Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án mỹ thuật 4 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.15 KB, 22 trang )

TUẦN 1
Vẽ trang trí

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. Mục tiêu:
Học sinh biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây) & tím.
Học sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Học
sinh pha được màu theo hướng dẫn.
Học sinh yêu thích màu sắc & ham thích vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) & hình hướng dẫn cách pha các
màu: da cam, xanh lục, tím.
Học sinh: vở thực hành.
Hộp màu, bút vẽ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ: Khởi động:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật
3/ Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát nhận xét
MĐ: Biết cách pha màu từ 3 màu gốc và nhân biết
các màu bổ túc.
HT: Cả lớp
Cho học sinh quan sát hình 1,2 trang 3 cho biết:
Đỏ,vàng,xanh lam
+ 3 màu cơ bản là 3 màu nào?
Da cam, xanh lục, tím
+ Từ 3 màu cơ bản, lần lượt pha trộn hai


màu với nhau ta được các màu nào?
Lắng nghe + quan sát
Giáo viên giải thích cách pha màu từ 3 màu
gốc, vừa cho học sinh quan sát hình minh họa về
màu sắc ở ĐDDH
 Giới thiệu các cặp màu bổ túc:
Màu đỏ & xanh lục.
Màu xanh lam & màu da cam.
Màu vàng & màu tím.
=> Hai màu trong từng cặp màu bổ túc được đặt
đối diện nhau theo chiều mũi tên.
Cho học sinh quan sát hình 3 trang 4.
 Giới thiệu màu nóng, màu lạnh:
Quan sát và nêu
Cho học sinh quan sát hình 4, 5: Nêu tên các
màu nóng & các màu lạnh.
Trả lời
Vì sao gọi là màu nóng?
Vì sao gọi là màu lạnh?
Học sinh nêu
Yêu cầu học sinh kể tên các quả, cây hoa,
đồ vật là màu gì? Đó là màu nóng hay màu lạnh?
=> Kết luận:


Pha lần lượt 2 màu cơ bản với nhau sẽ được
các màu: da cam, xanh lục, tím.
3 cặp màu bổ túc: đỏ & xanh lá cây, xanh
lam và da cam, vàng và tím.
Phân biệt các màu nóng & màu lạnh.

HĐ2: Cách pha màu.
MĐ: Nắm được cách pha màu.
HT: Cả lớp
 GV làm mẫu cách pha màu
Yêu cầu học sinh đọc thầm nêu cách pha
màu bột, cách pha màu nước, màu sáp, màu chì.
Giáo viên pha mẫu vừa giải thích cách pha
HĐ4: Thực hành:
MĐ: Pha được màu theo hướng dẫn.
HT: Cá nhân
+ Yêu cầu học sinh tập pha các màu: da
cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ.
+ Giáo viên quan sát & hướng dẫn trực
tiếp để học sinh biết sử dụng chất liệu & cách pha
màu.
+ Hướng dẫn học sinh pha màu vẽ vào
phần bài tập ở vở thực hành.
+ Giáo viên theo dõi, nhắc nhở & hướng
dẫn bổ sung để học sinh chọn và pha đúng màu, vẽ
hình đúng, vã màu đều và đẹp
+ Giáo viên có thể làm mẫu cách vẽ màu
để học sinh quan sát.
HĐ 5: Nhận xét ,đánh giá
+ Cho một số học sinh trình bày vỡ vẽ
+ Đính tiêu chí đánh giá. Cho học sinh
nhận xét, đánh giá
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
+ Yêu cầu học sinh nêu lại ba màu cơ bản,
màu nóng, màu lạnh
-Nhận xét tiết học

+ Dặn dò quan sát màu sắc, hoa lá …
Chuẩn bị một bông hoa, một chiếc lá thật để làm
mẫu vẽ cho bài học tới.

Nêu cách pha

Học sinh tập pha

Đính lên bảng
Nhận xét

TUẦN 2
Vẽ theo mẫu

VẼ HOA , LÁ
I. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của
hoa lá


Học sinh biết cách vẽ: Vẽ màu và vẽ được bông hoa chiếc lá theo mẫu. Vẽ
màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
Học sinh yêu thích vẽ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc,
bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh ảnh một số loại hoa, lá thật.
+Một số bài HS năm trước.
HS : + Hoa , lá thật
+ Hộp màu, bút vẽ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

CÁC HOẠT ĐỘNG C ỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ: Khởi động:
1/ Ổn định:
-Hát
2/ Kiểm tra sự chuẩn bi của học sinh
- Nhận xét chung
3/Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát nhận xét
MĐ: Biết hình dáng, màu sắc đặc điểm của hoa, lá.
Lắng nghe
HT: Cả lớp
- Cho học sinh quan sát 1 loại hoa lá
- Hướng dẫn học sinh quan sát hoa hồng
* Cầm cành hồng và hỏi:
-Quan sát và trả lời
+ Hoa hồng có những bộ phận nào?
+ Hình dạng màu sắc ra sao?
+ Lá hồng có gì đặc biệt ?
Giáo viên cho học sinh quan sát hoa cúc, sen.
Hoa cúc có hình dạng màu sắc như thế nào?
-Quan sát và trả lời
Hoa sen có màu sắc ra sao?
Lá sen như thế nào ?
Ngoài ra, còn có loài hoa nào? Cho học sinh kể
tên và nói rõ hình dáng và màu sắc các loại hoa mà
em biết.
GD MTr: Yêu thích vẽ đẹp của hoa lá, chăm
sóc bảo vệ hoa, lá để mtr thiên nhiên luôn luôn
sạch đẹp .

HĐ2: HD HS Vẽ
MĐ: Nắm được cách vẽ.
HT: Chia nhóm cả lớp
-Trong thiên nhiên có rất nhiều loài hoa, là mỗi loại
hoa lá có hình dạng khác nhau
-Lắng nghe
-Do đó, khi vẽ cần phai quan sát thật kĩ hình dạng
màu sắc của chúng để vẽ cho đúng.
-Đính mẫu hoa lá sẽ vẽ
Hướng dẫn cách vẽ hoa
Bước 1: Ta làm gì?
+ Phác khung hình chung


+ Sau khi vẽ phác khung hình chúng ta là gì
nữa ?
Bước 2: Vẽ phác bằng các nét thẳng mờ
Bước 3: Dựa vào các nét phác mờ để sửa chữa
hoàn chỉnh hình vẽ
Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích
Cho học sinh nhắc lại các bước vẽ
*Hướng dẫn cách vẽ lá: Tương tự Cho học sinh xem
một số bài vẽ ở lớp trước
HĐ3: Thực hành:
MĐ: Vẽ được hoa lá mẫu thật.
HT: Nhóm
Trước khi vẽ cần chú ý
+ Ở lớp trước: Quan sát kĩ mẫu, xắp xếp hình
vẽ hoa, lá cho cân đối vẽ theo mẫu.
Trình tự các bước hướng dẫn

Chia nhóm, cho học sinh thực hành vẽ theo
mẫu,theo dõi giúp đỡ.
Các nhóm trình bày sản phẩm
HĐ5: Nhận xét đánh giá sản phẩm
GV Đính tiêu chí đánh giá. Cho học sinh nhận
xét, đánh giá bài vẽ:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình dáng , đặc điểm màu sắc , hình vẽ so
với mẫu.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá
+ Dặn HS chuẩn bị bài tới.

-Trả lời

- Lắng nghe

- Thực hành vẽ
- Trình bày teo nhóm
- Quan sát , nhận xét bài
nhóm bạn

TUẦN 3
Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận vẻ đẹp của một số con
vật quen thuộc.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
Học sinh yêu thích các con vật & có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: + Tranh ảnh các con vật.
+ Hình gợi ý cách vẽ + Tiêu chuẩn đánh giá.
+ Bài vẽ các con vật của học sinh các lớp trước.
Học sinh: + Tranh ảnh các con vật.
+ Vở thực hành. Hộp màu, bút vẽ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
HĐ1: Khởi động.

Học sinh


Ổn định.
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới: Giới thiệu: Hát bài “con vịt”. Bài hát này nói
về con gì ? ( Con vịt ).
Ngoài ra còn có con vật nào mà em biết ?
Khi nuôi chúng ta cần phải làm gì ?
Liên hệ giới thiệu “Ghi tựa bài”
HĐ2: Chọn nội dung đề tài.
Giáo viên cho học sinh xem tranh.
?
+ Tên con vật ?
+ Hình dáng màu sắc con vật ?
+ Đặc điểm nổi bật ?
+ Các bộ phận chính ?
+ Ngoài các con vật trong tranh em còn biết con
vật nào nữa ?
+ Em thích con vật nào, vì sao em thích?
+ Em sẽ vẽ con vật nào ?

+ Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của
con vật định vẽ ?
+ Chốt ý chính.
HĐ3: Cách vẽ con vật.
MĐ: Nắm được quy trình vẽ.
 Giáo viên đính tranh quy trình.
- Muốn vẽ tranh trước hét ta phải làm gì ?
~ Bước 1: Phác khung hình.
~ Bước 2: Vẽ các bộ phận.
Vẽ các chi tiết cho rõ.
~ Bước 3: Sữa chữa hoàn chỉnh hình vẽ và
vẽ màu cho đẹp.
- Mỗi bước giáo viên làm lại thao tác mẫu cho
học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ.
HĐ4: Thực hành.
MĐ: Vẽ con vật quen thuộc.
HT: Cá nhân.
- Yêu cầu học sinh vẽ + cho học sinh xem
tranh trước lớp.
- Quan sát theo dõi, ghi hướng dẫn bổ sung
nhất là những em còn lúng túng.
- Cho học sinh trình bày.
- Nhận xét đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá.
+ Cách chọn con vật.
+ Cách xắp xếp hình vẽ.
+ Hình dáng con vật.
+ Các hình ảnh phụ.

- Hát


- Trả lời
- Chăm sóc

- Quan sát, phát biểu

- Xem vẽ

- Trưng bày bài vẽ
- Nhận xét đánh giá


+ Cách vẽ màu.
- Khen ngợi động viên xếp loại các bài đã
nhận xét.
HĐ5: Tổng kết
MĐ: Củng cố hình dáng và đặc điểm con vật.
HT: Nhóm
- Chơi trò chơi tiếp sức.
- Vẽ tiếp các bộ phận vào hình vẽ để được
hình vẽ mà em yêu thích.
- Nhận xét, GD học sinh yêu thích và chăm
sóc con vật.
TUẦN 4
Vẽ trang trí

- Học sinh chơi

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu:

Học sinh tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của một số họa tiết dân tộc.
Học sinh biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: +Sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc. Nếu có diều kiện
giáo viên có thể sưu tầm thêm một số hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc trên trang
phục, đồ gốm hoặc trang trí ở đình chùa …
+ Hình ảnh gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh: + SGK, Sưu tầm họa tiết trang trí dân tộc.
+ Giấy vẽ hoặc vở thực.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
HĐ1: Khởi động.
Ổn định.
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới: Giới thiệu:
HĐ2: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét họa tiết.
MĐ: Cảm nhận được vẽ đẹp của họa tiết.
Giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí ở H1 trang 1.
Gợi ý:
+ Các họa tiết trang trí hình gì?
+ Hình hoa, lá,các con vật ở các họa tiết trang trí
có đặc điểm gì?
+ Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như
thế nào?
+ Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu?
Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh: Họa tiết trang trí
dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để
lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản


Học sinh

- Hình hoa, lá, các con vật
- Đã được đơn giản và cách
điệu
- Đường nét hài hòa, Cách
sắp xếp cân đối, chặt chẽ
- Đình, chùa, lăng tẩm, bia
đá, đồ gốm


âý.
HĐ3: Cách chép họa tiết trang trí dân tộc
MĐ: Nắm được cách chép họa tiết
- Chọn họa tiết trang trí đơn giản ở sách hướng dẫn
học sinh vẽ theo từng bước: ( Hình C trang 11)
Xem quy trình vẽ Sên hỏi:
- Muốn chép họa tiết trang trí dân tộc em quan sát
hình vẽ qua mấy bước? ( 4 bước )
~ Bước 1 ta làm gì?
( Tìm và vẽ phác dáng chung )
Họa tiết chung này có hình dạng gì?
Giáo viên làm mẫu: Bước 1 Ha
~ Bước 2 ta làm gì?
( Phác các nét chính của hoạ tiết )
+ Đính hình b trang 12.
~ Bước 3 ta làm gì?
(Nhìn mẫu vẽ các nét chín của họa tiết.)
+ Đính hình c trang 12.

~ Bước 4 ta làm gì?
( Sửa lại và vẽ hoàn chỉnh hình ) Vẽ màu theo ý
thích.
+ Đính hình d trang 12.
+ Cho học sinh xem bài vẽ các lớp trước.
HĐ4: Thực hành.
MĐ: Chép được một vài họa tiết dân tộc
- Yêu cầu học sinh chọn và chèn hình họa tiết
trang trí dân tộc ở SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình họa tiết trước
khi vẽ.
- Nhắc lại các bước vẽ.
- Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích để tạo cho
hình vẽ sinh động
- Trong khi học sinh vẽ, giáo viên đến từng bàn để
quan sát và hướng dẫn bổ sung.
HĐ5: Nhận xét đánh giá
- Chọn một vài bài cho học sinh nhận xét.
- Đính tiêu chuẩn đánh giá.
- Học sinh nhận xét về:
+ Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa giống mẫu)
+ Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)
+ Cách vẽ màu (tươi sang, hài hòa)
- Gợi ý để học sinh xếp loại các bài đã nhận xét.
HĐ6: Cũng cố
MĐ: Tổng kết dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn về hòn chỉnh đối với những học sinh yếu

- Nêu

- Nêu
- Trả lời
- Nêu
- Nêu
- Nêu


- Xem trước: Bài xem tranh phong cảch
TUẦN 10
Vẽ theo mẫu
VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số đồ vật có dạng hình trụ.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống.
Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: + Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu.
+ Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh: + Vở thực hành.
+ Hộp màu, bút vẽ, gom.
III. Các hoạt động dạy và học:
CÁC HOẠT ĐỘNG C ỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ: Khởi động:
-Hát
1/ Ổn định
2/ Bài cũ: Nhận xét bài vẽ kỳ trước
Kiểm tra dụng cụ của học sinh
3/ Bài mới: Giới thiệu bài

HĐ1: Quan sát nhận xét
MĐ: Nhận biết được đồ vật có dạng hình trụ và đặc
điểm, hình dạng của chúng.
-Quan sát và trả lời
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và và
bày mẫu để học sinh nhận xét.
+ Hình dáng chung thế nào? Cao, thấp, rộng hay
hẹp?
-HS nêu
+ Cấu tạo gồm những bộ phận nào?
+ Gọi tên các đồ vật ở hình 1, trang 25
-Nêu
+ Hãy tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa cái
chén và cái chaiảơ hình 1, trang 25.
- Q.sát nêu tên
- Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau của hai đồ vật
- Trả lời
đó về:
+ Hình dáng chung
+ Các bộ phận và tỉ lệ của các bộ phận, …
+ Màu sắc và độ đậm:
- Nêu ích lợi của đồ vật đó.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
MĐ: Nắm được cách vẽ đồ vật dạng hình trụ.
HT: Cả lớp
- Giáo viên bám sát mẫu để gợi ý học sinh QS/ và
tìm ra cách vẽ H 2/26.
* Bước 1: - Ước lượng và so sánh tỉ lệ chiều cao,



chiều ngang của vật mẫu, kể cả tay cầm ( nếu có) để
vẽ khung hình cho cân đối với khổ giấy ( H.2a) .Hình
nào ?
- HS vẽ
* Bước 2: - Phác đường trục, xác định vị trí của
miệng, đáy, than, tay cầm, … Của đồ vật và vẽ các nét
chính. Hình nào?
- 2a
* Bước 3,4: - Vẽ các chi tiết và vẽ lại các hình vẽ
cho đúng với mẫu. ( H2 C, D)
- Trả lời
* Bước 5: - Vẽ đậm nhạt bằng chì đen (H 2c).
- Có thể vẽ màu.
- 2b
- Cho HS xem bài vẽ của các lớp trước.
-Trả lời
HĐ3: Thực hành
MĐ: Vẽ được đồ vật có dạng hình trụ theo mẫu
HT: Cá nhận, theo nhóm.
- Tổ chức học sinh vẽ theo nhóm.
- Bày nhiều mẫu cho HS vẽ, cần chọn các đồ vật
hình trụ giống nhau để nhận xét
GV gợi ý HS QS/ mẫu và vẽ theo cách đã hướng
dẫn đồng thời chỉ ra chỗ chưa đạt ở mỗi bài vẽ để HS -HS tập trung theo nhóm vẽ
tự sửa. Thời gian thực hành từ 20 - 25 phút
vào vở vẽ
HĐ4: Nhận xét đánh giá sản phẩm
MĐ: Biết đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn
- Theo dõi
HT: Cả lớp

- Nhận xét đánh giá
- GV y/c học sinh chọn 1 số bài treo lên bảng để nhận
xét và xếp loại:
+ Bố cục ( Sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy )
+ Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ ( So với mẫu)
- Nhận xét
+ Những ưu điểm cần phát huy
- Tổng kết dặn dò.
- Dặn sưu tầm tranh phiên bảng của họa sĩ .
TUẦN 11
Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH CỦA HỌA SĨ
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.
Học sinh làm quen với chất liệu và kĩ thuật vẽ tranh
Yêu thích phong cảnh bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để HS QS/, nhận xét.
- Que chỉ tranh
- Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài.
Học sinh: Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài sách báo, tạp chí…
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên

Học sinh


HĐ: Khởi động.
1/ Ổn định.

2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
HĐ1: Xem tranh.
MĐ: Hiểu được nội dung của các bức tranh. Giới
thiệu trong bài, thong qua bố cục h/ảnhvà màu sắc
HT: Cả lớp
- Về nông thôn sản xuất: Tranh lụa của họa sĩ Ngô
Minh Cầu.
- Y/c HS QS/ tranh trang 28.
+ Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
+ Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
- Giáo viên tóm tắt:
Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục
chặt chẽ, h/ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa,
thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở
nông thôn sau chiến tranh.
- Gội đầu: Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn
Cẩn ( 1910 – 1994 )
- Y/c HS xem tranh và gợi ý HS hiểu
+ Tên bức tranh và tác giả bức tranh.
+ Tranh vẽ về đề tài nào ?
+ Hình ảnh nào là h/ảnh chính trong tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào ?
+ Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không?
- Giáo viên bổ sung - Kết luận.
HĐ 2: Nhận xét đánh giá
- Nhận xét chung của tiết học
- Dặn chuẩn bị quan sát những sinh hoạt hằng ngày.


- Hát

- HS quan sát
- Trả lời sản xuất ở nông
thôn
- Vợ chồng người nông dân
đang ra đồng
- Lắng nghe

- Quan sát
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Miêu tả cô gái
- Miêu tả cô gái

TUẦN 12
Vẽ tranh

ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu đề tài sinh hoạt qua những công việc bình thường diễn ra hằng
ngày của các em ( đi học, làm việc nhà giúp gia đình…).
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
Học sinh có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Một số tranh vẽ của họa sĩ về đề tài sinh hoạt. Bài của HS các lớp
trước.
* Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở vẽ.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.


- Một số tranh, ảnh về đề tài sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
HĐ: Khởi động.
1/ Ổn định.
2/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài :
HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
MĐ: HS biết được những công việc bình thường diễn
ra hằng ngày cua các em
HT: Cả lớp.
- GV y/c HS xem tranh ở trang 30 SGK về đề tài sinh
hoạt: Học tập, lao động,... Sau đó đặt 1 câu hỏi gợi ý
để các em quan sát nhận xét:
+ Các bức tranh vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở
nhà, ở trường.
- GV tóm tắt và bổ sung nêu các hoạt động diễn ra
hằng ngày của em như:
+ Đi học, giờ học ở lớp, vui chơi ở sân trường ...
+ Giúp đỡ gia đình: Cho gà ăn, quét nhà, trồng cây,
tưới cây...
+ Đá bóng, nhảy dây, múa hát cắm trại,…
- GV y/c HS chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
HĐ2: Cách vẽ tranh
MĐ: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội

dung đề tài sinh hoạt
HT: Cả lớp, cá nhân
- GV gợi ý cách vẽ
- Vẽ hình ảnh chính trước, Vẽ hình ảnh phụ sau (Cảnh
vật)để nội dung rõ và phong phú
- Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động
- Vẽ màu tươi sang, có đậm có nhạt
- Cho học sinh xem tranh phong cảnh của học sinh
các lớp trước
HĐ3: Thực hành
MĐ: Vẽ được tranh sinh hoạt
HT: Cá nhân
- GV quan sát lớp đồng thời gợi ý, động viên HS làm
bài theo cách đã hướng dẫn.
- Gợi ý cụ thể đối với HS còn lúng túng về cách vẽ
hình và vẽ màu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Treo tranh đã hoàn thành, treo lên bảng cho từng

Học sinh
- Hát

- Trả lời
- Trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát


- Thực hành


nhóm đề tài.
- Gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí.
+ Sắp xếp hình ảnh ( phù hợp với tờ giấy) rõ nội
dung.
+ Hình vẽ (thể hiện các dáng hoạt động.
+ Màu sắc ( tươi vui)
+ Nhận xét xếp loại tranh theo ý thích
HĐ5: Tổng kết, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài kế

- Nhận xét

TUẦN 13
Vẽ trang trí

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu và làm quen với ứng dụng của đường diềm.
Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm đơn giản.
HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Sưu tầm một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường
diềm.
+ Một số họa tiết để sắp xếp và đường diềm.
+ Kéo, giấy màu, hồ dán.

+ Một số bài trang trí đường diềm của các lớp trước.
- Học sinh: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ: Khởi động.
1/ Ổn định.
- Hát
2/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Bài mới: Giới thiệu:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
MĐ: Cảm nhận được vẽ đẹp và làm quen với ứng
dụng của đường diềm.
HT: Cả lớp
Cho HS QS/ 1 số hình ảnh Giới thiệu hình ảnh về họa - Quan sát
tiết trang trí ở H1 trang 1. Gợi ý:
+ Em thấy đường diềm này được trang trí ở những - Trả lời
đồ vật nào?
+ Ngoài những đồ vật ở H1 em còn biết những đồ
vật nào được trang trí bằng đường diềm?
+ Những họa tiết nào thường được sử dụng để
trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế
nào?


+ Em nhận xét gì về màu sắc của đường diềm ở
hình 1?
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS:

+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo,
dĩa quạt, chén lọ,…
+ Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật
đẹp hơn
+ Họa tiết trang trí đường diềm rất phong phú:
hoa, lá, chim, bướm, h.tròn, h.vuông, h.tam giác,…
+ Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường
diềm: nhắc lại, sen kẽ, đối xứng và xoay chiều, ...
+ Các họa tiết giống nhâu thường được vẽ bằng
nhau và vẽ cùng một màu.
+ Vẽ màu sắc là cho đường diềm thêm đẹp hơn.
HĐ2: Cách trang trí đường diềm
MĐ: Nắm được cách vẽ và trang trí được đường diềm
HT: Cả lớp
- GV giới thiệu hình gợi ý – y/c HS QS/ H2
- Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho
vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau
đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ đường trục.
- Vẽ các mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối,
hài hòa .( H.2b)
- Tìm và vẽ họa tiết ( H. 2c): có thể vẽ một họa tiết
theo cách: nhắc lại, hoặc họa tiết sen kẽ.
- Vẽ màu theo ý thích, có độ đậm, nhạt.
- Nên sử dụng từ 3 - 5 màu
- Giáo viên vẽ một hoặc hai cách sắp xếp họa tiết
và và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho HS.
HĐ3: Thực hành.
MĐ: Vẽ được và trang trí được đường diềm.
- Cho học sinh thực hành vẽ.
- GV cắt sẵn 1 số họa tiết để HS lựa chọn và dán

vào thành đường diềm theo khung kẽ sẵn.
* Cho HS nhận xét, đánh giá.
- Cho HS chọn một vài bài trang trí đường diềm và
một số bài trang trí đồ vật treo lên.
- GV đính tiêu chuẩn đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét đánh giá như các bài
trước.
- Nhận xét tiết học
- Dặn những học sinh chưa hoàn thành về nhà cố
gắn làm tiếp cho hoàn chỉnh
TUẦN 14

Vẽ theo mẫu

- Chú ý lắng

- HS QS/
- Lắng nghe
- Tham gia phát biểu

- Thực hành
- Sắp xếp
- Nhận xét, dánh giá, xếp loại


VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
Học sinh biết cách vẽ 2 vật mẫu.
Học sinh yêu thích vẽ đẹp của các đồ vật.

II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:+ Chuẩn bị một số mẫu có hai đồ vật để vẽ theo nhóm.
+ Vải làm nền cho mẫu
+ Bục để vật mẫu
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Một số bài vẽ mẫu có 2 đồ vật của HS các lớp trước
Học sinh: + Vẽ mẫu theo nhóm .
+ Vở thực hành
+ Hộp màu, bút vẽ, gom.
III. Các hoạt động dạy và học:
CÁC HOẠT ĐỘNG C ỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ: Khởi động:
-Hát
1/ Ổn định
2/ Bài cũ: Nhận xét và kiểm tra dụng cụ cần dùng. - Lắng nghe
3/ Bài mới:
HĐ1: Quan sát, nhận xét
MĐ: Nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
HT: Cả lớp
- Giáo viên cho HS QS/ H1/ 34.
- Quan sát
- Trả lời
. Mẫu có mấy đồ vật?

. Gồm đồ vật gì?
. Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt cau các đồ vật
thế nào?

. Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau?

Các vật mẫu có che khuất không?

. Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào?
. GV kết luận:
- Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau vị trí của các
vật mẩu khác nhau. Mỗi người sẽ vẽ mẫu theo vị trí
nhìn của mình.
- GV yêu cầu HS bày mẫu để vẽ theo nhóm.
- HS cùng trao đổi về cách bày mẫu.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
MĐ: Hs biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết
HT: Cả lớp
- Giáo viên y/c HS QS/ mẫu, và gợi ý cho HS cách
vẽ.
+SS tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu

-Lắng nghe


để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình
của từng vật mẫu( H.2a)
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của
chúng: miệng, cổ, vai, thân …( H.2b)
+ Vẽ nét chính trước, sau vẽ nét chi tiết và sửa
hình lại cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt.
(H.2c,d)
+ Nhìn mẩu vẽ đậm nhạt ( H.2c) hoặc vẽ màu
GVnhắc HS : nếu vẽ mẫu là các đồ vật khác hoặc
vẽ theo nhóm thì cũng tiến hành theo cách đã hướng
dẫn.

HĐ3: Thực hành
-HS vẽ
MĐ: Vẽ được 2 đồ vật gần giống nhau.
HT: Cá nhân, theo nhóm.
- GV QS/ lớp và nhắc HS.
- QS / mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung
hình từng vật mẫu
- Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy
- SS, ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng
vật mẫu
- GV HDẫn bổ sung ngay dvới những HS còn lung
túng. Y/c HS QS mẫu, SS với bài vẽ để điều chỉnh
- HS làm bài không dung thước kẻ.
HĐ4: Nhận xét đánh giá sản phẩm
- Treo 1 số bài vẽ lên
- Nhận xét
- Cho HS NX và XL bài vẽ
- Bố cục( Cân đối)
- Hình vẽ ( rõ đặc điểm, gần giống mẫư)
- GV KL và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- Dặn HS QS chân dung của bạn cùng lớp và người
thân.
TUẦN 15
Vẽ tranh

VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung đơn giản
HS biết quan tâm đến mọi người

II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:- Một số tranh chân dung của họa sĩ, của HS và tranh ảnh về đề tài
khác để so sánh.
- Hình gợi ý cách vẽ
* Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy và học:


Giáo viên
HĐ: Khởi động.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài vẽ của HS.
Nhận xét chung
3/ Bài mới: Giới thiệu bài :
HĐ1: Quan sát nhận xét.
MĐ: HS nhận biết được những đặc điểm của khuôn
mặt người.
HT: Cả lớp.
- GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra
sự khác nhau của chúng
+ Ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ
từng chi tiết.
+ Tranh vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào
những đặc điểm chính của nhân vật
- Cho HS so sánh tranh chân dung và tranh đề tài sinh
hoạt để phân biệt hai thể loại này.
- Y/C Hs QS khuôn mặt của bạn.
+ Hình dáng khuôn mặt ( hình trái xoan, hình tròn,
hình chữ điền…)

+ Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt ,
mũi, miệng, cằm…
GV tóm tắt:
+ Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau
+ Mắt, mũi, miệng của mỗi người co hình dạng
khác nhau:
* Vtrí của mắt, mũi, miệng,… trên khuôn mặt của
mỗi người một khác ( xa, gần, cao, thấp..)
HĐ2: Cách vẽ chân dung
MĐ: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo
ý thích
- Gợi ý HS cách vẽ hình (xem hình ở trang 37 SGK. )
- QS người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết :
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người
định vẽ cho vừa với tờ giấy
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt
+ Tìm vtrí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng,…để vẽ
hình cho rõ đặc điểm.
VD: Trán cao hay thấp. Mắt to hay nhỏ. Mũi dài
hay ngắn. miệng rộng hay hẹp. Tóc dài hay ngắn,…
+ Vẽ các nét chi tiết đúng với các nhân vật
- GV gợi ý HS cách vẽ màu (xem hình ở trang 37
SGK)
+ Vẽ màu da, tóc, áo:
+ Vẽ màu nền;

Học sinh
- Hát

- QS


- Nhận xét và so sánh sự
khác nhau.
- QS
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Thực hành


+ Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với
nhân vật.
HĐ3: Thực hành
MĐ: Vẽ được tranh chân dung theo ý thích.
- Có thể tổ chưc vẽ cá nhân
- Gợi ý cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn
- HS thực hành vẽ .
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, đánh giá.
+ Chọn 1 số bài treo trên bảng cho HS nxét
* Bố cục
* Cách vẽ hình, các chi tiết và màu sắc.
- GV y/c HS nêu cảm nghĩ của mình về một số bài
vẽ chân dung.
HĐ5: Cũng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS QS nxét nét mặt con người khi vui, buồn,

lúc tứ giận,…

- Nhận xét

TUẦN 16

Tập nặn tạo dáng
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
Học sinh biết cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
Tạo dáng được con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp theo ý thích.
Học sinh ham thích tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: - Một số hình tạo dáng vỏ hộp (con mèo, con chim, ô tô, …)
- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp
giấy ( hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán
* Học sinh: - Một số vật liệu dụng để tạo dáng (vỏ hộp, giấy màu, bút dạ,
kéo, hồ dán,…).
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ: Khởi động:
1/ Ổn định.
- Hát
2/ Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Quan sát và nhận xét:

MĐ: Nhận biết được hình dáng, mẫu con vật hoặc ô
tô ….
HT: Cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu 1 số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ - HS QS/ + lắng nghe


hộp giấy ( H1/t 38) và gợi ý để HS nhận biết:
+ Tên của hình tạo dáng ? ( Con mèo, ô tô).
+ Các bộ phận của chúng ?
+ Nguyên liệu để làm ?
- GV tóm tắt:
+ Các loại vỏ hộp, nút chai, bìa cứng, …với nhiều
dáng, kích cỡ, màu sắc khác nha, có thể tạo thành
nhiều đồ chơi đẹp theo ý thích.
+ muốn tạo dáng một con vật cần phải nắm được
hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp
cho phù hợp.
HĐ2: Cách tạo dáng:
MĐ: Biết cách một con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
HT: Cả lớp.
- Giáo viên y/c HS chọn hình để tạo dáng. (ô tô, tàu
thuỷ, tàu hoả, con voi, con gà, … )
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho
rõ đặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ
phận cho phù hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình
vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ
phận chính.
- Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động
hơn.

- Dính các bộ phận bằng keo, hồ, băng dính,.. để
hoàn chỉnh hình.
- Khi hướng dẫn, GV làm mẫu cho HS QS.
VD: Tạo dáng ô tô tải (H2,3/T39)
+ Một vỏ hộp làm thùng chở hàng
+ một hoặc hai vỏ hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô
+ Cắt 4 hình trò làm bánh xe
+ Làm thêm nhiều chi tiết cho ô tô đẹp hơn như: đèn,
cửa…
HĐ3: Thực hành:
MĐ: HS tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ
hộp theo ý thích.
HT: Nhóm, cá nhân.
- Cho HS thực hành theo nhóm
- GV gợi ý cho các nhóm
+ Chọn con vật, đồ vật để tạo dáng.
+ Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận
của sả phẩm
+ Chọn vật liệu
+ Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm 1 bộ
phận.
- khi thực hành:

- Trả lời
- Lắng nghe

- HS chọn
- HS suy nghĩ
- HS chọn hộp


- HS tìm
- HS dáncác bộ phận
- HS quan sát + lắng nghe

- Mỗi nhóm tạo hoàn thành 1
sản phẩm


+ Tìm hình dáng
+ Chọn vật liệu và cắt hình cho phù hợp
+ Làm các bộ phận và chi tiết
+ Ghép dính các bộ phận
Nếu còn thời gian. Gợi ý HS làm thêm sản phẩm
HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Gợi ý HS bày sản phẩm và nhận xét
+ Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp)
+ Các bộ phận, chi tiết (hợp lí, sinh động )
+ Màu sắc (Hài hoà, vui tươi,…)
- HS xếp theo cảm nhận riêg
- GV tóm tắt và khen ngợi những nhóm có sản phẩm
đẹp.
TUẦN 17
Vẽ trang trí

TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
Học sinh biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó.
Học sinh biết cách trang trí và trang trí được hình vuông theo yêu cầu đề bài.
Cảm nhận được vẽ đẹp của trang trí hình vuông.
II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông: khăn vuông,
khăn trải bàn, thảm, gạch hoa,…
+ Một số bài trang trí hình vuông của các lớp trước.
+ Sưu tầm 1 số bài trang trí hình vuông đã in trong giáo trình mĩ
thuật hoặc ở bộ ĐDDH
+ Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông
- Học sinh: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ: Khởi động.
1/ Ổn định.
- Hát
2/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Bài mới: Giới thiệu:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
MĐ: Hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng
dụng của nó trong cuộc sống.
HT: Cả lớp
- GV giới thiệu 1 số bài trang trí hình vuông và H1,2 - Quan sát
trang 40
+ Có mấy cách để trang trí hình vuông?
- Nhiều cách
+ Quan sát H1,2 cho biết trong trang trí hvuông
- Trả lời
các hoạ tiết được sắp xếp ntn`?
( đối xứng qua các đường chéo và các đường trục
ngang, trục dọc)



+ Hoạ tiết chính được vẽ ntn` với hoạ tiết phụ?
( hoạ tiết chính vẽ to hơn và đặt ở giữa. Hoạ tiết phụ
nhỏ hơn và đặt ở bốn góc xung quanh)
+ Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ ntn`?
( Vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt)
+ Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
- Gợi ý HS so sánh, nhận xét H1,2 trang 40 tìm ra sự
giống nhau,khác nhau của cách trang trívề bố cục,
hình vẽ và màu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn trang trí hình vuông
MĐ: Biết cách trang trí hình vuông
HT: Cả lớp
- GV vẽ 1 số hình vuông lên bảng.
- Muốn kẻ hvuông bước 1 ta làm gì?
(Vẽ hình vuông. Kẻ trục chi Hvuông thành các phần
bằng nhau.) GV kẻ ( H a)
- Bước kế tiếp ta làm gì?
( Vẽ các mảng chính cho rõ trọng tâm và hình mảng
phụ cho cân đối. ( H b) ) GV kẻ tiếp
- Chọn hoạ tiết rồi vẽ vào các hình mảng.
+ GV có thể minh hoạ thêm trên bảng từ 2 đến 3
cách vẽ hình vẽ khác nhau. ( c bị sẵn đính thêm lên
bảng khi hướng dẫn đến H b )
+ GV chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt bằng giấy rồi
cho HS xếp vào các hình vuông theo ý thích.
- GV gợi ý cách vẽ màu; ( H d)
+ Không vẽ quá nhiều màu
Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ và
nền vẽ màu sau

+ Màu sắc cần có đậm, có nhạt làm nổi rõ trọng
tâm.
HĐ3: Thực hành.
MĐ: Vẽ được và trang trí được hình vuông đẹp.
HT: Cá nhân
- Giới thiệu một số bài của HS các năm trước cho HS
QS.
- GV nhắc nhở HS kẻ đường trục bằng bút chì, kẻ
đường trục chéo trước rồi kẻ đường trục giữa sau
- Kẻ mảng chính ở giữa, mảng phụ ở bốn góc
- HS làm bài
HĐ4: Nhận xét đánh giá:
- Chọn 1 số bài đính lên cho HS nxét ưu - nhược điểm
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: QS hình dáng, màu sắc của các loại lọ và
quả

- Trả lời
- Trả lời
- QS, so sánh và nêu

- QS
- Trả lời
- Trả lời
- (H c)
- HS QS
- Xếp
- Lắng nghe

- QS


- Thực hành
- Nhận xét, đánh giá, xếp loại


TUẦN 18
Vẽ theo mẫu

VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về , hình dáng, đặc điểm
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được lọ và quả
Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:+ Chuẩn bị một số mẫu lọ và quả khác nhau.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Sưu tầm 1 số tranh vẽ lọ và quả của hoạ sĩ và HS các lớp trước.
Học sinh: + Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm
+ Vở vẽ
+ Hộp màu, bút vẽ, gom.
III. Các hoạt động dạy và học:
CÁC HOẠT ĐỘNG C ỦA GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HĐ: Khởi động:
1/ Ổn định
-Hát
2/ Bài cũ: Nhận xét bài vẽ kỳ trước
Kiểm tra dụng cụ của học sinh
3/ Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu:

MĐ: Nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về
hình dáng, đặc điểm.
HT: cả lớp
- Cho HS nhận xét:
+ Bố cục mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ
-Trả lời
mẫu; vị trí của lọ và quả
( Ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau,… )
+ Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả ntn`?
-Trả lời
+ Đậm nhạt và màu sắc của chúng
- GV chốt ý.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ lọ và quả:
MĐ: Biết cách vẽ hình lọ và quả
HT: Cả lớp
- Giáo viên giới thiệu mẫu
+ Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xép khung hình -HS nêu: Phác khung hình
theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy cho hợp lý.
chung trước, khung hình riên
+ Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu sau
để vẽ khung hình cho tương xứng với tờ giấy ( không
bố cục hình nhỏ quá, lệch trái, lệch phải so với tờ
giấy.
- So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ, quả sau
đó phác hình dáng của chúng bằng cac nét thẳng mờ
- Nhìn mẫu, vẽ nét chính chi tiết sao cho giống hình
lọ, quả


- Vẽ đậm nạt hoặc vẽ màu

- Cho HS xem các bài vẽ của hoạ sĩ và HS các năm
trước.
HĐ3: Thực hành
MĐ: Vẽ được hìnhgần giống với mẫu
HT: Cá nhận
- Cho HS vẽ vào vở
+ Nhắc HS QS kĩ mẫu trước khi vẽ
+ Ước lượng khung hình chung và riêng
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả
+ Phác các nét chính của lọ và quả
+ Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống
+ Vẽ hình hình xong có thể vẽ đậm nhạt, vẽ màu.
HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
MĐ: Biết đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn
HT: Cả lớp
- Gợi ý HS nhận xét 1 số bài đã hoàn thành
+ Bố cục, tỉ lệ
+ Hình vẽ, nét vẽ
+ Đậm nhạt và màu sắc
- GV cùng HS xếp loại bài vẽ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian VN

- HS thực hành



×