Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

skkn đổi mới việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.55 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"Đổi mới việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin
học"
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4

a. Nhiệm vụ

4

b. Phương pháp nghiên cứu

4

4. Phạm vi nghiên cứu



4

5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

4

II. NỘI DUNG

5

1.Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài

5

2. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

6

a. Khảo sát tình hình

6

b. Nghiên cứu

6

c. Thực hiện đề tài

7


3. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng

10

a. Những kết quả đạt được

10

b. Những tồn tại khi thực hiện đề tài

10

c. So sánh đối chứng

11

III. KẾT LUẬN

13

Phụ lục

15

1. Tài liệu tham khảo

15

Nguyễn Thị Nhiễu



2. Tham quan các giờ dạy thực hành

15

Nhận xét của Hội đồng khoa học cơ sở

16

Nguyễn Thị Nhiễu


I. MỞ ĐẦU
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN

"Đổi mới việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin
học"
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
chương trình Tin học ứng dụng A, B; Chương trình này bước đầu đã định
hướng cho sự phổ cập và nâng cao dân trí tại các Trung tâm đào tạo tin học.
Hiện nay, Công nghệ thông tin nói chung và Tin học nói riêng đã có những
bước tiến nhẩy vọt trên thế giới và theo đó là nội dung đào tạo cũng có nhiều
thay đổi.
Tin học hiện hay đã thâm nhập vào hầu hết các ngành nghề của xã hội,
nhu cầu học tin học ngày càng tăng. Đào tạo về Tin học ứng dụng ABC là quá
trình phổ cập, bồi dưỡng tin học cho tất cả mọi người học với các khoá học
ngắn hạn. Kết thúc khoá học, học viên nhận được chứng chỉ tương ứng.
Mục đích của việc xây dựng chương trình Tin học ứng dụng ABC

nhằm định hướng việc dạy và học Tin học trong xã hội. Quy định cấp độ đánh
giá để có mặt bằng tương đối đồng đều trong xã hội.
Đối tượng phục vụ của chương trình là tất cả mọi người, không phân
biệt tuổi tác, ngành nghề, là những người có nhu cầu ứng dụng Tin học vào
hoạt động nghề nghiệp và nâng cao dân trí của họ.
Việc dạy và học Tin học cần được thực hiện như sau:
 Chương trình Tin học ứng dụng nhằm phổ cập các kiến thức Tin học
cần thiết để học viên ứng dụng ngay vào cuộc sống và hoạt động

Nguyễn Thị Nhiễu


nghề nghiệp cá nhân, nhằm gia tăng sản phẩm cho xã hội. Cần phân
biệt với việc đào tạo các chuyên gia Tin học là nhiệm vụ của các
chương trình đào tạo chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng
và trường dạy nghề với việc học Tin học như một công cụ sử dụng
hằng ngày.
 Học đI đôi với hành: Đây không phải là chương trình học mang tính
hàn lâm mà là một chương trình đào tạo mang tính ứng dụng, do đó,
yêu cầu về thực hành trên máy tính phải ở mức độ cao nhất. Thời
gian thực hành thông thường ít nhất là 50%, tốt nhất là khoảng 75%
có thể học lý thuyết và thực hành ngay trên máy trong lớp học.
 Cần coi trọng Tính chủ động và tính sáng tạo của người học: Khác
với các môn học khác, Tin học là môn khá hấp dẫn cho người học
nếu họ có điều kiện áp dụng thực tế. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý rằng
chỉ cần dạy cái cơ bản, nhiểu chi tiết tiểu xảo hoặc nâng cao có thể
được người học tự phát huýau này. Không nên dạy ôm đồm, quét
hết mọi chi tiết gây tốn kém thời gian trên lớp.
 Trình độ A là trình độ căn bản và tối thiểu, ai cũng phải học. Số tiết
khoảng 75 – 90 tiết. Nội dung học gồm 2 phần chính: Tin học căn

bản và Tin học văn phòng.
 Quá trình dạy và học phải có các nội dung thi – kiểm tra lý thuyết và
thực hành cụ thể nên thi lý thuyết về phần Tin học căn bản. Thi thực
hành với Tin học văn phòng. Nên có phần thi trắc nghiệm để kiểm
tra kiến thức tổng quát và có phần trắc nghiệm từ vựng tối thiểu
trong tin học.
Xuất phát từ những nhiệm vụ giảng dạy và đặc thù của chương trình
học. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học trong nhà trường, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc thực hành máy tính và hình thành kỹ
năng cho học sinh thông qua việc thực hành trên lớp.

Nguyễn Thị Nhiễu


Là một giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Tin học từ năm 2001 khi
máy tính còn ít, Tin học là một môn mới và khó dạy trong nhà trường. Sau
nhiều khoá học, nhiều đối tượng học khác nhau tôi rút ra những bài học và
kinh nghiệm để thực hiện đề tài: "Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành
môn tin học".
- Căn cứ vào số lượng học sinh trong từng lớp của các khoá học. Với
tình hình hiện nay: 01 lớp nghề từ 40-50 học sinh/1lớp do nhu cầu học nghề
tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây.
Chính vì vậy mà phòng học thực hành tin học với số lượng từ 20-22
máy tính chỉ đảm bảo cho học sinh thực hành với số lượng từ 20-22 em/1ca.
Trước thực trạng đó, ngay từ khi mới được về công tác tại trường tôi đã bắt
tay nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực
hành môn tin học".
2. Mục đích nghiên cứu
Khi được nhận về công tác tại trường và trực tiếp tham gia giảng dạy
các lớp học tôi nhận thấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành

môn tin học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học trong thời
kỳ mới.
3. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nhiệm vụ:
Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học sao cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh, phân loại được đối tượng và đưa ra các yêu
cầu phù hợp với các đối tượng học sinh đó.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, có đối
chứng kết quả trước và sau khi thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Thị Nhiễu


- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2005 đến tháng 4/2007
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh
- Địa điểm nghiên cứu:

Trường Trung tâm GDTX – HN- DN Chí

Linh
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Học sinh hoàn thành khối lượng bài tập thực hành cao hơn trước từ
1,2 đến 1,5 lần.
- Học sinh thực hành độc lập, chủ động, sáng tạo và làm được bài tập
thực hành ngay tại lớp.
- Giờ dạy thực hành lớp ổn định, không mất trật tự, nhốn nháo, giáo
viên dễ dàng quản lý và hướng dẫn học sinh.
- Học sinh có tài liệu "bài tập" nên không phải nhìn lên bảng như trước,
tiết kiệm được nhiều thời gian cho học sinh khi nhập dữ liệu vào máy tính.


Nguyễn Thị Nhiễu


II. Nội dung
1. Tình hình thực tế trƣớc khi thực hiện đề tài
Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các lớp nghề của khoá 42 năm học
2004-2005. Tình hình tại thời điểm đó như sau:
- Sĩ số học sinh trong lớp còn ít dao động từ 28-35 em. Số lượng máy
tính chỉ có 20-22 máy nên tỉ lệ bình quân là 1,5 học sinh/1máy tính.
- Tài liệu học tập môn tin chưa có cho nên học sinh thụ động trên lớp
cũng như học ở nhà.
- Việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học được thực hiện: Giáo
viên phải đưa các bài tập thực hành lên máy chiếu để học sinh theo dõi nhập
liệu sau đó xử lý. Việc đó dẫn đến sự xung đột trong thao tác như: Các em
học sinh có khả năng thì nhập rất nhanh và phải ngồi chờ các học sinh khác
nhập từng chữ rất chậm vì màn hình máy chiếu có hạn. Có máy tính chỉ có 1
học sinh ngồi thì nhập cũng mất nhiều thời gian hơn so với máy tính có 2
người (một người đọc, một người nhập). Nhiều em ngồi xa máy chiếu không
nhìn rõ, phải đọc từng câu, từng chữ cũng rất khó khăn trong khâu nhập dữ
liệu.
- Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, giáo
viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học
sinh cụ thể.
Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người
giáo viên. Kết quả sau khoá học kỹ năng thực hành của nhiều em còn yếu

Nguyễn Thị Nhiễu



kém, kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung
bình.
2. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
a. Khảo sát tình hình:
Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã làm khảo sát và thu được kết quả sau:
+ Cơ sở vật chất: Phòng máy 15 có 20/22 máy hoạt động tốt, 2/22 máy
chạy chậm.
+ Số lượng học sinh trung bình/ 1 lớp học: 30 học sinh/1 lớp
+ Giáo viên tham gia giảng dạy: 02 giáo viên/8 lớp/1 kỳ
+ Chất lượng, kỹ năng đạt được sau khi kết thúc môn học được đánh
giá bằng kết quả kiểm tra tại lớp GH3-K42B như sau:
BẢNG 1: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Loại

KQ kiểm tra Kết quả kiểm tra lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Kết quả kiểm tra thực hành
(Tỉ lệ %)

Giỏi

10%

7%

Khá

20%


9%

TB Khá

30%

12%

Trung bình

35%

40%

Yếu, kém

5%

32%

100%

100%

Cộng:
b. Nghiên cứu:

Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học sinh hiểu bài và
làm được bài, với các tỉ lệ tương đối hợp lý. Còn về kết quả kiểm tra thực

hành trên lớp của học sinh thì tỉ lệ yếu kém rất cao (chiếm tới 32%) con số đó
đã chứng tỏ khi kiểm tra thực hành học sinh còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng
thực hành máy tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học
sinh phải ngồi ghép hoặc không có máy, về nhà nhiều gia đình cũng khó khăn
Nguyễn Thị Nhiễu


nên học sinh không có máy để thực hành thêm ở nhà, các em khác ở nội trú
có điều kiện thuê máy thì lại không biết thực hành cái gì vì thiếu tài liệu học
tập.
c. Thực hiện đề tài:
Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất nhà
trường cũng như thế mạnh về đội ngũ giáo viên có khả năng, có kinh nghiệm,
sáng tạo, nhiệt tình trong giảng dạy.
Đứng trước tình hình mới tôi nhận tấy cần phải cải tiến việc tổ chức
dạy và học thực hành và các công việc cấp thiết phải làm ngay là:
- Biên tập, soạn tài liệu học tập cho học sinh.
- Nâng cấp phòng máy tính, cài đặt phần mềm phù hợp với yêu cầu xã
hội như: Windows XP, Office 2003.
- Chia lớp thực hành theo ca để đảm bảo yêu cầu: 1học sinh/1máy tính,
khai thác tối đa năng lực thực sự của các em.
Thực hiện đề tài được tiến hành qua 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
+ Thời gian:

Từ tháng 4/2005 đến tháng 4/2006

+ Đối tượng:

Học sinh các lớp K43


+ Tổ chức thực hiện:
Trước yêu cầu cấp bách cần có tài liệu cho học sinh học tập tôi đã biên
soạn cuốn "Bài tập thực hành" với hệ thống bài tập dành cho khoá học 60 tiết
được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát phân phối
chương trình môn học do Bộ quy định, sau đó đưa cho lớp trưởng các lớp
Photocopy để làm tài liệu phục vụ thực hành cho các em.

Nguyễn Thị Nhiễu


Cài đặt lại phần mềm cho toàn bộ các máy của phòng 15, các phần
mềm mới được Update là Windows XP SP2, bộ Office 2003 để phù hợp với
xu thế phát triển và yêu cầu của xã hội.
Cài đặt phần mềm Deep Freeze khoá cứng ổ đĩa máy tính để phòng
chống Virus gây ra lỗi phần mềm, khắc phục triệt để các lỗi do người sử dụng
gây ra.
Tổ chức chia 2 ca thực hành:

- Ca 1 (thực hành 1/2 số giờ quy định)
- Ca 2 (thực hành 1/2 số giờ quy định)

+ Kết quả nghiệm thu giai đoạn 1:
Máy tính đủ cho học sinh thực hành độc lập 1 học sinh/1 máy tính.
Tình hình lớp ổn định, trật tự. Trong giờ thực hành không có hiện
tượng nhốn nháo, máy hỏng, cảnh tượng giáo viên phải liên tục vận hành máy
chiếu, nhiều em mắt kém ngồi cuối lớp không nhìn thấy gì đã không còn tái
diễn.
Giáo viên có điều kiện tiếp xúc, hướng dẫn từng em học sinh đặc biệt là
các em yếu kỹ năng thực hành. Chất lượng giờ dạy, giờ học thực hành vì thế

mà được nâng lên rõ rệt.
Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp GH2-K43B
Sĩ số lớp: 35 học sinh

Số tiết: 60

BẢNG 2: KẾT QUẢ NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN 1

Loại

KQ kiểm tra Kết quả kiểm tra lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Kết quả kiểm tra thực hành
(Tỉ lệ %)

Giỏi

15%

15%

Khá

22%

17%

TB Khá


31%

20%

Trung bình

29%

43%

Yếu, kém

3%

5%

Nguyễn Thị Nhiễu


Cộng:

100%

100%

Với kết quả thu được ở giai đoạn này cho thấy bước đầu thực hiện đề
tài đã cho kết quả bất ngờ, và khả năng thành công là rất cao mang lại cho
người học hứng thú, lôi cuốn trong giờ thực hành, từ đó mang lại kết quả tốt,
tỉ lệ yếu kém giảm rõ rệt, giáo viên trực tiếp giảng dạy không phải vất vả
trong khâu lo bài tập thực hành ở mỗi giờ lên lớp cho học sinh như trước, tiết

kiệm được số giờ sử dụng máy chiếu, nâng cao được khả năng sử dụng, kỹ
năng thực hiện các thao tác trên máy tính cho học sinh.
* Giai đoạn 2:
+ Thời gian:

Từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007

+ Đối tượng:

Học sinh các lớp K44

+ Tổ chức thực hiện:
Nối tiếp các ưu điểm ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 cần phải thực hiện các
công việc sau:
- Biên soạn đề cương "Bài giảng tin học" phù hợp với chương trình đây
là tài liệu chính để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập.
- Kết nối mạng nội bộ, mạng Internet cho phòng thực hành máy tính,
lắp đặt 2 máy điều hoà không khí công suất 9000TBU/ 1 máy đảm bảo sức
khoẻ cho giáo viên, học sinh và độ bền trang thiết bị phòng học.
- Chia 2 ca thực hành, tăng thời lượng thực hành cho học sinh lên 1,5
lần so với thời gian quy định.
+ Kết quả nghiệm thu giai đoạn 2
Đáp ứng được yêu cầu của người học, 1 học sinh /1 máy thực hành.
Tăng thời lượng thực hành từ 30 tiết lên 45 tiết trong tổng số 60 tiết.
Tình hình lớp học thực hành rất ổn định, học sinh đi học đều đặn và
yêu thích môn học. Kết quả cuối khoá là các em có kỹ năng thực hành máy tốt
hơn các em học sinh khoá trước.

Nguyễn Thị Nhiễu



Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp Điện 3 -K44B
Sĩ số lớp: 39 học sinh
Số tiết: 60
BẢNG 3: KẾT QUẢ NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN 2

Loại

KQ kiểm tra Kết quả kiểm tra lý thuyết
(Tỉ lệ %)

Giỏi
Khá
TB Khá
Trung bình
Yếu, kém
Cộng:

17%
25%
25%
33%
0%
100%

Kết quả kiểm tra thực hành
(Tỉ lệ %)

20%
25%

18%
35%
2%
100%

Với kết quả thu được ở giai đoạn 2 cho thấy tỉ lệ khá giỏi ngày càng
tăng lên, tỉ lệ yếu kém giảm đi rõ rệt từ 32% khi chưa thực hiện đề tài xuống
còn 5% ở giai đoạn 1 và còn 2% ở giai đoạn 2. Kỹ năng thao tác trên máy tính
của một số em học sinh rất tốt khiến giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng phải
bất ngờ và qua đó tôi đã đúc rút được bài học quý giá cho bản thân.
3. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng
Sau 2 năm nghiên cứu, thực hiện đề tài và nghiệm thu tôi đã thu được
những kết quả sau:
a. Những kết quả đạt được:
 Học sinh thực hành tốt hơn, nhiều thời gian hơn, có hệ thống bài
tập thực hành phù hợp.
 Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ
thực hành (1học sinh /1 máy tính)
 Lớp học thực hành ổn định, trật tự và nghiêm túc.
 Máy tính chạy tốt, có hệ thống bảo vệ phòng chống virus và lỗi
phần mềm thông thường.

Nguyễn Thị Nhiễu


 Có thiết bị điều hoà không khí tạo môi trường sạch, mát và yên
tâm cho học sinh khi phải thực hành ngồi lâu bên máy tính.
 Chia ca nhỏ thực hành, học sinh được hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ,
giáo viên đỡ phải vất vả khi phải quản lý một lớp học vừa đông,
mất trật tự như trước đây.

b. Những tồn tại khi thực hiện đề tài:
 Việc biên soạn cuốn "Bài giảng tin học" còn chậm, in ấn không
kịp phục vụ học sinh khoá 44.
 Việc khai thác mạng phục vụ môn học của học sinh chưa được
trang bị nhiều vì thời lượng chương trình không cho phép.
 Hệ thống các máy tính của phòng thực hành chưa đồng bộ dẫn
đến việc học sinh chọn máy tốt để thực hành, các em khác ngồi
máy tính cấu hình thấp hơn cũng gặp đôi chút khó khăn khi chờ
đợi máy khởi động và nhập dữ liệu.
 Một số học sinh còn lơ là khi đi thực hành, còn mở các trò chơi
điện tử trong khi giáo viên hướng dẫn các bạn khác trong ca.
 Cần hướng dẫn, bám sát các học sinh yếu kém kỹ năng thực hành
để tỉ lệ yếu kém khi kiểm tra thực hành cuối khoá học xuống còn
0%.
c. So sánh đối chứng:
Dựa vào kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài và kết quả nghiệm
thu giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tôi lập bảng đối chứng so sánh sau:
BẢNG 4:
BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHỨNG TRƢỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

KQ kiểm tra Kết quả kiểm tra thực hành Kết quả kiểm tra thực hành
trƣớc khi thực hiện đề tài
sau khi thực hiện đề tài
Loại (tỉ lệ)

Lớp

Gò hàn 3 - K42B

Điện 3 - K44B


Sĩ số

30 học sinh

39 học sinh

Nguyễn Thị Nhiễu


Giỏi

7%

20%

Khá

9%

25%

TB Khá

12%

18%

Trung bình


40%

35%

Yếu, kém

32%

2%

100%

100%

Cộng:

So sánh kết quả kiểm tra trước và sau khi thực hiện đề tài tôi thấy:
Trước khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi còn thấp
mà đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu kém lại rất cao tới 32% điều này thể hiện rất
rõ ở việc tổ chức dạy và học thực hành. Học sinh nào làm được bài tập, học
sinh nào không làm được giáo viên rất khó nắm bắt được vì 2 em học sinh
ngồi chung 1 máy tính, số lượng học sinh trên một lớp nghề ngày càng tăng
dẫn đến số lượng học sinh thực hành trong một ca là càng lớn, việc chủ động
làm bài của các em bị giới hạn cộng với việc chưa có tài liệu học tập và với
lớp học đông giáo viên hướng dẫn cũng không thể trả lời, kèm cặp được từng
em đặc biệt là các em yếu kém kỹ năng thực hành.
Sau khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi tăng lên rõ
rệt, đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu kém kỹ năng thực hành máy là rất thấp và
không đáng kể, chỉ còn 2%, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của
nhà trường và yêu cầu chung cho học sinh học nghề. Ngoài ra khi chia ca thực

hành giáo viên dễ dàng quản lý tốt lớp học, bám sát được học sinh, việc sử
dụng hệ thống bài tập có chủ điểm, bám sát chương trình lý thuyết và sự vận
dụng sáng tạo của các em học sinh đã mang lại thành công cho các tiết dạy và
học thực hành.

Tham quan giờ thực hành lớp 7A
Trường THCS Phú Minh

Nguyễn Thị Nhiễu


Tham quan giờ thực hành lớp 10A1
Trường THPT Phú Xuyên B

Hình ảnh giờ thực hành
lớp Điện 3- K44B
Trường TCN CĐ & CBTP HT

Nguyễn Thị Nhiễu


III. Kết luận
Từ khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đề tài, đến nay đề tài đã mang lại
kết quả tốt, phục vụ thiết thực cho giờ dạy của tôi trên lớp và hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu mới, tình hình mới của nhà trường đang trong giai đoạn
chuyển mình mạnh mẽ từ một Trường công nhân lên thành Trường trung cấp
nghề.
Với cơ sở vật chất hiện có, phòng máy tính đã được trang bị hiện đại
nhất khu vực cộng với kinh nghiệm của bản thân tôi hy vọng đề tài sẽ được
Hội đồng khoa học cơ sở quan tâm đánh giá và phát triển hoàn thiện để giúp

cho giáo viên và học sinh nhà trường hoàn thành nhiệm vụ dạy và học với kết
quả cao nhất.
Sáng kiến trên đây đã được tôi tổng kết thành bài học kinh nghiệm quý
giá. Quy trình tổ chức dạy và học thực hành được tôi tổng hợp lại gồm các
bước sau:
1. Chuẩn bị:
- Dạy và học lý thuyết tập trung trên lớp
- Chuẩn bị tốt phòng máy tính trước giờ thực hành đảm bảo các máy
hoạt động đồng bộ không bị trục trặc.
- Trang bị máy điều hoà không khí, đủ ánh sáng và sơ đồ phòng máy
được bố trí hợp lý khoa học sao cho giáo viên và học sinh đều thuận tiện
hướng dẫn và thực hành.
- Hệ thống bài tập thực hành cơ bản, khoa học, phù hợp.
- Hệ thống bài tập nâng cao (dùng cho những lớp khá hơn)

Nguyễn Thị Nhiễu


- Chia lớp lý thuyết thành nhiều ca nhỏ đảm bảo 1 ca khoảng 15 - 20
học sinh (trước khi thực hành).
2. Thực hiện:
- Chia lớp thực hành thành nhiều ca nhỏ đảm bảo yêu cầu tại một thời
điểm 1 giáo viên chỉ hướng dẫn 1 ca thực hành khoảng 15 đến 20 học sinh và
1 học sinh thực hành độc lập trên 1 máy tính để phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của người học.
- Sau mỗi ca thực hành có kiểm tra việc thực hành của học sinh, có
đánh giá bằng điểm (nếu cần).
- Quy định thời gian vào/ra ca thực hành chặt chẽ, chính xác và nghiêm
túc thực hiện.
- Đảm bảo an toàn cho người học, tuân thủ nội quy thực hành và nội

quy phòng chống cháy nổ.
- Giữ gìn trang thiết bị, cơ sở vật chất, nghiêm khắc xử lý các hiện
tượng phá hoại, lấy cắp linh kiện, thiết bị phòng học và tài sản khác của nhà
trường.
Trên đây là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn giảng dạy của bản
thân tôi. Qua quá trình vận dụng tôi thấy kết quả thu được rất tốt. Vì vậy tôi
mạnh dạn đề nghị Hội đồng khoa học cơ sở cho ý kiến chỉ đạo, thực hiện để
đề tài sớm được đi vào thực tiễn phục vụ sự phát triển của môn học và sự
nghiệp đào tạo của nhà trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình,
Phó hiệu trưởng - Trưởng phòng đào tạo, Thầy giáo Phùng Văn Hồng, Phó
trưởng phòng đào tạo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài này.

Nguyễn Thị Nhiễu


Nguyễn Thị Nhiễu


Phụ lục
1. Tài liệu tham khảo
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
TÊN TÀI LIỆU

TT

CÁC TÁC GIẢ

1


Tin học căn bản

Quách Tuấn Ngọc

2

Tin học văn phòng

Bùi Thế Tâm

3

Tin học 10

Hồ Sỹ Đàm

2. Tham quan các giờ dạy thực hành:
Để có được những kinh nghiệm quý báu tôi đã tham quan giờ dạy thực
hành tại các trường sau:
Ngày

Trƣờng tham quan giờ
dạy thực hành

Lớp

Giáo viên dạy
thực hành


08/02/2005 Trường CN cơ điện II

Tiện

04/04/2005 THPT Phú Xuyên B

10A1 Trần Nguyên Hương

20/05/2005 THPT Tô Hiệu

11A7 Phạm Thị Thu

Phùng Văn Hồng

25/10/2005 THCS Vạn Điểm

8A

Nguyễn Thị Vân Anh

21/03/2006 THCS Phú Minh

7A

Tạ Thị Thành

28/04/2006 THCS Văn Nhân

6C


Nguyễn Thị Thu Hương

11/09/2006 Tiểu học Phú Minh

5A

Trần Thị Thanh Minh

Nguyễn Thị Nhiễu


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng


(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Nhiễu



×