A.Tổng quan.
1. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam, thuận lợi và khó khăn.
- Cây thanh long (Hydrocereus undatus),(hay còn gọi là Pitaya theo tên Mỹ Latinh) là cây ăn
trái họ xương rồng có nguồn gốc ở vùng sa mạc Mêhicơ và Colombia, thuộc nhóm cây nhiệt
đới khơ. Ở Việt Nam, thanh long đã có từ rất lâu nhưng mới chỉ được biết đến rộng rãi trên thị
trường thế giới trong những thập niên gần đây,nó là một trong những chủng loại trái cây đặc
sản.
- Thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn q́c (32 tỉnh thành) tuy nhiên
diện tích tập trung lớn nhất là Bình Thuận(trên 20000h), rồi đến Long An(5000ha), Tiền
Giang(3000ha), tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai và một số địa phương trên Tây Nguyên và
các tỉnh phía Bắc.
- Cây thanh long dễ trồng, cho trái chất lượng tốt, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng
và gần đây thanh long luôn được giá. Lợi nhuận của người trồng Thanh long cũng tăng hơn so
với một số cây trồng khác, Chính vì vậy diện tích thanh long phát triển rất nhanh, vùng trồng
thanh long cũng đã mở rộng rất nhiều. Trước đây chỉ tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang và
Long An, nay đã trồng khắp các vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng
Tàu), ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, v.v. cả đến Cà Mau) và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc.
Tương tự như vậy, sản lượng thanh long cũng tăng lên rất nhiều (năm 2000 dưới 50.000 tấn,
đến nay đã hơn 600.000 tấn).
Diện tích và sản lượng Thanh Long qua các năm.
(x1000 tấn)
(x1000 ha)
DiệnTrung
tích Lập, Báo cáo HN TFNet, 2013).
(Nguồn: Ts. Lương Ngọc
• Thuận lợi.
Sản lượng
Thanh long là cây dễ trồng, nông dân có thể trồng ngay trên đất ruộng sau khi lên líp và đấp
mơ nhỏ. cây thanh long thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, chịu được đất xấu, đất
phèn nhẹ, nhưng không bị úng. Cho nên hiện nay thanh long được trồng khắp nơi, mở rộng
ngay cả các vùng phèn.
Thanh long là loại cây mau cho trái, sau khi trồng khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch, là cây
dễ trồng, dễ chăm sóc, bên cạnhđó lợi nhuận từ cây thanh long có thể gấp 7-10 lần so với trồng
lúa.
Nơng dân trồng thanh long có kỹ thuật rất cao, có khả năng cho ra hoa theo ý muốn (rải vụ),
xử lý trái lớn, nhỏ theo thị trường, xử lý tai trái giữ màu xanh sau thu hoạch, v.v.
• Khó khăn.
Do có lợi nḥn và dễ trờng, có thể rải nhiều vụ trong năm nên cây thanh long bị khai thác quá
sức. Do phải mang trái nhiều vụ liên tiếp lại không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân
đới nên cây Thanh long có hiện tượng thiếu dinh dưỡng, cành teo tóp, xuất hiện vàng cành, tần
xuất và các chủng loại sâu bệnh hại ngày càng nhiều.
Việc quá lạm dụng một số hợp chất kích thích sinh trưởng (có chứa GA3, GA4, GA7,
Cytokinin, NAA...) trên cây thanh long cũng góp phần làm suy kiệt sức lực của cây Thanh
long. Chúng ta đã biết rõ rằng chất kích thích sinh trưởng (chất ĐHST) khơng phải là dinh
dưỡng, nếu dùng nó q nhiều mà khơng bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cân đối thì
cây sẽ bị kiệt sức và suy giảm tính chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi…
1
Có rất nhiều vườn Thanh long được trờng trên địa hình đất trũng thấp , mực thủy cấp nông,
khó thoát nước vào mùa mưa lũ (có thể diện tích này chiếm gần 50%) như trên nền đất ruộng
lúa 2 vụ, 3 vụ, dể bị úng. Thiết kế ruộng không có hệ thống thóat úng, khơng phù hợp với đặc
điểm không chịu úng của cây thanh long làm cho bộ rễ thiếu oxy, phát triển kém, cành ốm
yếu, chống chịu với sâu bệnh yếu, chất lượng và năng suất trái thấp. Nhiều vườn cây phát
triển yếu, cành vàng, có vườn sau một thời gian bị chết. Chứng tỏ phát triển vườn Thanh long
còn mang tính tự phát không có thiết kế, qui hoạch khoa học. Đặc biệt hiện nay cây thanh long
đã tràn về vùng phèn Đồng Tháp Mười, vấn đề nghiên cứu tính thích nghi và tính chống chịu
phèn và úng của thanh long cần được đặt ra hết sức cấp bách để cảng báo cho người trồng
thanh long.
Trong khi đó, Thanh long Bình Thuận đa số trồng trên đất bạc màu nhưng canh tác thiếu phân
hữu cơ, bón quá nhiều phân hóa học làm đất thêm bạc màu, hệ vi sinh vật đất có lợi kém phát
triển, sức đề kháng của cây rất yếu trong tình hình trên.
Việc lạm dụng & sử dụng không tuân thũ theo nguyên tắc 4 Đúng những loại thuốc BVTV,
phân bón lá đã làm cho cành, rễ thanh long bị suy kiệt & trái thanh long mau hư khó bảo
quản và vận chuyển đi xa..Cũng do sử dụng nhiều lần trên nhiều dạng loại thuốc đã tiêu diệt
nhiều loại thiên địch, từ đó đã phá vỡ “thế cân bằng sinh học tự nhiên”. Thực tế đã cho thấy,
hiện nay trên các vườn Thanh long thâm canh xuất hiện nhiều loại bệnh.
Công nghệ sau thu họach & công nghệ chế biến chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường cũng như
của thực tế sản xuất. Chính nguyên nhân này đã làm giảm sút giá trị gia tăng của trái Thanh
long. Giảm lợi nhuận & hạn chế tốc độ mở rộng thị trường.
Tuy có vùng sản xuất khá tập trung ở một số huyện trọng điểm của Bình Thuận, Long An &
Tiền Giang nhưng còn rất yếu trong khâu tổ chức sản xuất, liên kết với qui mô lớn từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ. Chuỗi liên kết ngành hàng chưa được tổ chức chặt chẽ và khoa học.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng như các sở ban ngành đã chú ý phát triển các diện tích
Thanh long theo qui chuẩn Viêt-GAP và cũng đã có kết quả khả quan như ở tỉnh Bình Thuận
(đã có trên 7.000 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP). Nhưng để
duy trì và phát triển diện rộng trên những diện tích trồng Thanh long theo qui chuẩn Việt-GAP
thì còn gặp nhiều khó khăn do những bất cập trong quản lý, điều hành, do nhận thức, ý thức và
thói quen cố hữu, bảo thủ của người nông dân .
2
Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà sơ chế đóng gói, kho lạnh b
ảo quản còn chưa được chú ý đúng mức để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất
Thanh long bền vững.
2. Tình hình xuất khẩu thanh long sang EU, cơ hội và thách thức.
Thanh long Việt nam phần lớn đã được xuất khẩu tới 20 quốc gia trên thế giới (chiếm từ 80-85%
sản lượng), nhưng chủ yếu vẫn là các nước Châu Á mà Trung Quốc chiếm thị phần lớn. Châu Âu
là thị trường bán được giá cao nhưng là những khách hàng khó tính.
Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam, 2003-2013
(Viện CAQ MN, 2014)
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị, 2013
• Cơ hội.
Phát triển sản phẩm: Việt Nam hiện có cơ hội lớn trong việc phát triển giống cây trồng
mới, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xuất khẩu như trồng thêm giống mới, áp dụng kỹ
thuật thay mẫu quả , giữ màu ruột...nhờ có sự nghiên cứu của các viện cây ăn quả, có sự
hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
Thương hiệu : Hiện tại đã có một vài thương hiệu thanh long như Hồng Hậu, Long
Hịa, đã được biết đến trên thương trường thế giới có cơ hội tiếp tục tăng thị phần xuất
khẩu.
Cạnh tranh: Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho thanh long Việt Nam tự khẳng
định và hoàn thiện hơn trên thương trường ( đạt các chứng chỉ cần thiết , đảm bảo chất
lượng ổn định...)
• Thách thức.
Phát triển sản phẩm: Sản lượng thanh long ngày mỗi cao, nhưng thiếu thị trường xuất- đầu ra
của sản phẩm khiến ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng.
Thương hiệu : Mặc dù đã có một số thương hiệu thanh long Việt Nam, nhưng 60% xuất khẩu
vẫn còn dưới thương hiệu nước nhập khẩu sẽ khiến cho thanh long của Việt Nam nói chung và
Bình Thuận nói riêng gặp đe dọa mất thương hiệu trên một số thị trường quốc tế.
3
Cạnh tranh: Sự gia nhập AFTA, nhất là WTO sẽ khiến cho sự cạnh tranh hết sức gay gắt và
khốc liệt cho chính sản phẩm thanh long Việt Nam trên sân nhà trực tiếp, hoặc gián tiếp khi
việc không đánh thuế cho Các sản phẩm trái cây Trung Quốc, Thái Lan ... tràn vào thị trường.
Thanh long của ta còn quá nhiều tồn tại, nhất là còn có xuất hiện những vết bệnh (do nấm và
vi khuẩn) trên trái trong quá trình tồn trữ, vận chuyển, trái và những tai trái bị héo vàng & dập
trái, thiếu vệ sinh và đơi khi vẫn còn tờn dư lượng hóa chất độc hại, nên khi chuyên chở xa,
nhất là chuyên chở bằng tàu thủy, khi đến thị trường Châu Âu tỷ lệ trái bị hư hỏng quá lớn.
Đồng thời đã bắt đầu có một số nước cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV cao trong trái thanh
long & nhất là với đối tượng Ruồi đục trái.Vấn đề xúc tiến thương mại của Việt Nam ở các
nước Châu Âu chưa được quan tâm, người dân Châu Âu hầu như chưa hiểu biết gì nhiều về
trái thanh long .
Chưa có những kế hoạch và những hợp đồng hợp lý giữa sản xuất và tiêu thụ, chưa xác định
chính xác các thông số về Cung-Cầu của từng thời điểm trong năm, dẫn đến không ổn định về
giá cả tiêu thụ. Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho Thanh long Việt Nam. Còn tồn tại
khá nhiều các nhãn hiệu Thanh long cùng xuất xứ tại Việt Nam (có cả nhãn hiệu của Công ty
nước ngoài đóng gói ngay tại Việt Nam). Chưa xây dựng đươc các tiêu chuẩn và qui chuẩn về
chất lượng trái Thanh long xuất khẩu.
Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà sơ chế đóng gói, kho lạnh
bảo quản còn chưa được chú ý đúng mức để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất
Thanh long bền vững.
3. Tổng quan về cơng ty TNHH thanh long Hồng Hậu.
- Cơng ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại
-
Việt Nam.
Công ty được thành lập vào năm 1988 với mơ hình trang trại. Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 ha
đất khai hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn ngày. Đến thời điểm năm 2003,
Hồng Hậu đã có 100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long. Hoàng Hậu là trang trại đầu
tiên ở Việt Nam sản xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu
thanh long với quy mô lớn.
-
Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á,
châu Âu. Phát huy những thành quả đạt được, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm
để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính ở nước ngồi. Kế
hoạch năm 2005-2010, Cơng ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh long hữu cơ (organic) theo quy
trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn Châu Âu (EUREPGAP).
-
Thành phần sinh hoá, dinh dưỡng của quả Thanh Long:
Thành phần
Nước
Protein
g/100gr thịt
trái
85.3
1.1
Thành phần
Vitamin C
Niacin
4
g/100gr thịt
trái
3
2.8
Glucose
0.57
Vitamin A
0.0111
Fructose
3.2
Calcium
10.2
Sorbitol
32.7
Sắt
6.07
Cacbohydrat
11.2
Magnesium
38.9
Chất xơ
1.34
Phospho
27.5
Tro
0.56
Kali
27.2
Năng lượng
67.7
Natri
2.9
Nguồn: sở NN và PPNT Bình Thuận trích từ báo cáo của Phân Viện
Cơ điện Nơng Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM.
-
Hệ thống quản lí chất lượng của cơng ty ( VIETGAP, GLOBALGAP).
Nguồn ngun liệu, sản lượng.
-
+) Cơng ty hiện có 2 giống thanh long đó là: ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ, vào tháng 9-2013,
cơng ty đã đăng kí thành cơng việc mua bản quyền giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 của Viện
cây ăn quả miền Nam(SOFRI) và được quyền sử dụng, khai thác trong vòng 20 năm. Thanh long
có những đặc tính như: Ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái
quân năm và hấp dẫn trẻ em. Hàng năm, sản lượng thu hoạch từ 3000-3500 tấn, năng lực thu mua
và đóng gói xuất khẩu từ 10000-12000 tấn.
+) Tính đến cuối năm 2013, tồn tỉnh Bình Thuận có 20.551 ha thanh long với sản lượng thu
hoạch trên 500 ngàn tấn/năm (trong đó, có 7.335 ha thanh long được chứng nhận sản xuất theo
quy trình VietGAP). Nhờ có biện pháp chong đèn kích thích ra hoa trái vụ nên trái thanh long
Bình Thuận có thể cung cấp cho thị trường quanh năm theo yêu cầu. Hiện nay, thanh long Bình
Thuận chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu đến 85%, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 15%.
Định hướng và xác đinh mục tiêu phát triển của công ty.
-
+) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phối hợp cùng với các cơ quan Nhà Nước tổ chức giới thiệu,
tuyên truyền, quảng cáo trái Thanh long thông qua những sự kiện thể thao, văn hoá, các phương
tiện thơng tin đại chúng để tạo lịng tin ở người tiêu dùng Mỹ vì đây là sản phẩm khá mới mẻ đối
với thị trường này.
+) Tăng cường công tác nghiên cứu thật kỹ thị trường tạo đầu ra cho thanh long, nhằm giữ vững
và thâm nhập sâu thêm vào thị trường Mỹ, Pháp, Nhật Bản..
+) Phối hợp các cơ quan nhà nước tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá trái Thanh long
thông qua những sự kiện thể thao, văn hố, các phương tiện thơng tin đại chúng trong và ngồi địa
phương.
Các cơng ty tương tự.
+) Cơng ty trồng và xuất khẩu thanh long (Vina Hgin Gon).
+) Công ty TNHH TM XNK Phương Giảng.
+) DNTN rau quả Bình Thuận.
+) DNTN Văn Bình.
+) DNTN TM Phúc Dun Thịnh.
+) DNTN Long Hịa.
+) Công ty TNHH TM Lộc Tú.
+) Công ty TNHH Bảo Thanh.
4. Tổng quan về truy xuất nguồn gốc.
5
4.1.
Khái niệm.
Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng cơng
đoạn của q trình sản xuất, chế biến và phân phối.
(theo Codex Alimentarius).
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm q trình hình thành và lưu thơng thực phẩm.
(Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12).
Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng cơng
đoạn của q trình sản xuất kinh doanh.
(Thông Tư 74/2011/TT-BNNPTNT).
4.2.
Xuất xứ của truy xuất nguồn gốc.
Truy xuất nguồn gôc đã được sử dụng từ lâu đời và trong những lĩnh vực khác nhau, trong
cuộc sống thường ngày cũng như trong sản xuất nông, lâm, thủy sản,…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm qua trên thế giới trong một số
các ngành khác như hàng không, ô tô và các ngành công nghiệp dược phẩm.
Đối với các ngành công nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một yêu cầu chinh
đáng trong thương mại quốc tế. Trong thời gian qua ba thập kỷ qua, trong xu hướng toàn cầu hóa
cùng với những tiến bộ trong ni trồng và chế biến thủy sản thì hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở
thành một mối quan tâm lớn khi tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối lo và hoang
mang cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc như một sự đảm
bảo về chất lượng cảu sản phẩm làm cho người tiêu dung tin tưởng hơn. Trong xu thế hội nhập
chung, việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc là phổ biến trên tồn thế giới, tuy có sự gộp chung ở một
số khu vực nhưng sự phân hóa nhiều nhất vẫn là công nghệ sử dụng.
Ban đầu truy xuất nguồn gốc được thể hiện với các hình thức đơn giản nhất là trên giấy. Năm
2002 với sự phát triển bung nổ trong phân tích dữ liệu điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên
công nghệ thông tin phải được phát triển. Yêu cầu tối thiểu cho hệ thống truy xuất nguồn gốc ở mỗi
đơn vị được các cơ quan quản lí quốc tế đặt ra trước tiên là các sản phẩm phải được dán nhãn riêng
biệt để cho phép nhận dạng. Các phương pháp phổ biến nhất là dán nhãn sản phẩm với hệ thống mã
số mã vạch trong đó EAN13 và mã số UCC12 được sử dụng nhiều nhất.Các mã số bao gồm các dạng
định dạng, nhưng không thể đọc được băng cách bán lẻ.
Những phát triển mới nhất là việc sử dụng RFID( nhận dạng bằng tần số radio). Lợi thế của
các thẻ này là dễ dàng để đọc. Hệ thống theo dõi và dám sát truy xuất sử dụng hệ thống quản lí phần
mềm, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID (‘hip điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ
thống mã hóa cho phép nắm bắt và duy trì mọi thơng tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi
tới tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và
phân phối). Khi có bất kì vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì doanh nghiệp có thể truy xuất ngược
lại để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp xử lí kịp thời. Đối với người tiêu dùng họ có
thể biết được mọi thơng tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như
thế nào, dùng thức ăn gì, v.v… và do đó tạo được tâm lí an tồn cho người tiêu dùng.
4.3. Phân loại truy xuất nguồn gốc.
- Truy xuất nguồn gốc bên trong: Là các quá trình kinh doanh, dữ liệu độc quyền một công ty sử
dụng trong phạm vi các hoạt động của mình để thực hiện việc truy tìm nguồn gốc.
- Truy xuất nguồn gốc bên ngồi: Là qua trình kinh doanh xảy ra giữa các đối tác thương mại và
thông tin/ dữ liệu trao đổi truy tìm nguồn gốc.
4.4. Đối tượng của truy xuất nguồn gốc.
6
- Tất cả các loại thực phẩm và các sản phẩm liên quan trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ ao nuôi đến
nhà bán lẻ.
- Thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu nông nghiệp khác cần dùng để sản xuất thực phẩm.
- Các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
4.5. Lợi ích và lý do phải áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
a. Lý do.
Hiện nay trên thế giới xảy ra rất nhiều sự cố mất an toàn thực phẩm như nhiễm độc ddioooxxin
ở bỉ, Dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản, Dich bò điên tại Anh,… dẫn đến quan ngại về an
tồn thực phẩm và thơng tin nguồn gốc thực phẩm.
Do yêu cầu của các cơ quan các nước nhập khẩu thực phẩm: quy định những yêu cầu và biện
pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm; Yêu cầu thực hiện truy
xuất nguồn gốc sản phẩm khơng an tồn; Không cho phép nhập khẩu các sản phẩm không an tồn
thậm chí hủy bỏ khi nhập khẩu.
Các nước xuất khẩu thực phẩm: đáp ứng để vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu
và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước.
b. Lợi ích.
Tuy việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản sẽ làm tăng chi phí
trong việc đầu tư trang thiết bị, nhân lực và phức tạp trong quản lý, lưu giữ thông tin. Tuy nhiên
những lợi ích mà truy xuất nguồn gốc mang lại cho doanh nghiệp khơng phải là nhỏ. Theo đó, khi áp
dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Đảm bảo thu hồi nhanh chóng sản phẩm. Khi có những phản ánh khơng tốt từ phía khách hàng thì
các lơ sản phẩm bị sự cố sẽ được xác định tức thời và tiến hành thu hồi nhằm giảm sự ảnh hưởng và
bảo vệ người tiêu dùng tránh phải sử dụng sản phẩm bị sự cố.
- Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra. Khi đó doanh nghiệp sẽ tiến hành dị theo từng cơng
đoạn trong chuỗi cung ứng và phát hiện ra ngay sự cố đó phát sinh ở tại khâu nào và sẽ có câu giải
thích rõ ràng với khách hàng và đề ra phương án giải quyết kịp thời từ đó sẽ có sự giám sát và cải tiến
hệ thống nhằm tránh sự cố lại tiếp tục xảy ra sau này.
- Giới hạn được phạm vi thu hồi sản phẩm khi có sự cố xảy ra từ đó tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý
của khách hàng.
- Nâng cao niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín và sức
cạnh tranh của cơng ty trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý tốt chất lượng sản phẩm và chuỗi cung ứng từ nguyên
liệu cho đến thành phẩm, vận chuyển và phân phối.
4.6. Mục tiêu của một hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Một hệ thống truy xuất nguồn gốc khi được áp dụng cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Đáp ứng những yêu cầu về luật lệ, quy định, chính sách về an tồn thực phẩm.
- Có khả năng xác định chính xác lịch sử sản xuất sản phẩm.
- Thuận tiện trong triệu hồi sản phẩm bị sự cố.
- Thực hiện đúng theo nguyên tắc “ một bước trước, một bước sau” .
- Truy xuất nguồn gốc được áp dụng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu cuối cùng là an toàn chất lượng sản
phẩm.
7
- Dễ dàng tiếp cận với những thông tin cơ bản của một sản phẩm.
- Xác định được trách nhiệm của cơ sở sản xuất cung ứng trong chuỗi.
- Có tính khả thi và hiệu quả đối với từng doanh nghiệp khác nhau, tùy vào từng điều kiện của doanh
nghiệp mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Giúp cải thiện hiệu quả năng suất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Dễ dàng truy xuất và những thông tin phải đáng tin cậy để cung cấp cho khách hàng khi cần thiết vì
vậy các thơng tin phải được mã hóa.
4.7. Phạm vi truy xuất nguồn gốc.
-
Áp dụng cho sản phẩm thanh long tươi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.
Thực hành truy tìm nguồn gốc từ người trồng tới cửa hàng bán lẻ hay nhà khai
thác dịch vụ thực phẩm (nghĩa là truy tìm nguồn gốc bên ngồi).
-
Áp dụng cho mọi cấp độ sản phẩm và công ten nơ vận chuyển, bao gồm cả palet,
thùng và các vật phẩm tiêu dùng.
-
B.Nội dung.
I.
Các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Các qui định, tiêu chuẩn về nhập khẩu nông sản/rau quả tươi/thanh long vào EU.
..\Tiêu chuẩn\EC 1182-2007.pdf
..\Tiêu chuẩn\EC 2200-96-to chuc chung cua thi truong rau qua.docx
..\Tiêu chuẩn\EEC 79-117.pdf
II.
Các qui định về quản lí chất lượng thanh long xuất khẩu ở Việt Nam.
Các qui định, tiêu chuẩn về chất lượng nông sản/rau quả tươi/ thanh long xuất khẩu.
..\Tiêu chuẩn\Gioi han toi da o nhiem hoa chat tp+ QD+46+BYT.pdf
..\Tiêu chuẩn\Quy định về an tồn thực phẩm đối với rau.docx
..\Tiêu chuẩn\Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP.pdf
..\Tiêu chuẩn\Thuc hanh san xuat nong nghiep tot + 379-QD- BNN- KHCN.doc
III.
Chuỗi cung ứng thanh long xuất khẩu của cơng ty TNHH Hồng Hậu.
1. Sơ đồ chuỗi cung ứng.
8
Nhà cung cấp vật tư nơng
nghiệp
Nhà cung cấp phân bón,
thuốc baỏ vệ thực vật,…
Nhà vườn của
công ty
Nhà vườn
Nhà thu mua
Nhà cung cấp hóa
chất
Cơng ty thương mại, xuất khẩu –
Cơng ty TNHH Hồng Hậu
Nhà cung cấp bao bì
Nhà vận chuyển
Nhà phân phối tại thị
trường xuất khẩu
Chợ/ Siêu thị
Người tiêu dùng
2. Phân tích chuỗi cung ứng.
Nhà vườn.
a. Đặc điểm.
2.1.
Hiện nay tỉnh Bình Thuận có khoảng 9,500 hộ trồng thanh long, tập trung nhiều nhất tại hai huyện
Hàm Thuận Bắc và Nam, trong đó, 85-90% là hộ nơng dân nhỏ, 10-15% là hộ nơng dân lớn.
- Nơng dân nhỏ: Diện tích đất trồng thanh long từ 2-3 sào, đây là những hộ nông dân dân khơng
có khả năng làm lớn do thiếu vốn và diện tích đất canh tác có hạn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi
thương lái, hoặc HTX về giá cả, và phương thức vận chuyển, thu họach v.v. Họ khơng có điểm
sơ chế, nếu không bán mão, bán xô, họ tự thu hoạch sản phẩm bằng xe cút kít, sau đó chuyển
sang những ky nhựa và được đặt lên xe tải( của thương lái), hoặc tự dùng những phương tiện
vận chuyển khác như xe đạp, xe máy, xe ba gác để thanh long từ vườn đến thẳng điểm tập kết
của các thương lái.
-
Nơng dân lớn: Diện tích khoảng trên 10ha, họ khơng chỉ sản xuất, mà cịn chủ động bán sản
phẩm của họ cho các khách hàng hoặc xuất khẩu với vai trị như một thương lái( Cơng ty
TNHH Hồng Hậu, DNTN Long Hòa, DNTN Phương Giảng, HTX thanh long Hàm Minh,
trang trại Duy Lan, DNTN Phúc Duyên Thịnh,…). Những người này thường tự xây dựng 1
9
khu sơ chế riêng của mình để phân loại chất lượng, đóng gói và tồn trữ. Các phương tiện vận
chuyển của họ đa dạng và hiện đại hơn nông dân nhỏ (bao gồm cả xe tải nhẹ).
Công ty TNHH thanh long Hồng Hậu là cơng ty hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu thanh long
tại Việt Nam. Với diện tích đất trồng hiện có là 100ha, trong đó có 70ha đất trồng thanh long.
Ngoài việc tự canh tác để tạo ra nguồn thanh long ổn định trong doanh nghiệp, cơng ty cịn tiến
hành thu mua thanh long từ các nhà vườn,thương lái khác để đảm bảo số lượng thanh long xuất
khẩu.
Cơng ty Hồng Hậu đã được chứng nhận sản xuất sạch theo VIETGAP, GLOBALGAP, được Mỹ
công nhận và trao chứng chỉ đạt chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ.
b. Quy trình trồng trọt.
Làm đất
Chuẩn bị
trụ
Chuẩn bị hom
giống
Trồng
Nhà cung cấp phân,
thuốc
Chăm sóc
Nhà cung cấp vậ tư
nơng nghiệp
Thu hoạch
b.1. Làm đất.
- Thực hiện.
Thanh long có thể được trồng trên đất cát pha, đất xám bạc màu, đất đỏ badan,.., có thể tận
dụng những thửa ruộng thấp, ruộng trồng lúa, đất vườn xung quanh nhà,…. Nông dân tiến
hành phát hoang,cày bừa đối với khu đất chuẩn bị trồng thanh long.
- Yêu cầu.
Khu đất phải được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước và chống ngập úng.
Mẫu: Sử dụng hoá chất, chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất.
Tên hoá chất,
Ngày, tháng,
phụ gia sử Số lượng (3)
năm (1)
dụng (2)
Cách
xử lý (4)
Diện tích
(m2) (5)
Thời tiết khi
sử dụng (6)
Ghi chú: Cách xử lý : Bón hay tưới vào đất.
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
10
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b.2. Chuẩn bị trụ.
- Thực hiện.
Nông dân có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ xi-măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay, trụ
xi-măng cốt sắt đang được sử dụng phổ biến. Để tiết kiệm chi phí, nơng dân thường tự mua vật tư(
cát, đá, xi-măng, sắt, ván,…) rồi thuê người đúc trụ tại nhà.
- Yêu cầu.
+) Chiều cao trụ khoảng từ 2-2,5 m, đường kính trụ 14–18 cm (trụ xi măng có cạnh tối thiểu là
15 cm).
+) Trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ thập (+) hoặc đóng nẹp 2 bên mép trụ giúp thanh long
có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
b.3. Chuẩn bị hom giống.
- Thực hiện.
+) Nông dân tự sản xuất hom giống với thanh long vỏ đỏ ruột trắng. Đối với thanh long ruột đỏ,
người dân mua giống từ Viện cây ăn quả Miền Nam, với giá khoảng 10.000 – 15.000 đồng một
nhánh. Mỗi trụ trồng 3-4 hom.
+) Sau khi chọn hom xong, hom được giâm nơi thoáng mát trên nền đất khoảng 10-15 ngày sẽ ra
rễ để đem trồng. Cũng có thể đem hom trồng thẳng không qua giai đoạn giâm.
- Yêu cầu.
+) Tuổi hom từ 6-28 tháng, chọn các cành có gốc cành bắt đầu hóa gỗ nhằm hạn chế bệnh thối
cành khi đặt hom xuống đất.
+) Chiều dài hom từ 50–70 cm.
+) Hom khỏe, màu xanh đậm, khơng có vết sâu bệnh.
+) Các mắt mang chum gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
Mẫu : Giống và gốc ghép.
Ngày
Tên giống / SX
gốc ghép (1) (2)
Nơi
SX
(3)
Đã
Tên Lý do Người
Ngày Chất kiểm
hoá xử lý
xử
mua lượng định
chất xử hoáchất lý
(4)
(S) chưa?
lý (7) (8)
(9)
(6)
Nguồn:
Ký
tên
(10)
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b.4. Trồng.
- Thực hiện.
11
Thường trồng vào tháng 10-11 dương lịch vì lúc này nguồn hom giống dồi dào do trùng với thời
gian tỉa cành, lợi dụng ẩm độ cuối mùa mưa, tránh được ngập úng, tuy nhiên đến mùa khô cây
chưa đủ sức chống chịu với nắng hạn cần phải tưới nước và giữ ẩm cho cây. Nông dân tiến hành
đào hố để trồng trụ. Sau khi đặt trụ vào hố, tiến hành lấp đất, bón một lớp phân chuồng trên bề
mặt, mục đích để cung cấp chất dinh dưỡng cho hom giống, sau đó đặt hom giống đã chuẩn bị vào
mỗi trụ.
- Yêu cầu.
+) Kích thước hố: 50 x 50 x 50 cm, tiến hành trồng trụ có phần chơn sâu từ 0,5-0,7 m, khi trồng
trên mặt đất cao khoảng 1,4-1,5m.
+) Trụ trồng thẳng, lấp đất cịn khoảng 20–30 cm rồi bón lót phân chuồng 15–20 kg/trụ rồi phủ
lớp đất mặt lên.
+) Đặt hom cạn khoảng 3–5 cm, nên đặt phần đã hóa gỗ xuống đất để tránh thối gốc.
+) Đặt áp phần thẳng của hom vào trụ. Dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay hom
khi rễ chưa bám vào đất. Vào mùa nắng nên ủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ độ ẩm.
+ ) Mật độ trồng khoảng 700-1.000 trụ/ha, khoảng cách trồng 3 x 3 m hoặc 3 x 3,5 m.
Mẫu : THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÀ VƯỜN.
1. Họ và tên tổ chức / cá nhân sản xuất :
2. Địa chỉ : Thơn /Ấp :
Xã:
Huyện :
Tỉnh :
3. Diện tích canh tác :
4. Giống rau quả :
5. Gốc ghép :
6. Mật độ trồng :
7. Tháng và năm trồng :
(Kèm bản đồ lô/thửa sản xuất)
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn).
b.5. Chăm sóc.
- Tưới nước: Tuy thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm giảm khả năng
sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện của sự thiếu nước là: cành mới hình
thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các
đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, quả bé.
Yêu cầu: tưới 1-2 lần/tuần.
Tiêu chuẩn nước tưới cho sản xuất thanh long: TCVN 6773-2000.
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với
nước sông và suối; TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo).
..\Tiêu chuẩn\TCVN 6773 - 2000.pdf
12
- Tủ gốc giữ ẩm.
Tủ gốc cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ lục bình,…
Mục đích: giữ ẩm và tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp
cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.
Yêu cầu: tủ cách gốc 5 - 10 cm.
- Làm cỏ:
Dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị
trường) để làm sạch gốc thanh long.
Yêu cầu: Làm cỏ trước mỗi lần bón phân.
- Tỉa cành:
a. Sau khi trồng 7-10 ngày: chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ để lại sao cho cành
từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ.
b. Khi cành dài 30–40 cm: Tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Nên uống vào lúc trưa nắng,
lúc này cành mếm dễ uốn, mỗi ngày một ít cho đến khi cành nằm được trên đỉnh trụ, dùng
dây nilon buộc lại. Biện pháp này giúp cành mau ra chồi mới.
c. Khi cành đâm chồi: Chọn 1-2 chồi phát triển tốt để lại.
Sau dài 1,2-1,5 m thì cắt đọt cành con tạo điều kiện cho cành mập và nhanh cho trái.
- Bón phân.
Khi cây cho trái: Hết mùa thu hoạch trái, tỉa bỏ cành cũ bên trong tán, cắt ngang cành và cách gốc
30–40 cm nhằm làm giá đỡ cho cây. Cành vừa cho trái vụ trước nên để lại nuôi chồi mới (chỉ để lại 1
chồi trên cành mẹ) khi cành
Tùy theo loại đất và giai đoạn phát triển của cây mà nơng dân bón phân(phân hữu cơ Khang Nông,
NPK phức hợp hiệu Con Cọp Hà Lan,…) cho cây phát triển. Để tăng cường thêm chất dinh dưỡng
cho cây phát triển tốt, nơng dân có thể sử dụng thêm phân bón lá (phân bón lá Humamix ,…)và các
chất kích thích sinh trưởng để bón cho cây đồng thời áp dụng các tác nhân sinh học (chơng đèn,
điện), hóa học (COMBI.GA3, thuốc kích thích đậu tráiVSL 1,2,…) để điều khiển ra hoa sớm hoặc cho quả vào mùa nghịch nhằm nâng cao năng suất.
Yêu cầu:
+) xới nhẹ, rãi xung quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi
cây.
+) Sử dụng các loại thuốc được cho phép trên thị trường.
Mẫu : Mua phân bón / chất kích thích sinh trưởng.
Ngày, tháng,
năm (1)
Tên phân
Đơn giá (đồng / Tên người, cửa
bón/chất kích Số lượng (kg /
kg, lít)
hàng / đại lý bán
thích sinh
lít,...) (3)
(4)
và địa chỉ (5)
trưỏng (2)
Mẫu : Sử dụng phân bón / chất kích thích sinh trưởng.
13
Ngày,
tháng,
năm
(1)
Loại
cây
trồng
(2)
Lơ,
thửa
(3)
Diện
tích
(m2)
(4)
Loại phân
bón / chất
kích thích
sinh trưởng
sử dụng (5)
Cơng
thức
sử
dụng
(6)
Số
lượng
(kg,
lít,...)
(7)
Cách
bón
(8)
Ghi chú: - Công thức sử dụng : tỷ lệ các loại phân bón (N:P:K- 1:1:1)
- Cách bón : Bón lót, bón thúc
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
-Tỉa hoa, quả:
Chọn 2-4 hoa phát triển tốt trên mỗi cành, các hoa còn lại tỉa bỏ, nên chọn các hoa trên cùng một
cành ở 2 mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5-7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1-2 quả.
Yêu cầu:
+) Chọn các quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh và khơng bị che khuất trong bóng mát.
+) Sử dụng kìm sắt bén tỉa sát vào cành, tránh làm tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
mắc khác trên cành.
- Bao quả:
Mục đích: Tạo quả thanh long có màu sắc đẹp ngăn ngừa vết chích hút của cơn trùng, có thể dùng
bao ni lon để bao quả thanh long..
Phương pháp bao: bao ni lon được cắt phần dưới đáy bao ở hai bên gốc đáy, cách gốc bao 2cm,
cắt sâu vào trong bao khoảng 2cm, mục đích cho hơi nước thốt ra khi quả hơ hấp, dùng dây thun cột
miệng bao dính vào cành thanh long.
Yêu cầu: Bao quả sau khi hoa thụ phấn vài ngày, lúc cánh hoa vừa héo hoặc rụng. Nếu cánh hoa chưa
rụng thì cần tỉa bỏ cánh hoa khi bao quả.
-Phòng trừ sâu bệnh:
Thanh long thường hay bị bệnh đốm nâu, nám cành, thối đầu cành,..Nông dân thực hiện vệ sinh đồng
ruộng. Chống úng, chống hạn để phòng bệnh cho cây, tiến hành phun thuốc khi cây bị bệnh.
Yêu cầu:
+) Sử dụng các loại thuốc được cho phép trên thị trường.
+) Phun sương, đều, thao tác nhanh, hạn chế thuốc nhiễm vào nụ hoa gây thối nụ.
+) Khơng sử dụng thuốc hóa học trên trái một tuần trước khi thu hoạch.
Các loại thuốc BCTV cấm sử dụng và Biểu mẫu ghi chép.
..\Tiêu chuẩn\Kỹ thuật trồng thanh long theo quy trình VietGAP.docx
14
Mẫu : Mua thuốc BVTV.
Ngày,
Tên
tháng, năm thuốc
(1)
(2)
Đơn giá
(đồng, kg, Tên người, cửa
Cơ sở sản
Số lượng (4)
hàng / đại lý bán
xuất (3)
ưt,…)
và địa vhỉ (6)
(5)
Mẫu: Sử dụng thuốc BVTV.
Ngày,
Diện Tên dịch Tên
Loại cây
tháng,
tích (m2) hại
thuốc
trồng (2)
năm (1)
(3)
(4)
(5)
Lượng sử
Loại
Liều lượng dụng
máy/dụng
(mg,ml/lít) (mg,ml/
cụ phun
(6)
m2)
(8)
(7)
Tên
người
phun
(9)
Ghi chú: - Liều lượng thuốc : số gram / ml thuốc pha trong 1 lít
nước.
Lượng thuốc sử dụng : số gram / ml thuốc đã sử dụng
Mẫu : Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng.
Loại bao bì, thùng
Ngày, tháng, năm
Nơi tồn trữ/ loại bỏ
chứa, thuốc dư thừa
(1)
(3)
(2)
Nguồn:
Cách xử lý
(4)
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
15
b.6. Thu hoạch.
Thanh long được thu hoạch trong thời gian 30 – 32 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon
nhất và bảo quản lâu hơn. Nơng dân dùng kéo cắt tỉa sắt bén để hái quả, sau đó chuyển đến khu vực
tập trung thu mua của thương lái.
Yêu cầu:
+) Cuống quả được cắt tới gốc, không làm trầy xướt quả.
+) Thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
+) Hái quả bằng kéo cắt tỉa cành sắc bén, khi cắt quả xong cho vào giỏ nhựa, để trong mát, vận
chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt, khơng để lâu ngồi vườn.
+) Khơng đặt quả xuống đất trong khi hái nhằm tránh nhiễm nấm bệnh.
+) Không chất quả quá đầy giỏ khi vận chuyển, bao lót kỹ, che phủ mặt giỏ bằng giấy, lá, tránh ánh
nắng chiếu và tổn thương khi va chạm.
Mẫu Thu hoạch sản phẩm.
Ngày, tháng, Giống cây trồng Vị trí lơ, thửa
năm (1)
(2)
(3)
Diện
tích (m2) (4)
Sản lượng
(kg) (5)
Mẫu : Xử lý sau thu hoạch (nhiệt, hoá chất, màng bao …).
Ngày, tháng, năm (1)
Tên sản phẩm (2)
Phương pháp xử lý (3)
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn).
Quy trình sản xuất thanh long theo VIETGAP.
..\Tiêu chuẩn\Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP.pdf
16
* Tiêu chuẩn của quả thanh long: TCVN 7523 : 2005.
..\Tiêu chuẩn\TCVN 7523-2005.docx
d. Các thông tin cần lưu trữ. Thông tin truy xuất nội và ngoại.
- Thông tin truy xuất nội: Nhật kí sản xuất.
+) Đất trồng: chất lượng đất.
+) Nguồn nước: nguồn cung cấp nước và chất lượng nước tưới.
+) Hom giống: cơ sở cung cấp hom giống, nhật kí sản xuất hom giống, chất lượng hom
giống,số lơ, số lượng hom giống đã nhập.
+) Ghi chép về quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch thanh long.
+) Sản lượng.
+) Bệnh hại.
+) Phân thuốc: nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua , phương pháp bón và liều
lượng sử dụng.
+) Văn bản hướng dẫn sử dụng phân thuốc.
+) Hợp đồng mua bán.
- Thông tin truy xuất ngoại:
+) Mã vườn.
+) Tên, địa chỉ, mã số cơ sở cung cấp hom giống.
+) Tên, địa chỉ, mã số nhà cung cấp vật tư nông nghiệp.
+) Tên, địa chỉ, mã số nhà cung cấp phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng.
+) Tên, địa chỉ, mã số nhà vận chuyển.
+) Tên, địa chỉ người vận chuyển.
+) Thời gian, địa điểm tiếp nhận.
+) Chủng loại.
+) Số chuyến.
+) Số lô và mã số lô tiếp nhận(SSCC).
+) Tên, địa chỉ, mã nhà thu mua( GLN Nhà thu mua).
2. 2. Nhà thu mua/Thương lái.
a. Vai trò.
Thương lái là cầu nối giữa chủ vựa và doanh nghiệp sản xuất. Khi thanh long chín, họ đứng ra thu
mua thanh long của những hộ trồng trong khu vực để bán lại cho doanh nghiệp.
b.Các thông tin cần lưu trữ. Thông tin truy xuất nội và ngoại.
- Thông tin truy xuất nội:
+) Ngày, thời gian, địa điểm thu mua.
+) Số chuyến.
+) Số lượng, số lơ.
+) Tình trạng và chất lượng nguyên liệu.
+) Phương tiện vận chuyển.
+) Điều kiện vận chuyển(chế độ nhiệt, thời gian vận chuyển).
+) Ngày, thời gian, địa điểm giao hàng.
+) Hợp đồng mua bán.
- Thông tin truy xuất ngoại:
+) Mã quốc gia.
17
+) Mã doanh nghiệp( GLN doanh nghiệp)
+) Mã vườn.
+) Tên, địa chỉ chủ vựa.
+) Tên, địa chỉ người vận chuyển.
+) Số chuyến.
+) Mã số lô(SSCC).
+) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp tiếp nhận( GLN nơi đến).
2.3. Doanh nghiệp- Cty TNHH Hồng Hậu.
Nhà cung cấp bao
bì
a. Qui trình sản xuất.
Phân loại
Rửa
a.1. Phân loại.
Làm khơ
Đóng gói,
dán nhãn
Bảo quản, tồn
trữ
Nhà cung cấp hóa
chất
Có 2 mức độ phân lọai chính:
1.Loại đạt mức độ xuất khẩu: quả nặng khoảng từ 300g-1kg,màu đẹp, trái đều, tươi, căng trịn, da
bóng, cịn đủ gai, màu đỏ đều, khơng bị xù xì, khơng bị sâu. Tùy theo nước xuất khẩu mà yêu cầu về
trọng lương khác nhau:
- Các nước châu Á: phần lớn chuộng trái lớn (500g-700g) như Indonesia, Đài Loan, Malaisia. Riêng
Singapore, Hồng Kông, Thái Lan yêu cầu về trọng lượng nhỏ hơn 500g. Thị trường Đông Nam Á
quan trọng tai quả phải còn nguyên đẹp. Giá mùa thuận khoảng 0,85 USD/ kg, mùa nghịch từ 11-13
USD/ kg.
- Các nước châu Âu, Mỹ: thường nhập trái nhỏ hơn 500g (nhiều nhất là 300g-500g). Giá xuất trung
bình 2,5 USD/kg.
- Nhật u cầu cao, khó tính, tai quả khơng u cầu cao nhưng quả phải bóng đẹp, khơng vết tích. Giá
xuất khoảng 3,2-3.7 USD/ kg.
2. Loại khơng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: quả nặng dưới 300g, hoặc xù xì, khơng cịn đủ gai,nấm, lem,
mặt võng. Lượng thanh long này sẽ được bán lại cho các vựa phân phối trong nước.
Yêu cầu: Các loại được bỏ vào ky nhựa theo từng màu riêng biệt.
Đạt: ky màu xanh + vàng.
Không đạt: ky màu đỏ.
*Thông tin cần lưu trữ.
- Mã quốc gia.
- Mã doanh nghiệp(GLN công ty: 3400375055).
- Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp nguyên liệu.
- Tên, địa chỉ, mã nhà vận chuyển.
18
- Tên, địa chỉ người vận chuyển.
- Số chuyến.
- Số lô, số lượng.
-Thời điểm tiếp nhận nguyên liệu.
- Mã số lô tiếp nhận.
- Tên, địa chỉ người tiếp nhận.
- Hợp đồng và mã số hợp đồng mua bán.
- Tình trạng và chất lượng nguyên liệu.
- Mã phân loại.
- Mã số công đoạn sản xuất.
- Hồ sơ giám sát công đoạn tiếp nhận nguyên liệu.
Mẫu : Phân loại sản phẩm (nếu có).
Ngày (1)
Tên sản
phẩm (2)
Phân loại (3)
Loại A/I
(Kg)
Loại B/II
Loại khác
Loại C/III (Kg)
(Kg)
(Kg)
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
a.2. Rửa.
- Thực hiện: Sử dụng nước sạch có độ pH 6.5-8.5, nhiệt độ khơng q 250 C. Ngâm thanh longtrong
dung dịch nước OZON (O3) nồng độ 140ppm trong thời gian 5 phút để rửa sạch bề mặt thanh long,
sau đó đem hong khơ.
-Mục đích: diệt vi khuẩn, vi trùng, siêu vi trùng, nấm mốc, bào tử, loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
-Yêu cầu:
+) Nồng độ OZON trong mức cho phép.
+) Nước sạch theo QCVN 01-2009/ BYT.
*Thông tin cần lưu trữ.
- Thời gian sản xuất.
- Số lượng, số lô.
- Mã số lô tiếp nhận.
- Lượng nước rửa.
- Chất lượng nước rửa.
- Nhiệt độ nước rửa.
- Nồng độ OZON.
- Thời gian ngâm rửa.
- Thông số kỹ thuật và tình trạng hoạt đơng của thiết bị.
- Thời gian ngâm rửa.
- Mã số công đoạn sản xuất.
19
- Hồ sơ giám sát công đoạn rửa.
- Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp hóa chất.
- Tên, địa chỉ người vận chuyển.
- Số chuyến, số lơ hóa chất.
- Mã số lơ hóa chất.
- Lượng hóa chất tiếp nhận.
- Loại hóa chất.
- Thời gian, địa điểm tiếp nhận hóa chất.
- Người tiếp nhận hóa chất.
- Văn bản hướng dẫn sử dụng hóa chất.
- Hợp đồng mua bán hóa chất.
a.3. Làm khô.
- Thực hiện: Dùng quạt công suất lớn để thổi khơ quả thanh long, sau đó dùng kéo bấm cùi bằng đuôi
trái để tránh hiện tượng bị thâm, thối cùi.
- Yêu cầu: Thời gian làm khô từ 10-15 phút.
* Thông tin cần lưu trữ.
- Thời gian sản xuất.
- Số lượng, số lô.
- Mã số lô tiếp nhận.
- Mã phân loại.
- Thơng số kỹ thuật và tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Thời gian làm khô.
- Mã số công đoạn sản xuất.
- Hồ sơ giám sát công đoạn làm khô.
a.4. Đóng gói, dán nhãn.
- Thực hiện: Thanh long được bỏ từng trái vào túi nylon (PE) có đục 20 –30 lỗ bằng kim đường kính
0,5 mm để bao và hàn kín bao. Sau đó chuyển qua đóng thùng. Thanh long được xếp vào thùng
carton ngay ngắn, kích thước thùng 46 x 31x 13 cm, có 10 lỗ thơng khí kích thước lỗ 2.5 x 4cm, có
vách ngăn bề dày vách 5 mm, vách ngăn không quá chật để tránh làm gẫy tai. Đóng mã lơ sản phẩm
và dán nhãn. Cơng nhân dùng máy bấm đai nhựa bấm chặt đai thùng , không để chéo hoặc lỏng dây
đai.
- Yêu cầu:
+) Thao tác nhẹ nhàng.
+) Không xếp trái theo chiều thằng đứng vì dễ bị gãy tai.
*Thơng tin cần lưu trữ.
- Thời gian sản xuất.
- Số lô, số lượng.
- Mã số lô tiếp nhận.
- Mã phân loại.
- Mã số công đoạn sản xuất.
- Mã số lô sản phẩm.
- Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp bao bì.
- Tên, địa chỉ người vận chuyển.
- Lượng bao bì tiếp nhận.
- Loại bao bì.
- Mã số lơ bao bì đã tiếp nhận.
20
- Thời gian, địa điểm tiếp nhận bao bì.
- Người tiếp nhận bao bì.
- Văn bản hướng dẫn sử dụng bao bì.
- Hợp đồng mua bán bao bì.
a.5. Bảo quản, tồn trữ.
- Thực hiện: quả thanh long được bảo quản bằng kho lạnh với sức chứa khoảng 120 tấn, nhiệt độ kho
từ 6- 10oC (ẩm độ 95- 100%) với thời gian bảo quản cho phép từ 22 đến 40 ngày.
- Yêu cầu:
Nhiệt độ kho lạnh lớn hơn 5oC để tránh gây ra hiện tượng tổn thương lạnh.
* Thông tin cần lưu trữ.
- Thời gian sản xuất.
- Khối lượng 1 lô bảo quản.
- Mã số lô sản phẩm.
- Mã số công đoạn sản xuất.
- Mã số kho lạnh.
- Thông số kỹ thuật và tình tạng hoạt động của thiết bị( thiêt bị lạnh).
- Nhiệt độ, độ ẩm kho lạnh.
- Thời gian bảo quản.
- Hồ sơ giám sát công đoạn bảo quản.
* Tiêu thụ sản phẩm.
Mẫu : Tiêu thụ sản phẩm.
Ngày,
Tên
tháng, sảnphẩm
năm (1)
(2)
Người
Sản lượng
mua, địa
(kg)(5)
chỉ (4)
Phân theo loại (3)
A/I
(kg)
B/II
(kg)
C/III
(kg)
Khác
(kg)
Nguồn:
HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI
AN TOÀN THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b. Các thông tin cần lưu trữ. Thông tin truy xuất nội và ngoại.
-Thông tin truy xuất ngoại:
+) Mã quốc gia.
+) Mã doanh nghiệp(GLN công ty).
+) Mã vườn.
+) Số lượng, số lô, số chuyến.
+) Mã số lô.
+) Thời gian, địa điểm tiếp nhận nguyên liệu/ chuyển giao sản phẩm.
21
+) Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp nguyên liệu.
+) Tên, địa chỉ, mã nhà vận chuyển.
+) Tên, địa chỉ người vận chuyển.
+) Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp hóa chất.
+) Tên, địa chỉ, mã nhà cung cấp vật tư nông nghiệp.
+) Tên, địa chỉ cơ cở cung cấp phân bón, thuốc BVTV, hóa chất.
+) Tên, địa chỉ nhà cung cấp bao bì.
+) Mã số lơ sản phẩm.
+) Tên, địa chỉ, mã số nhà vận chuyển.
+) Thời gian, địa điểm giao hàng.
+) Người giao hàng.
+) Người nhận hàng.
+) Mã số tàu/xe.
+) Tên, địa chỉ, mã số Nhà vận chuyển.
c. Phương thức định dạng, liên kết thông tin.
Phương thức định dạng truy xuất nguồn gốc điện tử.
- Sản phẩm được thu hoạch tại nơi trồng và đặt trong các thùng được vận chuyển bằng xe tải đến kho
đóng gói của công ty. Các đơn vị hậu cần này được coi như đơn vị truy xuất giữa các nhà vườn và
công ty.
- Gắn "thẻ tên ruộng" đọc được vào thùng hoặc pallet các thùng. "Thẻ tên ruộng" thường bao gồm
mã vườn, tên hàng hóa, số lượng, ngày và có thể cả đội thu hoạch.
- Khi xe tải đến kho đóng gói, sản phẩm được chuyển đến khu vực lưu giữ cho đến khi nó được đóng
gói.
- Phiếu tiếp nhận được lập ghi số SSCC, mặt hàng và loại tiếp nhận, thông tin người trồng/thu
hoạch, lượng, ngày, thời gian và xe tải.
- Khi đến thời gian đóng gói sản phẩm, sản phẩm thô được lấy từ khu vực lưu giữ và mang đến khu
vực đóng gói nơi sản phẩm được đặt lên dây truyền đóng gói.
- Trước khi bắt đầu đóng gói,thực hiện ấn định số lô/đợt cho lượt sản xuất.
- Khi sản phẩm (mặt hàng/loại) khác nhau hoặc sản phẩm từ ruộng mới được mang đến dây truyền
đóng gói, sẽ có một giai đoạn tạm dừng để sản phẩm ở lượt sản xuất trước đó được đóng gói hết và
số lơ/đợt mới được ấn định cho lượt sản xuất tiếp theo.
- Sau khi sản phẩm được phân cấp và đóng vào thùng carton, nhãn chứa thông tin đọc được về sản
phẩm được gắn vào thùng. Nhãn cũng có mã vạch GS1-128 bao gồm GTIN của công ty đối với vật
phẩm và số lô/đợt.
- Khi pallet sẵn sàng để chuyển đến khách hàng, công ty phải đảm bảo rằng thẻ tên của pallet có
SSCC đã được lập và gắn vào từng pallet chuyển đi. Số thẻ pallet SSCC sẽ được kết nối với thông
tin pallet nội bộ trong hệ thống của công ty.
- Cơng ty sẽ gửi EDI (EANCOM®) Thơng báo về việc chuyển đi tới khách hàng xác định
các pallet (SSCC) trên chuyến hàng và sản phẩm (bao gồmGTIN và số lô/đợt) trên mỗi pallet.
d. Cách ghi mã số mã vạch.
22
* Hướng dẫn truy tìm thơng tin TXNG đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
23
24
* Một số bước trung gian trong quà trình xuất khẩu thanh long.
..\Đề tài Các quy trình thực hiện một giao dịch xuất khẩu thanh long ngoại thương của công ty TNHH
thanh long Hoàng Hậu - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp.pdf
2.4. Nhà vận chuyển .
*Vai trò.
Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều
kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng.
*Hoạt động.
Di chuyển sản phẩm từ nơi này đến nới khác, từ vùng này đến vùng khác, từ nơi tiếp nhận
nguyên liệu đến nơi tiêu thụ sản phẩm và đến các đại lí bán lẻ ,cửa hàng trong chuỗi cung ứng.
*Các yêu cầu khác.
Loại hình vận chuyển :
- Đường sắt .
- Đường bộ .
- Đường biển .
- Đường ống.
Đường hàng không.
2.4.1. Phương thức định dạng, liên kết thông tin.
Phương thức định dạng truy xuất nguồn gốc điện tử.
a. Ấn định số SSCC cho đơn vị hậu cần.
- Gắn nhãn mang số SSCC cho đơn vị hậu cần tương ứng.
- Số SSCC được thể hiện dưới dạng mã vạch sử dụng ký hiệu GS1-128.
b. Nếu truyền thông tin về sản phẩm điện tử thì sử dụng thơng điệp chuẩn EDI EANCOM® để
truyền tải thơng tin chi tiết chuyến hàng. Gửi EDI (EANCOM®) Tư vấn thanh tốn cho người
nhận:
- Kết nối đơn vị hậu cần (SSCC) tới thông tin tham chiếu về bao gói.
- Kết nối số tham chiếu bao gói với chuyến hàng.
*Thơng tin lưu trữ phụ thuộc vào:
- Yêu cầu của chính phủ hoặc thị trường.
- Khoảng thời gian sản phẩm của bạn có thể tồn tại (ở đâu đó) trong chuỗi cung ứng.
- Nhu cầu khơi phục dữ liệu trong trường hợp truy nguyên về dịch tễ có thể có, hoặc khơng, liên can
đến sản phẩm của bạn.
2.4.2. Thông tin truy xuất.
a. Thông tin cần thu truy xuất nội.
- Số phân định đơn vị hậu cần (SSCC).
- Tên mặt hàng.
- Nhận biết địa điểm xuất hàng đi (nghĩa là GLN của địa điểm vận chuyển).
- Ngày nhận.
-
Thông tin người vận chuyển.
Số đơn hàng mua vào đi kèm với sản phẩm xuất đi.
25