Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quá trình truyền bá và ảnh hưởng của phật giáo, hindu giáo ở đông nam á thời cổ đại (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.77 KB, 8 trang )

Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
 Thời kỳ cổ trung đại, nền văn minh Ấn Độ đã rất phát triển và sớm có ảnh hưởng đến

các khu vực khác. Trong đó có khu vực Đông Nam Á, mà đại diện của văn hoá Ấn
Độ chính là Phật giáo và Hindu giáo. Hai tôn giáo này đã xâm nhập một cách hoà
bình và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ vào Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công
nguyên.
1.

Quá trình truyền bá và ảnh hưởng của đạo Phật ở các quốc gia Đông
Nam Á thời cổ trung đại

1. Quá trình truyền bá đạo Phật ở các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ cổ trung

đại
 Nhìn chung con đường chính truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ vào khu vực Đông


Nam Á là đường biển:
Đông Nam Á lục địa: Myanmar, Phủ Nam, Chân Lạp, Campuchia, Lào, Thái Lan,



Việt Nam.
Đông Nam Á hải đảo: Malaysia, Indonexia.
Sự truyền bá của Đạo Phật vào các từng quốc gia khu vực Đông Nam Á cụ thể như



sau:


Thái Lan (thời cổ trung đại có tên gọi là Xiêm)
Theo truyền thuyết giữa thế kỷ XIII người Thái ở vùng Vân Nam Trung Quốc
xuống phía Nam xây dựng bộ tộc độc lập ở vùng Xukhôthay thượng lưu song Mê
Nam vì thế từ đây người Thái Lan đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung
Quốc đặc biệt là tín ngưỡng Phật giáo Đại thừa.
Vào thời thống trị của Rama Khamheng, quốc vương đời thứ ba đã liên minh với
vương triều Xukhôthai và Nam Mianma nên thời kỳ này Phật giáo tiểu thừa từ
Mianma chính thức truyền bá vào Thái Lan.



Miến Điện
Theo sự ghi chép trong sử liệu “Đảo sử” của Xrilanca, vua A Dục đã phái sứ giả
đến bốn phương để truyền đạo trong đó có hai vị trưởng lão là: Tu Na và Úc Đa La
tới vùng “Kim Địa” truyền bá Phật giáo (nhiều học giả cho rằng Kim Địa là một dải
đất từ Miến Điện đến vịnh Bănggan)
1


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
Theo truyền thuyết của Miến Điện cổ đại: cách nay khoảng 2500 năm, hai thương
nhân ở thủ đô Miến Điện (ngày nay là Ngưỡng Quang) khi kinh thương ở Ấn Độ đã
bố thí cho Đức Phật và tăng đoàn. Trong thời gian ở Ấn Độ họ đã tiếp xúc, tiếp thu
Phật giáo và trở thành đệ tử của đức Phật. Khi hai thương nhân trở về nước được đức
Phật tặng tám sợi tóc vì thế họ đã cho xây dựng toà tháp Phật hoành tráng, trang trí
long trọng để cất giữ (được biết với tê Đại Kim Tháp). Thời gian này chính là khởi
nguyên đầu tiên của Phật giáo Miến Điện.



Campuchia (thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI: Phù Nam)
Hiện nay, thế giới chưa khẳng định được rõ chính thức thời gian đạo Phật truyền
vào Campuchia.
Theo như sử sách của Trung Quốc: vào năm 503, một tăng nhân người Phù Nam là
Tăng Già Ba La đến truyền đạo ở miền Nam Trung Quốc đã được Hán Vũ Đế tiếp
đãi long trọng. Vào thời gian ở Trung Quốc vị tăng nhân này đã giúp Trung Quốc
dịch 11 bộ kinh (đa số là Phật giáo Đại thừa).
Từ đó nhiều người cho rằng đạo Phật sớm được truyền đến Phù Nam từ trước thế
kỷ VI.
Vào nửa sau thế kỷ VI, khi vua Phù Nam Rudravaiman tại vị Phật giáo rất thịnh



hành tại đây.
Lào
Phật giáo được truyền vào Lào từ thế kỷ VII-VIII, nhưng chỉ đến thời Pha Ngoun
Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi và trở thành quốc giáo.
Vào khoảng năm 1350, Pha Ngoun- người cháu của vua Xuyên Đông nước Lào nhờ
sự giúp đỡ của của vua Cát Miệt- Campuchia đánh bại được vua Xuyên Đông lập
nên nước Nam Chưởng tại Luang Phrabang. Do từ nhỏ đã theo cha lưu vong ở
Campuchia, Pha Ngoun sớm được một nhà sư theo đạo Phật dạy giỗ, khi lớn lên lại
kết hôn với công chúa Campuchia- một công chúa rất mộ đạo Phật nên khi lên ngôi



vua, ông đã cho truyền bá đạo Phật ở khắp đất nước.
Indonexia
Năm 417, một đoàn truyền giáo của vua Kusana do cao tăng Kushưhara đã đến
Xumatơri rồi sang Giava (hai đảo thuộc Indonexia). Từ đó đạo Phật được du nhập
vào Indonexia.

2


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại


Việt Nam
Theo như sử liệu của Viêt Nam và Trung Quốc, từ trước thế kỷ II trước công
nguyên đã có những nhà sư Ấn Độ trực tiếp đến Việt Nam để truyền bá Phật giáo.
Khoảng năm 580, Thiền sư Tynida Lưnchi (người Ấn Độ) lập thiền phái đầu tiên ở
Việt Nam.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Tông lập thiền phái thứ hai.
Trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam thời đó là Luy Lâu (nay thuộc Thuận



Thành, Bắc Ninh).
Malaysia (Mã Lai)
Phật giáo được truyền vào Mã Lai vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3.
Nhiều sách sử đã ghi nhận rằng sau kỳ đại hội kết tập Kinh điển lần thứ 3 tại Ấn
Độ-năm 325 các nhà sư Sona và Uttara đã đến đây để truyền bá đạo Phật.
Vào năm 671 thủ đô Sti Vijaya ở Bukit Seguntang được xem là một trung tâm văn
hoá Phật giáo quan trọng.
2. Ảnh hưởng của đạo Phật ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Phật giáo được truyền bá vào Đông Nam Á khá sớm và đã trở thành quốc giáo của

một số quốc gia ở Đông Nam Á vì thế nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời



sống văn hoá xã hội của các quốc gia khu vực này từ thời cổ trung đại.
Chính trị: Vua đứng đầu nắm vương quyền và thần quyền. Ở một số nước Đông Nam
Á, vua tự xưng là Đức Phật phôi thai. Như Campuchia theo Phật giáo Đại thừa vua
tự xưng là chakravatin (nghĩa là Đức Phật phôi thai). Ngay cả vua đầu tiên của triều
Konbaung (1752-1885) của Myanmar lấy vương hiệu là “Alaugpya” (Đức Phật phôi



thai).
Nghệ thuật: có thể nói ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo đến Đông Nam Á là kiến
trúc chùa. Chùa là một kiểu kiến trúc đặc biệt của Phật giáo, chùa chính là nơi thờ
Phật, các vị bồ tát, các vị Phật trong kinh kệ Phật. Ở Đông Nam Á, chùa được xây
dựng nhất nhiều và có nhiều tên gọi khác nhau: Thạt, Vắt (Lào), Cetuya (Myanmar),
Wat (Thái Lan).Ở Myanmar, riêng khu di tích Pagan có hơn 2000 ngôi chùa lớn nhỏ.
Bên cạnh loại hình kiến trúc chùa, người dân Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng bởi
kiểu kiến trúc tháp của Phật giáo-Ấn Độ: kiến trúc tháp- Xtuppa- nơi thờ thánh tích
của Phật. Điền hình ở Đông Nam Á là tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Indonexia và
3


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
Thạt Luông ở Lào .Về điêu khắc, thời cổ trung đại bấy giờ các quốc gia Đông Nam
Á đã xuất hiện nhiều những pho tượng Phật: tượng Phật ở Đồng Dương (hai tay đưa
ra trước, áo cà sa có gờ và hở vai phải), tượng bồ tát Avalokitesvara 8 tay, Phật đứng
ở Đăng Bình… đặc biệt nhiều nhất là tượng Phật đứng. Trong toàn bộ đền Angkor


Thom của Campuchia gồm có 504 tượng Phật…
Văn học: từ khi Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á, nền văn học của Đông Nam Á

đặc biệt là văn học dân gian cả về đề tài và tư tưởng, nhân vật đều mang đậm chất



Phật giáo.
Văn hoá, tín ngưỡng: có thể thấy ảnh hưởng của đạo Phật thêt hiện rất rõ nét qua
những phong tục tập quán. Đó là tục ăn chay, phóng sanh, bố thí, tập tục cúng rằm,



mùng một và tham dự lễ sám hối trên chùa…
Xã hội: Phật giáo góp phần đáng kể vào việc liên kết mọi thành viên trong xã hội vào
một một nền văn minh chung. Ở những quốc gia Đông Nam Á theo đạo Phật thì mỗi
làng đều có một ngôi chùa riêng để thờ Phật và trở thành trung tâm văn hoá của các



bản làng gần xa.
Giáo dục: ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hoá mà còn là hình tượng cho “chân,
thiện, mỹ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hoá, tri thức
cho dân chúng.
2. Quá

trình truyền bá và ảnh hưởng của đạo Hinđu ở các quốc gia

Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Hinđu giáo hay Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được hình

thành ở Ấn Độ. Cũng giống như Phật giáo, Hindu giáo đã sớm được truyền bá đến
Châu Á nói chung, các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và nó cũng tạo ra không ít

những chuyển biến lịch sử ở khu vực này.
1. Quá trình truyền bá đạo Hindu ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại
 Đạo Hindu hình thành ở Ấn Độ khoảng 800 năm trước công nguyên rồi du nhập vào


Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu công nguyên theo hai con đường:
Đường thuỷ: từ bờ biển Coromandel Ấn Độ thông qua eo biển Malacca đến quần đảo



Mã Lai.
Đường bộ: từ Át Xam đến Mianmar, rồi từ đây truyền vào lưu vực sông Mê Công

4


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
 Tuy được truyền bá sớm vào Đông Nam Á nhưng đạo Hindu không có phạm vi

truyền bá rộng khắp Đông Nam Á như đạo Phật mà chỉ ở một số quốc gia cổ đại


dưới đây:
Chăm Pa: Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Hindu du nhập vào Chăm Pa rất sớm.
Đó là vào khoảng từ khoảng thế kỷ thứ II, III. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có
niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại
Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Thời đó, cư dân Chăm chủ yếu theo phái
Siva giáo..
- Phù Nam:theo một số tài liệu vào đầu thế kỷ VI, một tu sĩ Ấn Độ giáo tên là

Kaundinya đến Phù Nam lấy vợ người bản địa và làm vua; luôn xưng là người bảo
vệ kinh Vêda, lấy lịch “Shaka để tính ngày tháng”. Mốc thời gian đó đã đánh dấu sự
truyền bá chính thức đạo Hindu ở Phù Nam.



Indonesia: Hindu giáo được truyền bá ở đất nước này từ khá sớm.Về quá trình
truyền bá đạo Hindu vào Indonesia, có ba quan điểm như sau:
+ Thuyết Waisya:
Người đưa ra thuyết này tiến sĩ người Hà Lan N.J.Krom, ông cho rằng chính những
người thương nhân Ấn Độ lúc họ đến buôn bán ở Indonesia đã tạo dựng mối quan hệ
với nhà cầm quyền và dân bản địa , thậm chí họ còn kết hôn với cư dân bản địa và từ
đó đem Hindu giáo vào Indonesia.
+ Thuyết Brahmana:
Người ủng hộ thuyết này là nhà nghiên cứu lịch sử người Hà Lan tên J.C.Van Leur,
theo thuyết này thì những người Brahmana (những giáo sĩ cao cấp ) đã truyền đạo
Hindu sang Indonesia, vì chỉ có họ mới hiểu những nội dung trong kinh Veda , kinh
thánh của đạo Hindu.
+ Thuyết Ksastria :
Người đưa ra thuyết này là F.D.K. Bosch một nhà nghiên cứu người Hà Lan khác,

5


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
ông cho rằng Hindu giáo vào Indonesia theo chân của những Ksastria hay là những
người lính.
 Như vây, Hindu giáo không truyền vào được bắc Việt Nam, đông bắc Lào, đông
bắc Thái Lan và Myanma. Những dấu tích nhỏ, lẻ tẻ ở đông bắc Myanma và Thái

Lan không gợi được dấu ấn lịch sử đáng kể. Còn các nước hải đảo ở phía đông
nam Đông Nam Á cũng có quá trình tiếp nhận Ấn Độ giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ
XV.
2. Ảnh hưởng của đạo Hindu ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại

Kiến trúc, điêu khắc: Theo Pắcmăngiơ, kiểu kiến trúc Hindu được cia làm hai loại là
kiểu đền thờ ở Nam Ấn (tháp có cấu trúc hình vuông hay hình chữ nhật, được xây
dựng từ đá nguyên khối) và kiểu đền thờ Hindu ở Bắc Ấn (gồm cả tháp chính và tháp
phụ, các tháp đều có hình múi khế). Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của cả 2 kiểu
kiến trúc trên nhưng nhiều hơn cả là kiểu kiến trúc có cấu trúc hình vuông hay hình
chữ nhật. Công trình kiến trúc Hindu tiêu biểu ở Đông Nam Á tiêu biểu là tháp Chàm


ở Viêt Nam, Ăngco Vát ở Camouchia.
Chính trị: Dấu ấn của Ấn Độ giáo trong chính trị thể hiện ở chỗ tăng cường tính thần
quền của vua: đồng nhất vua-thần. Các vị vua lên khi lên ngôi sẽ được giáo sĩ
Balamon chúc tụng niệm, đồng nhất vua với thần. Ở Myanmar, vua được đồng nhất
với Thagymin-Indra. Ở Campuchia, vua-Shiva (sau đó là Vishnu, Lokesvar). Những
người dân theo đạo Hindu ở Đông Nam Á coi vua là trung tâm và các nơi xung
quanh phải thần phục, tôn sung vua.
- Xã hội: Hindu giáo từ khi du nhập vào một số quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy
quá trình phân hoá xã hội, được những tầng lớp trên tiếp nhận để phục vụ cho việc
thiết lập và củng cố vương quyền.
- Văn hoá, tín ngưỡng: lễ hội của những cư dân Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng
nhiều từ đạo Hindu. Có thể kể đến như lễ hội Diwali (lễ hội ánh sáng), một lễ hội
quan trọng của Hindu giáo được tổ chức từ ngày 14-16 tháng Thadingyut ở
Myanmar. Vê hình thức tín ngưỡng, vì tin vào thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo nên
mỗi gia đình cư dân Hindu giáo thường có chỗ thờ cúng tổ tiên và thần linh ở cạnh
6



Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại
nhà. Ở đền Hindu, cư dân Đông Nam Á thờ 3 vị thần chính là Brahma - thần sáng
tạo, Vishnu - thần bảo vệ, Shiva - thần hủy diệt cùng với những thần tự nhiên khác.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Dương Ninh: Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
2.
3.
4.
5.
6.

Nội, 2010.
Lương Ninh: Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
Hoàng Tâm Xuyên: 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia,
2014.
Nguyễn Tuệ Chân: Lịch sử Phật giáo, NXB tôn giáo.



7


Quá trình truyền bá và sự ảnh hưởng của Phật giáo, Hindu giáo ở các quốc
gia Đông Nam Á thời cổ đại

8




×