Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

PHẨM CHẤT yêu THƯƠNG CON NGƯỜI của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.45 KB, 6 trang )

PHẨM CHẤT YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH
PHẨM chất yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sản
phẩm của sự kết hợp giữa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc với tinh hoa
tư tưởng nhân văn của nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng
của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và được thể nghiệm qua thực tiễn hoạt
động cách mạng của Người. Quan niệm về con người của Chủ tịch Hồ Chí
Minh không chung chung, trừu tượng, mà là xem xét con người trong các
quan hệ xã hội cụ thể. Người khẳng định: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình,
anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả
loài người"(1).
Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là sự
cảm nhận, cảm thông sâu sắc mọi niềm đau khổ và hạnh phúc của con
người. Người dành tình yêu thương cho những người cùng khổ, những
người lao động bị áp bức, bóc lột, nô lệ mất nước trên thế giới, những người
da đen, da màu, nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc, và cả những người
da trắng bần cùng, khốn khổ, nhất là những người lính bị đưa đi chết uổng
trong các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Người
viết: "Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ


gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày
càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam"(2) và "Những dòng
máu đó chúng tôi đều quý như nhau"(3).
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã dành muôn vàn tình
thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Không phân biệt miền
xuôi hay miền ngược, dù trẻ hay già, trai hay gái…, hễ là người Việt Nam
yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Bởi lẽ, theo
Người: mấy mươi triệu con người Việt Nam cũng có người thế này, người
thế khác, giống như bàn tay có ngón ngắn, ngón dài, nhưng ngắn, dài đều tụ
hợp nơi bàn tay, người thế này hay người thế khác cũng đều là nòi giống Lạc


Hồng, ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước. Người yêu thương, nâng niu tất cả,
một thứ tình yêu tự nhiên, thuần khiết, trong sáng, lan toả đến mỗi cuộc đời
bình dị thường ngày như: anh chiến sĩ phòng không đứng gác dưới trời nắng,
chị lao công quét rác trong đêm, cháu bé dũng cảm quên mình cứu bạn,
những đoàn dân công đêm ngủ trong rừng lạnh… Và khi những con người
ấy hy sinh vì việc nghĩa thì Người đau đớn như chính mình bị mất đi một
phần thân thể.
Yêu thương con người không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận, cảm thông, mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời thực hiện quyết tâm giải
phóng con người thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Khi nhận ra chủ nghĩa đế


quốc, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi nỗi khổ của nhân dân ta, Người
đã tích cực nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn để tìm ra con đường giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành"(1). Ngay cả trước khi từ giã thế giới này, trong Di chúc,
Người đã viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người". Thực tiễn cho
thấy, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, tình yêu thương con người
luôn toả sáng trong từng việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần
đến mỗi con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thương người không phải chỉ là suốt đời
lo toan cho con người, sống vì con người, mà điều cơ bản là khơi dậy ở con
người niềm tin, lòng tự hào, ý chí và nhiệt tình cách mạng để con người tự
mình làm ra tất cả, từ đó thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện
họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập. Trong thực tiễn hoạt động cách
mạng, Người đã phát hiện ra chân lý bất diệt: đoàn kết tạo ra sức mạnh, đoàn
kết tạo ra chiến thắng và đã đề ra khẩu hiệu: "Đoàn


(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4,

kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
đại thành công"(2). Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh 1995, tr. 161.
(2) Sách đã dẫn, tập 10, tr. 350.
khẳng định, muốn giải phóng con người, muốn đoàn
(3) Sách đã dẫn, tập 5, tr. 644.


kết toàn dân thực hiện sự nghiệp giải phóng thì người lãnh đạo phải có lòng
bao dung, độ lượng. Người viết: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước
cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì
một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự
mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn"(3). Lòng khoan dung, độ lượng, theo
Người, là luôn biết trân trọng phần thiện, phần tốt, dù là nhỏ nhất ở mỗi con
người, từ đó khơi dậy, nâng niu, tạo điều kiện cho nó lớn dần lên, lấn át
phần xấu, cái ác. Người viết: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong
lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"(1).
Người còn chỉ rõ: cái xấu, cái ác trong mỗi con người đó là chủ nghĩa cá
nhân. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn: tham ô, lãng phí,
quan liêu…, nó là thứ "giặc ở trong lòng" mình, giặc nội xâm, luôn ẩn nấp
trong ta và vô cùng nguy hiểm. Người đã cảnh báo rằng, một dân tộc, một
đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ họ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Vì thế,
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân phải được coi trọng đặc biệt. Người
viết: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa,
muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa,



muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa"(2).
Đối với quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm và tình
yêu thương đặc biệt. Người đã dạy: phải luôn thương yêu nhau như anh em
ruột thịt, lúc thường cũng như lúc ra trận; người làm tướng phải thương yêu
cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ, từ tiểu đội

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc

1995, tr. 558.

đời sống vật chất và tinh thần của đội viên. Là đội viên (2) Sách đã dẫn, tập 9, tr. 303.
phải yêu quý, kính trọng, hết lòng với cán bộ; đồng thời,

(3) Sách đã dẫn, tập 6, tr. 207.

(4) Sách đã dẫn, tập 5, tr. 293.
cán bộ yêu thương, độ lượng với bộ đội, nhưng phải thật nghiêm khắc với
mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Bộ đội chưa có cái ăn, cán bộ không
được kêu mình đói. Bộ đội chưa có cái mặc, cán bộ không được kêu mình
rét. Bộ đội chưa có đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân
chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng"(3). Trong quan hệ quân dân, Người khẳng
định, quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu; vì vậy, cán bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương
yêu dân, giúp đỡ dân, "Phải làm cho dân phục, dân tin, dân yêu bộ đội. Phải
làm sao cho bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu"(4). Mối quan hệ quân

dân, quan hệ đồng đội trong đơn vị là mối quan hệ máu thịt, được xây dựng
trên tình thương yêu đồng bào, đồng chí và trở thành nét đẹp truyền thống,


nguồn sức mạnh to lớn của quân đội ta trong suốt quá trình xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành hơn 70 năm qua.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được
những thành tựu to lớn, phấn đấu thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" chính là tiếp tục sự nghiệp giải phóng
con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, yêu thương con người lúc
này, đòi hỏi mỗi chúng ta phải góp phần tích cực của mình vào sự nghiệp
thiêng liêng cao cả đó. 



×