Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

SKKN tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần VHDG cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƢỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

--------------

“TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
CHO HỌC SINH LỚP 10”

Họ và tên tác giả: Lã Hồng Minh
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Văn – GDCD
Đơn vị công tác:Trƣờng THPT số 2 Bảo Thắng

Năm học 2013 – 2014
1


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Trong các môn KH – XH được giảng dạy ở nhà trường, môn Ngữ Văn có
vai trò rất quan trọng. Không chỉ dạy chữ, văn chương còn dạy đạo làm người.
Thông qua hệ thống ngôn từ đã được chọn lọc kết tinh, thầy (cô) đưa các em vào
thế giới của văn chương, để các em cảm thấy rung động trước vẻ đẹp muôn màu
của ngôn ngữ, để các em thêm yêu mến và tự hào hơn về Tiếng Việt. Khi đọc hiểu
các tác phẩm văn học, các em biết buồn vui, biết cảm thông, đau xót, căm thù… để
từ đó nhen nhóm lên tình yêu thương đối với cuộc sống, với con người. Khi học
tiếng Việt các em biết sử dụng từ ngữ tiếng Việt có văn hóa, phù hợp ngữ cảnh và
thêm tự hào về sự giàu đẹp của tiếng nói quê hương. Có thể nói, ít có bộ môn khoa
học nào lại có thể len lỏi vào tận ngóc nghách tâm hồn học sinh để làm bừng dậy
một sức sống mới như bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường.


Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại trong gần một thập niên trở lại đây là:
môn Ngữ Văn đang dần mất dần ưu thế trong nhà trường. Việc học văn của học
sinh chịu tác động không nhỏ của xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Các môn khoa học tự nhiên và tin học, ngoại ngữ đang được coi trọng. Các trường
Ngoại ngữ - Tin học được mở rộng ở khắp nơi. Ngay cả trong trường THCS,
những môn học này cũng chiếm ưu thế hơn khi các lớp học ngoài giờ đa số là Toán
– Lý – Hóa – Tin – Ngoại ngữ. Các em có phần thờ ơ đối với môn Ngữ Văn khi
nhận thấy hiệu quả thiết thực trước mắt của môn học này không bằng những môn
khác. Đáng nói thêm: những Giáo viên văn được nhà trường phân công dạy những
lớp chọn Toán thật sự đó là điều “ trăn trở ”.
Do đó một yêu cầu lớn đặt ra đối với nhà trường, tổ chuyên môn nói chung
và đối với các nhân giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng đó là : phải nuôi
dưỡng và tạo được hứng thú của học sinh đối với môn học. Qua thực tiễn giảng
dạy, tôi thực sự tâm đắc với hoạt động ngoại khóa văn học, đây là một trong những
biện pháp hữu hiệu góp phần không nhỏ trong việc khơi gợi sự hứng thú óc tư duy,
tình cảm trong sáng của các em đối với bộ môn văn (đặc biệt là phần văn học dân
2


gian).
Vậy tôi xin được chia sẻ, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phần nào những
kinh nghiệm về hoạt động ngoại khóa văn học đã tích lũy được.
II.Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong
việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống, con người
và quê hương đất nước.
Tăng cường hứng thú, khơi gợi tư duy, sáng tạo, tình cảm trong sáng của
học sinh đối với bộ môn Văn.
Giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu ( tiếp cận, cảm nhận ) những tác phẩm

VHDG theo đúng đặc trưng thể loại.
III.Đối tƣợng nghiên cứu: Các hình thức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian.
IV. Đối tƣợng khảo sát, thực nghiệm: học sinh lớp 10 Trường THPT số 2 Bảo
Thắng.
V Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Phân tích thực tế (thông qua tiết dạy học chính khóa; qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp )
2. Khảo sát bài viết của học sinh.
3. Kết quả rèn luyện.
4.Thực nghiệm
5. Tổng kết.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian: Từ đầu năm học (Tháng 8/2013 – tháng 4/ 2014).
- Phạm vi: Học sinh lớp 10 Trường THPT số 2 Bảo Thắng.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Phƣơng pháp dạy học “ tích hợp” và hoạt động ngoại khóa.
Dạy học theo hướng “tích hợp kiến thức” là một xu thế tất yếu của việc
giảng dạy học sinh trong thời đại kĩ thuật số mà nhiều nước trên thế giới đã tiến
hành và thử nghiệm có hiệu quả. Bộ Giáo Dục & Đào tạo cũng đã lấy quan điểm
này làm nguyên tắc chỉ đạo trong việc xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn
các phương pháp dạy học.
Trong giáo dục hiện đại “ tích hợp” được hiểu là phương pháp tích lũy (kiến
thức), phối hợp với các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực
tiễn để hỗ trợ và tác động vào nhau, tạo nên hiệu quả tổng hợp – nhanh chóng vững chắc, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Trong nhiều
hướng tích hợp thì tích hợp giữa chương trình chính khóa và chương trình ngoại

khóa qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được xem là rất quan trọng vì nó đã
chú ý đến việc rèn luyện học sinh ở nhiều mặt: Tư duy – thực hành - vận dụng.
Còn: Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt
động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy,
học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem
như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của môn này
nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng,
nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt
động thực tiễn… Như thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên sẽ có phần
gắn bó hoạt động ngoài giờ lên lớp của hệ THPT. Ngoài ra, ta còn phải xét đến
phân môn Ngữ văn. Chương trình Ngữ văn hiện nay được xây dựng theo tinh thần
tích hợp, gắn bó chặt chẽ giữa phân môn Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn.
Mục đích của môn Ngữ văn là rèn luyện năng lực cảm thụ cái đẹp trong văn học
nghệ thuật, biết sử dụng tiếng Việt để giao tiếp có hiệu quả, biết yêu nước, yêu xã
hội chủ nghĩa. Ngoài ra, hoạt động ngạoi khoá Ngữ văn không thể tách rời khỏi
hoạt động ngoại khoá của các môn học khác. Với mục tiêu đào tạo con người toàn
4


diện (có các kỹ năng thích ứng với yêu cầu đổi mới) thì việc dạy tích hợp môn Văn
– Tiếng Việt với các môn Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, Lịch sử… là hướng phát triển tất yếu của ngành giáo dục.
Cho nên, với hơn 10 bộ môn và các hoạt động phong trào đều đặn hàng
tháng ở trường THPT, nếu không dạy ngoại khoá theo hướng thích hợp thì không
thể nào giáo viên chuyển tải hết nội dung chương trình chính khoá được. Và xét
một cách hoàn chỉnh thì nội dung bài học của các môn thuộc xã hội nhân văn có sự
tương ứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ như: Văn – Tiếng Việt ;
Văn – Sử; Văn và hoạt động giáo dục ngoài giờ; Văn và hoạt động Đoàn – Đội.
Nói cách khác: theo quan điểm dạy học mới thì hoạt động ngoại khóa là một

hình thức dạy học có tác dụng bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng của
một môn học nào đấy được học ở chương trình chính khóa. Nó đáp ứng yêu cầu đa
dạng hóa hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy
sáng tạo, phát triển kiến thức và giáo dục học sinh một cách toàn diện. Cũng có thể
coi hoạt động ngoại khóa là hình thức hoạt động có tính chất tích hợp cao hơn
những dạng tích hợp khác, vì nó “ tổng hợp” được nhiều mặt, tích hợp được nhiều
kĩ năng trong một giờ dạy: Tích hợp giữa kiến thức (lí thuyết) trong nhà trường với
kiến thức (thực hành vận dụng) trong thực tiễn cuộc sống; Tích hợp giữa kiến thức
về ngữ liệu với kiến thức về phương pháp giữa kiến thức về ngôn ngữ với kiến
thức về văn học, văn hóa, lịch sử, dịa lí, mỹ thuật…. Hoạt động ngoại khóa cũng
tạo cơ sở để giảm bớt lối thuyết trình dài dòng, cho giáo viên có cơ hội chủ động
về cách dạy, tạo nên những bài giảng mang phong cách dấu ấn riêng.
2. Tầm quan trọng của việc tích hợp hoạt động ngoại khóa đối với việc
dạy học phần văn học dân gian trong nhà trƣờng.
Trước hết cần xuất phát từ đặc trưng của bộ phận văn học này: Văn học dân
gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng; quá trình truyền miệng
được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học
dân gian). Đặc trưng thứ 2: Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể. Đặc trưng thứ 3: Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các
sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
5


Như vậy, tự bản thân những đặc trưng cơ bản trên: tính truyền miệng, tính
tập thể, tính biểu diễn, tính dị bản, tính địa phương đã cho ta thấy: Văn học dân
gian thực sự thích hợp với việc tích hợp hoạt động ngoại khóa trong quá trình dạy
và học.
Cụ thể hơn ở một số thể loại văn học dân gian, học sinh không chỉ dừng lại ở
việc phân loại và nhận diện tác phẩm, ghi nhớ tác phẩm một cách máy móc mà học
sinh cần phải cảm nhận tác phẩm trong môi trường diễn xướng của nó. Có như vậy

các em mới ghi nhớ sâu sắc, thấy hết được giá trị cộng đồng, thấy được sự khác
biệt giữa văn học dân gian và văn học viết.
Như khi dạy phần Sử thi với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. trích sử
thi Đam Săn – sử thi Tây Nguyên: Người dạy cần lưu ý, Sử thi anh hùng Tây
Nguyên được trình diễn chỉ bởi một nghệ nhân hát – kể. Giọng của nghệ nhân luôn
biến hóa qua từng vai kể. Khi thì là lời của nhân vật này, nhân vật kia trong tác
phẩm, khi thì là lời của người kể chuyện (phần in chữ nhỏ trong văn bản đoạn
trích). Điều này giúp tăng cường tính kịch, tính sân khấu của lối trình diễn sử thi.
Đây là cơ sở để chúng ta có thể phân vai cho học sinh đọc lời của các nhân vật, đặc
biệt là đọc lời người kể chuyện ( một phương tiện nghệ thuật để thể hiện thái độ,
tình cảm của cộng đồng người Ê- đê đối với nhân vật anh hùng sử thi). Tuy nhiên
đoạn trích khá dài. khung thời gian trong tiết dạy chính khóa không đủ để các em
nhập vai và cảm nhận được không khí sử thi . Vì vậy rất cần hoạt động ngoại khóa
( rất cần thực hành).
Hoặc khi học phần truyền thuyết, giáo viên cần lưu ý học sinh về môi trường
sinh thái, biến đổi, diễn xướng của truền thuyết, các sinh hoạt văn hóa tih thần của
dân gian như lễ hội, các di tích lịch sử – văn hóa có liên quan đến sự kiện lịch sử
và nhân vật lịch sử được truyền thuyết nhắc đến. Ý này trước đây ít được lưu ý
trong nhà trường, nhưng chính nó lại giúp cho tác phẩm văn học gắn bó hơn với
thực tiễn cuộc sống. Đây cũng là một biểu hiện cụ thể của sự đổi mới cách dạy và
học tác phẩm văn học dân gian “ đặt tác phẩm vào tổng thể sinh hoạt văn hóa dân
gian”.
Tương tự khi dạy truyện cười, người dạy cần chú ý đến “ tính kịch” của thể
6


loại tự sự dân gian này. Những tình huống gây cười đầy ý nghĩa trong truyện có thể
dễ dàng chuyển thể thành kịch bản tiểu phẩm có tính chất giáo dục, để học sinh
nhập vai, từ đó cảm nhận tác phẩm sâu sắc, sinh động hơn.
Đặc biệt đối với tác phẩm thơ trữ tình dân gian - ca dao, môi trường diễn

xướng cũng là một trong những hình thức tiếp cận hấp dẫn đối với học sinh.
Như vậy việc áp dụng hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh tiếp cận với
những tác phẩm văn học dân gian một cách khoa học hơn. Thông qua thực hành
(diễn xướng) các em biết phân tích – phán đoán, có khả năng rút ra kết luận và suy
luận một cách khoa học, biết cách giải quyết có hiệu quả những tình huống vấn đề
trong học tập và cuộc sống. Học sinh được rèn kĩ năng sống cơ bản, năng lực hành
động, năng lực thích ứng – năng lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định. (Và quan
trọng hơn cả, hoạt động ngoại khóa là con đường hoàn thiện nhân cách).
II.THỰC TRẠNG
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn đều nhận thấy một thực tế là:
- Phần lớn học sinh không có hứng thú đối với bộ môn Ngữ Văn nói chung
và với phần văn học dân gian nói riêng.
- Phần lớn các giờ dạy văn học dân gian: giáo viên chủ yếu truyền tải kiến
thức lí thuyết. Học sinh chưa được tiếp cận tác phẩm dân gian theo đúng phương
thức: đặt tác phẩm trong bối cảnh phát sinh, trong môi trường diễn xướng để làm
rõ đặc trưng thể loại. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học chay, học vẹt. HS
nắm bắt nội dung và giá trị tác phẩm một cách mơ hồ, hời hợt.
- Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ thiết thực cho giáo viên Ngữ Văn: phải
khiến cho học sinh say mê bộ môn và học văn một cách tự giác, tích cực, sáng tạo.
Người thầy phải thấy: tích hợp HĐNK trong dạy học Văn nói chung và văn
học dân gian nói riêng nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh là một biện pháp
hữu hiệu hiện nay.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VĂN HỌC DÂN GIAN.
1. Những yêu cầu về mặt kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động ngoại
7


khóa đối với phần văn học dân gian trong nhà trƣờng.

1.1. Về nguyên tắc thực hiện.
Phải xác định vị trí của vấn đề của vấn đề ngoại khóa trong chương trình
chung của môn học. Hoạt động ngoại khóa thường tiến hành sau những bài học (lí
thuyết) ở tiết học chính khóa. Giáo viên cần bao quát phạm vi kiến thức – kĩ năng
để đề ra yêu cầu hoạt động ngoại khóa với thời lượng hích hợp, tránh làm xáo trộn
chương trình.
Phải xác định rõ mục đich cần đạt được (về các mặt kiến thức, kĩ năng,
phương pháp) của buổi ngoại khóa.
Phải lựa chọn hình thức ngoại khóa phù hợp với nội dung bài học, gây hứng
thú, tránh sự đơn điệu, gò bó, căng thẳng.
Phải lựa chọn nội dung ngoại khóa đảm bảo tính thiết thực và có tính giáo
dục cao.
1.2. Về cách tổ chức – hướng dẫn hoạt động ngoại khóa phần văn học
dân gian.
Thể loại văn học dân gian đa dạng – phong phú – hấp dẫn đồng nghĩa với
việc sẽ có rất nhiều hình thức ngoại khóa sinh động. Nhưng dù tiến hành dưới hình
thức nào thì hoạt động ngoại khóa cũng phải tuân theo các bước sau:
a. Chuẩn bị:
* Giáo viên bộ môn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ (cho phần kiến thức vừa giảng
dạy).
- Phổ biến trong tổ chuyên môn, góp ý hoàn chỉnh kế hoạch, phân công cụ
thể.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Ban giám
hiệu, Tổ chủ nhiệm đặc biệt là Đoàn thanh niên để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
* Học sinh:
- Sưu tầm, tập hợp tư liệu, ngữ liệu
- Lựa chọn, sắp xếp, xử lí tư liệu (có thể nhờ sự hỗ trợ của thầy cô giáo đặc
biệt là phần chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản tiểu phẩm).
8



- Lên kế hoạch theo tổ, nhóm trong lớp phân công cụ thể, tiến hành tập
luyện.
b. Tổ chức:
* Hình thức tổ chức (chủ yếu, phổ biến, hiệu quả): Tổ chức thi giữa các tổ,
nhóm giữa các lớp, các khối (đặc biệt khối 10) theo nội dung tham gia trong kế
hoạch của nhà trường.
- Cách tiến hành:
+ Vòng 1: Sơ khảo – Tổ , nhóm, lớp (Giáo viên bộ môn Văn chấm điểm trực
tiếp).
+ Vòng 2: Cấp trường. (Ban giám hiệu nhà trường).
+ Giáo viên, Ban giám hiệu chấm điểm và chọn ra học sinh xuất sắc nhất,
nhóm hoạt động hiệu qủa nhất dự hội thi cấp trường.
+ Những các nhân, tập thể đoạt giải sẽ được trao giải thưởng, cộng điểm thi
đua cho lớp và biểu diễn lại trước toàn trường trong tiết sinh hoạt ngoại khóa đầu
tuần (giờ chào cờ) hoặc đêm hội diễn văn nghệ của nhà trường.
Ví dụ về một bản kế hoạch ngoại khóa VHDG:
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG
TỔ: NGỮ VĂN - GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bảo Thắng, ngày 03/10/ 2013
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC DÂN GIAN
HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2013 – 2014
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2013-2014.
Căn cứ vào yêu cầu, thực tiễn giảng dạy của bộ môn và khả năng của
các giáo viên trong tổ Ngữ văn, Trƣờng THPT số2 BảoThắng xây dựng kế

hoạch hoạt động ngoại khoá VHDG năm học 2013-2014 nhƣ sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
1/ Tổ chức buổi ngoại khóa nhằm thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học
2013 - 2014 và những năm học tiếp theo, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cấp, các
ngành đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
9


2/ Qua buổi ngoại khóa giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn đặc trƣng và
vẻ đẹp của văn học một thứ tài sản vô giá của dân tộc, của nhân loại, tạo ra
một sân chơi bổ ích giáo dục nhân cách và để tạo hứng thú học tập cho học sinh
đối với bộ môn Ngữ Văn, đặc biệt là phần VHDG.
3/ Hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp thêm tinh thần tự hào dân tộc và
tình yêu mến con ngƣời Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
4/ Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện ra những tài năng văn hoá, văn
nghệ trong học sinh để bổ sung thêm lực lƣợng cho nhà trƣờng, đồng thời tăng
cƣờng sự phối hợp giữa tổ Ngữ văn với các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể
khác trong nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện, hiệu quả
thiết thực.
II. THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thành phần mời dự buổi ngoại khóa:
Toàn thể hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng.
2. Đối tƣợng tham gia:
- HS khối 10: tập luyện và diễn.
- Toàn thể học sinh trƣờng THPT số 2 Bảo Thắng.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHÂN CÔNG
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
III.1.Nội dung: Các lớp dựng tiết mục theo những gợi ý sau:
1.Dựng hoạt cảnh từ các truyện dân gian thuộc nhiều thể loại nhƣ cổ tích,
truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn, truyện cƣời… ví dụ nhƣ Sơn Tinh-Thủy

Tinh, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế, Thầy Bói xem voi, …
2.Dựng hoạt cảnh diễn xƣớng dân gian theo các hình thức nhƣ chèo, tuồng,
diễn ngâm,… ví dụ: hoạt cảnh Nghêu sò ốc hến,….
3.Sƣu tầm và giới thiệu ca dao ba miền.
4.Hát các làn điệu dân ca: hát ví dặm, quan họ, hát giao duyên, hát đối
đáp…
5.Câu đố dân gian và diễn đố
6.Kể chuyện tiếu lâm
10


7. Múa dân gian
III.2.Hình thức tổ chức:
Mỗi lớp tham gia 2 tiết mục theo các gợi ý của phần nội dung ở trên.
Buổi ngoại khoá sẽ đƣợc tổ chức theo hình thức sân khấu hoá, chuyển thể từ
các văn bản VHDG thành các hình thức nghệ thuật khác nhau trình diễn trên
sân khấu dựa theo các thể loại, đƣợc thể hiện bởi tài năng của giáo viên và
học sinh.
III.3. Thời gian tổ chức:
- Tiết 1, 2 Thứ hai ngày 28 Tháng 10 năm 2013.
- Duyệt chƣơng trình từ 14h00 ngày 26/10/2013.
III.4. Địa điểm tổ chức:
Tại sân khấu ngoài trời trƣờng THPT số 2 Bảo Thắng.
IV.5. Phân công tổ chức thực hiện
5.1 Về phía nhà trƣờng:
Ban giám hiệu chỉ đạo tổ Ngữ Văn xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để
hoạt độngchƣơng trình. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên trong
tổ Văn lựa chọn học sinh, tập luyện và tổ chức chƣơng trình có sự kiểm tra,
giám sát. Cụ thể nhƣ sau:
+ Ban chỉ đạo: Ban giám hiệu; Ban chuyên môn.

+ Lên kế hoạch, xây dựng kịch bản: Đ/c Lã Hồng Minh.
+ Dẫn chƣơng trình: Đ/c Trần Thị Minh Hậu + Đ/c Nguyễn Mạnh Hà
+ Duyệt chƣơng trình: Tổ Văn
+ Cơ sở vật chất:
./ In phun chữ, phông bạt: Thầy Dũng
./ Chuẩn bị loa đài, âm thanh: Thầy Nguyên
./ Mua phần thƣởng học sinh: cô Hạnh, cô Ngọc.
./ Trao qùa cho khán giả: Cô Phƣơng Lan và một học sinh 10A1.
./ Chỉ đạo học sinh chuẩn bị các tiết mục ngoại khóa: Tổ Văn
+ Tổ thông tin, tuyên truyền của nhà trƣờng tuyên truyền rộng rãi trong
học sinh: trên trang web, bảng tin…
11


+ Bộ phận tài vụ: chuẩn bị kinh phí để tổ chức chƣơng trình ngoại khóa.
4.2. Về phía học sinh: Học sinh các lớp:10A1,10A2, 10A3…10A5, 10A6 tập
luyện các tiết mục theo kịch bản của buổi ngoại khóa.
IV. CHƢƠNG TRÌNH BUỔI NGOẠI KHÓA.
1. Phát biểu khai mạc.
2. Biểu diễn các tiết mục buổi ngoại khóa:
3. Bế mạc chƣơng trình.
V. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Kinh phí trích từ nguồn chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng và các loại quỹ
khác.
Trên đây là kế hoạch ngoại khoá VHDG, học kì I, năm học 2013-2014 của
trƣờng THPT số 2 Bảo Thắng. BGH yêu cầu các tập thể, cá nhân đƣợc phân
công nhiệm vụ chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công buổi ngoại khóa.
Hiệu trƣởng
……….
1.3. Kết luận:

Hình thức hoạt động ngoại khóa dành cho phần văn học dân gian khá phong
phú, sinh động. Nhưng trong phạm vị hạn hẹp của một “ sáng kiến kinh nghiệm”
cá nhân người viết chỉ có thể trình bày một số kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa
theo hình thức : “ Tổ chức các cuộc thi ngoại khóa văn học dân gian”
2.Một số kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi ngoại khóa văn học dân gian”
2.1.Thi đọc diễn cảm, kể truyện – hát dân ca theo sách giáo khoa.
Đây là loại hình ngoại khóa văn học khá phổ biến và dễ thể hiện. Mục đích
của hoạt động này nhằm phát huy khả năng nói chuyện trước đám đông rèn luyện
được kĩ năng nói lưu loát, giúp học sinh tự tin hơn khi trình bày một vấn đề nào đó
trước tập thể. Trong cuộc thi kể chuyện – hát dân ca, học sinh còn được giáo dục
tình yêu niềm tự hào đối với quê hương đất nước qua những câu chuyện kể, những
làn điệu dân ca truyền thống. Quan trọng hơn các em hứng thú với bộ môn .
Cụ thể khi đọc ca dao:
Ví dụ chùm ca dao than thân: Các em phải đọc đúng nhịp ngắt, đúng giọng
12


điệu xót xa, ngậm ngùi, đầy thương cảm, nhấn mạnh cụm từ “ thân em”
“ Thân em/ như/ tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ/ biết vào tay ai”
Ví dụ chùm ca dao hài hước: Đọc với nhịp nhanh hơn, giọng điệu hài hước,
pha chút châm biếm, chế giễu, mỉa mai.
Hay khi thi đọc, kể truyện (tác phẩm tự sự) dân gian quan trọng nhất là các
em phải cảm nhận và đọc đúng từng loại ngôn ngữ trong truyện: ngôn ngữ người
kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật (đối thoại, độc thoại); giọng đọc phù hợp với từng
chi tiết, sự việc, với những sắc thái tâm trạng của nhân vật….Lưu ý kèm theo cả
nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Khi thi hát dân ca: Với sự hỗ trợ của giáo viên, nhạc công và các nghệ nhân,
các em có thể hát nhiều làn điệu dân ca khác nhau: hát chèo, xoan, ghẹo, quan họ,
đối đáp giao duyên, hò và cả lời ru. Hát có thể kèm theo cả diễn xuất.Ví dụ: “ Hoa

thơm bướm lượn; Lí kéo chài, Trèo lên quán dốc …”
2.2. Thi đóng kịch.
Đây cũng là một trong những loại hình ngoại khóa hấp dẫn học sinh. Loại
hình này đặt ra yêu cầu cao hơn không chỉ đối với từng cá nhân học sinh mà cả tập
thể diễn kịch. Các em phải chuẩn bị chu đáo, nhất là về kịch bản và diễn xuất.
Những tác phẩm VHDG dễ xây dựng kịch bản như: Phù Đổng Thiên
Vương, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích trái dưa hấu, Con Rồng Cháu Tiên, Tấm
Cám, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.
a.Các bước tiến hành:
- Chọn tác phẩm văn học dân gian (chủ yếu là truyện cổ tích và truyện cười).
- Chọn nội dung (đặc biệt là những tình huống có vấn đề ).
- Chuyển thể thành kịch bản – lưu ý nhan đề cho vở kịch.
- Tập diễn xuất, chuẩn bị phục trang…
- Biểu diễn.
b.Ví dụ: Sơ lƣợc kịch bản Tấm Cám.
*Các vai và thành phần diễn viên:
1. Tấm:………..
13


2. Cám:…………..
3. Hoàng tử:……….
4. Dì ghẻ:…………
5. Bụt:………
6. Bà lão:………..
7. Cá bống:………..
8. Chim vàng anh:………….
9. Quân hầu:……….
10.Thôn nữ- Quàn chúng:………..
* Các cảnh của vở kịch:

Cảnh 1: Tấm, Cám bắt tép ngoài đồng
Tấm
Cám
Dì ghẻ
Cảnh 2: Tấm về nhà thả bống vào giếng
Tấm
Cám
Dì ghẻ
Cảnh 3: Hai mẹ con Cám phát hiện bống dưới giếng
Tấm
Cám
Dì ghẻ
Cá bống
Cảnh 4: Hai mẹ con làm thịt bống
Cám
Dì ghẻ
Cá bống
Cảnh 5: Tấm chăn trâu về
Tấm
Bụt
14


Chim vàng anh
Cảnh 6: Chuẩn bị lễ hội
Cám
Dì ghẻ
Tấm
Bụt
Quân hầu

Quần chúng – Thôn nữ
Chim vàng anh
Cảnh 7: Lễ hội
Hoàng tử
Tấm
Cám
Dì ghẻ
Bụt
Quân hầu
Quần chúng – Thôn nữ
Cảnh 8: Trong thâm cung
Chim vàng anh
Cám
Dì ghẻ
Hoàng tử
Cảnh 9: Tấm sum họp với Hoàng Tử
Bà lão
Hoàng tử
Quân Hầu
Tấm. ……
HS cũng dễ dàng chuyển thể và diễn xuất tác phẩm truyện cười: Tam đại
con gà; Nhƣng nó phải bằng hai mày; Thầy bói xem voi…
*Lưu ý: Học sinh có thể và nên sáng tạo, bổ sung vào đoạn trích kịch phần
15


liên hệ thực tiễn có tính giáo dục cho thế hệ trẻ hiện nay.
2.3. Thi đố vui văn học
Thi đố vui văn học cũng là một hình thức ngoại khoá khá lí thú, thu hút học
sinh. Các em sẽ phát huy được sự sáng tạo, óc hài hước, dí dỏm, trí thông minh và

sự nhanh nhẹn của mình.Có thể có các loại hình thi như sau:
*Giải Ô chữ Văn học
* Đoán tên tác phẩm, chi tiết, sự kiện tiêu biểu trong tác phẩm qua tranh vẽ
hoặc hành động.
* Đoán – đọc ca dao, tục ngữ qua tranh vẽ.
*Giải câu đố
*Thi đọc ca dao, tục ngữ, câu đố theo chủ đề: quê hương, gia đình ,tình yêu
đôi lứa, tình cảm vợ chồng, thân phận người phụ nữ…( Có thể chia đội, thi đọc
nhanh, nhiều, chất lượng…). Đây là cách thi đòi hỏi ở học sinh sự hiểu biết và vốn
văn học dân gian thật phong phú.
*Điền vào dấu chấm một số từ chốt đã bị xoá ở những vị trí khác nhau trong
câu hoặc đoạn trích có liên quan đến tác phẩm văn học dân gian đã được đọc hoặc
học trong chương trình.
Ví dụ: “ … nhƣ hạt …. sa
Hạt vào … hạt … ruộng cày ” ( ca dao)
Ví dụ: “ Rủ rỉ là con…..,rù rì là chị …, con công là ông….” ( Truyện cười:
Tam đại con gà ).
2.4.Thi sáng tác phần kết khác cho tác phẩm tự sự dân gian ( thi viết)
Hình thức ngoại khoá này có tác dụng: giúp sinh rèn kĩ năng làm văn nghị
luận; phát huy tư duy sáng tạo trong quá trình học tập, đồng thời học sinh tự rút ra
những bài học giáo dục sâu sắc cho bản thân.
Các em có thể sáng tác một kết thúc khác cho truyện An Dƣơng Vƣơng và
Mị Châu, Trọng Thuỷ theo cốt truyện: “ Sau khi nhảy xuống giếng,Trọng Thuỷ
xuống thuỷ cung gặp lại Mị Châu….”. Hoặc một kết thúc khác cho truyện cổ tích
Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa…
2.5.Thi viết thư cho một nhân vật ( thi viết ):
16


Các em có thể viết thư cho bất kì nhân vật nào mà mình yêu thích hoặc có ấn

tượng. Viết thư tâm sự với cô Tấm, chàng Thạch Sanh, Sọ Dừa...hoặc nêu quan
điểm cá nhân đối với cả nhân vật mụ dì ghẻ, cô Cám...
2.6.Hoá thân vào nhân vật : để kể lại cuộc đời của mình hoặc của nhân vật
khác trong tác phẩm tự sự dân gian ( thi viết ).
-> Cả hai hình thức ngoại khoá trên đều hướng tới mục đích đánh thức được
tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế và lòng đồng cảm sâu sắc của người học đối với số
phận của nhân vật trong tác phẩm.
2.7.Thi làm thơ lục bát mang màu sắc ca dao hoặc cho học sinh đặt lời
mới cho các bài dân ca cổ
Ví dụ:
- Từ làn điệu “Trống cơm” ta có thể cho học sinh đặt các bài hát nói về niềm vui
của ngày khai giảng, ngợi ca đất nước.
- Hoặc điệu “Lý kéo chài” có thể sử dụng như là chào hỏi của các đội thi phòng
chống AIDS, tìm hiểu luật giao thông.
• Sau giờ Văn học dân gian, có những bài ca dao hò, vè… đã được biên soạn thành
các khúc dân ca quan họ, hò Huế, điệu Lý
Ví dụ: “Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc, đƣa nàng về dinh”
Câu này có thể hát theo điệu lý của 3 vùng Bắc – Trung – Nam
* Ngoài ra còn một số hình thức hoạt động ngoại khóa có thể sử dụng cho việc dạy
và học bộ phận văn học dân gian như :
- Tham gia viết thư UPU chủ đề: Văn học dân gian “ Viết thư cho một nhân
vật cổ tích của An- đéc – xen …”
- Tham quan thực tế văn học: ( đối với thể loại truyền thuyết) các di tích lịch
sử, di tích văn hóa …. Tham dự một số lễ hội văn hóa dân gian hàng năm.
VD: Lễ hội Cổ Loa….( không có tính khả thi với học sinh THPT ở miền núi,
hải đảo xa xôi).
- Thanh lập câu lạc bộ văn học : Nhóm văn học dân gian; nhóm văn học
viết…
17



- Hội thảo văn học dân gian.
IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Sơ lƣợc HĐNK văn học dân gian đã thực hiện
Được sự thống nhất của tổ chuyên môn, bước đầu tôi và đồng nghiệp đã tiến
hành thử nghiệm chương trình ngoại khoá văn học dân gian ở cấp độ các lớp của
khối 10.
1.1.Buổi ngoại khóa thứ nhất:
Thời gian cụ thể: kết hợp với bộ môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp vào tiết
1,2 sáng ngày 28/10/2013 tại trường THPT số 2 Bảo Thắng.
Dưới đây là các tiết mục đã được duyệt, chấm và trao giải thưởng:
STT
1

Tiết mục
Hát,

3

múa Liên khúc ba miền

dân ca
Ngâm

2

Nội dung

Thực hiện

Chi

đoàn

10A2
thơ

trữ tình dân
gian

Nguyễn
Chọn lọc ca dao yêu thương tình nghĩa.

Thị

Hải Yến
( 10A3 )

Hát múa dân Bèo dạt mây trôi

Chi

ca

10A1

đoàn

Cô giáo Đỗ
4


Phim tài liệu Di tích và lễ hội Cổ Loa

Hạnh
(sưu tầm và
xử lí kĩ thuật )

5

Diễn kịch

Trích đoạn vở chèo “Quan âm Thị Kính”

Chi
10A5

18

đoàn


Thƣơng nhớ ai, sƣơng rơi, đêm sắp tàn, trăng mờ

Những giai điệu trong trẻo, sâu lắng và thiết tha
trong tiết mục “Bèo dạt mây trôi”

19


Trích đoạn chèo “Xã trƣởng, mẹ Đốp” qua sự thể hiện của Xã trƣởng Văn Đại và mẹ

Đốp Đặng Dƣơng lớp 10A5.

Hội đã tan rồi chia tay bên dòng sông
Chiếc nón quai thao xôn xao câu Quan họ
Đến hẹn lại lên ngƣời ơi đừng quên nhé
Con đò bồng bềnh, nhớ nhau em gọi câu ngƣời ơi!

20


1.2.Buổi ngoại khóa thứ hai:
Thời gian: tại lớp 10A2 vào tiết sinh hoạt lớp ngày 9/11/2013.
Thành phần: GVCN. HS 10A2.
- Hình thức tổ chức: thi giữa các tổ.
+Vòng 1: 3 tổ tham gia thi giải thành ngữ qua tranh vẽ.
+Vòng 2: thi tài năng diễn kịch.
Cả 3 tổ diễn trên cơ sở một kịch bản tiểu phẩm hài “ Ôi! Thầy đồ” chuyển thể từ
truyện cười “Tam đại con gà” .
- Vòng 3: thi kiến thức Ô CHỮ VĂN HỌC DÂN GIAN
T

N A

N
T
C

G
H
O


D

U

D

T

H

R
T
X
P
A
N
C
I
T
A
C

O
H
I
E
N
G
A

P
L
A
N
H

N
A
T
N
E
A
I
H
A
M
H
I

G
N
A
E
M

T
K

H
I


U
M

Y
Q

U

I

L
N

O
H

P
U

E
C
C
O
M

P
O
A
C

V

L
N
M

A
D

U

D

I

A

N

G

A

N

H

1 Nhân vật đánh tráo lẫy nỏ
2 Vị thần giúp An Dương Vương xây Loa thành
3 Tên của cô gái bị chồng nghi oan về tiết hạnh

4 Nhân vật nữ nổi tiếng thông minh hơn người có từ đoạn trích Ulyx trở về
Từ ngữ quen thuộc có từ các bài ca dao nói về thân phận bị lệ thuộc của phụ
5 nữ
6 Con vật được nói đến trong truyện cười Tam đại con gà
7 Nhân vật đi kiện lý trưởng có từ truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
8 Yếu tố kỳ ảo có từ các truyện cổ tích (có ở nhân vật bụt, tiên, …)
9 Câu anh học trò bảo bọn trẻ lúc đầu đọc khẽ sau lại đọc to
10 Tên hai nhân vật cổ tích gợi các sản phẩm từ lúa gạo
11 Tên gọi công trình xây dựng bề thế và nổi tiếng của An Dương Vương
12 Con vật là hóa thân của Tấm.
21


1.3.Ngoại khóa VHDG dƣới hình thức thi viết.
Dưới đây là một trong những bài viết tham dự cuộc thi, tuy bài
viết mắc một số lỗi về dùng từ và diễn đạt nhưng các em thực
sự hóa thân vào nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ chân
thành nhất:

22


23


24


25



×