Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG dạy địa lý THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
ĐỊA LÝ THPT"

1


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết, hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) đã được áp
dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giáo
dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển
vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp
giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết. Hiện nay ngoài các
phương pháp dạy học truyền thống việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm
cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học
sinh. Đối với chương trình sách giáo khoa 12 mới hiện nay được thiết kế với rất nhiều
tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu... vì vậy theo tôi việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo
án điện tử sẽ đem lại kết quả học tập rất tốt đồng thời phát huy được tính tích cực của học
sinh, cho nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng
dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh
nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học
môn Địa lí đạt kết quả cao hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm năng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một tiết học có hiệu
quả của giáo viên địa lí.
- Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên cơ sở
những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bị dạy học trong


một tiết học.
III. PHẠM VI ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này được thực hiện trên cơ sở sử dụng phần mền powerpoint soạn giảng các bài
trong chương trình địa lí lớp 12- phân ban.
- Giới hạn trong việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học có hiệu quả của
giáo viên.
2. Đối tƣợng nghiên cứu :
- Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 12A1,12A2 trường THPT số 2 Bát Xát

2


3. Giá trị sử dụng của đề tài.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy địa lí lớp 12
- Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập môn địa lí 12 có hiệu quả hơn.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy địa lí 12 và kinh nghiệm hơn 3
năm thực hiện chương trình đổi mới SGK cấp THPT. Phương pháp này còn được thực
hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 12A1, 12A2 tại
trường THPT số 2 Bát Xát
V. THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đầu năm học 2011- 2012 kết đến cuối tháng 4 năm học
2011- 2012.
- Giáo viên thực hiện soạn giảng giáo án điện tử các bài trong chương trình địa lí 12, thực
hiện kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên để nắm được tính hiệu quả của đề tài.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận

Việc dạy học địa lí nói chung cần đẩm bảo những nguyên tắc giáo dục, đây là
những quy định và yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu
quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí là căn
cứ vào các nguyên tắc giáo dục sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí 12 đều
đảm bảo các nguyên tắc trên đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư
duy của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn

3


Xuất phát từ thực tiễn tại trường THPT số 2 Bát Xát đã được cấp 4 máy chiếu và 2
phòng tin học và nhiều máy tính... có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy thường
xuyên.Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và môn Địa lí nói riêng
còn ít và chưa thường xuyên.
II. ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỚI DẠY HỌC ĐỊA LÍ.
Công nghệ thông tin đã làm thay đổi vị trí của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy
học môn địa lí:
- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không chỉ đơn thuần là người phát
thông tin vào đầu học sinh.
- Học sinh có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: sách, Internet, CD-ROM…
- Học sinh phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không chỉ đơn thuần nhận thông tin
một cách thụ động.
- Thầy giáo cũng đóng vai trò là người học thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính
mình, với mạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong việc thu thập thông

tin, tư liệu, trao đổi kinh nghiệm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1. Quy trình thiết kế bài giảng giáo án điện tử bằng phần mền powerpoint.
- Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển tải vào các slide. Nội dung
phải ngắn gọn chính xác, rõ ràng.
- Xác định nội dung thông tin, phim ảnh phục vụ bài giảng.
+ Thông tin: Lựa chọn những thông tin nào lấy ở đâu? Nhằm mục đích gì?
+ Hình ảnh, đoạn phim: Sử dụng hình ảnh nào, đoạn phim nào,nhằm mục đích gì? bố trí
ở đâu, cho xuất hiện lúc nào trong tiến trình bài giảng.
+ Âm thanh: Cần sử dụng loại âm thanh nào? Vào mục đích gì cho xuất hiện khi nào?
- Thiết kế bài giảng:
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho slide
+ Chọn kiểu chữ, cỡ chữ
+ Thiết kế từng slide trình chiếu
+ Cài đặt hình ảnh và âm thanh vào các slide trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho từng slide trình chiếu

4


- Trình chiếu bài giảng
+ Chạy thử
+ Sửa chữa
+ Trình chiếu trên lớp.
2. Một số kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng giáo án điện tử . Theo tôi để bài
giảng điện tử đạt hiệu quả cao thì trong quá trình soạn, giảng giáo viên cần chú ý những
điểm sau:
- Giáo viên cần phải nắm rõ cách sử dụng các thiết bị dạy học nói chung và CNTT nói
riêng
- Chỉ được sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ việc giảng dạy địa lí, không dùng

thay thế hoàn toàn bài giảng của giáo viên.
- Bài giảng giáo án điện tử không được quá nhiều slide, các slide phải trình bày khoa học,
ngắn gọn xúc tích theo thứ tự logic của bài ( nên sử dụng các liên kết, các đường linh
giữa các slie để bài giảng xúc tích và khoa học hơn)
- Phông chữ trong các slie phải chuẩn để đảm bảo tính trực quan, khoa học nên dùng: Cỡ
chữ 14 ( các đề mục cỡ chữ 18 hoặc 20), chữ màu đen trên nền trắng hoặc chữ trắng nền
màu tối.
- Các hiệu ứng trong slide phải đơn giản tránh rối mắt, tránh sự phân tán tư tưởng tập
trung vào bài học của học sinh
- Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ... phải tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác đặc biệt khi
sử dụng video phải tiêu biểu, phù hợp nhưng ngắn gọn ( mỗi đoạn video chỉ nên tối đa là
2’ )...
- Giáo viên cần kết hợp giữa trình chiếu, viết bảng và lời giảng của giáo viên một cách
linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao.
3. Minh họa - soạn giảng giáo án điện tử
Tiết 10 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa- Địa lí lớp 12 THPT
Phần mở bài( 2’)
* Hoạt động 1 Cá nhân
- Bước 1: GV chiếu slie giới thiệu về nội dung của bài:
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
5


b. Tính chất ẩm
c. Tính chất gió mùa
2. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
b. Sông ngòi
c. Đất

d. sinh vật
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
- Bước 2: GV nhưng tiết học hôm nay cô trò chúng ta chỉ tìm hiểu mục 1. Khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa
Phần giảng bài mới (38’)
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm( 13’)
- Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm
Dựa vào kiến thức SGK kết hợp với hình ảnh trên màn chiếu
21,2
21,2

Nhiệt độ trung bình năm và tổng
nhiệt độ năm tại một số địa điểm

23,5
23,5

Địa điểm

Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
Qui Nhơn
TP Hồ Chí Minh

Nhiệt
Tổng
độ
nhiệt

TB
độ năm
năm
(0C )
(0C )
21,2
23,5
23,9
25,1
26,8
27,1

23,9
23,9

25,1
25,1

7738
8577
8723
9161
9782
9891

26,8
26,8

27,1
27,1


6


VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI

23 027’B

23023’B
8034’B

23 027’N

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới chỉ ra: Biểu hiện và nguyên nhân
+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu tính chất ẩm chỉ ra: Biểu hiện và nguyên nhân
- Bước 2: Sau 3’, 2 nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ xung
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức viết lên bảng, kết hợp hướng dẫn học sinh khai thác atlat
trang 9
7


1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
- Biểu hiện:
+ Tổng bức xạ: Lớn
+ Cán cân bức xạ dương 75kcal/cm2/năm
+ Nhiệt độ trung bình năm > 200c
+ Số giờ nắng: 1400- 3000 giờ/ năm
- Nguyên nhân: do VN nằm trong vùng nội chí trí tuyến, 1 năm có 2 lần mặt trời lên thiên
đỉnh.

b. Tính chất ẩm
- Biểu hiện
+ Lượng mưa trung bình năm:cao 1500- 2000mm/năm
+ Độ ẩm không khí cao: TB 80%/ năm
+ Cân băng ẩm luôn dương
- Nguyên nhân chính : vị trí nước ta giáp biển, các khối khí đi qua biển...
c. Tính chất gió mùa
* Hoạt động 3: Cá nhân + Thảo luận nhóm ( 25’)
- Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát hình ảnh và nhớ lại kiến thức lớp 10 trả lời các câu hỏi
sau:

8


- Khí áp là gì?
- Khi nhiệt độ thay đổi thì khí áp thay đổi như thế nào?
- Gió là gì?
- Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của loại gió nào?
- So sánh khả năng nhận nhiệt và tỏa nhiệt của lục địa và đại dương
* Bước 2: HS dựa vào kênh hình, kênh chữ SGK thảo luận theo nội dung phiếu học tập

9


Gió mùa đông

Gió mùa hạ

Gi ó mùa


Nguồn g ốc

Thời gian

Phạm vi

Hƣ ớng gió

- Nhóm 1: gió mùa mùa đông
- Nhóm 2: Gió mùa mùa hạ
10

Tính chất

Hệ quả


* Phiếu học tập
Gió mùa Thời
gian

Hướng

Nguồn
gốc

Phạm vi

Tính
chất


Hệ quả

Gió mùa
mùa
đông
Gió mùa
mùa hạ
Trong thời gian hs thảo luận GV kẻ phiếu học tập lên bảng
* Bước 3: Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Hs dưới lớp nhận xét bổ xung. GV
chuẩn kiến thức ( chỉ hình trên máy chiếu cho hs thấy rõ)

Gió mùa đông

Nửa đầu mùa đông

11

Nửa cuối mùa đông


Gió mùa hạ

Đầu mùa hạ

12

Cuối mùa hạ



- GV chiếu bảng chuẩn kiến thức để HS so sánh với bài của mình

Gió
mùa

Nguồn
gốc

Thời gian Phạm vi Hƣớng
gió

*Gió
mùa
mùa
đông

- Áp cao - T 11- T - Miền Đông Đầu - Mùa đông ở
xibia
4
Bắc
Bắc
mùa lạnh khu vực Miền
khô
Bắc

Tính
chất

Hệ quả


-Cuối
mùa lạnh
ẩm
*Gió - Nửa đầu - T 5- T Cả Tây
Đầu mùa:
mùa mùa áp 10
nước
Nam riêng
Mưa nhiều ở
mùa hạ cao Bắc
BB

NB& TN, khô
Nóng
AĐD
hướng
nóng ở Trung
ẩm
Đông
Bộ & Nam TB
Nam
- Cuối mùa:
Nửa
Mưa cho cả
cuối mùa
nước
áp cao chí
tuyến
NBC


13


Gió m ùa
kết hợp
với vị trí
địa lí,
địa hình
nước ta
đã dẫn
tới sự
phân
chia
m ùa khí
hậu như
thế nào?

- HS trả lời
- Gv chuẩn kiến thức( Viết lên bảng )
* Sự phân chia mùa ở các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam
- Miền Bắc:
+ Mùa Đông: Lạnh- ít mưa
+ Mùa hạ: Nóng- mua nhiều
- Miền Nam: Chia làm 2 mùa : mưa- khô
- Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung bộ: Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
* Tóm lại: Khí hậu là tài nguyên quan trọng ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác,
kinh tế và hoạt động sản xuất của nước ta.
Phần củng cố ( 5’)
- Gv sử dụng các hình ảnh để hệ thống kiến thức trọng tâm của bài
- Gv chiếu lên màn hình các câu hỏi yêu cầu HS trả lời

1.Câu nào dưới đây không đúng với gió mùa mùa đông?

14


a.

Thổi theo hướng Tây Nam

b.

Chỉ hoạt động ở Miền Bắc nước ta

c.

Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

d.

Thời gian hoạt động từ t11- t4

2. Câu nào sau đây không đúng với gió mùa mùa hạ?
a. Đầu mùa thổi từ áp cao BAĐD, Cuối mùa thổi từ áp cao chí tuyến NBC
b. Thổi theo hướng TN riêng BB có hướng ĐN
c. Gây ra khô nóng ở Nam bộ và Tây Nguyên
d. Phạm vi hoạt động trên cả nước
3. Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo từng đợt đúng hay sai?
4. Câu hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên mưa quay đang nói đến
hiện tượng nào?đúng vào thời điểm nào trong năm?ở đâu?
5. Nước ta cùng vĩ độ với các nước Bắc Phi, nhưng tại sao khí hậu nước ta không khô,

nóng và bị hoang mạc hóa như Bắc Phi?
4. Kết quả thực hiện
Qua 1 năm thực nghiệm việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử chương
trình địa lí lớp 12 tại 2 lớp 12A1 và 12A2 trường THPT số 2 Bát Xát đã đạt được kết quả
khả quan như sau:
- Năm 2010- 2011 ( chưa UDCNTT ) số lượng học sinh từ trung bình trở lên chỉ đạt 78%
trong đó chỉ có 25% điểm khá giỏi.
- Năm 2011- 2012 ( UDCNTT ) số lượng học sinh từ trung bình trở lên đạt 88,5% trong
đó có 34,3 % điểm khá giỏi.
- Trong các tiết học học sinh hứng thú với bài giảng hơn, tích cực hơn, hiểu bài hơn, ứng
dụng bài giảng vào thực tế tốt hơn.

15


PHẦN III: KẾT LUẬN
Ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý thực sự đem lại hiệu quả cao trong quá trình
dạy học. Các phương tiện hiện đại giúp cho giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học, khắc phục được một số khó khăn về đồ dùng dạy học: giáo viên có
thể sử dụng được các tranh ảnh tư liệu, phim video, các hình vẽ trong sách giáo khoa, tự
vẽ được các bản đồ, biểu đồ thích hợp cho từng bài dạy từ đó nâng cao được hiệu quả dạy
học. Qua thực tế thực hiện, tôi nhận thấy việc sử dụng giáo án điện tử, sử dụng các
phương tiện hiện đại (máy chiếu Overhead, máy chiếu đa năng…) trong dạy học địa lý là
rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng cần phải sử dụng linh hoạt, kết hợp
sử dụng các phương tiện hiện đại với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với nội dung bài học
và đối tượng học sinh.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc Ứng dụng CNTT trong
soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 12 THPT mà tôi đã
tìm hiểu, vận dụng và đạt được kết quả bước đầu đáng khả quan. Tuy nhiên, việc thực

hiện chưa được nhiều năm, nhiều lớp, vì vậy chưa thể hoàn thiện được, tôi sẽ tiếp tục
thực hiện trong những năm học tiếp theo và ở tất cả các khối lớp. Rất mong nhận được ý
kiến đánh giá của các thành viên trong Hội đồng Khoa học của ngành giáo dục tỉnh nhà
và sự quan tâm của các đồng nghiệp để tôi có thể thực hiện việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy bộ môn được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

16



×