Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nâng cao kỹ năng đọc (reading) qua các hoạt động viết (writing) trong giờ đọc (reading) của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.88 KB, 27 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC (READING) QUA CÁC HỌAT
ĐỘNG VIẾT (WRITING) TRONG GIỜ ĐỌC (READING) CỦA
HỌC SINH THPT”


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Theo một bài viết của PGS.TS Lê Đức Phúc, Viện nghiên cứu Chương trình và
Phát triển Giáo dục, ngôn ngữ thứ hai ngày càng được coi trọng, nhưng chưa trở thành
vốn văn hóa của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng. Sau khi học một thời gian dài,
nhiều học sinh, sinh viên ...vẫn chưa sử dụng thành thạo ( theo nghĩa là Nghe, Nói,
Đọc, Viết) một ngoại ngữ. Qua đó ba vấn đề được đặt ra:
 Tại sao phải học ngôn ngoại ngữ?
 Cần học những gì và học như thế nào?
 Vận dụng ngôn ngữ trong cuộc sống như thế nào?
Trong đó, kỹ năng Đọc và Nghe được xem như kỹ năng bị động- người học chỉ cần
dựa trên những dữ kiện thông tin đã được cung cấp trong bài Đọc hoặc bài Nghe,
trong khi Nói và Viết có vai trò chủ động trong quá trình tiếp thu một ngôn ngữ- người
học chủ động tạo ra sản phẩm ngôn ngữ của chính mình qua hình thức văn bản hoặc
lời phát ngôn của riêng mình.” Chúng ta cần có một vốn từ phong phú hơn những từ
có sẵn. Vậy sao chúng ta không chủ động tạo ra chúng.” (Winston Churchill) Những
phương pháp cải thiện giao tiếp bằng tiếng Anh, dù cho là học một mình hay giữa
nhiều người cũng cần có nhiều bí quyết và áp dụng thông qua sự phối hợp của nhiều


kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Chúng ta không thể loại bỏ một trong những kỹ năng
cơ bản này trong quá trình giao tiếp.
Thêm vào đó, qua nhiều năm thực hiện năm 1997 chính sách bổ trợ giáo dục ở Mỹ


của trường Đại học San Francisco, kỹ năng Đọc và Viết đã được kết luận là có mối
liên kết rất gần gũi. Và việc kết hợp hai kỹ năng này với nhau trong giờ học ngôn ngữ
là rất phổ biến, đó là một quá trình nâng cao tính chủ động trong sử dụng ngôn ngữ.
Sau đây là các bước của qui trình viết:
1. Hiểu được mình sẽ viết về đề tài gì.
2. Chọn những từ có liên quan tới chủ đề sẽ viết.
3. Hiểu được sự kết hợp những từ đó với nhau trên cơ sở ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ
pháp.
4. Nhận thức được mục đích của bài viết cũng như đối tượng người đọc và quan điểm
của họ.
5. Phác thảo những ý tưởng theo chủ đề với những vốn từ đã chọn.
6. Đọc và chỉnh sửa bài nháp.
Mặt khác, để đọc hiệu quả, người đọc cần thực hiện 7 chiến thuật sau:
1. Kích hoạt hoặc xây dựng kiến thức cơ sở


2. Sử dụng những hình tượng kích thích giác quan
3. Nghi vấn
4. Dự đoán và suy diễn
5. Xác định những ý chính
6. Sử dụng nhiều chọn lựa hỗn hợp
7. Tổng hợp
Đối chiếu hai khía cạnh giữa Đọc và Viết nêu trên ta thấy được sự tương đồng và hỗ
trợ mật thiết giữa hai kỹ năng trên.
Nếu phới hợp hiệu quả những hoạt động trên, người học có thể đáp ứng được những
vấn đề sau trong việc nâng cao hiệu quả kỹ năng đọc :
 Hiếu được ý chính của bài, mục đích của việc đọc.
 Đối tượng của người viết.
 Những khía cạnh người viết muốn hướng người đọc tới.
 Nâng cao khả năng hiểu, đoán và phân tích ý tưởng theo ngữ cảnh.

 Nắm được những cách diễn đạt ý tưởng theo nhiều cách khác nhau cũng như
kết hợp những ý tưởng đó với nhau một cách linh hoạt và hiệu quả qua cách
dùng từ, cụm từ, mệnh đề ...của người viết...


Bên cạnh đó, theo nhiều nhà giáo dục, mối tương quan giữa Nghe, Nói, Đọc và
Viết là một một liên quan mắc xích, nó hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển, không
thể tách rời. làm cho quá trình giao tiếp hiệu quả hơn. Đặc biệt là mối liên kết giữa kỹ
năng Đọc và Viết có vẻ giống như mồi tương quan giữa con gà và cái trứng. Kỹ năng
Đọc cung cấp cho mọi người cơ hội thu thập thông tin qua sách vở, báo chí , qua các
phương tiện truyền thông .... Trong khi đó, kỹ năng Viết có một vai trò quan trọng ở
mọi lĩnh vực: ở trường, ở nhà, nơi công sở, bưu điện, sân bay .... Do đó, sự đánh giá
trình độ học thức của một người tùy thuộc chủ yếu vào mối tương quan giữa hai kỹ
năng này.
2. Cơ sở thực tiễn.
Theo Tiến sĩ Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) nêu
rõ cách tiếp cận nội dung mới của Đề án 2020 trong biên soạn Sách giáo khoa thử
nghiệm nhằm định hướng năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh, thông qua áp
dụng đồng thời bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và tổ chức vận dụng các kỹ năng đó
trong giao tiếp, có tầm ảnh hưởng lâu dài đối với hoạt động dạy và học trong nhà
trường với điều kiện sĩ số học sinh và vùng miền khác nhau.
Từ thực tế giảng dạy ở nhiều trường ở các cấp, bộ giáo trình đều được biên soạn
công phu gồm bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc. Viết; nhưng do các bài kiểm tra giữa và


cuối kỳ, thậm chí cả kỳ thi Tốt nghiệp và thi Đại học hoặc các kỳ thi Học sinh Giỏi ....
tập trung chủ yếu vào bài Đọc hiểu và Viết câu.Do đó, việc kết hợp các kỹ năng với
nhau trong một giờ học tiếng Anh- bất kể là giờ học kỹ năng gì là rất quan trọngkhông những là nhằm nâng tạo điều kiện cho học sinh vận dụng ngôn ngữ một cách
sáng tạo mà cỏn đáp ứng mục tiêu của việc thi cử cũng như học ngôn ngữ của mọi
người trong xã hội ngày nay.

Việc trau dồi kỹ năng Viết (Writing) giúp học sinh tư duy tích cực và phát huy
năng lực giải quyết vấn đề. Học sinh biết cách xử lý những vấn đề từ lập dàn ý, khai
triển những ý tưởng và hoàn tất bài viết một cách hợp lý. Học sinh biết vận dụng
những thông tin có được qua hoạt động đọc một cách chủ động và sáng tạo qua hoạt
động viết. Không những vậy, trong một báo cáo gần đây của một tổ chức sức khỏe của
Hoa kỳ, hoạt động viết còn hỗ trợ như một liệu pháp chữa trị các chứng bệnh liên quan
đến stress trong cuộc sống.
Học viết cũng có nghĩa là học cách chấm câu, chọn từ, cấu trúc ngữ pháp thích hợp
để trình bày nhũng ý tưởng cũng như thể loại văn được yêu cầu, hỗ trợ học sinh trong
việc đọc hiệu quả hơn qua việc sử dụng khái niệm câu tiêu đề, ý chính của đoạn văn,
nghĩa từ hoặc cụm từ theo ngữ cảnh... cũng như các từ, cụm từ liên kết mệnh đề hoặc
câu với nhau ... Từ đó, ngược lại, những hiểu biết này lại giúp học sinh viết tốt hơn.


Tóm lại, kỹ năng Đọc và Viết có một mốt liên kết rất mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau
trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ của học sinh ở trường nói riêng và cuả người học
ngôn ngữ ngoài xã hội nói chung.

B. MỤC ĐÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng áp dụng.
Việc kết hợp kỹ năng Viết trong giờ học Đọc tiếng Anh có thể áp dụng cho học
sinh của mọi cấp lớp từ Tiểu học cho đến các cấp học cao hơn, và tùy theo từng trình
độ mà chúng ta áp dụng những hoạt động viết phù hợp tương ứng khác nhau theo
những đặc thù riêng của bài học.
2. Qui trình thực hiện
Tuy hoạt động Viết được đưa vào giờ Đọc chủ yếu với vai trò hỗ trợ; nhưng các
hoạt động này tồn tại hầu như trong mọi giai đoạn của bài học đọc tiếng Anh như
Trước khi đọc ( Pre-reading), Trong khi đọc (While- reading) hoặc Sau khi đọc (
Post-reading) với những hoạt động cụ thể phân bố theo từng giai đoạn như sau:
Pre-reading:

 Liệt kê (Making a list of something)


 (Unit 4. Special education, Unit 16. Historical places, SGK lớp 10 cơ bản)
 Viết từ theo hình (Name the pictures)
 (Unit 9. Undersea world, SGK lớp 10 cơ bản)
 Trả lời câu hỏi ( Answer the questions)
 (Unit 10. Nature in danger, Unit 15. Space conquest, Unit 16. The Wonders of
the world, SGK lớp 11 cơ bản)
 (Unit 1. Home life, Unit 5. Higher education, Unit 10. Endangered species, SGK
lớp 12 cơ bản)
While-reading:
 Trả lời câu hỏi ( Answer the questions)
 (Unit 1. A day in a life of ..., Unit 2. School talks, Unit 3. People’s background,
Unit 7. The Mass Media, Unit 8. The story of my village, Unit 9. Undersea
world, Unit 11. National Parks, Unit 12. Music, Unit 13. Films and Cinema,
SGK lớp 10 cơ bản)
 (Unit 1. Friendship, Unit 2. Personal experience, Unit 4. Volunteer work, Unit 5.
Illiteracy, Unit 6. Competitions, Unit 7. World population, Unit 8. Celebrations,


Unit 10. Nature in danger, Unit 13. Hobbies, Unit 14, Recreation, Unit 15. Space
conquest, Unit 16. The Wonders of the world, SGK lớp 11 cơ bản)
 (Unit 1. Home life, Unit 2. Cultural diversity, Unit 3. Ways of socializing, Unit
4. School education, Unit 5. Higher education, Unit 7. Economic reform, Unit 8.
Life in the future, Unit 9. Deserts, Unit 10. Endangered species, Unit 11. Books,
Unit 12. Water sports, Unit 13. The 22nd SEA Games, Unit 14. International
organizations, Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations, SGK lớp
12 cơ bản)
 Ghi chú ( Making notes)

 ( Unit 1. A day in a life of ...., SGK lớp 10 cơ bản)
 (Unit 8. Life in the future, SGK lớp 12 cơ bản)
 Hoàn thành bảng (Complete the table)
 (Unit 8. The story of my village, SGK lớp 10 cơ bản)
 ( Unit 3. A party, Unit 12. The Asian Games, SGK lớp 11 cơ bản)
 Điền từ hoặc cụm từ thích hợp từ bài đọc ( Fill the sentences with missing
information from the text)


 (Unit 9. Undersea world, Unit 13. Films and Cinema, Unit 14. The World Cup,
SGK lớp 10 cơ bản)
 (Unit 1. Friendship, Unit 2. Personal experience, Unit 4. Volunteer work, Unit 6.
Competitions,Unit 7. World population, Unit 10. Nature in danger, Unit 12. The
Asian Games, Unit 16. The Wonders of the world, SGK lớp 11 cơ bản)
 (Unit 12. Water sports, Unit 13. The 22nd SEA Games, Unit 16. The
Association of Southeast Asian Nations, SGK lớp 12 cơ bản)
Post- reading:
 Điền từ hoặc cụm từ thích hợp từ bài đọc.
 (Unit 4. Special Education, Sách Giáo khoa lớp 10 cơ bản)
 (Unit 10. Nature in danger, Unit 15. Space conquest, SGK lớp 11 cơ bản)
 (Unit 11. Books, Unit 14. International organizations, SGK lớp 12 cơ bản)
 Hoàn tất bài tóm tắt của bài đọc với từ cho sẵn.
 ( Unit 6. An excursion, Unit 9. Undersea world, Sách Giáo khoa lớp 10 cơ bản)
 Trả lời câu hỏi.
 (Unit 8. The story of my village, Unit 10. Conservation, Unit 12. Music, Sách
Giáo khoa lớp 10 cơ bản)


 (Unit 3. A party, SGK lớp 11 cơ bản)
 (Unit 5. Higher education, SGK lớp 12 cơ bản)

 Liệt kê (Making a list of something)
 (Unit 12. The Asian Games, SGK lớp 11 cơ bản)
 Ghi chú ( Making notes)
 (Unit 7. Economic reform, Unit 10. Endangered species, Unit 15. Women in
society, Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations, SGK lớp 12 cơ
bản)
Những hoạt động viết nêu trên có thể thực hiện dưới hình thức làm việc theo nhóm,
cặp hoặc cá nhân tùy theo điều kiện thực tế mức độ khó của bài học, sĩ số học sinh
cũng như yêu cầu thời gian cho phép của hoạt động nhất định trong giờ học.
Bên cạnh đó, việc biên tập lại các hoạt động đọc trong Sách Giáo khoa trong giờ
học nhằm nâng cao tính logic, đa dạng của các hoạt động trong giờ học, tính hiệu quả
và phát triển mở rộng đề tài, kích thích nhu cầu đọc lâu dài, vận dụng nhiều kỹ năng
khác nhau trong giờ Đọc, nhất là kỹ năng Viết ....là rất quan trọng đối với cả người
dạy lẫn người học.


Ngoài những hoạt động viết được thiết kế trong Sách Giáo khoa đã được nêu ra ở
trên, giáo viên có thể giới thiệu thêm những hoạt động thực tế thú vị khác nhằm nâng
cao việc vận dụng những kỹ năng đọc của học sinh như:
 Giải ô chữ
 Viết lời kết của câu chuyện
 Viết một câu chuyện theo tranh
 Viết bưu thiếp
 Viết một bài thơ ngắn
 Thiết lập sơ đồ tư duy của một quy trình
( Tham khảo các minh họa phía sau)
3. Thực trạng và những vấn đề cần chú trọng.
Qua những hoạt động viết thực hiện trong các giai đoạn của các bài đọc nêu trên,
vấn đề nảy sinh trong quá trình học tiếng Anh là người học không nhận thức được sự
đồng hành của kỹ năng Viết trong giờ học Đọc tiếng Anh cũng như luôn có sự phối

hợp của nhiều hơn một kỹ năng trong giờ học tiếng Anh; do đó, giáo viên cần phải có
những phương cách linh hoạt, kết hợp với hoạt động cá nhân, theo cặp hay nhóm


nhằm đảm bảo thời gian hợp lý .... giúp học sinh hoàn tất tốt chúng, đáp ứng yêu cầu
của bài đọc dựa trên những cơ sở có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau giữa các kỹ năng sau:
 Lưu ý phát âm những từ khóa: nhóm phụ âm, âm câm, nguyên âm, những từ
đồng âm khác nghĩa, nghĩa từ hoặc cụm từ theo ngữ cảnh của đoạn văn ...
 Gợi ý học sinh chú ý dấu chấm câu trong bài đọc để hướng học sinh vào ý
tưởng chủ đạo của câu, mệnh đề....
 Lưu ý việc sử dụng cũng như phối hợp thì hoặc dạng của động từ, cách xác
định từ loại, từ liên kết mệnh đề hoặc câu, cấu trúc mệnh đề, dạng câu....
được sử dụng trong bài đọc, phân tích được đâu là phần mở đầu, phần kết
luận ...để nâng cao tính lưu loát, đa dạng phong phú và mạch lạc của đoạn
văn.
 Giúp học sinh nhận thức được thể loại bài viết: tường thuật, miêu tả, bình
luận ... để có thể dự đoán và phân tích những gì người viết sẽ nói hoặc đã nói
đến, cũng như khai thác triệt để bài đọc trên khía cạnh ý tưởng được phát
triển như thế nào theo câu chủ đề của đoạn văn... Ví dụ như trong một bài kể
chuyện, học sinh có khả năng xác định được cốt chuyện (plot), xung đột của
câu chuyện (conflict), cao trào (climax) ... và hướng giải quyết các xung đột
(resolution) ở cuối chuyện ....


 Qua bài đọc, lưu ý học sinh biết dùng từ chính xác, tránh những từ, cụm từ
hoặc mệnh đề dễ nhầm lẫn như:
Salary > < wage
In the end > < at the end (of)
So ....that > < so that
 Giúp học sinh có những mối quan tâm đến những vấn đề thời sự liên quan

đến những bài đọc trong bài đọc của mình, thúc đẩy thói quen ham đọc sách,
tự mở rộng kiến thức về những đề tài liên quan .... cũng như hình thành
những suy nghĩ của riêng mình trước những hiện tượng đó...
 Nâng cao nhận thức của học sinh trong việc áp dụng nhiều hơn một kỹ năng
trong giờ học tiếng Anh, làm cho việc học tiếng Anh trở thành một hoạt động
ít tính hàn lâm, tự nhiên và gần gũi với các hoạt động của cuộc sống hơn.

C. KẾT LUẬN
Ý nghĩa của đề tài đối với việc giảng dạy tiếng Anh ở trƣờng PTTH.
Có thể nói một cách dễ hiểu rằng, dù cho là đọc hay là viết tiếng Anh, hai hoạt
động này là không thể tách rời, nó tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau như lời của Dr. Kate


Kinsella của trường Đại học có nói những chiến thuật dạy Đọc và Viết tạo điều kiện
cho người dạy “ một tên trúng hai chim” (Kill two birds with one stone). Hoạt động
Đọc và Viết đều là một quá trình giao tiếp giữa tác giả (người viết) và người đọc
nhưng chỉ với hình thức gián tiếp mà thôi. Một khi đã là giao tiếp thì sẽ mang tính hai
chiều, như vậy vai trò tác giả và bạn đọc chắc chắn sẽ trao đổi không ngừng cho nhau,
và chính nhờ như vậy quá trình giao tiếp này sẽ được duy trì và có ý nghĩa hơn trong
cuộc sống “ Good readers mean good writers”.
Cả hoạt động Đọc và Viết đều mang tính diễn dịch; người đọc liên hệ ngữ nghĩa,
diễn giải và đưa ra kết luận từ những gợi ý do người viết cung cấp trong bài đọc.
Người viết ám chỉ hay ngụ ý, tạo ra những tình tiết gây nhằm lẫn một cách có chủ ý,
phát triển nó và tái định hướng người đọc sau khi đọc.
Nói một cách khác, người đọc tốt là người viết tốt, và người đọc tốt có vẻ nhiều khả
năng học và tiếp thu tốt


* "Research findings in applied linguistics and reading research consistently show a
strong correlation between reading proficiency and academic success at all ages, from the

primary school right through to university level: students who read a lot and who
understand what they read usually attain good grades." Pretorius, E.

Người đọc tốt có thể hiểu từng câu và bố cục của một bài viết, nắm được những ý
tưởng, theo sát những lập luận và khám phá nhũng ẩn ý qua bài đọc; nâng cao kỹ năng
đoán nghĩa từ hoặc thành ngữ theo ngữ cảnh câu, đề tài...; và từ đó, người học có thể vận
dụng những gì học được từ kỹ năng đọc vào việc rèn luyện kỹ năng viết của mình trong
việc truyền đạt những ý tưởng của mình cho người đọc cũng như phán đoán được phản
ứng của người đọc đối với bài viết của mình.
Như vậy, ta có thể nói rằng một người học tốt tiếng Anh không thể bỏ qua bất kỳ kỹ
năng nào mà họ biết kết hợp những kỹ năng đó với nhau và tận dụng một cách linh hoạt
chúng để hiệu quả học tập của mình là cao nhất. Do đó, người dạy có vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ người học trong việc lợi dụng giờ học Đọc tiếng Anh để trau dồi
năng lực Viết của mình và nhận thức được mối tương quan mật thiết giữa hai kỹ năng
này với nhau trong việc nâng cao hiệu quả học tốt tiếng Anh của mình không những đối
với đối tượng học sinh ở nhà trường mà còn cho người muốn tìm hiểu thêm về các ngôn


ngữ khác trên nhiều lĩnh vực ngoài xã hội.... thỏa mãn nhu cầu của riêng mình. Ngoài ra,
việc học tốt đều các kỹ năng còn giúp học sinh đáp ứng được yêu cầu của những kỳ thi
tiếng Anh của các em, nhu cầu việc làm sau tốt nghiệp, nhu cầu hội nhập của xã hội ngày
nay....


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(REFERENCE)

1. Barcroft, J, Semantic and Structural Elaboration in L2 Lexical Acquisition.
Language learning.
4. Bereiter, C, & Scardamalia, M. (1987), The Psychology of Written Composition.

Hillsdale, NJ: Lawrence Eribaum Associates.
5. Graves, Donald (1994), A Fresh Look at Writing. New York, Heinemann.
6. Harvey, S, and A. Goudvis, (2000), Strategies that works: Teaching
Comprehension to Enhance Understanding. Portland, ME: Stenhouse.
7. Judi Moreillon (2007), Collaborative Strategies for Reading Comprehension:
Maximizing Your Impact. ALA Editions.
8. Michael Pressley, (1998) Reading instructions that works: The Case for Balanced
Teaching. Guildford Press.
9. Robert L, Solso (1998): Cognitive Psychology. Allyn and Bacon.
10.

Hoàng Văn Vân, Tiếng Anh 10, Nhà xuất bản Giáo dục.

11.

Hoàng Văn Vân, Tiếng Anh 11, Nhà xuất bản Giáo dục.


12.

Hoàng Văn Vân, Tiếng Anh 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

13.

Zimmermann, S., and C. Hutchins (2003), 7 Keys to Comprehension: How to

Help Your Kids Read It and Get It ! New York. Three Rivers Press.


Minh họa 1


If I were a superhero,
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................

Minh họa 2
They say you can find a treasure at the end of a rainbow. What would your treasure
be?


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Minh họa 3
Look at the pictures and write a short story.


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................



Minh họa 4
Jobs

Across

Down
1
6

7

maintains

sells
public

looks

after

your

teeth

meat

2


builds

websites

order

3

treats

patients


8
9
10

houses

4

his

makes bread and pastry

5

works

works


designs

with

the

doctor

job

is
in

to
a

sell
school


×