Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyển đổi thạc sỹ: XÂY DỰNG văn hóa trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.74 KB, 19 trang )

1

XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
PGS.TS Hà Thế Truyền
Khái niệm
Trong đời sông có nhiều loại văn hoá: văn hoá ẩm thức, văn hoá du lịch, văn hoá
nơi công cộng...
Văn hoá nhà trường là sự tổng hợp các giá trị nhân văn, các chuẩn mực, các
niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo ra sự khác
biệt của trường nọ với trường kia.
Tại sao học sinh mang đồng phục? Đồng phục thể hiệnyếu tố nào?
11 yếu tố biểu hiện văn hoá nhà trường:
+ Giá trị
+ Chuẩn mực
+ Niềm tin
+ Thái độ
+ Biểu tượng
+ Truyền thống
+ Đồng phục
+ Nghi thức và hành vi
+ Cảm xúc và ước muốn cá nhân
+ Các mối quan hệ
+ Chính sách
Theo Singapore: văn hoá nt như 1 tảng băng, 1 nửa nổi và nửa chìm, phải phân
tích cả nửa chìm để thấy giá trị của nó ngoài phần nổi. Phần nổi có bao nhiêu
thành tố, phần chìm có bao nhiêu:
Phần nổi là:
+ Tầm nhìn, chính sách, mục tiêu.
+ Khung cảnh, bài trí lớp học

Phần nổi




2

+ Logo khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng
+ Đồng phục, nghi thức, nghi lễ
+ Các hoạ động văn hoá học tập của nhà ttrường.
Phần chìm
+ Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân
+ Quyền lực (quyền lực công) và cách thức ảnh hưởng
+ Thương hiệu nhà trường

Phần chìm

+ Các hệ giá trị:
+ Các quy ước ngầm (VN có quy chế chi tiêu nội bộ, xã có hương ước)
Văn hoá nhà trường phải được “vun trồng”, vì:
+ Sự phát triển của trẻ em có ảnh hưởng lớn đến môi trường VHXH nơi chúng
lớn lên (gia đình, XH)
+VHNT giúp bớt sự không hài lòng của GV và giúp giảm thiểu sự ức chế và
hành vi cử chỉ không lịch sự của HS
+ VHNT tạo ra môi trường thuận lợihox trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo
viên và học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi
+ VHNT nuôi dưỡng và hỗ trợ việc dạy và học
* Ảnh hưởng VHNT đến GV
1. KK mối quan hệ (hợp tác)
+ Chia sẻ kinh nghiệm
+ Học hỏi kinh nghiệm
2. Tạo bầu KK tin cậy thúc đẩy giáo viên nâng cao chát lượngvà hiệu quả giảng
dạy học tập.

Ví dụ
Trường A đạt giải thưởng văn nghệ như trường B. Thế nào là hiệu quả? Là một
phân số mà TS là KQ, MS tổng chi phí các nguồn lực (nhân lực, vật lực, thời
lực)..
* Ảnh hưởng VHNT đến HS


3

1.Tạo cho học sinh bầu kk học tập tích cực (âm nhạc, thể thao, thể thao biển, kk
học sinh học tập và sự hiểu biết, tham gia các chương trình với cộng đồng, môi
trường học tập thân thiện, dạy nấu nướng)
+ HS cảm thấy vui vẻ thoải mái, ham học
+ HS được thừa nhận, tôn trọng, thấy mình có giá trị
+ HS thấy rõ trách nhiệm của mình
+ HS tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên,
nhóm bạn
+ HS nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất
2. Tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh
+ An toàn, cởi mở, tôn trọng
+ Chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh
+ Khuyến khích học sinh phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân
+ Xây dựng môi quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau
giữa thày và trò.
3. Vai trò của lãnh đạo đến văn hoá nhà trường (hiệu trưởng)
+ Triết lý giáo dục của HT ảnh hưởng đến VHNT
+ HT có vai trò quyết định đến hình thành chuẩn mực và niềm tin
+ Sự quan tâm chú ý của HT sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT
+ HT xác định , tạo ra hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường:
-


Mỗi trường đều có giá trị lịch sử và phát triển...qua thời gian đã tạo ra

những giá trị văn hoá nào đó;
-

Hiệu trưởng cần tạo ra sự khác biết về bản sắc với các trường khác.
8 HỆ GIÁ TRỊ TRƯỜNG THPT NAN HOA:
trung thành; hiếu thảo; nhân văn; nhân ái;
lễ phép; ngay thẳng; lương thiện; tự trọng.

+ HT xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.
4. Hiệu trưởng cần làm gì để phát triển văn hoá nhà trường?
1) Xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau;


4

2) Xây dựng cơ chế giám sát đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người
nỗ lực làm việc;
3) Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều có bản mô tả công
việc (vd: đọc sách gì, nội dung gì; làm việc gì, nội dung gì), làm rõ trách nhiệm
quyền hạn và nghĩa vụ;
4) HT tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cách dạy và
học;
5) Làm cho học sinh biết là HS được yêu thương, được quan tâm chăm sóc;
6) Đảm bảo HS có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ học sinh;
7) HT chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV (đề cao vai trò chủ đạo
hoạt động dạy học của GV);
8) HT thể hiện sự nhiệt tâm, trách nhiệm và đầy tình thương HS, trẻ em;

9) HT thường xuyên có mặt trong trường và tăng cường tham dự những sinh
hoạt của HS;
10) HT thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe;
11) Khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động GD của trường và làm
cho PH hiểu rõ vai trò của họ;
12) HT luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong
nhà trường.


5

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC
PGS.TS Hà Thế Truyền
1. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lao động của người CBQL:
1.1. Tính chất lao động của người lãnh đạo
- Lao động của người lãnh đạo thuộc loại lao động trí óc
- Có 3 loại lao động trí óc:
+ Tạo ra các sản phẩm lao động có thể tách riêng nhưng vẫn gắn với bản
thân người lao động (VD: Quyết định quản lý bằng văn bản)
+ Các hoạt động lao động không tách rời bản thân người lao động (không
tham gia hoạt động không ra sản phẩm). VD: xử lý tình huống, ra quyết định
bằng khẩu ngữ, tại hiện trường.
+ Tạo ra các sản phẩm không tách riêng ra được mà đóng góp vào giá trị
chung của nhà trường, xã hội. VD: Hoạch định kế hoạch, thực hiện chức năng
kế hoạch.
- Lao động của người lãnh đạo là tổng hợp của 3 loại lao động trí óc nói trên.
VD: sau khi giải quyết bằng khẩu ngữ, chuyển sang lập văn bản.
1.2. Đặc điểm lao động của người lãnh đạo
- Lao động của người lãnh đạo không trực tiếp tạo ra sản phẩm

- Lao động của người lãnh đạo manh tính chủ động, sáng tạo cao
- Người lãnh đạo có quyền ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình (chịu gánh nặng tinh thần, tâm lý ảnh hưởng đến thần kinh, sức
khoẻ)
1.3. Ý nghĩa lao động của người lãnh đạo
- Người lãnh đạo là cầu nối giưa cơ quan quản lý cấp trên với cơ quan do mình
đứng đầu (ý nghĩa cầu nối thông tin và tổ chức)>> triển khai văn bản cấp trên
chưa đầy đủ
- Người lãnh đạo mang sứ mệnh quyền lực (ý nghĩa quyền lực nhà nước)


6

- Người lãnh đạo là đại diện cho cơ quan nhà nước do mình đứng đầu (ý nghĩa
chính trị)
-Lao động của người lãnh đạo có ý nghĩa giáo dục đối với người cán bộ, nhân
viên trong cơ quan, tổ chức (ý nghĩa giáo dục) (Đây là lề lối làm việc: người
lãnh đạo cương trực, theo tư tưởng Hồ Chí Minh).
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NÓI VỀ SỬ DỤNG CÁN BỘ
* “...Lúc dùng cán bộ, nhiều người phạm vào những chứng bệnh sau đây:
+ Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc
chắn hơn người ngoài;
+ Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người
chính trực;
+ Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người
tính tình không hợp với mình.
Vì những bệnh đó, KQ những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung,
che chở, bảo hộ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người
chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công
việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”

THẾ NÀO LÀ DÙNG CÁN BỘ CHO ĐÚNG?
+ Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với CB một cách chí
công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi.
+ Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không
ưa.
+ Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn
kém cỏi, giúp đỡ họ tiến bộ
+ Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa CB tốt.
+ Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi
mình.


7

+ Mục đích khéo dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy đủ chính sách của
Đảng và Chính phủ. Nếu CB có ý hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức, hoặc
công tác không hợp, chắc không thành công được”
(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-1995, tập 5 trang 279)
1.4. Các phẩm chất đặc trưng cho CBQL/lãnh đạo
- Người cán bộ quản lý GD: nhà QL, nhà giáo dục, nhà chuyên môn, nhà hoạt
động xã hội (bản chất GD là XH hoá)
- Những yêu cầu chủ yếu đối với CBQLGD:
Về chính trị (về chủ trương đường lối của Đảng), về pháp lý (mọi hành
vi phải tuân theo 3 kênh: lập pháp, hành pháp, tư pháp), về chuyên môn
nghiệp vụ (phải nắm vững chuyên môn theo ngành), về tổ chức (tổ chức bộ
máy, tuyển dụng, luân chuyển), về tâm lý xã hội (phải vượt qua rào cản tâm lý
hằng ngày), về nguyên tắc quản lý (đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nguyên
tắc dân chủ), về đạo đức tác phong (lối sống, lề lối làm việc)
(Xem tài liệu 243, 244)
+Có phẩm chất chính trị tốt, vững vàng kiện định đạt mục tiêu độc lập dân tộc

và CNXH
+ Có tinh thần năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện đường lối của Đảng,
dám đấu tranh với những quan điểm sai trái.
+ Có ý thức tổ chức, ký luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
+ Có quan hệ mật thiết với cán bộ, nhân viên
2. Đối tượng, công cụ và sản phẩm của lao động quản lý
2.1. Đối tượng của lao động quản lý:
* Đối tượng quản lý:
+Chủ thể QL
+ Khách thể quản lý:
+ Đối tượng quản lý: Nhân sự, tài chính, chuyên môn, CSVC
Có 2 thành tố đối tượng LĐQL: con người và thông tin
* Đối tượng lao động quản lý:


8

+ Quản lý: NS, tài chính, quá trình dạy học, giáo dục, XHH giáo dục
+ Lãnh đạo: chỉ có một đối tượng duy nhất là con người và thông tin về
con người.
* Công cụ của lao động quản lý: (trang 246)
+ Phong cách và tư duy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Phương tiện kỹ thuật hiện đại
+ Hệ thống văn quy phạm pháp luật
* Sản phẩm của Lao động quản lý
+ Quyết định quản lý (văn bản và ngôn ngữ)
3. Tổ chức một cách khoa học lao động của người CBQLGD (tài liệu 248
mục 3.3)
3.1. Phân tích việc sử dụng thời gian làm việc. Là nghệ thuật nhà lãnh đạo
3.2. Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý

3.3. Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cán bộ dưới quyền
3.4. Xây dựng phong cách quản lý cụ thể (dứt khoát, dân chủ và cương quyết),
thích hợp:
+ Ví dụ: Hiệu trưởng trường A làm HT 2 nhiệm kỳ được đánh giá tốt, đề
nghị sang làm HT trường B. Có 3 trường hợp xảy ra: Tình trạng nhà trường B
tốt: t0, đồng chí A xây dựng trạng thái t1=t0: có công giữ vững. Trạng thái
t2>t0: đổi mới và phát triển. Trạng thái t3thích hợp đối tượng mới.
3.5. Áp dụng các phương pháp khoa học
*Có 4 phương pháp chính:
+ Hành chính tổ chức: Phải nhìn bản chất, trạng thái tĩnh trước khi ra
quyết định.
+Tâm lý-xã hội
+PP kinh tế: thực hiện chính sách, bồi dưỡng.
+PP quản lý theo mục tiêu
3.6. Thường xuyên nâng cao trình độ của bản thân


9

4. Kỹ năng lao động cần thiết đối với người lãnh đạo
4.1. Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills): là kỹ năng thực hiện một quá trình
công việc nào đó (VD: kỹ năng nhận xét giờ dạy, kỹ năng trình bày trước tập thể
giáo viên)
4.2. Kỹ năng quan hệ con người là kỹ năng hiểu được người khác quan hệ một
cách có hiệu quả với họ, kết hợp họ làm việc với nhau thành nhóm (human
relations Skills)
4.3. Kỹ năng nhận thức: là kỹ năng nhìn thấy “vấn đề” trong những sự việc đang
diễn ra, kỹ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán và dự báo (ra quyết định cần
vận dụng kỹ năng nhận thức- conceptual Skills)

HT, HP chú ý kỹ năng 3, Tổ trưởng chú ý kỹ năng 1


10

Bài tập: Hãy xây dựng kế hoạch đơn vị công tác

UBND HUYỆN THẠCH THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sô: 300/KH-PGD&ĐT

Thạch Thành, ngày25 tháng 8 năm 2014

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH – SẠCH – ĐẸP – AN TOÀN
GIAI ĐOẠN 2014-2016

I. THỰC TRANG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH,
SẠCH, ĐẸP VÀ AN TOÀNTRONG NHỮNG NĂM QUA.
Những năm học vừa qua, toàn ngành đang tiếp tục thực hiện phong trào
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; trong đó, xây dựng trường
học xanh, sạch, đẹp và an toàn là nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của phong
trào.
Cùng với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, một số trường
đã quan tâm việc làm này, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong từng năm học.

Nhiều trường đã có quy hoạch tổng thể, đã trồng được hệ thống cây xanh , bồn
hoa, cây cảnh, hạn chế bê tông hóa và bước đầu đã hình thành được các sân cỏ,
vườn trường. Đáng chú ý là các trường đã và đang xây dựng trường Chuẩn quốc
gia như: THCS Phạm Văn Hinh, Thạch Long, Thành Trực...; Tiểu học Thành
Hưng, Vân Du, Ngọc Trạo, Thạch Cẩm 2, Thạch Lâm 1, Thành trực…; Mầm
non Vân Du, MN Kim Tân..., Tuy nhiên trong thực tế, quy hoạch của các trường
vẫn chưa hợp lý, thiếu tính bền vững và hiện đại, chưa lựa chọn cây xanh để
trồng phù hợp, bồn hoa chưa đẹp, bố trí chưa hợp lý; chưa hình thành được các
thảm cỏ theo đúng nghĩa như chưa có khuôn hình, trong cỏ còn nhiều cây tạp
như cỏ may, cây thảo mộc, cây có gai, dây leo và chưa được chăm sóc, cắt tỉa;


11

công trình vệ sinh không đạt tiêu chuẩn, từ đó chưa đảm bảo sự an toàn cho học
sinh trong vui chơi và học tập. Đặc biệt còn một số trường không có quy hoạch,
không có khuôn viên cây xanh bóng mát, sân trường không có cỏ, không có hệ
thống bồn hoa, cây cảnh; diện tích bê tông quá nhiều; không có hố tiêu hủy rác
và công trình vệ sinh.
Qua việc kiểm tra thực tế ở các trường, còn nhiều trường chưa chú trọng
xây dựng kế hoạch và quy hoạch đầu tư, xây dưng trường lớp xanh, sạch, đẹp và
an toàn. Ban giám hiệu chưa phân công cụ thể cho từng cán bộ- giáo viên, học
sinh chịu trách nhiệm ở mỗi lĩnh vực khác nhau như: việc chăm sóc cây xanh,
cây bóng mát, bồn hoa, các loại cỏ, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng, kỹ
thuật cắt tán …. để trường học thực sự trở thành Xanh, sạch, đẹp và an
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích.
- Xây dựng trường học Xanh, sạch, đẹp và an toàn thật sự tạo ra môi
trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và
giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nhiều ngôi trường

đã để lại những dấu ấn và kỷ niệm đẹp trong lòng học sinh bởi những lối đi dưới
hàng cây râm mát, những bồn hoa, thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học
mỗi ngày.
- Trường học Xanh, sạch, đẹp và an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong
việc giáo dục học sinh có ý thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo
sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sống, đồng thời góp
phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ
ngay từ tuổi học đường.
2. Yêu cầu chung: Xanh, sạch, đẹp và an toàn cho học sinh là những yêu
cầu quan trọng của một môi trường thân thiện trong trường học, cụ thể là:
- Mỗi trường học đều phải có nhiều cây xanh, cây bóng mát, bồn hoa, cây
cảnh, các thảm cỏ thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Khuôn viên nhà
trường, các nhà làm việc, lớp học, phòng bộ môn, sân chơi, nhà vệ sinh, sử lý


12

rác thải… luôn phải được tu bổ, chăm sóc thường xuyên, sạch sẽ, đảm bảo yêu
cầu cảnh quan sự phạm và vệ sinh môi trường.
- Học sinh được đảm bảo sự an toàn về thể xác và tinh thần. Không có
bạo lực trong và ngoài khu vực trường học, cũng như những hiện tượng lăng mạ,
sỉ nhục làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh.
3. Yêu cầu xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Năm học 2014-2015 tất cả các trường học đều quy hoạch và xây dựng
khuôn viên cảnh quan nhà trường phù hợp với thực tế các khối công trình đã có
trong trường, đảm bảo có các khu vực:
- Khu sân chơi và tổ chức các hoạt động tập thể có diện tích phù hợp với
số học sinh toàn trường và diện tích khu trường. Vị trí sân lớn ở khu trung tâm
có cột cờ tổ quốc và khán đài(nếu có). Các sân nhỏ ở trước các lớp học (tầng 1nếu khu học nhà tầng).
- Khu vực sân giáo dục thể chất đối với các trường Tiểu học, THCS theo

quy định trường chuẩn quốc gia.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ lát gạch hoặc đổ bê tông, không xây
gờ, không cao hơn mặt sân, có thể thiết kế rảnh thoát nước có nắp đậy.
- Cây xanh bóng mát: Trồng thêm cây mới theo quy hoạch, trên cơ sở các
cây lâu năm, cây cổ thụ đã có sẵn (Rất khoát không được chặt, đào bỏ các cây cổ
thụ lâu năm). Cần trồng loại cây có tán, bóng mát nhiều mùa; phù hợp với
khuôn viên, diện tích nhà trường; không trồng cây ăn quả, cây có nhiều sâu, có
gai hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và có mùi khó chịu. Trường Mầm non
không trồng các loại cây cảnh, cây hoa có lá sắc, nhọn. Kết hợp giữa cây xanh
với các thảm cỏ, không cần xây bao gốc cây. Dưới gốc cây xanh, thảm cỏ có để
ghế đá cho học sinh ngồi.
- Bồn hoa, cây cảnh: Bồn hoa được xây đẹp, ở nơi phù hợp, không chiếm
diện tích sân chơi và làm ảnh hưởng đến đường giao thông nội bộ. không xây
bồn hoa hai bên đường đi mà có thể để các chậu cây cảnh, chậu hoa phù hợp.
Đối với trường Mầm non không được xây bồn hoa có bờ cao vuông thành sắc


13

cạnh, cũng như đặt các chậu hoa cây cảnh có gờ sắc nhọn. Khuyến khích sử
dụng các cây xanh, cây lá màu để tạo dáng thành bồn hoa. Có thể trồng cây bụi
mọc tự nhiên được cắt tỉa đẹp và kết hợp với thảm cỏ.
- Thảm cỏ: Trồng thành thảm hình vuông, hình chữ nhật…, Kết hợp với
hệ thống đường giao thông nội bộ, cây xanh, cây cảnh để tạo thành thảm cỏ
(chọn loại cỏ dễ trồng và dễ kiếm ở địa phương như: cỏ đậu phộng, cỏ lông
heo…(có hình ảnh giống cỏ ở phụ lục kèm theo)
- Cần phối hợp giữa Thảm cỏ - đường giao thông – Cây xanh – bồn hoa
để quy hoạch hài hòa, đẹp mắt.
- Khu vườn trường: Đối với những trường có diện tích rộng, nên quy
hoạch khu vực vườn trường riêng, trong đó trồng các loại cây phục vụ cho giảng

dạy và học tập các môn tự nhiên – Xã hội, sinh học, Bảo vệ môi trường …(vườn
thực vật). Đối với trường mầm non quy hoạch vườn thiên nhiên, vườn cổ tích,
vườn rau xanh để phục vụ dạy học cho trẻ.
- Lớp học, nhà làm việc được trang trí theo quy định, phải luôn sạch sẽ,
không có mạng nhện, vết bẩn; Học sinh không viết, vẽ tường, lên bàn ghế.
- Hệ thống điện phải được lắp đặt gọn gàng, hợp lý, an toàn và tiết liệm
điện.
- Nước uống và nước sinh hoạt: Nước uống cho giáo viên và học sinh
phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh
của cấp có thẩm quyền nếu dùng nước lọc. Trường tổ chức ăn bán trú nước dùng
nấu ăn phải được xét nghiệm mẫu nước của cơ quan thẩm quyền.Trong trường
phải có hệ thống vòi nước rửa tay cho giáo viên và học sinh.
- Nhà vệ sinh: Được quy hoạch hợp lý nếu chưa được xây dựng gắn với
các công trình nhà lớp học. Nhà vệ sinh chung bên ngoài phải xây dựng đạt
chuẩn, có khu vực giáo viên, khu học sinh; có khu nam, khu nữ không đi chung
lối; đối với trường THCS nên xây khu vệ sinh nữ, khu vệ sinh nam cách xa nhau
và có biển chỉ đường. Nhà vệ sinh phải được quết dọn lau chùi thường xuyên


14

đảm bảo không có mùi hôi thối. Trường mầm non phải có khu vệ sinh bên ngoài
lớp học của trẻ dùng cho giáo viên và khách.
- Có hố đổ rác được quy hoạch, có thùng đựng rác đặt trong khu vực sân,
vườn trường và có biện pháp sử lý rác thải hợp lý.
III. CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ
Tất cả các trường tiến hành lập kế hoạch xây dựng Trường, lớp Xanh –
Sạch – Đẹp – An toàn giai đoạn 2014-2017 và Kế hoạch của năm học 20142015.
1. Năm học 2014-2015:
- Tiến hành quy hoạch khuôn viên, cảnh quan; Trồng bổ xung cây xanh

bóng mát và cây trong vườn trường; Hình thành cơ bản hệ thống giao thông nội
bộ, tạo được các thảm cỏ, bồn hoa khu vực mặt tiền nhà trường, Quy hoạch hố
rác thải và trang bị các thùng đựng rác để đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch –
An Toàn.
- Các trường đã đạt chuẩn quốc gia phải bổ xung hoàn thiện khuôn viên,
cảnh quan theo các yêu cầu ở mục 3 phần II để đạt các yêu cầu về Xanh – Sạch
– Đẹp - An toàn.
2. Năm học 2015-2016:
- Các trường rà soát lại quy hoạch, tiếp tục xây dựng kế hoach bổ xung
các hạng mục còn thiếu theo quy hoạch, tiếp tục tạo thảm cỏ, trồng hoa, cây
cảnh ở các khu vực còn lại.
- Phấn đấu 100% các trường đạt yêu cầu Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
3. Năm học 2016-2017.
- Xây dựng kế hoach tiếp tục bổ xung quy hoạch, bổ xung các công trình
còn thiếu theo quy hoạch, củng cố, chăm sóc cảnh quan khuôn viên và các công
trình trong nhà trường.
- Hết học kỳ I, năm học 2016 – 2017: Kết thúc gia đoan 2014-2016: Tất
cả các trường học trong huyện đều đạt yêu cầu về trường, lớp Xanh – Sạch –
Đẹp – An toan.


15

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU.
1. Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn do Hiệu trưởng làm trưởng ban,
Phó ban là một trong các trưởng đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tổng
phụ trách đội) Thành viên là các Tổ trưởng các tổ, trưởng các tổ chức đoàn thể,
hội chữ thập đỏ, có thể mời trưởng ban đại diện cha, mẹ học sinh tham gia. Ban
chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm; Xây

dựng quy hoạch khuôn viên cảnh quan phù hợp với quy hoạch tổng thể nhà
trường đã được UBND xã phê duyệt và trình UBND xã phê duyệt.
2. Tiến hành phổ biến, quán triệt tới giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh
về mục đích, ý nghĩa và vai trò của trường học Xanh, sạch, đẹp và an toàn
đồng thời triển khai kế hoạch xây dựng trường lớp Xanh – sạch – đẹp – an toàn
đến toàn thể CBGV và phụ huynh.
3. Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu địa hình, các loại cây, cỏ, hoa
phù hợp cần trồng và thời điểm trồng thích hợp.
4. Ban chỉ đạo Thành lập ra các tiểu ban như Tiểu ban Xanh, Tiểu ban
Sạch, Tiểu ban an toàn trường học, Trong các tiểu ban nên có cả một số học sinh
có tinh thần trách nhiệm cao tham gia(trường TH và THCS), các tiểu ban phân
công từng thành viên chịu trách nhiệm mỗi lĩnh vực khác nhau để tham mưu,
theo dõi, chỉ đạo theo kế hoạch chung.
5. Đối với các trường TH, THCS: Giao cho liên đội đội TNTP đảm nhận
một số công việc trồng cây, cỏ, hoa và chăm sóc thường xuyên cảnh quan, vệ
sinh môi trường.
- Phát huy vai trò của đội xung kích, đội cờ đỏ dưới sự phân công của
Tổng phụ trách và cán bộ Y tế trường học để các em tích cực hưởng ứng thi đua
trong các hoạt động :
+ Tuyên truyền phát thanh măng non chủ đề xây dựng trường học “Xanh Sạch - Đẹp”.
+ Trồng và chăm sóc cây xanh, Hoa, cây cảnh, vườn trường.


16

+ Kiểm tra việc thực hiện không xả rác ở lớp, ở hành lang lớp học sau giờ
chơi, sau giờ học. Thực hiện phát động phong trào “trường em không có rác”.
+ Kiểm tra việc thực hiện việc tiểu tiện đúng nơi qui định.
6. Thông qua các tiết dạy, giáo viên lồng ghép các kiến thức giáo dục môi
trường trên cơ sở những thiết kế mẫu mô-đun phù hợp với từng khối lớp.

Hướng dẫn cho học sinh học tập và thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
hàng ngày như thường xuyên tắm, gội, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cũng
như sau khi đi vệ sinh …, thường xuyên theo dõi kiểm tra trong các giờ sinh
hoạt lớp.
7. Công tác tuyên truyền: Song song với những biện pháp chăm sóc cảnh
quan và giữ gìn vệ sinh trường học, nhà trường cần tăng cường giáo dục học
sinh bằng một số hình ảnh, câu khẩu hiệu hành động được treo ở nơi phù hợp
trong khuôn viên nhà trường.
8. Thành lập các tủ sách “thư viện xanh” ngoài trời để học sinh đọc trong
các chơi.
9. Hằng năm cần có dự toán đầu tư kinh phí và kế hoạch huy động các
nguồn lực phục vụ cho kế hoach xây dựng trường lớp Xanh – sạch – đẹp – an
toàn thông qua Hội đồng trường, Cha mẹ học sinh và UBND xã để tổ chức thực
hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường lớp Xanh-sạch-đẹp-an toàn.
- Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí công nhận trường lớp Xanh – sạch –
đẹp – an toàn.
- Giao cho các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhà trường
thuộc khối phụ trách cùng với phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực và phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá các nhà trường theo các tiêu chí và
cấp giấy chứng nhận khi nhà trường đảm bảo các tiêu chí quy định.


17

- Đưa vào tiêu chí thi đua chỉ tiếu kế hoạch của nhà trường về nội dung
đăng ký các nội dung Xanh – Sạch – Đẹp - An toàn và đánh giá thi đua cuối

năm.
- Có chế độ khen thưởng đối với các trường làm tốt kế hoach, đồng thời
có biện phấp xử lý đối với hiệu trưởng các trường không tích cực xây dựng và tổ
chức thực hiện chỉ tiêu, kế hoach.
- Hằng năm có tổng kết, đánh giá và đưa vào Báo cáo tổng kết năm học
của toàn ngành.
2. Đối với các trường học:
- Thành lập Ban Chỉ đạo trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn
- Căn cứ vào kế hoạch của toàn ngành, xây dựn kế hoạch của đơn vị theo
giai đoạn, cho từng năm học và quy hoạch khuôn viên, cảnh quan báo cáo
UBND xã.
- Tổ chức đăng ký kế hoạch các nội dung thực hiện trong năm với phòng
GD&ĐT.
- Huy động các nguồn lực xã hội để hằng năm đầu tư cho kế hoach xây
dựng trường lớp Xanh – sạch – đẹp – an toàn.
- Hằng năm có tổ chức đánh giá tổng kết phong trào, định hướng cho
năm học mới và báo cáo về phòng giáo dục và Đào tạo vào 15/5 hằng năm.
TRƯỞNG PHÒNG
(đã ký)

Nguyễn Thị Thành


18


19




×