Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã
hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với
trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có
khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng
với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai
ngành giáo dục mầm non đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình
phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không
chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào
tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển
của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc
của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần.
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là
những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong
cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực
của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân,
cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.
1/22
1
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân
đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt
động một ngày của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động
thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao
chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát
triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về
đạo đức.
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học qua
chơi, chơi qua học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng
thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến
việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết
bị dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy
sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng
để giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng
được các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Cách sử
dụng thiết bị dụng cụ phụ thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo. Điều chủ yếu là
chúng phải đảm bảo thỏa mãn toàn bộ các yêu cầu đối với thiết bị dụng cụ.
Đối với trẻ mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng phải giáo dục
được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết
vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
Trên thực tế trường mầm non nơi tôi công tác là một trường nông thôn nằm trên
địa bàn huyện nghèo nên mọi điều kiện thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ còn
gặp nhiều khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, về nhận thức của một số phụ
huynh….Nếu trẻ không được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng, thể lực, về tâm lí sẵn
sàng đi học thì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất
lượng yếu kém của các cấp học sau
2/22
2
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng”
2. Mục đích nghiên cứu:
– Tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36
tháng,
– Hướng dẫn trẻ kỹ năng vận động thông qua phát triển thể chất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng” trong trường mầm non, năm học 2016 – 2017.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện đề tài ở lớp mẫu giáo 24 – 36 tháng tại trường mầm non nơi tôi
công tác.
3/22
3
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ Sở khoa học:
1. Cơ sở lý luận:
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây
dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường
phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để
mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống
tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong
suốt cuộc đời . Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thụng cho các cháu là một
việc làm vô cùng quan trọng nhằm giúp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Giáo dục phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan
trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển tri tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sống về đạo đức.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục
thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể
chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động
4/22
4
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp
những hình thức đú tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự
phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử
dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục. Từ đú sẽ giúp nâng
cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ đặc biệt là trẻ 24 – 36 tháng trong
trường mầm non.
Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các độ tuổi,
nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận
động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên
cần chỳ ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động
ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực
vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của minh.
Đặc biệt phát triển thể chất đóng vai trò rất cao, nó giúp cho trẻ luôn có một thể
lực tốt và cơ thể khỏe mạnh để tham gia vào tất cả các hoạt động của trẻ ở
trường mầm non. Nếu nh trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ
đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn
được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm
quen với môi trờng xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa
của trưòng tiểu học.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng là
rất cần thiết và liên tục đã chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhng
ở mỗi địa phơng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36
tháng có sự khác nhau. Việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24 –
36 tháng luôn được xác định và xúc tiến ngay từ đầu những năm học, nhng kết
quả vẫn cha được như kế hoạch đề ra. Vì vậy là một giáo viên phụ trách nhóm
24 – 36 tháng thì tôi cũng muốn sẽ tìm ra biệp pháp thích hợp để nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng và đạt hiệu quả và đây
cũng là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm
5/22
5
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên kết hợp với giáo viên trong tổ đang trực
tiếp chăm sóc nuôi dưõng và giáo dục trẻ.
Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới
chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm. Chính vì
vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trường mầm non.”
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay ngành học mầm non đang tiếp tục thực hiện việc tổ chức hình
thức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Nâng cao chất lượng giảng dạy theo
hướng tích cực .
Ngày từ khi bắt đầu năm học, Tôi được phân công phụ trách giảng dạy nhóm 24
– 36 tháng tuổi nói chung và bộ môn làm quen thể chất nói riêng của trẻ. Tôi đã
tìm hiểu thực trạng trẻ tiếp thu môn học này và thấy được thực trạng như sau:
- Trẻ không tập trung chú ý trong giờ học.
- Trẻ nhút nhát ít trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Trẻ không thực sự hứng thú trong giờ học.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng là:
- Chưa có đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn
- Giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành
kỹ năng.
- Giáo viên chưa có khả năng tích hợp nhiều môn học vào bài dạy.
- Trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học.
Với lý do và thực trạng nêu trên, Tôi đã tiến hành chọn lựa một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng.
6
6/22
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Chương 2. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến
Để hoàn thành tốt công việc của mình và đạt được thành quả trong công
việc tôi đã gặp nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thuận lợi, đó là
điều kiện để thúc đẩy công việc của tôi đạt hiệu quả tốt nhất.
1.Thuận lợi.
- Về phía nhà trường:
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường kịp thời và đúng lúc đã đầu tư
và ủng hộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lớp nên công việc của tôi cũng
gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhà trường rất quan tâm đến chất lượng giáo dục phát
triển thể chất. Và về cơ sở vật chất của nhà trường có:
+ Các phòng học thoáng mát, sân chơi rộng rãi, thuận tiện cho trẻ tham gia các
hoạt động vận động.
7/22
7
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
+ Các trang thết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho trẻ hoạt động.
- Về phía học sinh:
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, tích cực tham gia hoạt động mà cô giáo tổ chức.
- Về phía giáo viên:
Giáo viên trong lớp nhiệt tình, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Hoàn thành các công việc được giao.
2. Khó khăn.
Ngoài những thuận lợi trên, trong công việc tôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn cụ
thể như sau:
- Trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học.
- Trẻ nhút nhát ít trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Trẻ chưa thực sự hứng thú trong giờ học.
*Nguyên nhân dẫn đến thực trạng là:
- Chưa có đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho bộ môn
- Giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng cha thành
kỹ năng.
- Trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học.
Từ những lí do trên nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ 24 – 36 tháng đạt kết quả chưa cao.
8/22
8
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Chương 3. Những giải pháp mang tính khả thi.
Việc học tập nâng cao chuyên môn là việc làm cần thiết của hết mọi
người, do đú tôi luôn nghiên cứu tập san, sách báo, thông tin trên mạng để gợi ý
, tạo cơ hội cho giáo viên sưu tầm cập nhật, chọn lọc áp dung và thực tế cho
phong phú hấp dẫn giờ học hơn…
* Yêu cầu đối với giáo viên:
- Là giáo viên tôi luôn phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học, cũng như các hình
thức khác. Trước hết, tôi xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho
trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với mức độ chuẩn
bị thể lực của trẻ.
9/22
9
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Xác định thứ tự các bài tập đó lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp
hướng dẫn, hình thức tổ chức, dụng cụ, nhạc đệm…, chuẩn bị trước khi tập, an
toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập.
Biết chọn lọc nội dung lồng ghép, tích hợp phù hợp với từng đề tài
Ví dụ : Đề tài “ Bò trong đường hẹp …” tích hợp ATGT, bò đúng đường
của mình .....
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số giáo viên tập các động tác thể
dục chưa chuẩn cần rèn luyện thêm. Sau đó tôi tổ chức các buổi tập rèn luyện
các động tác chưa chuẩn cho giáo viên vào các buổi họp tổ khối…
* Đối với trẻ:
Trẻ hứng thú tham gia giờ học , thực hiện được các kỹ năng vận động
Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
Từ những yêu cầu đó tôi đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng qua nhiều hình thức cụ thể đó là:
1. Giải pháp thứ nhất: Thể dục sáng.
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn
giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của
các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết,
củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn
sáng. Thời gian tập khoảng 15 phỳt. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc
10/22
10
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
quần áo thích hợp để dễ vận động. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, quả
bóng, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. giáo viên
nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của
trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái,
không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đúng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm
các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động
tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khác, có khối lượng vận
động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân
thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy
định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có
tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, bò, tung, thúc đẩy sự hình thành tư thế
đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm
cơ…Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ
đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ
vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô
hấp, điều hàa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình
thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó
phụ thuộc vào sức tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có
động tác bướm bay, chim bay…
2. Giải pháp thứ 2: Thể dục giờ học.
a. Khởi động:
Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như :
trống, xắc xô,…Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh
âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học,
giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng
đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng
khẩu lệnh, mệnh lệnh.
Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
11/22
11
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong
vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi
thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót, đi thường, đi bằng mũi bàn chân,
đi như vậy khoảng 2-3 lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ:
chậm – nhanh - chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi
một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở
đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần
trọng động.
b. Trọng động:
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập
của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
* Thực hiện bài tập phát triển chung:
- Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mônh, những
động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ
bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập
phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập
động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ
bản là “bật nhảy tại chỗ”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo
viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều
hơn.
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, quả bóng, gậy thể dục,…
nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ.
Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo
12/22
12
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên
phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành
nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ
có cảm giác đúng về động tác khi tập không cú dụng cụ.
* Vận động cơ bản:
Để hình thành động tác và kĩ năng vận động cơ bản ở trẻ. giáo viên cần hướng
dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp
tập. giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc
vào bài tập và khả năng của trẻ.
Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ tung bóng bằng 2 tay” giáo viên có
thể gợi ý :
- Đố các con cô có quả gì đây ?
- Quả bóng dùng để làm gì?
- Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài tung bóng bằng 2 tay.
- Lớp đồng thanh .
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị đứng thẳng , tay cầm quả bóng
đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô thì các con hơi cúi người tay đưa đưa ra
phía trước và tung bóng lên cao. Khi nghe hiệu lệnh còi các cou chạy nhanh về
đích , chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
- Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )
- Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai )
* Trò chơi vận động:
13/22
13
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. giáo viên lựa chọn
những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Máy bay, chim bay…
Ví dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì tròũ chơi vận động là “Đi, chạy theo
tín hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Nộm quai dây”. Mục
đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.
Ví dụ 2 : Với đề tài : “ Bò trong đường hẹp” cô chọn trò chơi “ bọ dừa” việc
bò sẽ có tác dụng hỗ trợ cơ tay đối với kỹ năng bò của trẻ
c. Hồi tĩnh:
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. giáo viên
phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chốn học.
giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò
chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
Ví dụ : Cô cho trẻ đi vòng tròn dưới nền nhạc 1 – 2 phút, hít thở sâu .
* Nhận xét tiết học
giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học
khen và động viên trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là
chính.
3. Giải pháp thứ 3: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng
thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung
quanh chúng.
Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá
và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .
14/22
14
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu
khám phá của trẻ.
Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp cho trẻ được vận động thông qua các
trò chơi từ đú giúp trẻ phát triển thể chất đồng thời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và
thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc
sống.
- Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi có sẵn trong
trường
- Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài
trời: cầu trượt, các vận động bò, trừơn, trèo, tung ném, chuyền bắt, leo qua các
bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn
tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
- Tổ chức cho các con chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò
chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trời nắng trời mưa, máy bay,
đổi chỗ cho bạn… hoặc cũng có thể cho các con hát theo một số bài hát sinh
hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, ra đây xem…
- Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm súc và giáo dục trẻ, tôi
cũng đó linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu
hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
Vớ dụ: Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn…
- Trò chơi: “ Kéo co” có thể thay đổi tên là “ Kéo pháo”
- Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilon và nắp
nhựa, bóng vô làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so
sánh đoán với nhau lá gì…
- Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi bò chui qua lốp xe.
15/22
15
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
- Phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận
dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức rèn luyện kỹ năng vận
động cho trẻ.
4. Giải pháp thứ 4: Tổ chức phát triển thể chất cho trẻ theo hướng tích hợp.
* Phương pháp hướng dẫn trẻ tập luyện.
- Cô là người hướng dẫn và tập cùng trẻ. Cô vừa hướng dẫn trẻ tập vừa
động viên khuyến khích trẻ thực hiện nhất là với những trẻ nhỏ khi thực hiện bài
tập thụ động, cô vừa tập vừa cho trẻ vừa nói chuyện âu yếm với trẻ, không yêu
cầu trẻ phải làm đúng kĩ thuật động tác, không phân tích kỹ phân đoạn động tác,
chỉ động viên trẻ cố gắng thực hiện đúng vận động.
* Hình thức tổ chức tập luyện.
Đối với trẻ 24 – 36 tháng: Các hoạt động phát triển thể chất được thực hiện
qua hoạt động thể dục sáng, hoạt động có chủ đích, và trò chơi vận động ở mọi
lúc mọi nơi.
- Tổ chức theo địa điểm: thực hiện ở trong lớp, ngoài sân.
- Tổ chức theo đối tượng: thực hiện với từng cá nhân trẻ hoặc từng nhóm nhỏ 2
– 3 trẻ hay cũng có thể với nhóm có đông trẻ hơn.
Chương 4. Kiểm chứng các giải pháp đó được triển khai của SKKN.
1. Kết quả trên trẻ:
- Đầu năm học khảo sát trên trẻ của lớp tôi với tổng số trẻ là 25 cháu thì kết quả
thu được là 19/25 = 76% trẻ chưa có các kỹ năng vận động, trẻ còn lúng túng
khi thực hiện vận động, còn 6/25 = 24% trẻ bước đầu biết thực hiện vận động
dưới sự hướng dẫn của cụ.
16/22
16
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
- Nhưng đến cuối năm khảo sát học sinh của lớp tôi thì kết quả đó được nâng lên
rõ rệt cụ thể là: Tổng số học sinh cuối năm là 28 cháu thì có 26/28 = 92% trẻ có
kỹ năng và thực hiện tốt các vận động trong các hoạt động chỉ còn lại 2/28 = 8%
là thực hiện vẫn chưa thành thạo các vận động là do các cháu mới vào và còn
non tháng so với các bạn trong lớp. Các cháu có thể lực tốt hơn ít ốm hơn so với
đầu năm và rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ
nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận
thức trên trẻ đạt chất lượng hơn, trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở
từng lứa tuổi. Đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như Bò trong
đường hẹp - chui qua cổng trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng.
2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối
với trẻ.
3. Về phía giáo viên và nhà trờng:
100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy thể dục. Tập
chính xác các động tác, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng, biết chọn lựa cơ bản
chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động , đặc biệt là biết khéo léo trong việc
chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo
cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với
môn học này. . .
4. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện đề tài đẫ giúp cho việc dạy và học của tôi có hiệu quả
hơn. Bản thân tôi thấy để làm tốt được công tác nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho tre mẫu giáo nói chung và trẻ 24 – 36 tháng nói riêng giáo viên cần:
– Giáo viên cần nắm vững khái niệm, mục đích, nội dung và phương pháp phát
triển thể chất cho trẻ, tự học và biết xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch để
17/22
17
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
phát triển thể chất cho trẻ. Luôn tự giác trong công việc, tâm huyết với việc phát
triển thể chất cho trẻ.
– Cần phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý, năng lực và khả năng phát triển của
nhóm trẻ mình phụ trách để tìm ra biện pháp phát triển thể chất phù hợp nhất.
– Khi tổ chức các hoạt động, cô giáo cần tôn trọng nhu cầu, sở thích, hứng thú
của trẻ. Tuyệt đối không được áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình với trẻ trong
quá trình phát triển thể chất cho trẻ.
– Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động, phát hiện tốt, nhanh
các tình huống và biết cách xử lý linh hoạt để phát triển thể chất cho trẻ.
– Tuyệt đối không được thẳng thắn phê bình khi trẻ chưa làm được điều mong
muốn mà phải nhắc nhở, dạy bảo nhẹ nhàng, phải luôn động viên, khuyến khích,
khen ngợi trẻ.
– Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nắm chắc điều kiện của
nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân phát triển thể lực cho trẻ; biết phối
kết hợp với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ, kiên trì phát huy mặt tốt,
khắc phục tồn tại. Mỗi giáo viên, người làm công tác giáo dục, ai cũng mong
muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy
ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội
chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp
phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển giáo dục thể chất
cũng như các mục tiêu khác của giáo dục trẻ.
18/22
18
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, sẽ
giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình
thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho
trẻ phát triền một cách toàn diện .
Những phương pháp và biện pháp, hình thức mà tôi thực hiện trên đây chắc
chắn sẽ có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý của mọi người để tôi hoàn
thành tốt công việc đang thực hiện. Có như vậy thì việc “ Nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng.’’mới đạt được kết quả cao.
2. Khuyến nghị - đề xuất:
Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 24 – 36 tháng tuổi nói riêng
có được những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa
trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường, các cấp, các
ban ngành như sau:
Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng
phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức
chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp
hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn.
Nhà trường kết hợp với Ban phụ huynh đầu tư trang phục: quần áo, giầy phục vụ
cho môn học để trẻ dễ dàng thuận tiện khi tập luyện.
19
19/22
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về thiên
nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích.
Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội.
Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển
thể chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này.
Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng
khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý
tiêu cực.
Những người lớn xung quanh nhất là các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia
đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng
đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ.
Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ 24 -36 tháng”. .
Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo, các chị em
đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20/22
20
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên CBQL và giáo viên mầm non
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ( 3 –
36 tháng)
- Tư liệu, tranh, ảnh minh họa….
+ Internet, sách báo, chuyên san
21/22
21
Một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trong trường mầm non.
22/22
22