Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN LÝ THUYẾT CHUYÊN NGÀNH NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.52 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG
HỌC PHẦN LÝ THUYẾT CHUYÊN NGÀNH NÂNG CAO

Khủng hoảng tài chính: Lý thuyết và thực tiễn ở một số nước và khu vực
trong giai đoạn từ những năm 1980 đến nay
Dành cho NCS chuyên ngành:

Lịch sử kinh tế

Bộ môn phụ trách:

Bộ môn Lịch sử kinh tế

Bộ môn giảng dạy:

Bộ môn Lịch sử kinh tế

Số tín chỉ:

3 tín chỉ

Các giảng viên tham gia giảng dạy:

Trần Khánh Hưng, Lê Quốc Hội, Phạm
Thế Anh, Phạm Huy Vinh

II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, hệ thống tài chính của mỗi quốc gia đóng vai trò
vô cùng quan trọng trước yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
khoa học – công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Một hệ thống tài chính quốc gia mạnh sẽ vừa
góp phần huy động, đảm bảo nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời cũng đảm bảo sự


ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng ngược
lại, sự đổ vỡ, khủng hoảng của hệ thống tài chính sẽ kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực đến
nền kinh tế thực của quốc gia. Thực tế sự phát triển kinh tế các nước trên thế giới và khu vực
trong khoảng thời gian từ những năm 1980 đến nay đã cho thấy rõ điều đó.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá tài chính đang được thực hiện ở nhiều nước, nhất
là ở các nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường và các nước có nền
kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, thì hệ thống tài chính của các quốc gia này luôn đứng trước
nhiều nguy cơ, bao gồm cả những yếu tố từ bên trong và những yếu tố tác động từ bên ngoài dẫn
đến khủng hoảng. Do vậy, việc tìm hiểu, phân tích, luận giải về nguyên nhân và hậu quả của các
cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới thời gian gần đây từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài
chính và các bài học về đối phó với khủng hoảng tài chính cho các nước, trong đó có Việt Nam
là hết sức cần thiết. Đồng thời, việc nghiên cứu sâu hơn về khủng hoảng tài chính còn góp phần
luận giải và làm rõ những vấn đề về phát triển ngành, lĩnh vực của các nền kinh tế trong các giai
đoạn lịch sử – đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử kinh tế khi hệ thống tài chính được
xem xét là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển các ngành và các lĩnh
vực của nền kinh tế.
Học phần nhằm trang bị cho NCS những kiến thức nâng cao về khủng hoảng tài chính, về thực
tiễn một số cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử phát triển kinh tế các nước từ những năm
1980 đến nay. Cụ thể:
i)

Các lý thuyết về khủng hoảng tài chính;

ii)

Nhận dạng các cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong lịch sử phát triển kinh tế
1



thế giới từ những năm 1980 đến nay; Diễn biến, nguyên nhân và ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính đến sự phát triển kinh tế các nước;
iii)

Nội dung các giải pháp ứng phó khi xảy ra khủng hoảng tài chính, nội dung điều
chỉnh kinh tế sau khủng hoảng cùng những tác động của chúng;

iv)

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính có ý
nghĩa tham khảo với Việt Nam.

Học phần có ý nghĩa quan trọng đối với các NCS chuyên ngành lựa chọn đề tài/hướng nghiên
cứu liên quan đến các vấn đề tài chính công, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài… Ngoài ra,
nội dung kiến thức được cung cấp trong học phần có thể là cơ sở giúp NCS lựa chọn cách tiếp
cận nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài/hướng nghiên cứu cụ thể
của mình để thực hiện luận án tiến sĩ cũng như công việc chuyên môn của một nhà khoa học có
học vị tiến sĩ chuyên ngành sau này.
Từ nghiên cứu học phần, học viên có thể phát hiện những hướng nghiên cứu mới xoay quanh
chủ đề về khủng hoảng tài chính như:
i)

Xây dựng hệ thống lý thuyết để luận giải về nguyên nhân của các khủng hoảng tài
chính trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày nay.

ii)

Vận dụng các lý thuyết về khủng hoảng tài chính để phân tích, luận giải về một số
cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở các nước thời gian gần đây, phân tích những tác
động của khủng hoảng tài chính đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia đó cũng như

tác động đến các nền kinh tế khác trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng hiện nay;

iii)

Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của các nước nhằm ứng phó với khủng hoảng
tài chính, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính và luận giải khả năng vận
dụng với điều kiện cụ thể Việt Nam xung quanh các vấn đề cụ thể như quản lý và
kiểm soát nợ công, kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài, về xử lý nợ xấu của các
ngân hàng thương mại…

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
1. Phân bổ thời gian:
Học phần được kết cấu thành 3 chuyên đề. Tổng số tiết giảng là 45 tiết, phân bổ cụ thể:
Chuyên đề 1: Các vấn đề lý thuyết về khủng hoảng tài chính – 10 tiết, trong đó giảng dạy trên
lớp 6 tiết, tự nghiên cứu và thảo luận 4 tiết.
Chuyên đề 2: Các cuộc khủng hoảng tài chính điển hình trong thời gian từ những năm 1980
đến nay – 25 tiết, trong đó giảng dạy trên lớp 10 tiết, tự nghiên cứu và thảo luận 15 tiết.
Chuyên đề 3: Bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách với Việt Nam – 10 tiết, trong đó giảng
dạy trên lớp 4 tiết và tự nghiên cứu và thảo luận 6 tiết.
2. Hình thức tổ chức giảng dạy:
Kết hợp giảng dạy và thảo luận: Giảng viên giới thiệu những nội dung mới, nâng cao cho học
viên, giới thiệu tài liệu đọc và nêu các vấn đề thảo luận; Học viên tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị
2


các nội dung thảo luận; Học viên trình bày, thảo luận các nội dung nghiên cứu trong các buổi
thảo luận; Giảng viên giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn với học viên, giới thiệu học viên
tham dự các hội thảo, v.v...
Trong trường hợp chỉ có 1 NCS thì giảng viên sẽ giới thiệu các vấn đề lý thuyết còn học viên sẽ

tự nghiên cứu cá nhân và viết báo cáo cá nhân.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
1. Thang điểm: Đánh giá theo thang điểm 10
2. Hình thức đánh giá:
- Đánh giá quá trình (trọng số 40%): Các bài thu hoạch sau các buổi thảo luận.
- Đánh giá cuối cùng (trọng số 60%): 1 bài tập lớn.

V. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
1. CHUYÊN ĐỀ 1 – Các vấn đề lý thuyết về khủng hoảng tài chính

A. Mục tiêu của chuyên đề:
Chuyên đề cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao về khủng hoảng tài chính, qua đó
tạo cơ sở cho người học đi sâu tìm hiểu, phân tích, luận giải về nguyên nhân và hậu quả của các cuộc
khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới thời gian gần đây.
Từ việc nắm bắt các vấn đề lý thuyết về khủng hoảng tài chính, học viên có thể phát hiện
những hướng nghiên cứu mới về thực tiễn các cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở các nước và khu
vực để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đi sâu nghiên cứu về những nguy cơ dẫn đến khủng
hoảng tài chính ở các nước và Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới ngày càng có nhiều
bất ổn hiện nay…
B. Nội dung của chuyên đề:
B1. Tóm tắt nội dung:
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề tập trung phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng
kinh tế, các dạng khủng hoảng tài chính và đặc biệt là hệ thống hoá các lý thuyết về khủng hoảng tài
chính – tiền tệ của các trường phái khác nhau.
B2. Nội dung chi tiết:
1.1. Bản chất của khủng hoảng tài chính và phân loại khủng hoảng tài chính
1.1.1. Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế
Nội dung tiểu mục sẽ tập trung phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa khủng hoảng tài
chính và khủng hoảng kinh tế.

1.1.2. Phân loại khủng hoảng tài chính
Nội dung tiểu mục tập trung làm rõ các loại khủng hoảng tài chính, bao gồm: Khủng hoảng
ngân hàng, Khủng hoảng nợ quốc gia, Khủng hoảng tiền tệ, Khủng hoảng thị trường chứng khoán,
Khủng hoảng cán cân thanh toán/cán cân vãng lai/cán cân vốn, Khủng hoảng ngân sách
1.2. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính
3


1.2.1. Khái lược nội dung các lý thuyết về khủng hoảng tài chính
Nội dung tiểu mục tập trung vào trình bày các lý thuyết về khủng hoảng tài chính, bao gồm: Lý
thuyết của chủ nghĩa Mác, Lý thuyết của Minsky, Lý thuyết trò chơi phối hợp, Mô hình bầy đàn và mô
hình học hỏi
1.2.2. Các lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất (mô hình Krugman, 1979)
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai (mô hình Obstfeld, 1994 và 1995)
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
1.3. Tóm lược một số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu trong lịch sử
C. Phương pháp giảng dạy chuyên đề: Với chuyên đề này, giảng viên sẽ giới thiệu các vấn đề lý
thuyết, NCS sẽ tự nghiên cứu các nội dung cụ thể trên cơ sở đọc các tài liệu tham khảo.
D. Yêu cầu đối với người học: NCS cần nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ
trước khi học chuyên đề này.
E. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Lê Vân Anh (2008). Khủng hoảng tài chính – mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt
Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế Luật 24 (2008), tr 55-65.
2. Mai Ngọc Cường (2009). Vận dụng các lý thuyết chống khủng hoảng kinh tế vào cuộc chiến
ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy
giảm kinh tế kinh tế Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 60-65.
3. Đỗ Thiên Anh Tuấ n. Khủng hoảng tài chin
́ h (Ghi chú bài giảng 5 môn Tài chính phát triển)
Chương triǹ h Giảng da ̣y Kinh tế Fullbright.

4. Nguyễn Xuân Thành. Khủng hoảng tiề n tê ̣: Lý thuyế t thế hê ̣ thứ nhấ t và thứ hai. Chương trình
Giảng da ̣y Kinh tế Fullbright.
5. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009). Khủng hoảng tài chính, thất bại của chính phủ:
Cần bổ sung khung lý thuyết mới để điều chỉnh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn
chặn suy giảm kinh tế kinh tế Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 107-114.
6. Gavin, M., and Hausman R (1995). The Roots of Banking Crises: The Macroeconomic
Context. Paper presented at the Conference on Banking Crisis in Latin America, Washington,
D.C.
7. Krugman, P.R. (1979). A Model of Balance of Payment Crisis. Joumal of Money, Credit and
Banking 11 (August) 311-24.
8. Velasco, A. (1987). Financical Crises and Balance of Payments Crises. Journal of Development
Economics 17: 263-83.
9. Enrique G. Mendoza and Vincenzo Quadrini (2009), Financial Globalization, Financial Crises
and Contagion. The Carnegie-Rochester Conference on Public Policy, April 17-18, 2009 at the
University of Rochester.
10. Alicia Girón and Eugenia Correa (1999), “Global financial markets: Financial deregulation and
crises", International Social Science Journal, Blackwell Publishers / UNESCO, vol. 160, june
1999.
11. Ken Waller (2010), Globalisation and Global Financial Crises. Training Workshop Grand
4


Formosa Regent Taipei Chinese Taipei 24 May 2010.
12. Justina Banyt and Vilma Raišyt. Global financial crisis: Reasons, Effects and Solutions.
13. Galina Hale (2011), Evidence on Financial Globalization and Crisis: Capital Raisings.
F. Câu hỏi thảo luận cho chuyên đề:
Phân biệt những điểm khác nhau giữa khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế, những
dấu hiệu của khủng hoảng tài chính và phân biệt các dạng khủng hoảng tài chính.
Các dạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới và nhận dạng
các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong thời gian gần đây.

Sự phát triển của các lý thuyết về khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ.
2. CHUYÊN ĐỀ 2 – Các cuộc khủng hoảng tài chính điển hình trong thời gian từ những năm 1980

đến nay
A. Mục tiêu của chuyên đề:
Chuyên đề nhằm cung cấp cho người học về diễn biến và hậu quả của một số cuộc khủng
hoảng tài chính điển hình xảy ra trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới từ những năm 1980 trở lại đây,
luận giải về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, các giải pháp ứng phó của các nước trong và
sau khủng hoảng.
Qua nghiên cứu chuyên đề, người học có thể phát hiện những hướng nghiên cứu mới như nhận
dạng và tìm ra những đặc trưng của các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong thời gian này; phân
tích, đánh giá những giải pháp ứng phó của các nước khi khủng hoảng xảy ra dựa trên các lý thuyết về
khủng hoảng tài chính, tiền tệ; những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu khủng hoảng tài chính
ở từng quốc gia, khu vực cụ thể…
B. Nội dung của chuyên đề:
B1. Tóm tắt nội dung:
Nội dung của chuyên đề tập trung bàn về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của các cuộc khủng
hoảng tài chính tiêu biểu đã xảy ra trong khoảng thời gian từ thập niên 1980 trở lại đây. Cụ thể là các
cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng nợ các nước châu Mỹ Latinh thập niên 1980; Khủng hoảng ở Mexico
1994-1995; Khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á 1997 – 1998; Khủng hoảng ở Argentina 2001 –
2002; Khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 -2009 và Khủng hoảng nợ công châu Âu (2009). Đồng thời,
chuyên đề cũng phân tích về phản ứng chính sách của các nước trong và sau khủng hoảng cùng tác
động của chúng đến tình hình kinh tế các nước.
B2. Nội dung chi tiết:
2.1. Khủng hoảng nợ các nước châu Mỹ Latinh thập niên 1980
2.1.1. Bối cảnh kinh tế trước khi xảy ra khủng hoảng
Nội dung tiểu mục trình bày bối cảnh kinh tế các nước châu Mỹ Latinh trước khi xảy ra cuộc
khủng hoảng nợ.
2.1.2. Diễn biến và hậu quả
Nội dung tiểu mục mô tả diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ các nước châu Mỹ Latinh trong

thập niên 1980 và những hậu quả của nó.
5


2.1.3. Phản ứng chính sách của các quốc gia Mỹ Latinh trong và sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục phân tích phản ứng chính sách của các nước Mỹ Latinh nhằm đối phó với
cuộc khủng hoảng nợ.
2.2. Khủng hoảng ở Mexico 1994-1995
2.2.1. Bối cảnh kinh tế trước khủng hoảng
Nội dung tiểu mục trình bày bối cảnh kinh tế Mexico trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng đồng
peso.
2.2.2. Diễn biến và hậu quả
Nội dung tiểu mục mô tả diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng đồng peso ở Mexico
trong năm 1994 – 1995.
2.2.3. Phản ứng chính sách trong và sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục luận bàn về những phản ứng chính sách của Mexico nhằm đối phó với
khủng hoảng.
2.3. Khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á 1997 – 1998
2.3.1. Bối cảnh kinh tế các nước Đông Á trước khủng hoảng
Nội dung tiểu mục khái quát tình hình kinh tế các nước Đông Á trước khi xảy ra khủng hoảng
tài chính – tiền tệ.
2.3.2. Diễn biến và hậu quả
Nội dung tiểu mục mô tả diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ từ khi bùng phát ở
Thái Lan (tháng 7 năm 1997), sau đó lan rộng sang các nước khác cũng những hậu quả của nó.
2.3.3. Các chính sách đối phó với khủng hoảng và điều chỉnh sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục bàn luận về các chính sách nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính – tiền
tệ ở các nước Đông Á và những nội dung điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng.
2.4. Khủng hoảng ở Argentina 2001 – 2002
2.4.1. Bối cảnh kinh tế
Nội dung tiểu mục khái quát tình hình kinh tế Argentina trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính

năm 2001 – 2002.
2.4.2. Diễn biến và hậu quả
Nội dung tiểu mục mô tả diễn biến và phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính
ở Argentina 2001 – 2002.
2.4.3. Phản ứng chính sách trong và sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục phân tích phản ứng chính sách của Argentina khi xảy ra khủng hoảng.
2.5. Khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 -2009
2.5.1. Diễn biến
Nội dung tiểu mục mô tả diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007 -2009.
6


2.5.2. Nguyên nhân và hậu quả
Nội dung tiểu mục phân tích những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 –
2009 và những hậu quả của nó.
2.5.3. Phản ứng chính sách trong và sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục phân tích những phản ứng chính sách của Mỹ khi xảy ra khủng hoảng tài
chính và những tác động của các chính sách này.
2.6. Khủng hoảng nợ công châu Âu (2009)
2.6.1. Thực trạng
Nội dung tiểu mục mô tả cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu năm 2009.
2.6.2. Nguyên nhân
Nội dung tiểu mục tập trung phân tích những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công châu
Âu năm 2009.
2.6.3. Hậu quả
Nội dung tiểu mục phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với sự
phát triển kinh tế các nước này.
2.6.4. Phản ứng chính sách của các nước
Nội dung tiểu mục phân tích những chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công của các
nước châu Âu.

2.7. Nhận xét chung về các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong thời gian từ những năm
1980 trở lại đây.
Nội dung mục này đánh giá chung về các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ những năm
1980 đến nay: Những nguyên nhân và những giải pháp ứng phó.
C. Phương pháp giảng dạy chuyên đề: Kết hợp giảng dạy và thảo luận: Giảng viên sẽ giới thiệu
các nội dung chính của chuyên đề, giới thiệu tài liệu đọc và nêu các vấn đề thảo luận; Học viên
tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nội dung thảo luận; Học viên trình bày, thảo luận các nội
dung nghiên cứu trong các buổi thảo luận; Giảng viên giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn
với học viên.
D. Yêu cầu đối với người học:
Người học cần phải nắm rõ nội dung của chuyên đề 1.
E. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Chu Đức Dũng và Nguyễn Ma ̣nh Hùng (Chủ biên, 2011), Bùi Ngo ̣c Sơn, Pha ̣m Anh Tuấ n,
Đinh Công Tuấ n. Khủng hoảng nơ ̣ công trên thế giới và hàm ý đố i với Viê ̣t Nam (chương 2).
Nxb Khoa ho ̣c xã hô ̣i.
2. Vũ Minh Long (2013). Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới nguyên nhân,
diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam. Trung tâm
nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7


3. Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Đức Hiển (2009). Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu hiện
nay và bài học kinh nghiệm trong ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế của một số nước đối
với Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế kinh tế Việt
Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 17-34.
4. Phạm Thị Nguyệt (2009). Cải cách hệ thống ngân hàng một số nước châu Á sau khủng hoảng
tài chính – tiền tệ khu vực: trường hợp Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia (Chương 2). Luận án
Tiến sĩ, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới.
5. Phạm Tất Thắng (2009). Khủng hoảng tài chính toàn cầu, biện pháp ứng phó của các nước và
Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế kinh tế Việt Nam.

Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 35-41.
6. Nguyễn Anh Tuấn (1997), Về cuô ̣c khủng hoảng tiề n tê ̣ ở Đông Nam Á. Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế, số 20.
7. Pha ̣m Thi ̣Túy (2009). Chiń h sách của G-20 nhằ m đố i phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầ u và
những vấ n đề đă ̣t ra hiê ̣n nay. Những vấ n đề Kinh tế và Chiń h tri ̣thế giới, số 6 (182), trang 10.
8. Trần Nguyễn Tuyên (2009). Khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và tác động đối với kinh
tế Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế kinh tế Việt
Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 94-102
9. Bertola L. & Ocampo J.A. (2012), “Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade””, Paper for
Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and
Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study,
University of London.
10. Calvo, G.A., and Mendoza, E.G. (1995) “Reflections on Mexico's Balance of Payments Crisis.
A Chronicle of a Death Foretold.” Preliminary manuscript. College Park and Washington,
D.C.: University of Maryland and Federal Reserve System.
11. Evans, Leslie (2003). "The Crisis in Argentina" UCLA Latin American Center, April 2003.
12. Featherstone, K. (2011), “The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A Failing State in a
Skewed Regime”, Journal of Common Market Studies, Vol. 49, No. 2, pp. 193-217.
13. Hale, D. (1995) Lessons from the Mexican Peso Crisis of 1995 for International Economic
Policy. Preliminary manuscript. Vienna: Oesterreichische Nationalbank.
14. Ken Waller (2010), Globalisation and Global Financial Crises. Training Workshop Grand
Formosa Regent Taipei Chinese Taipei 24 May 2010.
15. Krueger, Anne (2002). Crisis Prevention and Resolution: Lessons from Argentina.
International Monetary Fund.
16. Mancera, M. (1997) “Problems of Bank Soundness: Mexico's Recent Experience.” Banking
Soundness and Monetary Policy: Issues and Experiences in the Global Economy. Papers
presented at the 7th Seminar on Central Banking, Washington, D.C., 27-31 January. IMF and
Monetary and Exchange Affairs Department.
17. John Marshall (2009). The financial crisis in the US: key events, causes and responses. House
of commons library. Reseach papaer 09/34.

8


18. Nelson, R.M., Belkin, P. & Mix, D. E. (2010), “Greece’s Debt Crisis: Overview, Policy
Responses and Implications”, CRS Report for Congress.
19. Nunnenkamp, P. (1998), “Dealing with the Asian Crisis: IMF Conditionality and Implications
in Asia and Beyond”, Intereconomics, Vol. 33, pp. 64-72. 70.
20. Suchitra Punyaratabandhu (1998). Thailand in 1997: Financial Crisis and Constitutional
Reform, Asian Survey, Vol. 38, No. 2, A Survey of Asia in 1997: Part II (Feb., 1998), pp. 161167, University of California Press.
21. Steven Radelet and Jeffrey Sachs (1998), The onset of the East Asian Financial crisis, NBER
working paper series.
22. Theberge, A. (1999), “The Latin American Debt Crisis and Its Historical Precusors”, Seminar
paper, Columbia State University.
23. Robert Wade (1998). The Asian Debt - and - development Crisis of 1997 -1998: Causes and
Consequences. World Development Vol. 26, No. 8,pp, 1535 -1553, 1998.
F. Câu hỏi thảo luận cho chuyên đề:
So sánh đặc điểm, nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng nợ các nước châu Mỹ Latinh trong
thập niên 1980 và khủng hoảng tài chính ở Argentina 2001 – 2002.
Phân tích phản ứng chính sách của các nước Đông Á khi xảy ra khủng hoảng tài chính và các
biện pháp điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Á.
Phân tích diễn biến và tác động của khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007 – 2009). Phân tích
nguyên nhân của khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007 – 2009). Phản ứng chính sách của các nước khi
xảy ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007 – 2009).
3. CHUYÊN ĐỀ 3 – Bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách với Việt Nam

A. Mục tiêu của chuyên đề:
Chuyên đề trang bị cho người học những bài học kinh nghiệm chung nhất rút ra từ nghiên cứu
các cuộc khủng hoảng tài chính điển hình trên thế giới từ những năm 1980 đến nay.
Từ nghiên cứu, người học có thể đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những bài học kinh nghiệm từ các
cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước và luận giải khả năng vận dụng với Việt Nam.

B. Nội dung của chuyên đề:
B1. Tóm tắt nội dung:
Nội dung của chuyên đề tập trung bàn luận về những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ
nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu xảy ra trên thế giới từ những năm cuối thập niên
1980 đến nay, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm về giảm thiểu nguy cơ dẫn đến khủng hoảng và
các giải pháp ứng phó trong khủng hoảng, các biện pháp điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng tài chính
ở các nước này.
B2. Nội dung chi tiết:
3.1. Những bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua
3.1.1. Bài học về các giải pháp ứng phó với khủng hoảng
9


Nội dung tiểu mục phân tích những bài học về sử dụng các công cụ của chính sách tài khoá và
các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính ở các nước.
3.1.2. Bài học về điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng
Nội dung tiểu mục phân tích những bài học về điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng tài chính ở
các nước, tập trung vào các nội dung: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, điều hành chính sách tài chính –
tiền tệ, tái cấu trúc đầu tư công...
3.1.3. Bài học về ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến khủng hoảng
Nội dung tiểu mục phân tích những bài học về ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến khủng hoảng,
bao gồm các bài học về điều hành chính sách tiền tệ, bài học về chính sách tỷ giá, bài học về kiểm soát
nợ công, bài học về kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài...
3.2. Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính ở Việt Nam và những gợi ý chính sách
3.2.1. Nguy cơ từ bên trong
Nội dung tiểu mục phân tích về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại và thực
trạng nợ công ở Việt Nam thời gian gần đây
3.2.2. Nguy cơ từ bên ngoài
Nội dung tiểu mục phân tích những nguy cơ từ bên ngoài có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính
ở Việt Nam.

3.2.3. Một số gợi ý chính sách với Việt Nam
Nội dung tiểu mục phân tích một số gợi í chính sách với Việt Nam nhằm ngăn chặn nguy cơ
dẫn đến khủng hoảng tài chính.
C. Phương pháp giảng dạy chuyên đề: Kết hợp giảng dạy và thảo luận: Giảng viên sẽ giới thiệu
các nội dung chính của chuyên đề, giới thiệu tài liệu đọc và nêu các vấn đề thảo luận; Học viên
tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nội dung thảo luận; Học viên trình bày, thảo luận các nội
dung nghiên cứu trong các buổi thảo luận; Giảng viên giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn
với học viên
D. Yêu cầu đối với người học:
E. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
1. Lê Viết Tùng (2013). Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam. Tạp chí Cộng
sản
điện
tử.
/>2. Jonathan Pincus. Khủng hoảng nợ châu Âu. Ghi chú bài giảng 22 Kinh tế Vĩ mô, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
3. Phạm Trần Lê (2013). Bài học từ chuỗi khủng hoảng nợ công trên toàn cầu. Tạp chí Tia sáng
/>4. Nguyễn Minh Phong (2011). Nợ công ở châu Âu và bài học về quản lý nhà nước.
/>
10


5. Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Đức Hiển (2009). Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu hiện
nay và bài học kinh nghiệm trong ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế của một số nước đối
với Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế kinh tế Việt
Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, tr 17-34.
6. Kiều Hữu Thiện (2013). Quản lý nợ công: Nhìn từ bài học Áchentina.
/>7. Krueger, Anne (2002). Crisis Prevention and Resolution: Lessons from Argentina.
International Monetary Fund. />8. Byron Gangnes (1998). The Asian Crisis: Toward Recovery and Reform. Report on a United
Nations Expert Group Meeting Department of Economic and Social Affair, New York, March

17 -18, 1998.
9. Raghuram G. Rajan and Luigi Zingales, Which capitalism? Lessons from the East Asian crisis
/>10. Hale, D. (1995) Lessons from the Mexican Peso Crisis of 1995 for International Economic
Policy. Preliminary manuscript. Vienna: Oesterreichische Nationalbank.
11. Mancera, M. (1997) “Problems of Bank Soundness: Mexico's Recent Experience.” Banking
Soundness and Monetary Policy: Issues and Experiences in the Global Economy. Papers
presented at the 7th Seminar on Central Banking, Washington, D.C., 27-31 January. IMF and
Monetary and Exchange Affairs Department.
F. Câu hỏi thảo luận cho chuyên đề:
Những bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ những năm 1980.
Bài học kinh nghiệm về việc sử dụng các gói kích cầu ở các nước khi xảy ra khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008.
Phân tích những nguy cơ có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Việt Nam hiện nay.
Xác nhận của Bộ môn phụ trách
TRƯỞNG BỘ MÔN

Xác nhận của Khoa/Viện
TRƯỞNG KHOA/VIỆN

TS. Trần Khánh Hưng

PGS.TS. Vũ Kim Dũng

11



×