Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng tình huống thực tiễn và tri thức liên môn trong bài giảng triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.24 KB, 13 trang )

Sử dụng tình huống thực tiễn và tri thức liên môn trong giảng dạy phần triết
học - Môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Phần thứ nhất
SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN
1. Sự cần thiết sử dụng tình huống thực tiễn trong giảng dạy môn học
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin
1.1. Đặc điểm đặc thù của môn học những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lê nin.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin có nội dung bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức
rộng lớn mang nhiều giá trị khoa học và thực thực tiễn, trong đó có ba bộ phận lý
luận cơ bản cấu thành là Triết học Mác - Lê nin, Kinh tế chính trị Mác - Lê nin và
Chủ nghĩa xã hội khoa học. Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin có nội dung hẹp hơn bởi đối tượng nghiên cứu của nó là "những quan điểm
cơ bản, nền tảng và mang tính chân lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê nin trong
phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành nó" 1.
Một trong những đặc điểm đặc thù của chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung và
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin nói riêng là lý luận gắn
liền với thực tiễn. Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ ra rằng, thực tiễn là cơ sở, mục đích,
động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính chân lý của quá trình
nhận thức.
Vì vậy, "nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải là nguyên tắc
căn bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận" 2. Nội dung cơ bản của
nguyên tắc này là: yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc
1

. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin dùng cho sinh viên đại học,
cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2009.
tr.31
2


. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin dùng cho sinh viên đại
học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội
2009. tr.119


nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành; lý luận mà
không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó là
lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học và cách mạng soi
đường thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược
lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm và thực
dụng chủ nghĩa.
Bản thân chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng được ra đời từ thực tiễn. Đó là sự đáp
ứng nhu cầu lý luận của thực tiễn sản xuất vật chất, thực tiễn đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống chế độ áp bức bóc lột tư bản
chủ nghĩa. Chính vì được ra đời từ thực tiễn và nhằm hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
thực tiễn cho nên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin đến nay vẫn
còn giữ nguyên giá trị.
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhờ nắm vững và vận dụng đúng đắn
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã đề ra đường lối cách
mạng đúng đắn và lãnh đạo nhân dân ta đạt được những thành tựu to lớn trong đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:" phải kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh" 3 ; " Phải vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung
phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra" 4.
1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn lý luận chính trị.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin nói riêng được đặt ra từ nhiều

năm nay. Trong quá trình giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, bản thân tôi cũng đã rất tích cực học hỏi, tìm tòi, áp dụng những
3

.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2006. Tr.19
4

.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2006. Tr.31

2


phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Từ thực tế giảng dạy cho thấy, đến
nay các phương pháp thường được sử dụng nhiều trong quá trình giảng dạy môn
học đó là các phương pháp thuyết trình, đối thoại, phương pháp mô hình hóa. Mỗi
phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Phương pháp thuyết trình: Phương pháp này hiện đang được dùng phổ biến
nhất. Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được sự thiếu hụt về tư liệu, giáo
trình và các thông tin về môn học. Hạn chế của nó là dễ làm cho sinh viên tiếp thu
tri thức một cách thụ động và đôi khi họ phải tiếp thu một lượng tri thức quá sức
của mình. Đồng thời, phương pháp này không rèn luyện được cho sinh viên tính
độc lập, chủ động, sáng tạo - một yêu cầu quan trọng và cần thiết của con người
Việt Nam trong thế kỷ XXI. Khi đã không phát huy được tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của sinh viên sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho sinh viên chán nản, không có
khả năng chuyển hóa kiến thức đã học thành kiến thức của riêng mình, không có

khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn, vào việc
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội - không thực hiện
được đầy đủ mục đích của việc học tập và nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Phương pháp đối thoại: Ưu điểm của phương pháp này là khơi dậy trong
sinh viên tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Nó rèn luyện cho sinh viên cách tư
duy, cách lập luận và trình bày một vấn đề. Hiện nay, việc sử dụng phương pháp
này còn gặp nhiều khó khăn như sự thiếu hụt về tư liệu tham khảo, giáo trình, khả
năng diễn đạt bằng lời của nhiều sinh viên còn hạn chế. Vì vậy, phương pháp này
thường được sử dụng ít hơn so với phương pháp thuyết trình và kết hợp với phương
pháp thuyết trình.
Phương pháp mô hình hóa kiến thức: Ưu điểm của phương pháp này là phân
biệt được một cách rõ ràng, rành mạch từng vấn đề, giúp cho sinh viên nhanh
chóng tiếp cận, nhận biết từng vấn đề. Hạn chế của phương pháp này là dễ dẫn đến
thông tục hóa, siêu hình hóa lý luận, đặc biệt là môn những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lê nin - môn học vốn có tính trừu tượng và khái quát cao. Phương
pháp mô hình hóa kiến thức rất có ưu điểm trong việc vạch ra các thành tố của một
3


hệ thống nhưng lại ít có khả năng biểu hiện mối liên hệ biện chứng giữa các thành
tố đó. Vì vậy, phương pháp này được sử dụng ít hơn so với phương pháp đối thoại
và phương pháp thuyết trình..
Sử dụng tình huống thực tiễn có thể khắc phục nhược điểm của các phương
pháp nói trên và góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này.
2. Cách sử dụng tình huống thực tiễn trong việc giảng dạy môn những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin
2.1. Tạo tình huống thực tiễn

Sử dụng tình huống thực tiễn trong giảng dạy thực chất là phương pháp dạy
học nêu vấn đề. Tuy nhiên, ở đây không đi sâu bàn về phương pháp dạy học nêu
vấn đề mà chỉ nói tới một số kinh nghiệm của bản thân trong việc tạo tình huống
thực tiễn và cách sử dụng tình huống thực tiễn trong việc giảng dạy môn học những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Trước khi tiến hành giảng một nguyên lý hay một nội dung cụ thể của môn
học, giảng viên phải tạo ra được một tình huống có vấn đề cần phải giải quyết.
Trước tình huống này, sinh viên phải động não, tập trung suy nghĩ để lý giải nó.
Rất có thể nhiều sinh viên sẽ cảm thấy bất lực, bế tắc và không giải quyết được tình
huống mà giảng viên đưa ra. Trước sự bất lực đó, sinh viên sẽ nảy sinh nhu cầu cần
phải có một tri thức mới, lý luận mới để giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra.
Đến thời điểm này, giảng viên đã tạo cho sinh viên một tâm thế tích cực, chủ động
tiếp thu lý luận mà không hề cảm thấy bị gò bó, ép buộc hay chán nản. Chính nhờ
tình thế này, những tri thức lý luận có thể thấm sâu và ăn sâu vào trong đầu óc sinh
viên. Đồng thời sẽ khơi dậy trong sinh viên sự hứng thú đối với môn học, kích
thích họ tự đi sâu nghiên cứu, trang bị cho mình phương pháp luận để tự lý giải các
vấn đề khác của thực tiễn.
Thông qua hình thức này, giảng viên có thể cho sinh viên thấy những tri thức
nảy sinh từ những yêu cầu của thực tiễn như thế nào và lý luận đã giải quyết yêu
cầu đó đến đâu, còn phải hoàn thiện, bổ sung, phát triển những vấn đề gì cho phù
hợp với sự biến đổi của thực tiễn. Thực tiễn cao hơn lý luận là vì lẽ đó. Lý luận chỉ
có thể nảy sinh từ một thực tiễn cụ thể và với một thực tiễn cụ thể, lý luận không
chỉ có nhiệm vụ giải thích mà còn hướng dẫn hoạt động cải tạo, hoàn thiện tình
4


huống thực tiễn đó. C.Mác đã chỉ ra rằng, giới tự nhiên không thỏa mãn con người,
vì vậy, con người quyết định nhận thức và cải tạo giới tự nhiên, với sự tìm tòi
những tri thức mới để làm phong phú kho tàng kiến thức của mình.
2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tình huống thực tiễn trong giảng

dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin
- Tình huống thực tiễn được sử dụng phải sát hợp với nội dung tri thức, mục
tiêu của bài học. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của
phương pháp và nội dung giảng dạy. Muốn vậy, khi tạo tình thuống thực tiễn, đòi
hỏi người giảng viên phải nắm vững nội dung bài giảng, lựa chọn tình huống thực
tiễn phù hợp với mục tiêu bài học. Đồng thời phải dự kiến trước rằng, sinh viên có
thể đưa ra những cách giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra theo hướng nào. Kết
quả của việc giải quyết vấn đề trong tình huống đó là những tri thức lý luận gì, có
phù hợp với nội dung mục tiêu của bài học hay không. Trên cơ sở đó, giảng viên
quyết định đưa ra tình huống thực tiễn một cách chính xác, khoa học.
- Tình huống thực tiễn được đưa ra phải phù hợp với khả năng giải quyết vấn
đề của sinh viên, tức là phải đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức. Có như vậy, sinh
viên mới tích cực, chủ động tham gia vào việc giải quyết vấn đề, có hứng thú trong
học tập. Muốn vậy, người giảng viên phải điều tra để nắm bắt được trình độ nhận
thức và kinh nghiệm thực tiễn của sinh viên, trên cơ sở đó, đưa ra tình huống phù
hợp với từng đối tượng. Quá trình sinh viên giải quyết vấn đề là quá trình phát huy
vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn đã có để phát hiện tri thức mới; là biến những
tri thức kinh nghiệm thành tri thức lý luận. Bởi vậy, đảm bảo yêu cầu này, việc sử
dụng tình huống thực tiễn trong quá trình giảng dạy mới đem lại kết quả mong
muốn.
- Tình huống thực tiễn được sử dụng trong quá trình giảng dạy những nội
dung cụ thể của môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin phải
gần gũi với cuộc sống thực tế của sinh viên. Những tình huống đó phải chứa đựng
những vấn đề mà sinh viên quan tâm, nhất là những vấn đề có liên quan đến nhu
cấu và lợi ích chính đáng của các em. Đảm bảo yêu cầu này không những thu hút
sự tập trung, chú ý, khơi dậy nhu cầu, động cơ học tập tích cực, khắc phục sự chán
nản của sinh viên trong học tập mà còn giúp cho các em biết vận dụng tri thức đã
học vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề tương tự trong cuộc sống đặt ra.
5



Đó cũng là mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Sử dụng tình huống thực tiễn trong quá trình giảng dạy phải đúng lúc hay
đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả. Thời điểm phù hợp để đưa ra tình huống thực
tiễn để sinh vên giải quyết tùy theo từng nội dung của bài học và phương pháp mà
giảng viên sử dụng . Thời điểm đó có thể là trước hoặc sau khi sử dụng phương
pháp thuyết trình, kết hợp với các phương pháp đối thoại, thảo luận, v.v.., hoặc là
mỗi khi sử dụng các phương pháp thuyết trình, đối thoại gặp khó khăn, sinh viên
chán nản, thiếu hứng thù học tập. Sử dụng tình huống thực tiễn đúng thời điểm như
vậy mới góp phần khắc phục những nhược điểm của các phương pháp đó, mới góp
phần cải thiện hiệu quả sử dụng các phương pháp đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lê nin dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2009.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai, Ban chấp
hành trung ương Khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Phần thứ hai
VẬN DỤNG TRI THỨC LIÊN MÔN TRONG BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC
Vận dụng tri thức liên môn là việc sử dụng những tri thức của các khoa học
cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) vào bài giảng triết học. Vậy, tại sao
phải vận dụng tri thức liên môn vào bài giảng triết học? Vận dụng tri thức liên môn
vào bài giảng triết học như thế nào? Trong bài viết này, tác giả muốn trao đổi một
số vấn đề về phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào việc giảng dạy các bài
triết học trong môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

6


1. Sự cần thiết phải vận dụng tri thức liên môn trong bài giảng triết học.
Là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lê nin, triết học Mác
- Lê nin ra đời bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân, trên cơ sở những tiền đề lý luận trước đó và khái quát những thành tựu
của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX. Vì vậy, giữa triết học và khoa học tự nhiên
luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các khái niệm, quy luật, nguyên lý triết học
đều được khái quát từ những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Còn hệ thống các tri thức của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội tạo thành cơ sở
khoa học của các tri thức triết học, chứng minh cho tính đúng đắn của tri thức triết
học.
Ví dụ: Nguyên lý vận động của triết học đã được khái quát từ những hình
thức vận động cơ bản của các lĩnh vực vật chất:
- Vận động cơ giới.
- Vận động vật lý.
- Vận động hóa.
- Vận động sinh vật.
- Vận động xã hội.
Triết học đưa ra nguyên lý vận động không thể không khái quát từ thực tiễn
của các ngành khoa học cơ bản. Những hình thức vận động cụ thể của nguyên tử,
điện tử, hạt cơ bản, trường điện của các vật thể vĩ mô, các loại vật thể chất rắn, chất
lỏng, chất khí, vận động của các cơ thể sống, thực vật, động vật...Tất cả đều là
những tư liệu quan trọng cho triết học khái quát.
Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật dựa trên cơ sở của các
thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại. Ba phát hiện vĩ đại của khoa học tự nhiên thế
kỷ XIX đã vạch ra phép biện chứng khách quan của giới tự nhiên và nó trở thành
tiền đề cho sự ra đời của triết học duy vật biện chứng.
Khoa học địa chất đã chứng minh cho quá trình phát triển của trái đất cũng

như các sinh vật trên đó có một quá trình lịch sử lâu dài, sự phát triển đó từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Khoa học vật lý đã chứng minh cho tính biện chứng của vận động của các vật
thể. Sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng và cơ năng biến thành nhiệt năng,
nhiệt năng có thể biến thành điện năng, hóa năng...
7


Hóa học chứng minh cho mối liên hệ giữa vô cơ và hữu cơ không thể tách
rời. Sự hóa hợp các chất vô cơ trở thành chất hữu cơ. Nó đã phá bỏ quan niệm cứng
nhắc, ngăn cách giữa vô cơ và hữu cơ.
Sinh học đã chứng minh cho quá trình biến đổi, tiến hóa của sinh vật.
Trong các thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt phải kể đến vai trò của
ba thành tựu quan trọng của thế kỷ XIX đối với triết học Mác - Lê nin:
1. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (của Lômônôxốp)
2. Học thuyết tế bào (của Suan)
3. Học thuyết tiến hóa các loài (của Đácuyn)
Ăngghen viết: " Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ các thành tựu lớn lao khác
của khoa học tự nhiên mà ngày nay chúng ta có thể vạch ra những nét lớn, không
những mối liên hệ giữa các hiện tượng của tự nhiên trong các lĩnh vực khác nhau
ấy mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau ấy, do nó trình bày một bức tranh
tổng quát của toàn bộ tự nhiên, coi như một chỉnh thể cố kết, dưới một hình thức hệ
thống bằng các tài liệu do chính khoa học tự nhiên cung cấp" (Ăngghen: Chống
Đuyrinh. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.37).
Sau này, Lê nin cũng nhấn mạnh vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết
học và khẳng định: Tự nhiên là vật chứng thực cho phép biện chứng và phải nói
rằng, khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng tỏ rằng vật chứng thực ấy vô cùng phong
phú.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng có sự liên quan nhiều đến các khoa học xã
hội. Những khái niệm, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử được khái

quát từ những tư liệu cụ thể của khoa học xã hội. Do đó, khi giảng các nguyên lý
của chủ nghĩa duy vật lịch sử không thể không dựa vào khoa học xã hội.
Ví dụ, khi giảng nguyên lý về sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội
trong lịch sử:
Khi giảng nguyên lý này, phải dựa vào môn lịch sử, nêu lên lịch sử phát triển
của các chế độ xã hội loại người như thế nào. Dựa vào môn kinh tế học, địa lý kinh
tế và các khoa học kinh tế cụ thể để nêu lên sự biến đổi vật chất của các xã hội,
trong đó phương thức sản xuất là quan trọng.
2. Phương pháp vận dụng tri thức liên môn trong bài giảng triết học

8


Vận dụng tri thức của các khoa học cụ thể vào bài giảng triết học đòi hỏi phải
có sự chuẩn bị chu đáo vì đây là đưa một loại tri thức khác vào để minh họa, chứng
minh cho luận điểm triết học. Nếu chọn tri thức đó không phù hợp thì sẽ có tác hại
cho bài giảng.
a) Lựa chọn tri thức liên môn và hình thức minh họa phù hợp với nội
dung bài giảng
Để lựa chọn được tri thực liên môn phù hợp với nội dung bài giảng, đòi hỏi
người giảng viên phải phân loại tri thức của triết học, tri thức đó có đặc trưng gì và
gắn với môn khoa học nào? Vốn hiểu biết của mình đến đâu? Và chọn hình thức
nào để minh họa cho phù hợp?
Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Vận dụng tri thức liên môn để giảng các khái niệm "vật chất",
"vận động", "không gian", "thời gian".
Tri thức liên môn có liên quan gồm:
- Tri thức của vật lý học:
+ Cấu trúc của nguyên tử, điện tử, hạt nhân nguyên tử nhằm giải thích vật
chất là vô cùng vô tận, nguyên tử chưa phải là phần tử nhỏ bé nhất vì trong đó còn

có những hạt prôtông, êlectơrông và nơtrông. Thậm trí, sự tồn tại của các trường
điện: trường điện từ, trường hạt nhân và trường ánh sáng.
+ Vận động của vật chất phải dựa vào các dạng vận động của vật thể ở các
lĩnh vực vật chất, sức hút và sức đẩy, sự giãn nở, sự bay hơi và sự đông đặc,...
- Tri thức của cơ học: Sự di chuyển của vật thể trong không gian và thời gian.
- Tri thức của hóa học: Sự hóa hợp của các chất vô cơ, sự phân giải các chất.
- Tri thức của sinh học: Sự đồng hóa, dị hóa, sự trao đổi chất giữa cơ thể và
môi trường. Sự đột biến gien.
- Tri thức của xã hội học: Sự vận động của lực lượng sản xuất, trong đó công
cụ lao động biến đổi từ thủ công, lạc hậu đến tiên tiến, hiện đại.
Ví dụ 2: Vận dụng tri thức liên môn để giảng "Nguyên lý về sự phát
triển" của thế giới.
Tri thức liên môn để minh họa cho sự phát triển của thế giới gồm:
- Các khoa học tự nhiên:
+ Thuyết cấu tạo nguyên tử
9


+ Thuyết tế bào
+ Thuyết Ôparin về sự hình thành sự sống
+ Thuyết tiến hóa sinh vật
+ Quá trình lao động chuyển biến vượn thành người.
- Các khoa học xã hội:
+ Lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau từ cộng sản
nguyên thủy cho đến ngày nay.
 Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
 Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
 Phương thức sản xuất phong kiến
 Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
 Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

+ Lịch sử phát tiển của các công cụ lao động từ thô sơ đến hiện đại:
 Công cụ lao động bằng đá
 Công cụ lao động bằng đồng, sắt, hợp kim
 Cối xay gió
 Cối xay bằng máy hơi nước
 Công cụ lao động bằng phương tiện nguyên tử, điện tử, tin học
+ Sự phát triển của các nền văn minh nhân loại:
 Nền văn minh nông nghiệp
 Nền văn minh công nghiệp
 Nền văn minh tin học
+ Sự phát triển của trí tuệ, tư tưởng của nhân loại được kết tinh ở học thuyết
triết học:
 Triết học duy vật chất phác cổ đại
 Triết học duy vật siêu hình thế kỷ XVII, XVIII.
 Triết học duy vật biện chứng mácxít.
Ví dụ 3: Vận dụng tri thức liên môn vào giảng quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn):
+ Toán học:
 Mâu thuẫn giữa số dương và số âm
 Mâu thuẫn giữa phép nhân và phép chia
10


 Mâu thuẫn giữa tích phân và vi phân
+ Vật lý học:
 Mâu thuẫn giữa sức hút và sức đẩy
 Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm
Bản thân sự vận động cũng là biểu hiện của mâu thuẫn vì vừa ở cùng một
chỗ,, vừa không ở chỗ đó.
+ Hóa học:

 Mâu thuẫn giữa hóa hợp và phân giải
+ Sinh học:
 Mâu thuẫn giữa biến dị và di truyền
 Mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa
+ Xã hội:
 Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
 Mâu thuẫn giữa thống trị và bị trị
 Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng
 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Ví dụ 4: Vận dụng tri thức liên môn vào giảng quy luật chuyển hóa từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại:
+ Toán học:
Sự tăng lên về số lượng (bằng con số) đến một giới hạn nhất định (độ) thì sẽ
có sự biến đổi về chất.
Sự thay đổi các đại lượng trong hình học cũng tạo nên sự thay đổi về chất.
Chẳng hạn, hình chữ nhật có chiều dài 40 cm, chiều rộng 25 cm. Người ta tăng và
giảm chiều rộng theo hai phía. Nếu vượt quá phạm vi cho phép (độ) thì hình chữ
nhật sẽ biến đổi về chất:
 Hình chữ nhật sẽ trở thành hình vuông khi chiều rộng bằng 40 cm.

25 cm
40 cm
40 cm
11


40 cm
 Hình chữ nhật sẽ trở thành đoạn thẳng khi chiều rộng bằng 0 cm.

25 cm

40 cm
40 cm
+ Vật lý học:
Sự bay hơi của nước ở nhiệt độ 100oC trở lên.
00C
100oC
Thể lỏng
Thể hơi
+ Hóa học:
Sự hóa hợp của các nguyên tố hóa học tạo ra sự biến đổi về chất.
O+O
O2 (ôxy)
O+O+O
O3 (ôzôn)
CH4 + CH2
C2H6 (êtan)
+ Kinh tế học:
Tiền biến thành tư bản phải có những điều kiện nhất định, đó là xuất hiện chế
độ tư hữu và xuất hiện giai cấp vô sản làm thuê. Nhưng phải có một số tiền đạt tới
một giới hạn nào đó mới trở thành tư bản.
Qua đó rút ra kết luận: Có sự biến đổi về lượng đến một mức độ nhất định thì
sẽ tạo nên sự biến đổi về chất.
b) Một số yêu cầu sư phạm khi vận dụng tri thức liên môn
- Phải xác định được chủ đề bài giảng có liên quan tới loại tri thức khoa học
cụ thể nào?
Tri thức khoa học cụ thể đó bản thân người giảng viên đã có và cái chưa có
cần phải được trang bị mới.
- Yêu cầu trích dẫn các tư liệu khoa học cụ thể phải có nguồn gốc chính xác.

12



- Mức độ sử dụng tri thức kho học cụ thể vừa phải (không quá nhiều, cũng
không quá ít). Dùng đúng lúc, đúng chỗ.
Cần tránh khuynh hướng liệt kê dài dòng, quá say sưa đi vào cá chi tiết
không cần thiết.
Đối với các tri thức sinh viên chưa biết hoặc chưa học thì cần phải tránh để
khỏi gây sự phức tạp cho bài giảng.
- Cần cố gắng có thông tin mới, có tính hiện đại, cập nhật, tính thời sự để
tăng tính hấp dẫn đối với bài giảng.
Tóm lại, vận dụng tri thức liên môn vào bài giảng triết học là hết sức cần
thiết bởi tri thức liên môn là sơ sở để khái quát lên những tri thức triết học. Vận
dụng tri thức liên môn sẽ góp phần to lớn trong việc chứng minh tính khoa học của
các khái niệm, quy luật, nguyên lý triết học, do đó, góp phần quan trọng vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê nin.
Để vận dụng tri thức liên môn vào bài giảng triết học, đòi hỏi người giảng
viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, biết lựa chọn những tri thức của các khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và hình thức minh họa phù hợp với nội dung bài giảng.
Đồng thời quá trình vận dụng tri thức liên môn trong bài giảng triết học đòi hỏi
phải đảm bảo một số yêu cầu mang tính sư phạm như đã trình bày ở trên mới đem
lại hiệu quả thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ăngghen: Chống Đuyrinh. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.37
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lê nin dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2009.
3. V.I. Lê-nin, Bút ký triết học. NXB Sự thật Hà Nội, 1983,tr.147.


13



×