Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Giải pháp vượt qua hàng rào kỹ thuật của mỹ đối với hàng nông sản xuất khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.91 KB, 36 trang )

[Type text]

[Type text]

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh ảm đạm của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới vẫn chưa
phục hồi, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút nhưng theo dự đoán của giới chuyên gia,
Mỹ vẫn là một thị trường xuất nhập khẩu lý tưởng cho các quốc gia. Hoạt động thương
mại nông sản của Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại nông sản thế giới, do đó Mỹ
là một trong những đối tác quan trọng đồng thời là thị trường mơ ước của các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản , trong đó không loại trừ các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ là một thế mạnh của Việt Nam trong hơn
chục năm qua nhưng điều đó dường như đã thay đổi khi thị trường nước này ngày càng
có nhiều quy định, đòi hỏi nhà xuất khẩu phải vượt qua, nói cách khác là những rào cản
của thị trường này ngày một tăng.
Một trong những trở ngại khiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam khó vào thị
trường Mỹ đó là các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa. Theo đánh giá chung, Mỹ được
cho là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với
thương mại.
Trước những thực tế đó, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường
Mỹ đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những rào cản kỹ thuật tại thị trường này
mà mặt hàng nông sản Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình xuất khẩu. Chỉ trên cơ
sở nắm rõ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mà thị trường Mỹ đối với hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam ta mới có cơ sở rõ ràng trong đàm phán, yêu cầu đối tác mở
cửa thị trường, đồng thời xây dựng được hệ thống các giải pháp thích hợp để vượt rào
cản, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.




3

Tổng hợp những nội dung trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đê tài: “Giải
pháp vượt qua hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam” làm nội dung đề tài nghiên cứu.
Nhằm làm rõ những vấn đề trên, bài tiểu luận của chúng tôi gồm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan về thị trường Mỹ và các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với
hàng nông sản
Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của hàng nông sản Việt Nam tại thị
trường Mỹ
Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuật
của Mỹ đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những hạn chế về kiến thức chuyên
môn nên nội dung còn có một số thiếu sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý
từ phía cô giáo và các bạn.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CÁC RÀO CẢN
KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ:
1.1.1 Khái quát về nền kinh tế Mỹ .
Trước hết, Mỹ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ, với sức mua lớn, đa
dạng về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa. Mặt hàng xuất khẩu
chính của Mỹ chủ yếu là sản phẩm chế tạo như máy móc văn phòng, thiết bị viễn
thông, thép và sản phẩm thép, ô tô và phụ tùng ô tô, hóa chất…; sản phẩm nhập khẩu
chính của Mỹ là thực phẩm, quặng các loại, kim loại màu, nhiên liệu chủ yếu là dầu

mỏ, hàng dệt và may mặc, giày dép. Ngoài ra còn là những sản phẩm chế tạo như thiết
bị điện tử, ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, hóa chất…
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm 50% GDP thế giới, 1/3 buôn bán
quốc tế. Tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới tuy giảm song hiện nay
vẫn giữ ở mức 22% GDP thế giới (năm 2011 GDP của Mỹ đạt gần 13.860 tỷ USD).
Với diện tích khoảng 9,4 triệu km2 và dân số trên 311,6 triệu người, Mỹ thực sự
trở thành một cường quốc kinh tế với sức mua lớn nhất thế giới. Các “con Rồng” Châu
Á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh được thị phần khá lớn tại thị trường này.
Điều này có thể khẳng định rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn thiết
lập quan hệ thương mại với Mỹ, vì Mỹ là một thị trường có sức mua lớn và một nền
tảng khoa học công nghệ cao.


5

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ từ 1991 - 2011
Nguồn: Congressional Research Servicewith data from U.S. Department of
Commerce, Bureau of Economic Analysic
Mỹ là một quốc gia chi phối gần như tuyệt đối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc

tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF)… bởi Mỹ có tiềm lực tài chính đóng góp nhiều và theo đó quyền phủ
quyết áp đảo trong các tổ chức này rất lớn. Bên cạnh đó đồng USD có vai trò thống trị
thế giới. Với 24 nước gắn trực tiếp đồng tiền của họ vào đồng USD, trên 55 nước “neo
giá” vào đồng USD để thị trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độ
khác nhau vẫn sử dụng hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toán
giá trị đồng tiền của mình. Và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi phối hàng
năm khoảng 8000 tỷ USD (trong khi các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào khoảng
3800 tỷ USD, thị trường EU khoảng 4000 tỷ USD), mọi sự biến động của đồng USD
và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nền tài chính

quốc tế.
Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Mỹ bao giờ
cũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm làm thích ứng, thậm
chí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới. Với tiềm năng to lớn và những ưu


6

thế nêu trên, trong những thập kỷ tới, Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một của thế
giới, và đặc biệt đóng vai trò chi phối đối với nền kinh tế và thương mại trong khu vực
cũng như trên toàn cầu.
1.1.2 Tiềm năng nhập khẩu của thị trường Mỹ.
Ngoài dân số đông thứ ba thế giới với thu nhập bình quân đầu người rất cao
(năm 2011 khoảng 47084 USD), điều khiến cho Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ khổng
lồ là thói quen tiêu xài và nợ của người dân ở nước này. Người Mỹ sẵn sàng mua chịu
và trả nợ dần từ những thứ đắt tiền đến quần áo, giày dép … Mặc dù sau cuộc khủng
hoảng tài chính cuối 2007, người Mỹ đã giảm bớt tiêu xài và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân có
tăng lên nhưng mức độ không đáng kể.
Bảng 1.1: Chi tiêu trung bình của người Mỹ 2007 - 2011($)
2007
2008
2009
2010
Nhà cửa
16920
17109
16895
16557
Phương tiện di chuyển
8758

8604
7658
7677
Thực phẩm
6133
6433
6372
6129
Bảo hiểm cá nhân
5336
5605
5471
5373
Sức khỏe
2853
2976
3126
3157
Giải trí
2698
2835
2693
2504
Quần áo
1881
1801
1725
1700
Bia và thuốc lá
780

761
815
774
Giáo dục
945
1046
1068
1074
Chăm sóc cá nhân
588
616
596
582
Nguồn: />
2011
16803
8293
6458
5424
3313
2572
1740
807
1051
634

Trong khi đó, cơ cấu nền kinh tế Mỹ đã và đang có những thay đổi sâu sắc theo
hướng công nghiệp, trong nước chủ yếu chỉ sản xuất những sản phẩm công nghệ siêu
cao và tập trung cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phần còn lại bỏ hoặc chuyển
cho nước ngoài làm. Thậm chí những sản phẩm được xem là công nghệ cao như máy

tính xách tay hiện nay họ cũng không còn sản xuất nữa.


7

Với đặc điểm cơ cấu kinh tế nói trên, để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng năm,
Mỹ phải nhập khẩu một lượng hàng hóa cực lớn. Do ảnh hưởng của khủng hoảng, kim
ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu 2009 có giảm nhưng nhờ sáu quý tăng trường liên tực
nên nhập khẩu đã tăng trở lại sau đó. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm
2011 đạt 2263 tỉ USD. Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn là máy
móc thiết bị điện tử: 283,3 tỉ USD ; quần áo: 43.3 tỉ USD; đồ gỗ nội thất: 43 tỉ USD; …
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ
Nguồn: www.worldsrichestcountries.com/top_us_imports.html

1.2 Tổng quan về các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng nông sản
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế tự do hóa thương mại ngày càng phát triển
mạnh mẽ, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam song
dường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó khăn cho Việt Nam. Đặc biệt, từ
cuối năm 2011 trở lại đây, nhóm mặt hàng nông sản khi vào thị trường này gặp ngày
càng nhiều trắc trở, khó khăn.
1.2.1 Những rào cản kỹ thuật chung đối với mặt hàng nông sản tại thị trường
Mỹ.

Mỹ đã sử dụng một loạt các biện pháp có tính chất rào cản thương mại nhằm
hạn chế sản phẩm nông sản từ thị trường nước ta khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Những rào cản kĩ thuật này chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của Mỹ, mặt khác Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó
khăn cho hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
1.2.1.1 Tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng:



8

Các qui định hiện hành về thông tin dinh dưỡng trên nhãn hàng thực phẩm, bao
gồm các mặt hàng nông sản tiêu thụ tại Hoa Kỳ như sau:
(1) Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi hộp;
(2) Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng;
(3) Tổng lượng chất béo và lượng chất béo no (saturated) tính theo gram; tổng
lượng choresrol và sodium (miligram), tổng lượng Carbohydrate, dietary fiber, đường
và protein tính bằng gam mỗi lần dùng;
(4) Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong
một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo;
(5) Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày (recommended daily
allowances - RDA) của Hoa Kỳ của một số loại vitamin và chất khoáng của 1 lần dùng.
(6) Ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gram hoặc
miligram - tuỳ theo từng thành phần - đối với chất béo, chất béo no, cholesterol,
sodium, carbohydrate, dietary fiber, cùng với lượng calo trên gram đối với chất béo,
carbohydrate, và protein.
(7) Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của
người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% RDA của Hoa Kỳ.
1.2.1.2 Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn dịch tễ:
Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị
trường Mỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ theo Luật
Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới được chính phủ nước này ban hành.
Cụ thể, theo đạo luật này, từ năm 2012, Mỹ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra hết
sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm nông sản. Toàn bộ quy trình kiểm tra này sẽ được
chuyển từ cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) về Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tại
hội thảo, ông David Lennarz – nguyên chuyên gia kĩ thuật của FDA, phó chủ tịch Công
ty Registrar Corp Hoa Kì đã giới thiệu về các quy định của Mỹ liên quan đến việc xuất
khẩu nông sản sang thị trường Mỹ, quy định về an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu

dùng của FDA, quy định về hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA, những thay đổi
chủ yếu so với các quy định trước đây và ảnh hưởng của luật tới các việc sản xuất xuất


9

khẩu sang Hoa Kỳ. Các quy định này đề ra các mức độ nhiễm tối đa cho phép của các
thành phẩm trong vật liệu nhựa,chất bảo quản vào thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và
an toàn của con người.
1.2.1.3 Quy định về nhãn mác, đóng gói và bao bì :
Tất cả các loại bao gói, nhãn mác, bao bì đều phải được dán nhãn thích hợp, đáp
ứng các yêu cầu của Quy định với hàng nông sản. Tất cả các thông tin trên về nhãn
mác, bao bì hàng nông sản phải chính xác và không sai lệch hoặc dễ gây nhầm lẫn và
không được ghi sai về chất lượng, số lượng, thành phần cấu tạo, bản chất, tính an toàn,
giá trị, xuất xứ hoặc các nội dung khác.
Các thông tin ghi trên bao bì,nhãn mác phải bao gồm : tên thông thường của sản
phẩm, số lượng hàng hóa, nhận dạng nơi kinh doanh chính của người hoặc cho người
sản xuất ra sản phẩm hoặc đóng gói sản phẩm để bán lại, tên nước xuất xứ của sản
phẩm, hoặc từ ngữ khác biểu thị một cách rõ ràng về nước mà ở đó sản phẩm được
gieo trồng ( đối với sản phẩm nhập khẩu,..)
Quy định đối với một số mặt hàng nông sản như thực phẩm, nhiên liệu, nguyên
vật liệu, dược phẩm không được chứa thành phẩm bổ sung.
FDA còn đưa ra yêu cầu phải ghi rõ thành phần, giá trị dinh dưỡng.
Chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh và
tái sử dụng. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không đáp ứng được thì doanh nghiệp nhập
khẩu phải đóng gói lại, hao phí đóng gói lại khiến doanh nghiệp nhập khẩu không
muốn mua hàng từ người xuất khẩu cũ nữa.
Bao bì nhựa phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, việc tiếp
xúc giữa sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hại
nào.

Quy định về nhãn xuất xứ:


10

Theo qui định của Luật an ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là
Luật nông nghiệp 2002) được Tổng thống George W. Bush ký ban hành ngày
13/5/2002, một số nông sản: rau quả, thịt (bò, cừu, bê, lợn), và thủy sản bán tại các của
hàng bán lẻ bắt buộc phải có nhãn xuất xứ. Đối với thủy sản, nhãn xuất xứ còn phải ghi
rõ sản phẩm được đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng. Cũng theo qui định của luật này,
các cơ sở bán lẻ còn phải lưu giữ hồ sơ xác nhận xuất xứ hàng hóa.
1.2.1.4 Quy định kĩ thuật về môi trường:
Cấm đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản gây ảnh hưởng tới môi trường
nước nhập khẩu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới động, thực vật, tới môi trường sinh
thái tại nước nhập khẩu. Đặc biệt là các sản phẩm đóng gói, bao bì khi phân hủy.
Các sản phẩm nông sản khi xuất khẩu sang thị trưởng Mỹ cần phải tìm hiểu về
giấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt GAP, bởi gần đây, việc cần có
giấy chứng nhần này cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là nông nghiệp đang được áp
dụng rộng rãi, và dần dần được đưa vào phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng
nông sản.
Quy trình kiểm tra sản phẩm tuân theo hệ thống rào cản kỹ thuật trên là hết sức
gắt gao và đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Các
doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu còn đối mặt với các rào cản liên quan đến toàn bộ quá
trình sản xuất chủ yếu là các tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, từ năm 2009 trở lại đây, Mỹ đã lợi dụng những đạo luật thương mại
nhằm tạo lực cản cho các mặt hàng nông sản của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường
Mỹ. Vì vậy, trước khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa nông sản sang thị trường Mỹ,
các doanh nghiệp nước ta cần tìm hiểu kỹ thị trường mình hướng đến, tìm hiểu kĩ các
rào cản kĩ thuật đối với các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Và
điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp cần cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản

xuất khi sản xuất sản phẩm để có thể tạo ra sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng cao, tiêu
chuẩn tốt.


11

1.2.2 Ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của Mỹ tới nông sản xuất khẩu
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cần
thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và là công cụ trực tiếp bảo hộ
sản xuất trong nước. Đây cũng là rào cản hợp lý hạn chế nhập khẩu những hàng hóa
không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe con người, động thực vật

1.2.2.1 Tác động tích cực
- Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu trong thương mại quốc tế.
Để thâm nhập vào được một thị trường thì hàng hóa từ bên ngoài phải đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu của thị trường nước nhập khẩu. Mặc dù tuân thủ các yêu cầu
này không phải là bắt buộc nhưng ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Nên rào
cản kỹ thuật là động lực giúp các nhà xuất khẩu tìm mọi cách để vượt qua, đáp ứng
những yêu cầu dù khắt khe tới đâu. Do đó, họ phải chủ động cải tiến, trang bị máy móc
thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ thống quản
lý chất lượng quốc tế vào sản xuất, quy trình chế biến của doanh nghiệp, bồi dưỡng
năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Kết quả là năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm, của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu ngày càng được nâng cao và khẳng định
trên thị trường thế giới.
-

Bảo vệ môi trường sống

Khi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước nhập khẩu thì hoạt

động sản xuất đó mặc nhiên cũng tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Do đó sẽ hạn
chế tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nước
xuất khẩu. Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã có những đóng góp đáng kể vào công tác bảo
vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và góp phần phát triển bền vững.


12

-

Các bên đối tác dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng

Nhờ những yêu cầu kỹ thuật đã được công bố rộng rãi bằng văn bản và các
phương tiện thông tin chung nên nhà xuất khẩu dễ dàng tiếp cận và thực thi. Khi có
vướng mắc phát sinh về hàng hóa cả hai bên chỉ cần đối chiếu với các quy định, văn
bản có sẵn về chuẩn hàng hóa. Đàm phán dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1.2.2.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, rào cản kỹ thuật cũng tạo cho nhà
xuất khẩu không ít những khó khăn. Với tư cách là công cụ bảo hộ trực tiếp được thừa
nhận, rào cản kỹ thuật gây sự cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quan hệ
thương mại giữa các bên. Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn
kém. Ngoài các tiêu chuẩn quy định do các tổ chức quốc tế đưa ra, các rào cản này còn
do các nước tự đặt. Có khi các tiêu chuẩn này cùng được đặt ra nhưng lại không thống
nhất gây sự không đồng bộ trong các rào cản thậm chí sự không đồng bộ giữa các vùng
các miền trong cùng một quốc gia. Sự phức tạp cản trở thương mại giữa hai bên nếu
bên xuất khẩu không hiểu rõ luật.
Ngoài ra do sự chênh lệch về trình độ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu,
các nước nhập khẩu có nền kinh tế phát triển thường đưa ra các yêu cầu quá cao so với
trình độ đáp ứng của nước xuất khẩu là các nước đang phát triển. Các rào cản này thực

sự đã trở thành những thách thức lớn đối với các nước có trình độ thấp hơn. Sự hạn chế
về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học công nghệ… của các nước xuất
khẩu sẽ khiến họ khó có thể vượt qua các rào cản này.


13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA HÀNG
NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp
Việt Nam (giai đoạn 2001-2011)
Kim ngạch xuất khẩu của VN vào Mỹ liên tục tăng nhanh trong những năm qua,
đặc biệt từ sau Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào cuối năm 2001. Nếu như trước
năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chưa đến 1 tỷ USD thì đến năm 2011 con số
này đã lên đến 17 tỷ USD. Trong cùng xu thế đó, xuất khẩu nông sản cũng gặp nhiều
thuận lợi và tăng nhanh.
Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như tiêu, cà phê… có nhiều thuận lợi
khi xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ. Sở dĩ như vậy vì đây không phải là các mặt
hàng truyền thống của họ, không bị gây khó khăn bởi nhà sản xuất nước sở tại. Về
cạnh tranh, các mặt hàng nông sản của Việt Nam có nhiều lợi thế do giá rẻ hơn so với
các nước xuất khẩu khác cùng đi vào thị trường này. Vì vậy nhiều năm qua Mỹ là một
trong những thị trường XK chủ lực các mặt hàng nông sản của nước ta. Đối với các
mặt hàng nông sản, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ gần như là luôn luôn xuất
siêu.


14

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng xuất khẩu, mặt hàng nông sản Việt Nam cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn từ phía thị trường này đặt ra như các hàng rào phi thuế

quan, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đang ngày một nhiều và phức tạp.
Dưới đây là những thông tin cụ thể về thực trạng tình hình xuất khẩu các mặt
hàng nông sản chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
2.1.1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính
Việt Nam được đánh giá là một trong số 15 quốc gia xuất khẩu nông sản nhiều
nhất vào thị trường Mỹ. Không ít mặt hàng nông sản Việt Nam như hạt điều, cà phê,
hồ tiêu, cao su,… và nhiều mặt hàng trái cây khác được chấp thuận vào thị trường Hoa
Kỳ sau khi Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm. Bảng sau
thể hiện tình hình xuất khẩu của các mặt hàng đó trong những năm gần đây:
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang
thị trường Mỹ giai đoạn 2009-2011
2009

Mặt hàng
Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

(tấn)

(USD)

(tấn)

(USD )


Hàng rau

21.677.217

quả
Hạt điều

Cà phê
Chè

2010

53.195

255.224.12
2

128.05

196.674.15

0

2

5.353

5.730.482

2011

Lượng Trị giá
(tấn)

25.842.886

(USD)
28.865.842

61.771

372.368.401 47.549

153.035

250.132.128

4.577

4.916.907

397.659.39
2

138.59

341.092.53

8

1


4.506

4.937.160


15

Hạt tiêu

14.848

Gạo

43.615.122

_

Cao su

18.742

28.520.644

Tổng kim

545.711.25

ngạch


7

144.842.50

16.027

57.626.846

23.066

14.559

8.517.977

17.409

11.331.997

23.470

63.326.266

24.534

89.551.601

782.731.411

6


873.438.52
3

XK
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hàng rau quả:
Tính đến thời điểm này, đã có 36 loại rau của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 2,1 triệu USD năm 2009 và tăng lên 2,8 triệu
USD năm 2011. Trong số 36 loại này, nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim
ngạch cao nhất.
Đứng thứ hai là mặt hàng ngô non đóng lon, ngô luộc. Ngoài rau, các loại khoai
lang, hành củ, tỏi, gừng, nghệ... cũng được người Mỹ ưa dùng.
Thay đổi rõ nét nhất là Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu cho các sản phẩm rau, quả
tươi và giảm dần các sản phẩm rau, quả đóng hộp.
Tuy nhiên, thời gian tới, nông sản Việt Nam cần phải vượt qua rào cản cao hơn
khi Hoa Kỳ thực hiện kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu theo quy
định của nước này. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra ngặt nghèo đối
với các sản phẩm hàng hóa của các nước khi xuất khẩu vào thị trường nước này. Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm xuất khẩu vào


16

Hoa Kỳ nếu không đảm bảo chất lượng và tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm
đó.
Cà phê hạt
Thị trường Mỹ vẫn là một trong số những thị trường tiêu thụ cà phê lớn của
nước ta. Trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 1,2 triệu
tấn thì xuất khẩu sang Mỹ là nhiều nhất chiếm 11,55% ( hơn 138 nghìn tấn).
Việt Nam hiện đứng thứ bảy về giá trị xuất khẩu và thứ năm về số lượng trong

số các nước xuất khẩu cà phê sang Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt
Nam sang Mỹ là 341 triệu USD trong năm 2011. Thị trường Mỹ chủ yếu tiêu thụ cà
phê arabica (70%).
Cùng với xu hướng tăng giá chung của các mặt hàng nông sản, mặc dù khối
lượng cà phê xuất khẩu hầu như không tăng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt được sự
tăng trưởng kỷ lục. Khối lượng xuất khẩu năm 2011 chỉ đạt 138 nghìn tấn và giá trị là
341 triệu USD, ít hơn về lượng nhưng tăng tới 36,4% về giá trị so với năm ngoái.
Hạt điều
Mỹ vẫn giữ vị trí đầu bảng về tiêu thụ điều của Việt Nam, chiếm gần 1/3 lượng
điều xuất khẩu.
Lượng điều xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 178 ngàn tấn, kim ngạch 1,5 tỷ
USD, trong đó xuất sang Mỹ 47,5 nghìn tấn, đạt giá trị gần 400 triệu USD.
2.1.2 Thực trạng những ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đến xuất
khẩu nông sản sang Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam


17

Mặc dù Mỹ là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông
sản, nhu cầu tiêu thụ nông sản ở Mỹ rất lớn, trong đó phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Mỹ phải nhập khẩu 50% các mặt hàng hoa quả tươi, 80% hàng thủy sản. Các mặt hàng
trái cây nhiệt đới như thanh long, bơ, xoài, ổi, chôm chôm… rất được ưa chuộng.
Nhưng có thể thấy hàng nông sản Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp
cận thị trường, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Một số mặt hàng, kim
ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của Mỹ.
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu một số sản phẩm nông sản của Mỹ với các
quốc gia trong 2 năm 2009 và 2010
Năm
Mặt hàng

NK từ Việt Nam
NK từ các nước
khác

(Đơn vị: triệu USD)
2009

Hàn

Gạo

g rau

Chè

phê

21,7
2406



2010

_

196,7

634,


4011,

2

2

Hàng

Gạo

rau
5,7
457,4

25,8
2532,
4



Chè

phê
8,5
620,1

250,1
4850,
2


4,9
541,9

Tỷ lệ NK từ Việt
Nam của Mỹ so
với tổng trị giá

0,9%

4,7%

1,23% 1%

NK mặt hàng

1,35
%

4,9%

0,9%

này
Nguồn: Dựa trên số liệu thống kê của UN Comtrade
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không lớn
nhưng phần lớn là do các rào cản kỹ thuật tại Mỹ ngày càng khắt khe hơn các quốc gia
khác.Đặc biệt, từ cuối năm 2011 trở lại đây, nhóm mặt hàng nông sản khi vào thị


18


trường này gặp ngày càng nhiều trắc trở. Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong thời
gian tới, hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
khi Mỹ sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ
theo Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới được Chính phủ nước này ban
hành.
Ngay tháng 11 – 2011 vừa qua, quả thanh long – một mặt hàng nông sản có
lượng xuất khẩu khá lớn của Việt Nam – bỗng dưng bị Mỹ cấm thông quan vì cho là có
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Một số doanh nghiệp xuất
khẩu tại Việt Nam gặp phải trường hợp cơ quan nhập khẩu của Mỹ đã nâng tần suất
kiểm tra, lấy mẫu thanh long Việt Nam lên 100%. Do vậy, công ty đã phải tạm dừng
xuất khẩu vì lo lắng cho số phận những lô hàng của mình. Các container hàng thanh
long đều bị cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) giữ lại để kiểm tra dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chưa kể đến việc đi kèm với đó là thời gian lô hàng bị giữ
lại ở cửa khẩu để kiểm tra trước khi thông quan, nguy cơ hoa quả sẽ mất đi độ tươi và
dẫn đến hỏng, bởi trái cây sau khi đến Mỹ trong vòng 7 ngày phải bán hết, nếu không
sẽ chỉ còn đường bỏ đi vì không còn đảm bảo chất lượng nữa. Điều đáng nói ở đây
chính là các cơ quan chức năng Mỹ mặc dù đã cấp phép cho thanh long của Việt Nam
vào Mỹ, nhưng đến nay vẫn chưa công bố về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(Maximum Residue Limits - MRL) cho phép.
Một khó khăn khác với mặt hàng quả này để xâm nhập vào thị trường của Mĩ
là quá trình chiếu xạ thanh long. Đã phải mất đến 4 năm để đáp ứng các quy trình sản
xuất, chiếu xạ của phía Mỹ, đến năm 2008 Việt Nam mới xuất được lô hàng thanh long
đầu tiên vào Mỹ.
Cũng trong năm 2011 (cụ thể là từ tháng 7 đến tháng 11) khoảng 600 tấn mật
ong của Việt Nam đã bị Cơ quan dược phẩm Mỹ trả lại. Lý do mà nước này đưa ra là
bởi, mật ong của ta nhiễm một loại thuốc trừ nấm có tên là Carbenzamin. Theo đánh


19


giá của giới chuyên gia, mặc dù dư lượng chất này ở mật ong xuất khẩu của ta thấp hơn
rất nhiều so với quy định của CODEX và Liên minh châu Âu (EU) song Mỹ vẫn cố
tình khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn. Kết cục là, sau sự việc 600 tấn
mật ong của Việt Nam bị Mỹ trả lại, đến nay sản phẩm mật ong hầu như khó có thể
xuất khẩu được. Song, điều quan trọng là, động thái này của Mỹ đã khiến 35.000 người
nuôi ong của Việt Nam rơi vào tình thế “dở khóc dở cười”. Bởi từ khi trở thành mặt
hàng xuất khẩu có thế mạnh, nhiều người dân Việt Nam đã chuyển hẳn sang làm nghề
nuôi ong lấy mật. Do đó, có thể trông thấy ngay sự ảnh hưởng lớn đến đời sống của
nhiều người nông dân Việt Nam.
2.2 Các biện pháp vượt rào kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị
trường Mỹ của Việt Nam hiện nay
Trước những khó khăn phải đối mặt trong việc xuất khẩu nông sản vào thị
trường Mỹ, Chính phủ Việt Nam đã và đang sử dụng những biện pháp nhất định để hỗ
trợ các doanh nghiệp tiến vào thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng này.
2.2.1 Các chính sách tài chính- tín dụng hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng nông sản:
Thực hiện định hướng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản
vốn là thế mạnh của chúng ta, theo nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 về
một số chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
Chính phủ đã có một số điều chỉnh mà trong đó có miễn thu thuế buôn chuyển về hàng
hóa nông nghiệp, định hướng xem xét miễn giảm thuế khi gặp rủi ro về thị trường và
giá cả, tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà
nước thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại gắn với xuất khẩu nông sản, mở rộng cam
kết song phương và đa phương. Sau đó, năm 2001, Nghị Quyết số 05/2001/NQ-CP
ngày 24/05/2001 của Chính phủ và Quyết định số 908/QĐ-TTG ngày 20/07/2001 của
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và


20


nâng cao thu nhập cho nông dân mà nổi bật là miễn giảm thuế nông nghiệp, đầu tư cho
công tác giống giãn nợ và khoanh nợ cho các hộ nghèo, thực hiện thưởng theo kim
ngạnh cho một số nông sản xuất khẩu chủ lực. Chính phủ cũng đưa ra các ưu đãi về tín
dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, thành lập các quỹ bảo hiểm nhằm tránh tác
động tiêu cực khi gặp rủi ro về thị trường và giá cả. Tuy vậy số lượng doanh nghiệp
nhận hỗ trợ tài chính còn rất hạn chế do những điều kiện còn khá ngặt nghèo.
2.2.2 Giải pháp về vấn đề thâm nhập thị trường và công tác tiếp thị quảng bá
hình ảnh:
Một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu việc thâm nhập thị trường Mỹ
của Chính phủ Việt Nam là Hiệp định song phương thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có
hiệu lực từ ngày 10/12/2001 với những tính chất chủ yếu dựa trên khuôn khổ
WTO.Hoa Kỳ có nghĩa vụ áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam, quy
chế về đối xử quốc gia (NT). Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, mức thuế áp dụng vào
hàng hóa Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 14% với khoảng 250 sản phẩm mà trong
đó chiếm 4/5 là nông sản. Đó chính là cơ hội phát triển có một không hai nhằm thúc
đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hơn nữa đây còn là bước đệm quan trọng để Việt
Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. Tham gia WTO giúp nước ta có nhiều
lợi ích vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản trên thị trường Mỹ bởi vì:
thứ nhất, cả Việt Nam và Mỹ đều phải thực hiện Hiệp định TBT theo những nguyên
tắc chung của WTO, điều này giúp hạn chế các tiêu chuẩn kỹ thuật vô lý, mang tính
phân biệt đối xử và bảo hộ cao; thứ hai, khi là thành viên của WTO Việt Nam được
hưởng chế độ giải quyết kiện cáo, tranh chấp bình đẳng hơn với Mỹ và các nước thành
viên khác.
Bên cạnh đó, việc xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại ở Mỹ đã nỗ lực thúc
đẩy thương mại 2 chiều Việt – Mỹ. Trong năm 2011, trung tâm đã phối hợp thực hiện
các hoạt động quảng bá, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông


21


nghiệp. Nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2012, trung tâm xúc
tiến Thương mại Nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch tổ chức và tham gia nhiều hội chợ
triển lãm trong và ngoài nước như:
- Hội chợ Nông nghiệp kết hợp Diễn đàn xúc tiến đầu tư nông nghiệp công nghệ
cao khu vực Đồng bằng sông Hồng (tháng 6 ở Hải Dương).
- Hội chợ nông nghiệp Quốc tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tháng 7 ở
Cà Mau)
- Hội chợ Giống, Vật tư Nông nghiệp và Thương mại Khu vực phía Bắc 2012
(tháng 8 ở Bắc Giang)
- Hội chợ hàng Nông sản và thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc 2012 (tháng 9
ở Hà Nội
- Hội chợ Thực phẩm và đồ uống Foodex Japan (tháng 3 ở Tokyo, Nhật Bản).
- Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 9 tại Liêu Ninh, Trung Quốc (tháng 9 ở
Liêu Ninh, Trung Quốc).
- Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống SIAL Paris 2012 (tháng 10 ở Paris, Pháp)
- Chương trình Quảng bá Nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường
Campuchia (tháng 12 tại Phnom Penh, Campuchia).
Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia các chương trình:
- Đối với chương trình Hội chợ Triển lãm được tổ chức trong nước các doanh
nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng.
- Đối với chương trình Hội chợ Triển lãm được tổ chức ở nước ngoài các doanh
nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, tuyên truyền, quảng cáo.
2.2.3 Tăng cường công tác quản lý chất lượng:


22

Một vấn đề nữa khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ đó là phải
đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất. Các doanh nghiệp xuất

khẩu trái cây qua Mỹ đang gặp khó khăn với Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm
(FSMA) có hiệu lực từ đầu năm 2011 mặc dù trước đó đã thực hiện đầy đủ các quy
định về thực phẩm nhập khẩu và được cấp phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Tức là quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các hàng hóa sẽ do Bộ Nông
nghiệp Mỹ đảm nhiệm thực hiện. Chính phủ đã xác định Mỹ không phải thị trường cao
cấp, trái lại đây là thị trường rất dễ tiêu thụ, bởi có nhiều mức tiêu thụ hàng cho những
người thu nhập cao, cho những người thu nhập trung bình và những người thu nhập
thấp. Nhưng vấn đề quan trọng nhất khi XK vào thị trường này là cần phải giữ ổn định
thị trường: thứ nhất phải ổn định về khối lượng hàng, thứ hai phải ổn định về chất
lượng, thứ ba phải ổn định về thời gian giao hàng. Với bạn dứt khoát không được giao
hàng chậm, không giao hàng thiếu số lượng và lơ là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà nước đã xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu
mang tính quốc tế trong đó hướng dẫn cụ thể cho từng thị trường, có chính sách thưởng
phạt nghiêm minh với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về chất
lượng, áp dụng các chế độ đăng ký kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với các doanh
nghiệp.Ví dụ như tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu kỹ thuật với gạo xuất khẩu là TCVN
5644-1999 với các tiêu chuẩn đánh giá là màu sắc mùi vị đặc trưng cho từng giống,
loại gạo đó, không biến màu, không bị hư hỏng và không có mùi vị lạ.Đối với cà phê
xuất khẩu thì tiêu chuẩn Nhà nước là TCVN4193-2005 đã phù hợp với tiêu chuẩn quốc
tế.Tiêu chuẩn của Việt Nam về thanh long TCVN 7523-2005 quy định về mùi vị màu
sắc đỏ đặc trưng đều và chắc quả.
Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, ta phải thừa nhận chưa có tiêu chuẩn hiện
hành nào xây dựng cho lĩnh vực nghành nghề nông thôn. Xét theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Việt Nam có 325 tiêu chuẩn về chất lượng


23

nông sản nhưng trong đó chỉ có khoảng 100 tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Ở Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều các tiêu chuẩn và phương pháp thử xác định chất

lượng của sản phẩm gây khó khăn không nhỏ cho việc tiếp cận và thỏa mãn yêu cầu
của các thị trường nhập khẩu mà trong đó tiêu biểu là Mỹ.
2.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn lực:
Thực hiện Nghị quết lần thứ bảy (khóa X) của Trung ương Đảng về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết
định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956) với mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào
tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000
lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo
việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn…”.
Để thực hiện mục tiêu trên đề án đưa ra 3 nhóm chính sách, 5 nhóm giải pháp, 8
nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 nhóm hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã. Kinh phí thực hiện toàn bộ dự án ước tính là 25.980 tỷ
đồng (bình quân mỗi năm là 2.363 tỷ đồng; giai đoạn 2009-2011đã được bố trí khoảng
2.800 tỷ đồng). Dự án đã có nhiều thành tựu khả quan như năm 2010 đã tiến hành dạy
nghề được cho khoảng 345.000 lao động nông thôn. Dự án tuy còn nhiều bất cấp cần
gỡ bỏ, rắc rối phải xử lí gấp để sao cho có thể đi vào thực tế cơ sở gắn với nhân dân
nhưng đó cũng thể hiện được quan điểm và định hướng phát triển của nhà nước vào
ngành nông nhiệp trong tương lai.


24

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ỨNG
PHÓ VỚI RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1 Giải pháp đối với Chính phủ
3.1.1 Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối

phó và vượt qua rào cản môi trường:
Nhãn mác là nhân tố mà thị trường Mỹ rất coi trọng và đang dần đặt ra những
quy định về việc yêu cầu các mặt hàng nhập khẩu cần có các nhãn mác cụ thể. Giải
quyết các vấn đề về nhãn mác sinh thái không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam
tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ của
mặt hàng nông sản.
Hiện nay, do sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố môi
trường đã và đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong TMQT,
nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có Mỹ đã yêu cầu có nhãn sinh
thái đối với hàng nhập khẩu. Trên thế gới , hiện nay có 30 chương trình nhãn sinh thái
khác nhau gây nhiều phiền toái và đã thực sự trở thành rào cản kỹ thuật cho thương
mại, chẳng hạn như nhãn hiệu ngư nghiệp bền vững… Vì vậy, tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế đã có sự quan tâm đáng kể đối với các ý tưởng về một hình thức nhãn sinh
thái mang tính chất quốc tế.
Hộp 3.1 : Ban kỹ thuật ISO/TC 207 về quản lý môi trường của ISO đã thiết lập
Phân ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC3 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này
(hiện có 46 nước là thành viên của phân ban kỹ thuật này, trong đó có Việt Nam).
Một số định hướng chính trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về nhãn môi trường :
ISO 12020: nhãn môi trường và sự công bố các nguyên tắc chung ( thông qua
và ban hành năm 1998)
ISO/DIS 12021: nhãn môi trường và sự công bố Nhãn môi trường kiểu II:


25

Các giải pháp môi trường công bố (dự thảo), giải pháp về môi trường do các
nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối bán lẻ hoặc bất cứ ai khác đều được lợi mà không
cần tham gia của cơ quan chứng nhận bên thứ 3 độc lập. Đây là sự tự công bố về mặt
môi trường mang tính thông tin của DN ( vd về khả năng tái chế, tính không hủy hoại
môi trường sinh thái), đôi khi có thể được công bố dưới hình thức chương trình hiệu

chuẩn.
ISO/CD 14204: nhãn môi trường và sự công bố nhãn môi trường kiểu I:
Các nguyên tắc hướng dẫn và quy trình thủ tục (dự thảo): chương trình thực
hành bên thứ 3 dựa trên cơ sở đã chuẩn cứ một cách tự nguyện nhằm cấp nhãn môi
trường có yêu cầu về sự ưu tiên dựa trên chu trình sống của sản phẩm. Theo đánh giá
của nhiều chuyên gia, ISO 14024 thể hiện nhiều sự lựa chọn hạn chế đối với chương
trình nhãn sinh thái vì nó chưa phù hợp với các điều kiện của các nước đang phát
triển khi phải bỏ ra chi phí lớn và thường xuyên thử nghiệm và kiểm tra.
Mặc dù quy định trên còn đang tiếp tục thảo luận nhưng Việt Nam đã ủng hộ
sáng kiến nhãn mác môi trường kiểu II và cần triển khái thêm dự án tiến hành điều
tra, nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật và thực tiễn cho việc ban hành cơ chế cấp
nhãn sinh thái ở Việt Nam.
3.1.2 Tích cực tham gia các Hiệp hội đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể:

Việt Nam cũng cần nhanh chóng đẩy mạnh hơn nữa quá trình tham gia các
hiệp hội thế giới và khu vực với từng mặt hàng nông sản như đã từng tham gia Hiệp
hội Cà phê, Hiệp hội chè thế giới, Hiệp hội các nước xuất khẩu gạo,… Đây là việc
làm hết sức cần thiết bởi:
Thứ nhất, các hiệp hội là tập hợp của các thành viên có cùng quyền lợi và có
nhiều điểm chung về thế mạnh xuất khẩu, do đó, phương hướng và hành động của
mỗi tổ chức sẽ vì quyền lợi của quốc gia thành viên,
Thứ hai, việc tham gia vào một tổ chức các quốc gia có cùng thế mạnh như
mình có thể giúp Việt Nam học tập kinh nghiệm từ bạn bè quốc tế, để khắc phục


×