động đã được luyện tập những

kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức. Học sinh đã có khả năng tự quyết
định cho mình cách ứng xử đúng trong một số tình huống. Giáo dục thái độ,


tình cảm cho học sinh lớp 5 là bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức tích
cực bền vững và các phẩm chất, ý chí.
Phạm vi nghiên cứu: trong trường tiểu học Phú Hòa khối lớp 5.
4.

Giả thiết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học,
phù hợp với thực tiễn, nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 trong giờ học đạo đức.

5.

Xác định cơ sở lý luận, khung lý thuyết của đề tài:

Khái niệm:










Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt

nguồn từ bản thân cuộc sống con người; đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của
con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa
cá nhân với xã hội.
Giờ học đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong mối
quan hệ giữa con người với nhau được đúc kết và rút ra qua các bài dạy trong
môn đạo đức.
Giáo dục là:
 Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà
trường , gia đình, xã hội, từ môi trường tự nhiên.
 Theo nghĩa hẹp giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm
nhà trường liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mĩ duc, thể dục và
giáo dục lao động.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và
xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây
dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội.
Nội dung giáo dục đạo đức


Nội dung giáo dục đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu đạo đức xã hội, được
đề ra cho người công dân, được đề ra trong một xã hội nhất định và được thể hiện
ở các mối quan hệ:
+ Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
+ Quan hệ với Tổ Quốc và các dân tộc.
+ Quan hệ với lao động.

+ Quan hệ với người khác.
+ Quan hệ với người thân




6.




Phương pháp giáo dục đạo đức.
 Giáo dục đạo đức thông qua các môn học
 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động Đội
Phạm trù cơ bản của Đạo đức:
Quá trình dạy học là hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhập vào
nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được mục đích
dạy học và qua đó phát triển nhân cách của trò.

Dự kiến phương pháp thu thập:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đọc sách và tài liệu là một phương pháp không thể thiếu được của việc nghiên
cứu, nó được sử dụng ngay từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu
và trong suốt quá trình nghiên cứu. Thực chất phương pháp này là giúp ta tìm
hiểu, tham khảo, nắm bắt những gì có vấn đề nghiên cứu của ta, vấn đề đó
được giải quyết đến đâu giúp ta xác định được vị trí “ cái mới” của đề tài mà
chúng ta sẽ chọn. Nó giúp ta có tài liệu để viết phần tổng quát về vấn đề nghiên
cứu, các khái niệm cơ bản của đề tài, các phương pháp có liên quan đến nhiệm
vụ của đề tài, các luận chứng để lí giải các kết quả, các ứng dụng của chúng.
Phương pháp thực tiễn:

 Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp thu thập các sự kiện về các hiện
tượng được nghiên cứu trong quá trình giao tiếp cá nhân theo một chương
trình đã được chuẩn bị đặc biệt, nghĩa là đặt ra những câu hỏi đã chuẩn bị từ






7.

trước cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ mà trao đổi, hỏi thêm
nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát khách quan: Quan sát khách quan là phương pháp
nghiên cứu có mục đích, dựa trên sự tri giác của các cử chỉ, hành động của
người được nghiên cứu trong các tình huống tự nhiên khác nhau.
Phương pháp thăm dò: Là phương pháp nghiên cứu, trong đó người nghiên
cứu dùng một số câu hỏi nhất loạt, đặt ra cho một số người nhằm thu thập ý
kiến chủ quan của họ về đối tượng cần nghiên cứu.

Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu.



Tâm lí học trẻ em
Máy tính.

8. Tài liệu.





Đạo đức và phương pháp dạy đạo đức ở trường Tiểu học- Nguyễn Sinh Huy.
Tâm lý Tiểu học Bùi Văn Huệ - Đại học sư phạm Hà Nội.
Một số vấn đề giáo Đạo đức cho học sinh – Đặng Vũ Hoạt.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT



NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD: VŨ ĐÌNH LUẬN

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO HỌC
SINH LỚP 5 TRONG GIỜ HỌC ĐẠO ĐỨC.

Lớp C14TH02
Họ và tên: Nghiêm Thanh Thúy Vy
MSSV: 1411402020073





×