PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐAKRÔNG
TRƯỜNG MẦM NON BA LÒNG
****
V/v Đổi mới trong phương pháp dạy và học
môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Giáo viên thực hiện: Võ Thị Mỹ Hương
Năm học 2009 - 2010
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
I. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với Toán, học
ngay từ tuổi mầm non là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những khả
năng tìm tòi, quan sát, so sánh mà qua đó nhằm khơi gợi, tăng cường vốn
ngôn ngữ và phát triển tư duy.
Do đó quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về Toán giữ một vai
trò rất quan trọng, nghiên cứu sâu, chú ý đến tâm sinh lý trẻ. Nâng cao chất
lượng làm quen với Toán, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
ngay từ tuổi ấu thơ.
Vì thế giáo dục cháu 3 - 4 tuổi, việc cung cấp kiến thức, khơi nguồn trí
tuệ của trẻ là điểm đổi mới nhằm đáp ứng được nhu cầu và phát huy tính tích
cực hoạt động của trẻ trong hoạt động biểu tượng Toán.
Vì vậy muốn thực hiện được nhiệm vụ hướng dẫn trẻ, người giáo viên
cần nhận rõ vị trí, vai trò của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ
mẫu giáo, nắm được mục đích, nội dung chương trình.
II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Trẻ lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan, thực hành, luyện tập, quan sát, đanh giá kết
quả trẻ
- Phương pháp làm mẫu
IV. Mục đích nghiên cứu
Giúp giao viên có một phương pháp giang dạy theo hình thưc đổi
mớihứng thú lôi cuốn trẻ khi tiến hanh tiết dạy ở lớp.
V. Nội dung đề tài.
Vào đầu năm học 2009- 2010 bản thân tôi đã được nhà trường phân
công dạy lớp mẩu giáo bé từ 3- 4 tuổi.
Để nắm bắt được tình hình học tập của cháu đầu năm tôi đã mạnh dạn
lập kế hoach khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm cho trẻ được kết quả như
sau:
Tổng số gồm có 16 cháu.
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
2
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Giỏi: 1 chiếm 6,3%
Khá: 7 chiếm 43,6%
Trung bình: 6 chiếm 37,5%
Yếu: 2 chiếm 12,6%
Để thực hiện việc này, bản thân tôi có những thuận lợi và những khó
khăn như sau:
1/ Thuận lợi
- Đa số các cháu đều khỏe mạnh,tiếp thu nhanh
- Trẻ đi hoc chuyên cần
- Cô đã làm đồ dung đồ chơi cung cấp cho tiết dạy
- Lớp đa số là ngươi kinh ,không có dân tộc thiểu số
2/ Khó khăn
- Những đồ dùng học Toán phục vụ cho cá nhân cháu còn hạn chế, chưa
có độ bền.
- Đối với các cháu, trí tuệ phát triển không đều. Cháu thì quá nhanh
nhẹn, cháu thì còn quá chậm và rụt rè.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu, mong gửi con cháu chỉ vui
chơi.
- việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ thực nghiệm chơi theo từng cá nhân
trẻ nhiều lúc chưa đáp ứng.
- Trường lớp chưa được tập trung,các lớp còn ở cách xa nhau
- Đồ dùng tư làm để dạy học
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, tôi cố gắng thực hiện được một số
biện pháp sau:
VI. Biện pháp.
1/ Bản thân nghiên cứu chương trình
Sau khi nghiên cứu, tôi có kế hoạch dán lên băng chương trình của lớp
để tuyên truyền với phụ huynh, đồng thời tôi luôn trao đổi với phụ huynh
những việc làm mà tôi cần giáo dục cho các cháu về môn Toán. Tôi nhận thấy
một số phụ huynh chăm con hiểu được tâm sinh lý trẻ mẫu giáo đều kết hợp
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
3
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
với cô giáo để giáo dục con. Bên cạnh đó có một số cháu mà cha mẹ là lao
động phổ thông, không có điều kiện để ý đến việc học của con và nghĩ rằng
con mình còn nhỏ, ở mẫu giáo chỉ chơi, hát hò nên không quan tâm trong việc
kết hợp với cô giáo.
Từ những vấn đề trên, tôi suy nghĩ phải có kế hoạch và những biện
pháp cải tiến từng chủ điểm theo từng hoạt động khác nhau. Hoạt động ngoài
trời, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi, đón trả và trên tiết học.
2/ Chuẩn bị điều kiện, tạo môi trường vật chất an toàn, phong phú,
hấp dẫn cho trẻ
Việc trang bị cho mỗi cháu để thực hiện tốt biểu tượng chưa được đáp
ứng theo từng chủ điểm, cụ thể là đồ dùng trang bị ở góc học tập về Toán như
các tranh ảnh, kích thước Vì vậy tôi phải kết hợp với phụ huynh, xin phế
liệu để làm đồ dùng áp dụng với từng tiết dạy Toán theo chủ điểm.
Ví dụ: Chủ điểm thực vật: Tôi làm cây cao có hoa đỏ, cây thấp có hoa
vàng. Mỗi cháu được 2 cây. Hoặc tôi vẽ tranh có cây cao, cây thấp để cháu tô
màu v.v
Sau khi có được một số đồ dùng đồ chơi hoạt động môn Toán của cô và
cháu, tôi xây dựng và sắp xếp môi trường cho trẻ để sử dụng đồ dùng làm
quen với Toán. Khi có đồ dùng học Toán rồi, cô phải cung cấp kiến thức
thường xuyên và phát triển ngôn ngữ của Toán. Khi đó mỗi bản thân trẻ mới
nắm kiến thức tốt được.
3/ Cô luôn gần gũi, hiểu rõ từng cá nhân trẻ để ghi vào Sổ nhật ký
mức độ tiếp thu từng trẻ
Bản thân tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm. Tôi luôn trao đổi, tác động đến
trẻ và theo dõi từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi để biết tâm sinh lý trẻ, độ nhạy bén
từng trẻ để ghi vào Sổ nhật ký.
4/ Bản thân tôi phải có quan hệ thông tin 2 chiều đến với phụ huynh
Để thực hiện để tài làm quen biểu tượng Toán, cô giáo kết hợp với phụ
huynh để phụ huynh làm đồ dùng với cô và cháu. Về nhà, phụ huynh trò
chuyện, gợi mở và cùng cô giáo cung cấp ngôn ngữ cho trẻ về khái niệm
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
4
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Toán cô cần truyền thụ.
Ví dụ: Dạy trẻ so sánh chiều cao 2 đối tượng cao - thấp, to hơn - nhỏ hơn.
Tôi trao đổi với phụ huynh về đề tài sắp học, cháu sẽ được làm quen
dần. Phụ huynh và cô giáo kịp thời động viên cháu.
Muốn được như vậy, cô giáo cần cho cháu nắm chắc một số kiến thức
về Toán và tăng cường với ngôn ngữ Toán. Cô giáo cần duy trì dưới nhiều
hình thức.
5/ Cô giáo lập kế hoạch giáo dục lồng ghép hình thức mọi lúc mọi
nơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, đón cháu, trên tiết học
a) Đón cháu, mọi lúc mọi nơi, hoạt động ngoài trời
Cô giáo phải nắm kế hoạch chương trình trong tuần, chủ điểm gồm
những đề tài gì? Sau đó cháu và cô cùng làm đồ dùng để học Toán. Đồng thời
vừa làm, cô tác động trẻ để trẻ tự do hoạt động ý định của trẻ. Đối với các
cháu thì chóng nhớ, mau quên nên cô giáo phải cung cấp kiến thức từ từ và
thường xuyên kiểm tra cháu qua các hoạt động.
Khi nắm được nội dung của tuần trong từng chủ điểm, cô giáo có kế
hoạch phối hợp với các hoạt động khác như: Tổ chức cho trẻ làm quen với
biểu tượng Toán thông qua trò chơi hấp dẫn, qua giờ đón cháu, qua giờ hoạt
động góc, môi trường xung quanh, tạo hình, văn học, thể dục có liên quan
đến đề tài bằng phương pháp trực quan để cung cấp kiến thức, kỹ năng về
Toán chuẩn bị truyền thụ cho các cháu, hoặc củng cố ôn luyện những đề tài
đã học.
* Khi hoạt động ngoài trời, cô kiểm tra cháu:
Ví dụ:
- Với chủ điểm Động vật, cho trẻ quan sát chậu cá có bao nhiêu con và
yêu cầu các cháu vẽ cá cho cô xem nào Hoặc cho trẻ so sánh cá to, cá nhỏ,
màu sắc cá vàng, cá trắng.
- Khi đi tham quan vườn hoa, các cháu đếm có bao nhiều loại hoa,
nhiều nhất là loại hoa nào?
- So sánh cây cao, cây thấp. Tìm trong sân trường cây nào cao, cây nào
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
5
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
thấp?
* Khi đón cháu, cô hỏi xem cháu mang áo màu gì, có hình gì
Ví dụ:
- Cháu mang áo màu gì? (màu xanh, màu đỏ, màu vàng )
- Cháu mang áo có hình gì? (hình tròn, hình vuông )
Sau khi các cháu đã nắm được một số kiến thức, kỹ năng và có vốn
ngôn ngữ về Toán, trong một tuần hoặc trong một chủ điểm, cô giáo tổ chức
cuộc thi xem ai nhanh qua các trò chơi để vận động các cháu còn chậm và
phát huy tính tích cực cho trẻ. Cô giáo nên gợi mở, khơi nguồn trí tuệ cho trẻ.
b) Hoạt động góc
Để cung cấp kiến thức là làm giàu vốn từ cho trẻ về ngôn ngữ và biểu
tượng Toán cho trẻ được tốt, tôi thường chuẩn bị các góc chơi thật chu đáo
như tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ đề trong các góc chơi,
các cháu tự do hoạt động, cô cùng gợi cho cháu vào hoạt động góc.
Ví dụ: Chơi vào chủ đề gia đình.
* Nhóm bán hàng: Cô giáo hỏi nhóm chơi
- Hôm nay các cô bán hàng chuẩn những hàng hóa gì bán cho khách
nào?
- Cô bán cho tôi một lon sữa to và một lon sữa nhỏ cho con tôi uống nào.
- Bán cho tôi hai cái bình sữa để búp bê bú sữa.
* Góc sách truyện:
- Cô chuẩn bị tranh cho các cháu xem:
+ Gia đình ít người: có bố mẹ và 1 con
+ Gia đình nhiều người: gồm ông bà, bố mẹ và 2 con
* Góc tạo hình:
- Cô và cháu cùng vẽ về gia đình, bố mẹ
- Hoặc vẽ đồ dùng gia đình: 2 cái chen, 2 cái muỗng, sau đó cho trẻ đếm.
* Góc xây dựng:
- Xây nhà 2 tầng màu đỏ cho gia đình mình ở, xây nhà 1 tầng màu vàng
cho gia đình búp bê ở.
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
6
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Các góc chơi đó, cô cùng cháu trò chuyện sản phẩm các cháu làm ra,
xoay quanh các chủ đề và các đề tài làm quen biểu tượng Toán về kiến thức
và làm giàu vốn ngôn ngữ về Toán.
Làm quen từ “bao nhiêu?”, “có dạng hình gì?”, từ “bằng nhau”, “nhiều
hơn”, “ít hơn”, “cao hơn”, “thấp hơn”, “to hơn”, “nhỏ hơn”
* Tuỳ theo từng chủ đề, cô giáo lồng biểu tượng Toán vào các góc chơi
như âm nhạc, thiên nhiên để củng cố kiến thức và tăng cường vốn ngôn
ngữ, phát triển tư duy về Toán.
Tất cả những trò chơi, góc chơi phải phù hợp theo các chủ đề mang tính
giáo dục về biểu tượng tập hợp, số lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc,
không gian.
Vào giờ hoạt động góc, cô theo dõi từng cháu và đặt ra những câu hỏi
để cháu chơi ở các góc chơi biết tư duy, so sánh, quan sát, tìm tòi.
c) Trên tiết học
Bé làm quen và nhận biết về tập hợp, số lượng, hình dạng, kích thước,
không gian. Bản thân giáo viên sắp xếp, bố trí cho các cháu dễ quan sát, dễ
cất và dễ lấy đồ dùng thuận tiện, đi lại. Cô chuẩn bị đồ dùng phải lôi cuốn,
thu hút trẻ. Trẻ biết phối hợp với nhau, sáng tạo khi vận dụng những kiến
thức đã được làm quen. Muốn vậy phải cung cấp cho trẻ trên tiết học phải súc
tích, cụ thể, rõ ràng, câu hỏi phải ngắn gọn. Trẻ được thực hiện qua hệ thống
câu hỏi gợi mở, khơi gợi lại tất cả những gì trẻ thực hiện qua thời gian cô đã
xoay quanh vấn đề liên quan đề tài.
Cô cung cấp kiến thức trên giờ học ngắn gọn để dành thời gian tạo mọi
điều kiện cho trẻ thực hành cùng bạn. Cô phải chú ý đến từng cá nhân cháu,
tác động đến trẻ chưa mạnh dạn, trẻ còn rụt rè. Cô giáo luôn gần gũi trẻ, giúp
trẻ mạnh dạn phát biểu những điều mình biết. Mọi tình huống đưa ra phải gắn
liền với thực tế, sát với thực tế.
Cô giáo lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung. Trên tiết dạy,
cô giáo phải sắp xếp hợp lý, xen kẽ động - tĩnh. Cô giáo phải kích thích trẻ để
trẻ giải thích sự hiểu biết, cho trẻ kiểm tra nhau.
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
7
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Cô luôn khơi gợi sự sáng tạo bằng câu hỏi “tại sao?”, “như thế nào?”,
“còn cách nào khác không?”.
Ví dụ như chủ đề Nghề nghiệp, các cháu biết đếm và so sánh 2 đối
tượng to hơn - nhỏ hơn.
Ngoài kiến thức các cháu biết đếm, các cháu được chơi xây dựng hình
tam giác, hình chữ nhật để xây nhà vào phần ôn luyện. Ngoài ra trên các bộ
môn học, cô giáo có thể lồng các biểu tượng Toán để ôn luyện cho các cháu.
Ví dụ như tiết Thơ chuyện, hai cháu lên đọc, hỏi có bao nhiêu bạn đọc,
hay bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn
VII. Kết quả
Qua thời gian thực hiện:
* Cô:
- Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã nắm vững mục đích, yêu
cầu, nội dung chương trình, phương pháp đổi mới, nắm vững một số khái
niệm, kỹ năng về Toán.
- Có ý thức xây dựng, sắp xếp môi trường cho trẻ, làm nhiều loại đồ
chơi để trẻ học thêm, định hướng không gian để sử dụng nhiều chủ đề khác
nhau.
Ví dụ: Chủ đề Giao thông:
- Cô làm cho cháu học đếm 3 máy bay, 3 ôtô
- Mỗi cháu có đủ các hình ∆,
- Cô giáo linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, tiết dạy đã thu hút trẻ
hứng thú tham gia xây dựng bài.
* Trẻ:
- Có nhiều cơ hội học những khái niệm mới bằng sự khám phá thông
qua các giác quan giúp trẻ nắm được những kiến thức, kỹ năng, tích cực xây
dựng bài.
- Có nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ trãi nghiệm, tạo điều kiện cho trẻ
được hoạt động, được thực hành, tạo cho trẻ biết suy nghĩ, phán đoán trong
quá trình hoạt động để giải quyết vấn đề.
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
8
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ nhanh nhẹn trong quá trình nhận biết các số, thêm bớt trong các
hoạt động khi cô giáo kiểm tra trẻ.
- Khi chơi xây dựng, cô hỏi trẻ: “Con xây dựng cái gì? Có bao nhiêu
cái?” Cháu trả lời rất nhanh kết quả cho cô giáo qua giờ chơi.
- Phụ huynh rất tin tưởng cô giáo, có ý thức phối kết hợp trong việc cho
trẻ làm quen với Toán.
Qua thời gian áp dụng các phương pháp cho đề tài đã thu được kết quả
như sau:
Tổng số gồm có 16 cháu.
Giỏi: 6 chiếm 37,5%
Khá: 8 chiếm 49,9%
Trung bình: 2 chiếm 12,6%
Yếu: 0
VIII. Tài liệu nghiên cứu
- Tôi đả đọc tài liệu từ sách báo,tập san có liên quan đến môn toán
- Các tiết dạy mẫu khi dự giờ tập huấn
- Sách chương trình
- Tài liệu tham khảo: làm thế nào để hình thành biểu tượng toán-giáo
dục có chủ đích ở trẻ 3-4 tuổi.của tác giả NGUYỄN THI BÍCH THỦY.
IX. Kinh nghiệm
- Cô giáo nghiên cứu, nắm vững chương trình linh hoạt trong phương
pháp giảng dạy, có kế hoạch xây dựng chủ đề.
- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với Toán.
- Rèn cho cháu mọi lúc mọi nơi, có Sổ chủ nhiệmï để theo dõi.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để phối kết hợp với phụ huynh.
- Tren đây là những sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trinh
giang dạy môn LQVT.tuy nhiên không thiêu sót và hạn chế.kính mong sự góp
ý cua quý cấp lãnh đạo đr công tác giảng dạy của tôi ngày một tiến bộ hơn và
hiệu quả học tập của các cháu ngày một cao hơn.
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
9
SKKN: Đổi mới trong phương pháp dạy và học môn Toán ở trẻ 3 – 4 tuổi
Ba Lòng, tháng 3 năm 2010
Người viết:
Võ Thị Mỹ Hương
GV: Võ Thị Mỹ Hương Trang
10