Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nghiên cứu ứng dụng thể thao giải trí đối với người lao động trí óc nhằm nâng cao khả năng làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.53 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

PHẠM THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỂ THAO GIẢI TRÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRÍ ÓC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CHO
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

PHẠM THỊ PHƯỢNG


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỂ THAO GIẢI TRÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRÍ ÓC NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CHO
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành:


Giáo dục thể chất

Mã số:

60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trần Đức Dũng
BẮC NINH – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phượng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD – ĐT
CNH – HĐH

-


Bộ giáo dục và đào tạo

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSTĐ

-

Chiến sĩ thi đua

CT

-

Chỉ thị

GDTC

-

Giáo dục thể chất

ĐH- CĐ

-

Đại học – Cao đẳng

HLV
NCKH


-

Huấn luyện viên

Nghiên cứu khoa học

TDTT

-

Thể dục thể thao

TT

-

Thể thao

TS KH

-

Tiến sĩ khoa học

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN

cm

-


Centimet

l

-

Số lần

m

-

Mét

s

-

Giây

KG

-

Kilogam lực


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
TT


Ký hiệu

1

Bảng 3.1

Các phương thức giải trí của những người lao động trí óc

2

Bảng 3.2

Mục đích tập luyện TDTT của người lao động trí óc

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6
7


Bảng 3.6
Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9
10
11
12
13
14

Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14

15

Bảng 3.15

16
27
28

Bảng 3.16

Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

29

Biểu đồ 3.3

30

Biểu đồ 3.4

Năng lực chuyên môn của hai nhóm STN

Biểu đồ 3.5

Năng lực giảng dạy của hai nhóm STN

31

Nội dung

Năng lực của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Đại học Đà Nẵng
Thực trạng việc tập luyện thể thao của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đại học
Đà Nẵng
Kết quả phỏng vấn lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng
Lịch hoạt động của Câu lạc bộ “Thể thao vì sức khỏe”
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test để kiểm tra sức khỏe và thể lực chung của đối

tượng nghiên cứu
Kết quả kiểm tra ban đầu của nữ hai nhóm NĐC và NTN trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra ban đầu của nam hai nhóm NĐC và NTN trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra của nữ hai nhóm NĐC và NTN sau 1 năm thực nghiệm
Kết quả kiểm tra của nam hai nhóm NĐC và NTN sau 1 năm thực nghiệm
Kết quả so sánh tự đối chiếu các chỉ số của nhóm đối chứng
Kết quả so sánh tự đối chiếu các chỉ số của nhóm thực nghiệm
Kết quả tọa đàm với giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng sau 1
năm tập luyện
Năng lực của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Các phương thức giải trí của những người lao động
Thực trạng về mục đích tập luyện của người lao động trí óc
Kết quả tọa đàm với giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng sau 1
năm tập luyện

32

Biểu đồ 3.6

Năng lực nghiên cứu KH của hai nhóm STN

33

Biểu đồ 3.7

Năng lực NCKH của hai nhóm STN

34

Biểu đồ 3.8


Đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm 2013 – 2014

35

Sơ đồ 1

Phân loại giải trí

Trang


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm và đặc điểm của “Lao động trí óc”
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.2. Giải trí và TDTT giải trí
1.2.1. Khái niệm giải trí
1.2.2. TDTT giải trí
1.3. Phân nhóm các môn thể thao giải trí
1.3.1. Nhóm các môn giải trí cao cấp
1.3.2. Nhóm các môn giải trí mang tính nghệ thuật
1.3.3. Nhóm các môn thể thao giải trí mang tính trí tuệ
1.3.4. Nhóm các môn thể thao giải trí mạo hiểm
1.3.5. Nhóm các môn thể thao giải trí mang tính dân tộc, thể dục dưỡng sinh, gần với thiên nhiên
1.4. Các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá thực trạng năng lực của giảng viên và ảnh hưởng của việc tập luyện thể thao giải trí đối với
người lao động trí óc
3.1.1. Ảnh hưởng của thể thao giải trí tới năng lực làm việc của người lao động trí óc
3.1.2. Phương thức giải trí và mục đích tập luyện TDTT của người lao động trí óc
3.1.3. Đặc điểm lao động trí óc của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3.1.4. Xác định năng lực cơ bản của giảng viên và các tiêu chí đánh giá năng lực của giảng viên
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3.1.5. Đánh giá thực trạng năng lực của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3.1.6. Thực trạng việc tập luyện thể thao của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3.2. Lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3.2.1. Cơ sở khoa học để lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng
3.2.2. Kết quả lựa chọn môn thể thao giải trí cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng
3.2.3. Xây dựng kế hoạch tập luyện cho đối tượng thực nghiệm
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thể thao giải trí đối với giảng viên trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thể thao giải trí đối với giảng viên trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


PHẦN MỞ ĐẦU


Thể dục thể thao (TDTT) là một mặt cấu thành của xã hội, nhằm tác động
có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển của con người, là một bộ phận
không thể thiếu được trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Tập luyện thể thao
giúp con người ngày càng tăng cường sức khoẻ, phát triển cân đối về thể lực, trí
lực, đạo đức, thẩm mỹ, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sống.
Rèn luyện TDTT là một biện pháp quan trọng đem lại sức khỏe và thể chất
cường tráng cho thế hệ trẻ hiện nay.
Một xã hội công bằng chỉ được xây dựng trên nền tảng của những tư
tưởng tiến bộ. Một chế độ tốt đẹp chỉ có thể ở con người phát triển toàn diện.
Trong lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ Tịch, Bác viết: “Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.
Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một
người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện
tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.Việc đó
không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm
đươc. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí
huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước
thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”. Bác còn dạy: “Muốn lao
động sản xuất tốt, học tập công tác tốt, thì cần có sức khỏe. Muốn giữ gìn sức
khỏe phải thường xuyên tập thể dục thể thao” và bản thân người đã nêu gương:
“Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Làm theo lời kêu gọi của Bác, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo nước ta
đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng chỉ đạo yếu tố
con người luôn chiếm vị trí hàng đầu, con người ngoài việc phải có trình độ
chuyên môn, năng lực làm việc còn cần có sức khỏe mới đáp ứng được yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Một trong những mục đích cơ bản nhất, lâu dài
nhất của công tác TDTT là hình thành nền thể thao phát triển và tiến bộ, góp


phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân

dân.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế chính trị nước ta tương đối ổn
định, phát triển nhất là về mặt kinh tế. Cùng với sự phát triển về kinh tế, hoạt
động TDTT cũng được đầu tư phát triển và gặt hái được thành tựu đáng khích lệ,
đã cải thiện đáng kể vị trí thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, Châu lục.
Để hòa nhập vào sự phát triển TDTT của khu vực và thế giới nhằm nâng cao uy
tín trên vũ đài quốc tế, để thực hiện được điều đó văn kiện Đại hội Đảng IX đã
chỉ rõ: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt
Nam. Phát triển TDTT quần chúng và mạng lưới TDTT rộng khắp”.
Việc ra đời của thể thao giải trí chính là sự thỏa mãn tất yếu nhu cầu về
mặt thể chất và tinh thần của con người. Theo sự phát triển của xã hội và nâng
cao của đời sống, nhu cầu thể thao giải trí của nhân dân về thời gian, phương
thức và chất lượng sẽ càng lớn. Trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa,
giao lưu văn hóa nhất là trong thời kỳ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay,
nhu cầu đó lại càng trở nên bức thiết. Xét chung trong xã hội, hoạt động trên
không chỉ nhằm giáo dục nhiều mặt, mà còn gắn càng nhiều với dịch vụ, du lịch,
kinh doanh, quảng cáo. Tuy vậy, mục đích giáo dục vẫn đứng hàng đầu; cố gắng
đảm bảo theo khả năng sao cho vừa có tính hiện đại mà vẫn giữ gìn, phát huy
được thuần phong, mỹ tục, bản sắc dân tộc.
Thể thao giải trí khác với các loại hình giải trí khác, đòi hỏi con người
phải sử dụng các bài tập thể chất khác nhau (môn thể thao) để làm phương tiện
tiến hành tập luyện, nghỉ ngơi, thư giãn hoặc làm cho tinh thần phấn chấn, tăng
cường sức khỏe, thân thể được nghỉ ngơi, đức, trí, thể, mỹ đều được phát triển
mạnh mẽ, hài hòa. Theo Phạm Đình Bẩm, đó là hoạt động TDTT thông qua hoạt
động thể thao và du lịch phong phú để giải trí, giải trừ căng thẳng và vui chơi.
Khoảng thập kỷ 70, 80, Pô-nô-ma-rôp và Vây-đờ-rin (Khoa lý luận và phương
pháp TDTT ở học viện TDTT Lêningrat cũ) là hai trong những nhà lý luận
TDTT Liên Xô cũ đã nêu lên một số vấn đề lý luận về thể thao giải trí, vui chơi
từ góc độ khoa học văn hóa thể chất một cách nghiêm túc. Tuy vậy, cũng có một



thực tế là các nước xã hội chủ nghĩa cũ đã đi chậm hơn một số nước phương tây
phát triển trên vấn đề này nhưng họ lại tỏ ra mạnh trong lĩnh vực Giáo dục thể
chất bắt buộc.
Một nhà tư tưởng đã nói một câu nổi tiếng là: “cuộc sống là vận động”,
Aristốp nhà tư tưởng vĩ đại người Hy Lạp nói: “cuộc sống cần vận động”. Ông
còn nói: “Cái dễ làm con người suy thoái, chóng già là thiếu sự rèn luyện thường
xuyên”. Muốn khỏe mạnh và sống lâu phải vận động và rèn luyện thân thể. Có
khỏe mạnh mới đẩy lùi được sự suy thoái, mới có khả năng phòng ngừa được
các nhân tố suy thoái và bệnh tật của người già.
Ở nước ta hiện nay, việc tập luyện thể thao giải trí ngày càng được quan
tâm đặc biệt là đối với đội ngũ những người hoạt động trí óc. Nhưng phần lớn
họ chỉ tập luyện theo phong trào hoặc theo hứng thú họ không đưa việc tập
luyện vào như một thói quen. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như:
do công việc của cơ quan nhiều, công việc gia đình, các mối quan hệ xã hội…
nên việc tập luyện nhiều khi bi gián đoạn vì vậy tạo cho ho thói quen không kiên
trì.
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là một trường lớn trong hệ
thống các trường đại học của Đại học Đà Nẵng. Ban Giám hiệu nhà trường cùng
với công đoàn trường rất quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của
anh chị em. Công đoàn trường thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu văn
nghệ, thể thao nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước để nâng cao tình
đoàn kết trong cán bộ công nhân viên chức nhà trường và tăng cường sức khỏe
cho cán bộ công nhân viên. Nhưng việc tham gia vào các hoạt động thể thao ở
trường chỉ mang tính giao lưu chứ không thể mang lại sức khỏe cho cán bộ công
nhân viên.
Thể thao giải trí là loại hình thể thao được yêu thích của nhiều tầng lớp
nhân dân, việc tổ chức tập luyện môn này không đòi hỏi điều kiện tập luyện
phức tạp, phù hợp với sở thích và sức khỏe của từng người lại đem lại hiệu quả
cao về sức khỏe và nâng cao năng lực làm việc cho mọi người. Song việc lựa

chọn môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe và nâng cao khả năng làm


việc của mình thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy việc nghiên cứu ứng
dụng thể thao giải trí đối với người lao động trí óc làm tăng khả năng hoạt động
trí óc và nâng cao khả năng làm việc là vấn đề cấp thiết.
Hiện nay, mới chỉ có một tác giả nghiên cứu về vấn đề này là: Lê Hoài
Nam (2009). Nhưng phạm vi đề tài đó mới chỉ đi nghiên cứu được một mặt của
vấn đề là ảnh hưởng của thể thao giải trí đối với người hoạt động trí óc chứ chưa
đưa ra được ứng dụng của nó. Và vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu vấn đề
này với khách thể là giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Nên đề tài tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng thể thao giải trí đối với người lao động trí óc
nhằm nâng cao khả năng làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng”.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn Thể thao giải trí, đề
tài đi sâu tìm hiểu vai trò thể thao giải trí và ứng dụng của thể thao giải trí đối
với người hoạt động trí óc từ đó góp phần phục vụ thiết thực cho việc nghỉ ngơi,
thư giãn tích cực, cải thiện thể chất nhằm nâng cao khả năng làm việc cho người
lao động trí óc.
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng năng lực của giảng viên và ảnh hưởng
của việc tập luyện thể thao giải trí đối với người lao động trí óc.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng thể thao giải trí cho giảng viên
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Giả thuyết khoa học:
Qua nghiên cứu và tìm hiểu việc tập luyện thể thao giải trí của giảng viên
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có chất lượng thấp do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nếu lựa chọn và ứng dụng các môn thể thao giải trí phù
hợp thì hiệu quả làm việc trí óc của giảng viên Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng sẽ tăng lên.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và đặc điểm của “Lao động trí óc”
1.1.1. Khái niệm
Trên wikipedia (Từ điển Bách khoa Việt Nam) có định nghĩa “Lao động
trí óc” là một loại lao động phức tạp, sử dụng trí óc là chủ yếu.
1.1.2. Đặc điểm
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lao động trí óc là công việc của tầng lớp trí
thức; một bộ phận trí thức trực tiếp thuộc giai cấp bóc lột, còn số đông thì giữ
địa vị hai mặt: vừa lệ thuộc và phục vụ giai cấp bóc lột, đối lập với giai cấp
những người lao động vừa là những người lao động làm thuê cho tư bản và bản
thân họ cũng bị bóc lột. Điều đó làm cho họ xích gần lại những người lao động
chân tay, gần giai cấp công nhân và nông dân.
Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ sự đối kháng giai cấp, đồng thời cũng xoá bỏ sự
đối lập có tính đối kháng giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Tầng lớp trí
thức xã hội chủ nghĩa cùng với công nhân và nông dân, hợp thành khối liên
minh giữa những người lao động làm chủ xã hội. Song giữa lao động trí óc và
lao động chân tay vẫn còn những khác biệt quan trọng về mặt kinh tế - xã hội,
về điều kiện lao động, về mức sống, về trình độ văn hoá và trình độ phát triển trí
tuệ của cá nhân. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại và nền kinh tế trí
thức đang hình thành sẽ tạo ra tiền đề để đào tạo kiểu người lao động xã hội
mới, biết kết hợp cả hai loại lao động trong hoạt động sản xuất của mình.
Chủ nghĩa Mac tiên đoán rằng trong tương lai chủ nghĩa cộng sản, sự
khác nhau nói trên giữa lao động trí óc và lao động chân tay sẽ không còn là
nguồn gốc của bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội, và 2 hình thức lao động sẽ
hoà nhập vào trong hoạt động hoàn chỉnh của con người phát triển toàn diện.
Tiểu luận “The Commitment of the Intellectual” ra đời trên Monthly
Rewiew tháng 5 năm 1961 của tác giả Paul A. Baran là một nhà kinh tế học



người Mỹ theo chủ nghĩa Marx do Phạm Trọng Luật dịch có phân tích “Thế nào
là người trí thức”. Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao
động dùng trí tuệ của mình, và kiếm sống nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt… họ
làm việc với óc não nhiều hơn là bắp thịt, và sinh sống bằng trí tuệ hơn là bàn
tay. Hãy gọi họ là người lao động trí thức. Đó là những nhà kinh doanh, y sĩ,
quản đốc xí nghiệp, người phổ biến “văn hoá”, nhân viên chứng khoán và giáo
sư đại học…
Trên trang vietpharm.com.vn có bài viết: “… Lao động trí óc là lao động
tĩnh… Những người lao động bằng trí óc có đặc điểm khác với những người lao
động chân tay đó là, khi đã hết giờ làm việc, trong đầu họ vẫn còn suy nghĩ về
công việc, kể cả lúc lên giường ngủ, nhiều người cũng còn suy nghĩ về công
việc đã qua, và lo cho công việc sắp tới, điều này sẽ khiến thần kinh ở người lao
động trí óc căng thẳng hơn, hoạt động nhiều hơn…”.
Tóm lại người lao động trí óc chính là các tri thức như bác sĩ, giáo viên, kĩ sư… Những người trí thức
này chuyên làm những công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc…

1.2. Giải trí và TDTT giải trí
1.2.1. Khái niệm giải trí
Nói về giải trí, nhiều từ điển đều giải thích với hàm ý, đó là sự thoải mái,
vui vẻ. Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm giải trí là: “làm cho trí
óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú” [38].
Theo Trương Hồng Đàm, thuộc tính cơ bản của khái niệm giải trí là thuộc
về yếu tố tinh thần, làm tiêu tan phiền muộn, nảy sinh khoái cảm [12].
Nói đến giải trí chúng ta không thể không đề cập đến các phương thức
giải trí, bởi nó sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm giải trí. Theo Dương
Nghiệp Chí và cộng sự, giải trí có 3 phương thức [5]:
Một là, giải trí gắn liền với vui chơi thư giãn. Phương thức này thường
bao gồm giải trí thân thể, giải trí thực dụng, giải trí văn hóa, giải trí xã hội.

Hai là, giải trí liên quan tới văn hóa. Giải trí này thường gắn liền với các
sản phẩm văn hóa giải trí như chiêu đãi, đón tiếp, xem ca nhạc, kịch xiếc, điện
ảnh, tivi....


Ba là, giải trí hiện thực thông thường. Đó là giải trí có tính phổ cập, chủ
yếu bao gồm du lịch giải trí, văn hóa giải trí, xổ số, đặt cược, TDTT giải trí.
Như vậy, nói đến giải trí là nói đến sự khoan khoái, vui vẻ về mặt tinh
thần.
Phân loại giải trí, theo Trương Hồng Đàm [12], giải trí có thể phân làm
hai loại lớn: giải trí thưởng thức và giải trí thao tác. Giải trí thưởng thức có thể
bao gồm thưởng thức bằng mắt, thưởng thức bằng tai và thưởng thức tổng hợp.
Giải trí thao tác tùy theo mức độ tham gia hoạt động của cơ thể mà có thể phân
thành hai loại: giải trí tùy cảm và giải trí hậu cảm. Giải trí tùy cảm đó là sự cảm
nhận sự khoan khoái ngay trong quá trình phát huy thể năng, nỗ lực ý chí của
mình. Còn giải trí hậu cảm, đó là sự cảm nhận khoan khoái khi phát huy cao độ
thể năng và nỗ lực ý chí trong quá trình hoạt động và mang lại thành công.
Cũng theo Trương Hồng Đàm, giải trí liên quan đến thể dục, thể thao, chủ
yếu là giải trí thao tác, giải trí thưởng thức đại bộ phận thuộc về người ngoài
cuộc hoạt động TDTT, giải trí hậu cảm chủ yếu nói về phạm vi TDTT thi đấu;
chỉ có giải trí tùy cảm và TDTT giải trí là rất gần gũi (sơ đồ 1.1).
Giải trí
Giải trí
thao tác
Giải trí thưởng thức
Chuyển
đổi

chế


Giải trí
bằng tai
Giải trí
tùy cảm
Giải trí
hậu cảm
Giải trí
tổng hợp

Thể dục thể thao giải trí
Giải trí
bằng mắt

Sơ đồ 1: Phân loại giải trí (theo Trương Hồng Đàm [12])


Theo Trương Hồng Đàm thì TDTT giải trí là thuộc phạm trù của giải trí,
bao gồm cả giải trí thưởng thức và giải trí thao tác. Tất nhiên, giải trí thao tác
gắn liền với hoạt động TDTT, còn giải trí thưởng thức thì nằm ngoài hoạt động
TDTT.
1.2.2. TDTT giải trí
Luật thể dục, thể thao được công bố vào năm 2006 đã coi thể thao giải trí
(cũng là TDTT giải trí) như là một bộ phận cấu thành của TDTT quần chúng
(chương II) và đã xác định ở điều 18 là:
- Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp
ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm hướng
dẫn hoạt động thể thao giải trí.
Đồng thời ở điều 11 của Luật cũng đã xác định: “Nhà nước có chính sách
đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thể dục, thể thao quần chúng,

tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình
trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao
sức khỏe, vui chơi, giải trí” [27].
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn khi phân tích về cấu trúc TDTT nước ta
cũng đã cho rằng TDTT giải trí và hồi phục sức khỏe như là một nội dung cấu
thành của TDTT nước nhà [38].
Nói về vai trò của TDTT giải trí, Dương Nghiệp Chí và cộng sự coi TDTT
giải trí “là ngành hàng kinh tế dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khỏe thể
chất và tinh thần của xã hội [5].
Nói về vị trí của TDTT giải trí, chúng ta không thể không trích dẫn bài
viết của HanDan nói về cấu trúc của TDTT hiện đại trên thế giới. Theo HanDan,
tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc gần đây đã phân chia
thể dục, thể thao thành 3 lĩnh vực: GDTC, thể thao thành tích cao, TDTT giải trí
[10]. Trong đó, GDTC là một bộ phận không thể tách rời trong giáo dục trường
học; thể thao thành tích cao là nói về hoạt động huấn luyện và thi đấu nâng cao
thành tích, phục vụ nhu cầu thưởng thức của xã hội, thuộc phạm trù hoạt động


văn hóa; TDTT giải trí là ngành kinh tế dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao sức
khỏe thể chất và tinh thần cho mọi người.
Như vậy, theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc,
ngoại trừ GDTC ở nhà trường, đào tạo-huấn luyện VĐV, thì mọi hoạt động
TDTT của đại bộ phận tầng lớp nhân dân trong xã hội đều mang tính giải trí.
Vậy, TDTT giải trí là gì?
Không ít tác giả cho rằng TDTT không chỉ để phát triển thể chất, nâng
cao sức khỏe thể chất mà còn để phát triển sức khỏe tinh thần, thỏa mãn đời
sống tinh thần của con người [5] [6] [7] [8] [11] [16] [19] [25] [27].
Những khái niệm về các lĩnh vực TDTT khác đã có khá nhiều người đề
cập như TDTT, GDTC, TDTT trường học, thể thao...[14] [25] [28] [30] [40] ..
Tuy nhiên, quan niệm về thể thao giải trí thì còn rất hạn chế, dù rằng ở

nước ta, trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh đang dự kiến thành lập
khoa TDTT giải trí và trường Đại học TDTT Đà Nẵng cũng đang xúc tiến đưa
môn học TDTT giải trí vào giảng dạy cho sinh viên.
Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo thì cho rằng thể thao thường là một bộ
phận giải trí của con người ở thế kỷ XX. Đối với một số người, đó là một cách
phát triển cá nhân hay thư giãn, đối với một số người khác lại là một phương
tiện thành đạt. Và phong trào tham gia trực tiếp hoạt động thể thao cũng phát
triển với tình hình gia tăng thì giờ rảnh rỗi. Theo hai tác giả này, người ta đến
với thể thao rất đa dạng tùy theo sự say mê ham thích của từng người [29].
Theo Trương Minh Lâm (2000), công hội triển khai hoạt động văn thể dễ
nghe, dễ nhìn, có tính quần chúng, làm cho công chức trong hoạt động có tinh
thần phấn khởi, điều tiết sinh hoạt, thân tâm mạnh khỏe, tinh thần thăng hoa, thể
lực được nghỉ ngơi.
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự [5], TDTT giải trí là loại hình hoạt
động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của
con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc. TDTT giải
trí còn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng ưa khí (đủ
ôxy, không bị nợ ôxy). TDTT giải trí không chỉ bao hàm các phương tiện hoạt


động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí tuệ, thư giãn,
thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó có sử dụng các
phương tiện công nghệ cao.
Trong một quan niệm khác, dưới góc độ kinh tế, Dương Nghiệp Chí và
cộng sự lại cho rằng: TDTT giải trí là ngành hàng kinh tế dịch vụ đáp ứng nhu
cầu nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của xã hội.
Trong bài viết của Lương Kim Chung có giới thiệu nhận định của nhà xã
hội học J.R Jelly về TDTT giải trí như sau: “người tham gia thể thao giải trí có
thể tự do lựa chọn môn thể thao mình thích và cảm thấy thoải mái khi chơi môn
thể thao đó” [9] và ông cũng giới thiệu quan niệm về những môn thể thao giải trí

của hiệp hội chấn hưng thể thao giải trí Nhật Bản cho rằng: “thể thao giải trí là
những môn thể thao mang tính giải trí cao. Ví dụ: golf, đua xe, lướt sóng...Lúc
chơi nó mang lại sự vui vẻ, thoải mái, sự cởi mở cho tâm hồn, tiêu tan đi mệt
mỏi. Và theo Lương Kim Chung, “bất luận môn thể thao nào rèn luyện sức khỏe
thường nhật hàng ngày và lý tưởng nhất đều có ý nghĩa về mặt giải trí”.
Riêng HanDan dẫn sự phân loại các lĩnh vực TDTT thì cho rằng TDTT
giải trí là ở lĩnh vực nằm ngoài TDTT học đường (GDTC) và thể thao nâng cao
thành tích.
Từ những quan niệm khác nhau, nhưng nói đến TDTT giải trí là nói đến
việc vận dụng đa dạng tự nguyện các phương tiện TDTT trong thời gian nhàn
rỗi để vừa nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần. Do đó, TDTT giải trí là
một lĩnh vực nằm ngoài lĩnh vực GDTC và nâng cao thành tích thể thao, trong
đó con người tự do lựa chọn phương tiện TDTT (môn tập) mà mình ưa thích để
hoạt động trong thời gian nhàn rỗi vì củng cố và nâng cao sức khỏe về thể chất
và tinh thần.
Nói đến TDTT giải trí, chúng ta không thể không đề cập đến những đặc
điểm của nó. Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự, những đặc điểm đó là:
Đa số các phương tiện TDTT giải trí tương đối đơn giản, dễ sử dụng, rất
thuận tiện cho người tập. Nội dung và hình thức bài tập TDTT giải trí đơn giản,
cấu trúc buổi tập và kỹ thuật của bài tập thể lực không quá chặt chẽ.


Các phương pháp GDTC ứng dụng trong TDTT giải trí linh hoạt và
không cần định mức chặt chẽ lượng vận động, phương pháp thi đấu linh hoạt,
chủ yếu theo sự thỏa thuận của những người chơi.
Các nguyên tắc về phương pháp GDTC cũng được áp dụng đơn giản và
linh hoạt. Có lẽ nguyên tắc chủ yếu của TDTT giải trí là sự tham gia hoàn toàn
tự nguyện, người tập luyện TDTTgiải trí cần hoạt động đều đặn.
Dạy học động tác trong TDTT giải trí cũng rất đơn giản, quá trình dạy học
không phức tạp. Người tập có thể bắt chước động tác, tự tập và hoàn thiện dần

động tác.
Giáo dục các tố chất thể lực chỉ là một phần mục đích cuả thể thao giải
trí. TDTT giải trí không chỉ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe thể chất mà còn
nhằm mục đích giải trí và nâng cao sức khỏe tinh thần.
Đa số các môn TDTT giải trí không yêu cầu cao về sân bãi, dụng cụ (trừ một
số ít môn thể thao mạo hiểm, golf, bowling). Chính vì vậy, TDTT giải trí dễ đến
với con người và xã hội, rất thuận tiện cho việc xã hội hóa [5].
1.3. Phân nhóm các môn thể thao giải trí
Theo giáo trình do Dương Nghiệp Chí và cộng sự biên soạn cho học sinh
cao đẳng và đại học TDTT [5], TDTT có thể phân làm các nhóm môn TDTT
giải trí cơ bản sau đây:
1.3.1. Nhóm các môn giải trí cao cấp
Môn Golf:
Golf là cụm từ tiếng Anh, viết tắt của 4 từ ghép lại: Green-Oxygen- LightFriendship (cỏ xanh- dưỡng khí-ánh sáng và tình hữu nghị). Cụm từ này phản
ánh các yếu tố đặc thù của môn Golf là đem lại sức khỏe và tình cảm tốt đẹp,
mở rộng quan hệ giao tiếp cho con người. Môn Golf xuất hiện từ thế kỷ 15 ở
Scottlen, tới thế kỷ 17 phát triển ở châu Mỹ, thế kỷ 18 phát triển ở châu Âu và
châu Úc, đầu thế kỷ 19 mới phát triển ở châu Á.
Ở nước ta, Golf vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người tập luyện TDTT
bởi chi phí cho môn này quá tốn kém và mất nhiều thời gian, đồng thời sân bãi
cũng còn hạn chế. Nói chung môn golf chủ yếu vẫn dành cho các đại gia.


Môn Bowling:
Môn Bowling là một trong những môn thể thao lâu đời nhất trong lịch sử
nhân loại. Lịch sử ra đời của môn Bowling cách đây khoảng 7200 năm. Năm
1920, một nhà khảo cổ học người Anh đã phát hiện trong một hang đá ở Ai Cập
9 bình đá và một quả cầu bằng đá. Phương pháp chơi của trò chơi này là dùng
quả cầu bằng đá ném vào các bình đá sao cho các bình đá bị đổ . Điều thú vị là
công cụ chơi và cách chơi này hoàn toàn giống với công cụ và luật chơi Bowling

hiện đại. Trò chơi 9 cột phát sinh ở Đức trong thế kỷ thứ 3 được ví như tiền
thân của môn Bowling hiện đại. Đây là một trò chơi sang trọng khá phổ biến
trong tầng lớp quý tộc của châu Âu đương thời. Mọi người xếp 9 cái cột trong
hành lang của nhà thờ, 9 cột đó tượng trưng cho các loại ma quỷ, sau đó dùng
quả cầu ném đổ các cột, người ta coi đó là hành động “diệt trừ ma quỷ”. Người
xưa cho rằng đánh đổ được các cột là biểu thị sự thành kính về mặt tín ngưỡng,
đó là điều kiện để rửa tội, để giải tỏa buồn phiền cuộc sống.
Năm 1875, các câu lạc bộ điển hình của Mỹ đã cùng nhau thành lập Hiệp
hội Bowling đầu tiên trên thế giới. Đến tháng 9/1895, Hiệp hội Bowling nước
Mỹ chính thức được thành lập. Hiệp hội này đã tiến hành thay đổi hình thức sắp
xếp các bình bowling theo kiểu tam giác, đồng thời quy định cụ thể về tiêu
chuẩn các bình bowling.
Năm 1992, môn Bowling

đã trở thành môn thi đấu chính thức tại

Olympic lần thứ 25 tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Ở nước ta Bowling chỉ mới có ở một số các tỉnh, thành bởi lẽ trang thiết
bị dụng cụ và hệ thống tính điểm cho trò chơi này rất tốn kém, ít người chơi.
Hơn nữa Bowling là môn thể thao tuy được đưa vào hệ thống thi đấu Olympic
nhưng chưa phát triển mạnh ở khu vực.
Môn Bi-a:
Đầu thế kỷ 20, trò chơi Bi-a dần trở thành một môn thi đấu thể thao. Rất
nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ đã lần lượt thành lập các Hiệp hội quản lý
các cuộc thi đấu, và quản lý theo các thể loại khác nhau bởi Bi-a rất nhiều loại.
Môn Bi-a được đưa vào thi đấu Olympic từ khá sớm nhằm thúc đẩy phong trào


phát triển mạnh mẽ. Bi-a là môn thể thao giải trí tao nhã, văn minh và có tác
dụng rèn luyện thân thể. Ngày nay, phong trào Bi-a ở nước ta đã phát triển sâu,

rộng ở hầu hết các tỉnh thành như một thú vui giải trí đa dạng, phong phú và rất
cuốn hút con người.
1.3.2. Nhóm các môn giải trí mang tính nghệ thuật
Môn khiêu vũ thể thao:
Khiêu vũ thể thao là một môn thể thao mới, là sự kết hợp cao giữa nghệ
thuật và thể thao. Nó tập trung giải trí, vận động, nghệ thuật vào một thể thống
nhất, là một hoạt động trang nhã trong xã hội văn minh. Môn thể thao này xuất
hiện từ việc biến đổi điệu nhảy thuộc phạm trù văn hóa nghệ thuật, hàm chứa cả
hai đặc điểm là văn hóa nghệ thuật và thể thao. Tính thể thao thể hiện ở sự cạnh
tranh thi đấu, mặt khác nó biểu hiện ở giá trị luyện tập, thông qua tập khiêu vũ
thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Khiêu vũ thể thao có tính tự
giải trí và tính thưởng thức biểu diễn, biểu hiện ở sự tập trung của âm nhạc, vũ
đạo, trang phục, phong cách biểu diễn, vẻ đẹp hoàn mỹ vào một thể thống nhất,
tức là vừa có giá trị thưởng thức lại vừa có giá trị phô diễn vẻ đẹp.
Ở Việt Nam, môn khiêu vũ thể thao được quan niệm trong nhiều năm
trước đây chỉ là khiêu vũ xã giao, khiêu vũ lễ hội và là nhu cầu sinh hoạt văn
hóa tinh thần của một bộ phận cư dân trong giới chức ngoại giao, giáo viên, sinh
viên. Những câu lạc bộ khiêu vũ quốc tế ở nước ta đã có từ những năm đầu thế
kỷ 19 khi người Pháp cai trị nước ta và chỉ có hoạt động trong các lễ hội, ngoại
giao. Dần dần môn thể thao này đã trở thành một trong những hoạt động giải trí
cuối tuần.
Môn thể dục thẩm mỹ-Aerobic:
Thể dục thẩm mỹ còn gọi là thể dục nhịp điệu là một môn thể thao nhằm
phát triển cơ thể cân đối và nâng cao sức khỏe, được tiến hành trên nền nhạc.
Trên cơ sở của vận động ưa khí, môn này đạt mục đích giải trí, nâng cao thể lực
và cải thiện thể chất.
Thể dục thẩm mỹ có nguồn gốc từ hoạt động rèn luyện thân thể truyền
thống, là một loại của vận động ưa khí. Thông thường nó sử dụng các loại dụng



cụ nhẹ hoặc tay không để tập luyện trong điều kiện dưỡng khí được cung cấp
đầy đủ. Đặc điểm vận động thể dục thẩm mỹ - aerobic (thể dục nhịp điệu) là duy
trì sự vận động mang tính toàn thân ở cường độ trung bình và thấp trong một
khoảng thời gian nhất định, chủ yếu có tác dụng tới chức năng tim mạch của
người tham gia tập luyện. Thể dục thẩm mỹ kết hợp các động tác nhịp độ nhanh
và vũ đạo, thực hiện với cường độ lớn, thời gian dài được gọi là Sport Aerobic.
Trong những năm gần đây, phong trào tập TDT rèn luyện thân thể của con
người ngày một phát triển sâu rộng, sự hiểu biết về rèn luyện thân thể của con
người ngày một sâu sắc hơn, trình độ tri thức và sự áp dụng khoa học kỹ thuật
vào quá trình rèn luyện thân thể ngày một nâng cao. Nhu cầu rèn luyện thân thể
cũng ngày càng đa dạng hóa và cá biệt hóa. Vì vậy đã xuất hiện rất nhiều hình
thức rèn luyện thân thể mới. Những cách rèn luyện thân thể mới này làm cho nội
dung của phong trào thể dục thẩm mỹ thêm phong phú hơn, phù hợp với nhu
cầu của đông đảo tầng lớp nhân dân, đem lại hiệu quả rèn luyện thân thể cao.
1.3.3. Nhóm các môn thể thao giải trí mang tính trí tuệ
Nhóm các môn Cờ:
Nhóm môn Cờ bao gồm cờ vua, cờ tướng, cờ vây...Nhóm môn này rất phổ
biến trong xã hội từ xưa cho tới nay, thu hút rất nhiều người tham gia chơi,
người trẻ thường chơi cờ vua, người già thường chơi cờ tướng, cờ vây. Trước
đây chỉ có cờ vua được đưa vào các giải thi đấu lớn, nhưng hiện nay, cờ tướng
và cờ vây cũng đã có luật chặt chẽ và được đưa vào thi đấu chính thức. Ngoài
việc thi đấu thì đây cũng là những môn rất được người dân yêu thích bởi tính trí
tuệ, không tốn kém, người chơi có thể dùng môn này để giải trí và có thể chơi
bất cứ lúc nào. Chính vì vậy nhóm môn này thu hút rất nhiều người dân lao động
tập và chơi.
Thể thao điện tử (E-Sport):
Trò chơi thể thao điện tử là môn thể thao trí tuệ công nghệ cao, kết hợp sự
phát triển của công nghệ thông tin với thể dục thể thao trong xã hội hiện đại. Đó
là các trò chơi điện tử được thiết kế theo dạng thi đấu thể thao đối kháng, đảm
bảo tính văn hóa, giáo dục. Người chơi phải đảm bảo sự điều độ, tính vừa sức để



tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất, có lợi cho hoạt động sáng tạo của hệ
thần kinh. Tuy nhiên, môn thể thao phổ biến trên thế giới này vẫn còn quá mới
mẻ đối với người lao động Việt Nam.
Môn câu cá:
Ở châu Á, câu cá đã có lịch sử khá lâu đời, có rất nhiều điển tích đã ghi
chép lại chuyện câu cá của người xưa. Ngày nay, chất lượng cuộc sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện, thời gian dành cho nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí
cũng ngày một nhiều hơn. Câu cá là môn thể thao thân thể yên tĩnh, vận động trí
não, vận dụng cả về tâm hồn và thể xác, tức là vận động trong sự tĩnh lặng. Câu
cá đương nhiên là hoạt động thư thái, nhàn hạ tuy nhiên nếu không câu được cá
thì cũng sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Hoạt động câu cá trông có vẻ nhàn nhã
nhưng thực chất người câu phải có vận dụng rất nhiều kỹ năng, kỹ xảo thì mới
câu được cá. Và tất cả những điều này cần phải học và trải qua kinh nghiệm thực
tiễn dày dạn mới mong đạt hiệu quả. Hoạt động câu cá có lợi cho việc giải tỏa
stress, giải tỏa mệt nhọc do cuôc sống mang lại, có lợi cho sức khỏe. Chính vì
vậy, câu cá là môn ngày càng được nhiều người đón nhận, hưởng ứng và tham
gia.
1.3.4. Nhóm các môn thể thao giải trí mạo hiểm
Môn leo núi (vách núi nhân tạo):
Leo núi là môn thể thao mà con người sử dụng chính bản năng leo trèo từ
thời nguyên thủy của loài người, sử dụng các trang thiệt bị làm vật dụng bảo
đảm an toàn leo, trèo lên các vách núi, khe núi đá dựng đứng hoặc leo lên vách
núi nhân tạo.
Leo núi là một môn thể thao rèn luyện thân thể rất tốt, đặc điểm nổi bật
của nó là mang tính mạo hiểm rất cao, tính nghệ thuật, tính kích thích, tính cạnh
tranh và rất thú vị. Chính vì vậy dù là môn thể thao rất thu hút sự quan tâm
nhưng không có nhiều người tham gia tập luyện, chủ yếu người ta chỉ xem mà
thôi.

Trượt patanh trên ván:


Ở nước ta, trượt patanh được coi là một môn thể thao giải trí, nó đã xuất
hiện ở các thành phố ở phía Nam từ những năm 50, ở các thành phố phía Bắc
vào những năm 90. Patanh được rất nhiều thanh thiếu niên ưa chuộng bởi tính
tốc độ và mạo hiểm của trò chơi. Phong trào xây dựng sân trượt patanh rộ lên
một cách sâu rộng ở nước ta những năm 90 theo hình thức dịch vụ thu tiền. Và
sau đó do nhiều lý do nên môn patanh ít được duy trì và phát triển. Hiện nay,
phong trào này lại được phát triển ở một số thanh thiếu niên, trượt theo sở thích
mạo hiểm và chủ yếu chỉ con trai mới tập, tập ở những công viên, các nơi có
tượng đài, tức là chỗ tập rộng rãi. Ở nước ta hiện chưa có môn nhào lộn trượt
lòng chảo.
Đua ca nô, lướt ván trên nước:
Đua ca nô là một trong những môn thể thao trên mặt nước có tính mạo
hiểm, tính nghệ thuật cao và mang đậm kỹ thuật hiện đại. Các cuộc đua ca nô
đều rất kịch tính, đặc sắc và sức thu hút người xem rất lớn. Đây cũng là môn thể
thao giải trí mạo hiểm được nhiều người ưa thích bới nó giúp người tham gia có
cảm giác được trở về với thiên nhiên.
Lướt ván cũng được xếp vào nhóm môn thể thao giải trí mang tính mạo
hiểm cao. Vận động viên mượn lực kéo trên mặt nước, sử dụng nhiều yếu tố tâm
lý, kỹ năng và thể lực để điều khiển ván. Lướt ván có tiết tấu mạnh, các động tác
xoay nhảy , xoay tròn như đang đùa vui trên mặt nước, giống như diễn viên múa
balê.
Tóm lại, trên thế giới có rất nhiều các môn thể thao giải trí mạo hiểm,
phạm vi đề tài chỉ trình bày một số môn phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta các
môn thể thao giải trí mạo hiểm này không dành cho những người lao động mà
chỉ có thể dành cho những người ưa thích mạo hiểm, tập để trở thành vận động
viên, và số đó cũng rất ít.
1.3.5. Nhóm các môn thể thao giải trí mang tính dân tộc, thể dục dưỡng

sinh, gần với thiên nhiên


Các môn thể dục dưỡng sinh, thể thao giải trí mang tính dân tộc, gần với
thiên nhiên có sức thu hút đặc biệt đối với con người, được hàng chục triệu
người tham gia tập luyện. Đề tài chỉ trình bày một số môn tiêu biểu.
Môn đá cầu:
Đá cầu được hình thành và phát triển từ những trò chơi dân gian, dưới
nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mỗi địa phương, vùng miền mà mang
những hình thái và màu sắc đặc trưng riêng.
Trải qua nhiều thế kỷ, trò chơi đá cầu vẫn được tồn tại, duy trì và phát triển
rộng khắp trên cả nước, và mang đặc thù của từng giai đoạn lịch sử nhất định, cũng
như theo phong tục, truyền thống của từng địa phương.
Như vậy qua một quá trình tồn tại và phát triển, môn đá cầu đã khẳng
định vị trí của mình cũng như các môn thể thao khác trong xã hội. Trong những
năm gần đây, môn đá cầu đã trở thành một môn học trong chương trình nội khoá
và ngoại khoá không chỉ trong các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao, mà
còn trong các trường phổ thông toàn quốc ở nước ta. Đặc biệt phong trào đá cầu
còn trở nên phổ biến đối với những người lao động, họ có thể tập bất cứ lúc nào,
sáng, giữa giờ nghỉ giải lao hay tập vào buổi chiều sau giờ làm việc.
Môn nhảy dây:
Nhảy dây là một phương tiện rèn luyện thân thể đơn giản dễ thực hiện mà
lại đạt hiệu quả cao, là một trong những trò chơi dân gian được phổ biến khá
rộng rãi và có lịch sử ra đời từ hàng nghìn năm nay, được nhiều người yêu thích
và tập luyện ở các nước Châu Á. Nhảy dây được ví như một môn thể thao phổ
cập rộng rãi và thường xuyên tổ chức thành các cuộc thi đấu ở trong các nhà
máy, xí nghiệp, doanh trại bộ đội, trường học… Hình thức thi đấu chủ yếu là
nhảy tốc độ cá nhân, nhảy đông người dây dài và nhảy số lần.
Nhảy dây không bị hạn chế bởi số người tham gia, địa điểm vui chơi, thời
gian, thời tiết, giới tính, tuổi tác…. yêu cầu về thiết bị và dụng cụ phục vụ tập

luyện khá đơn giản. Đây là phương tiện luyện tập sức khoẻ thực dụng nhất, tiết
kiệm nhất và đạt hiệu quả không nhỏ, nhưng cho đến nay vẫn chưa trở thành
môn thể thao trong các cuộc thi đấu chính thức.


Môn kéo co:
Kéo co cũng được gọi là một môn thể thao, kéo co không đòi hỏi nhiều về
dụng cụ và sân bãi, và cũng ít tốn kém. Nó cũng được coi là môn thể thao dân
gian lâu đời, người ta thường tổ chức thi kéo co trong các lễ hội, các phong trào
thi đấu thể thao trong các cơ quan hành chính, các xí nghiệp...
Môn Yoga:
Ở nước ta trước đây khi nói đến Yoga người ta liên tưởng ngay đến những
người có khả năng kỳ lạ như chân không đi trên đám than đỏ hồng, mình trần
nằm trên mặt bàn đầy đinh nhọn, bị chôn sâu dưới đất kín trong nhiều ngày mà
vẫn sống, hoặc có khả năng điều khiển được rắn hổ mang bằng âm nhạc như các
Phakia ở ấn độ…. nếu chỉ hiểu Yoga như vậy thì có phần chưa đủ và sai lệch.
Yoga theo nguồn gốc chữ Phạn là kết hợp, kết hợp thể xác với tâm trí, kết
hợp con người với vũ trụ, kết hợp Bản ngã cá nhân, ý thức cá nhân với ý thức
Vũ trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, cái hữu hạn với cái vô hạn.
Nói cách khác, Yoga là một lối sống, một hệ thống rèn luyện thống nhất
cơ thể, tâm trí và tâm linh. Yoga là sự hợp nhất. Có thể nói vắn tắt Yoga là một
phương pháp rèn luyện qua đó con người có thể mạnh khoẻ cả thể xác và tâm
hồn, ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật, đồng thời qua đó có thể phát triển trí tuệ lên
cao không ngừng, đạt tới sự hiểu biết rất sâu - hiểu biết chính bản thân và con
người trở nên bình an, hạnh phúc…
Cuộc sống ngày nay đầy những căng thẳng. Mặc dù chúng ta đã đạt mức
độ cao về phát triển của cải vật chất, chúng ta đang phải đối mặt với nhịp sống
cuồng nhiệt, dẫn tới gia tăng những căng thẳng và mỏi mệt.
Cho dù đạt được thành quả tiên tiến nhiều người vẫn cảm thấy bất an và
không hạnh phúc vì cuộc sống không còn quân bình nữa. Cảm giác bất ổn với

môi trường xung quanh và thói xấu của cá nhân cũng làm tăng thêm trạng thái
căng thẳng này. Và hậu quả của chúng là những bệnh tật về thể chất, tinh thần và
tâm lý đa dạng như chán nản, trầm uất, quá khích, bệnh tim mạch và ngay cả
bệnh ung thư.


Yoga đưa ra một giải pháp thực tiễn và đơn giản cho những vấn đề này và
giúp tìm sự quân bình trong cuộc sống của mình. Nó giúp ta giải quyết có hiệu
quả nhiều thách thức cần phải đối mặt hàng ngày, đạt được sức mạnh, thành
công và hạnh phúc - điều mà tất cả chúng ta mong muốn.
Yoga tách ý thức ra khỏi những bề bộn của cuộc sống và giúp ta có thể
đương đầu với các tác động của stress trong sự thăng bằng và tự nhiên nhất. Tất
nhiên hiệu quả đối với việc trị liệu tinh thần không thể thấy ngay được vì Yoga
nhắm tới nguyên nhân chứ không phải là triệu chứng của stress. Do vậy, cần
thực hành thường xuyên và kiên trì các tư thế với luyện thở vì chúng sẽ đem lại
nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào và
xoa dịu sự căng thẳng của các cơ bắp và xoa dịu thần kinh.
Chính vì lợi ích của môn này mà ngày càng có nhiều người lao động bắt
đầu tìm đến Yoga để giảm căng thẳng, và coi đó là một môn thể thao hữu hiệu
để giải tỏa stress, lấy lại tinh thần sau những mệt mỏi của công việc và cuộc
sống. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ thời gian, lòng kiên trì để tập luyện
môn này.
Môn Thái cực trường sinh:
Thái cực trường sinh là bài tập do cụ Nguyễn Song Tùng (Hiệp hội câu
lạc bộ UNESCO Việt Nam) biên soạn, dựa theo lý thuyết dưỡng sinh phương
Đông. Lý thuyết dưỡng sinh phương đông rất phong phú đa dạng. Thái cực
trường sinh cố gắng vận dụng tối đa lý thuyết này để đem lại hiệu quả cao về
sức khoẻ tinh thần và thể chất cho người tập.
Hiện nay, Thái cực trường sinh đã được phổ biến ở 40 tỉnh thành ở nước
ta. Môn này rất tốt cho sức khỏe và chủ yếu những người già thường hay sử

dụng để duy trì và nâng cao sức khỏe.
Môn đi bộ:
Đi bộ là môn thể thao đơn giản và dễ tập nhất đối với mọi người. Nó
mang lại hiệu quả cao đối với sức khỏe con người. Đi bộ với tốc độ chậm, vừa
sức. Mỗi ngày có thể tập đi bộ dưỡng sinh từ 2 -7km tuỳ theo sức khoẻ. Thời


×