Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN thiết kế bài học tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.91 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“THIẾT KẾ BÀI HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2 THEO HƢỚNG ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC”


MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã thấy, thay sách mới cho bậc học phổ thông là một ván đề nóng hổi đang
được cả nước quan tâm.
Tự hào là người giáo viên tiểu học, người trực tiếp đưa chương trình sách mới tiểu học
vào thực tiễn, đem những đổi mới, hiện đại đến với học sinh tiểu học nhằm đưa chất
lượng giáo dục tiểu học lên một tầm cao mới. Chúng tôi, những người đang giảng dạy
chương trình sách mới thấy rõ những ưu điểm nổi trội của sách mới và cũng thấy được
những đòi hỏi cao đối với người dạy về việc phát huy triệt để ưu thế cuả sách mới, phát
triển khả năng của học sinh ở mức độ cao nhất.
Bởi vậy, để tránh những lúng túng vf khó khăn trong dạy học, bởi sự mới lạ của sách
mới; giúp người dạy, người học tiếp cận và nhanh chong quen thuộc với toàn bộ chương
trình tiểu học mới, dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi
đã lựa chọn nghiên cứu môn tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học ở bậc tiểu học,
với đề tài" Thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học"
2- Lịch sử vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước ta và Bộ
giáo dục đào tạo đặt ta từ những năm 90. Đã không ít những đề tài nghiên cứu khoa học
lớn nhỏ của các nhà khoa học, nhà giáo,… và rất nhiều các cuốn sách, tài liệu trình bày
về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học như: " Đổi mới nội dung và phương pháp
giáo dục ở tiểu học" - Nguyễn kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng - NXBGD 1998, " Dạy văn
cho học sinh tiểu học" - Hoàng Hoà Bình - NXBGD 1999,…. Đặc biệt đáng quan tâm là
nội dung đổi mới phương pháp dạy học được cụ thểt hoá trong các tài liệu tập huấn thay
sách cho giáo viên tiểu học từ năm 2001 đến nay và sách Giáo viên của tất cả các lớp, các


môn học ở tiểu học. Song đó chỉ là những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp trong
dạy học nói chungcòn việc vậndụng trong thực tế một cách cụ thể như thế nào lại phụ
thuộc vào năng lực giáo viên trình đọ hoc sinh , điều kiện học tập,…
Trên cơ sở những lý luận đã có, tôi tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và thử nghiệm
với đối tượng học sinh lớp 2 và tìm ra những biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học thiết thực, có hiệu quả nhất trong việc dạy học phân môn tập đọc lớp 2.
3- Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm
nâng cao chất lượng giờ học.
4- Nhiệm vụ nghiên cứu:


- Khái quát cơ sỏ lý luận của đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc
- Phân tích thực trạng dạy học môn tập đọc lớp 2, thực trạng nhanạ thức về đổi mới
phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học.
- Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm
nâng cao chất lượng giờ học.
5 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn Tập đọc lớp 2, trường tiểu học ………..
6- Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra, quan sát, đàm thoại
- Phân tích tổng hợp
- Thực nghiệm, kiểm chứng


NỘI DUNG
1 - Cơ sở lý luận
1.1- Cơ sở tâm sinh lý, đặc điểm tâm lý học dinh tiểu học:
Học sinh tiểu hcọ - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của cơ thể đang phát triển.

Trong đó, các cơ quan đang phát âm , ngôn ngữ phát triển mạnh , phù hợp với sự tiếp
nhận và thực hiện dễ dàng hoạt động mới theo chức năng của chúng.Chức năng phát âm
- tập đọc.
Khả năng nhận thức, tư duy,tưởng tượng,tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang
được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang được phát triển.
Học sinh tiểu học hông nhiên, ngây thơ, trong sán, hiếu động,tò mò, thích hoạt độn, khám
phá, thường độc lập, tự làm việc theo hứng thú của mình.
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, đưcợ trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhát
nghe theo ; sự phát triển nhân cách hoc sinh tiểu học phụ thuộc phần lớn vào qúa trình
dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường tiểu học.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp là bước đầu đem đến sự
vận động khoa học cho bộ não và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh
hoa văn hóa, cảm thụ văn học,rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng
cho trẻ, định hướng con đường phát triển, hình thành nhân cách trẻ ; phát triển khả năng
học tập các môn học khác, là điều kiện phát triển toàn diện học sinh tiểu học.
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc và phụ thuộc quá trình giáo
dục cuả người thầy tiểu học mà trong đó phương tiện là nghe, đọc , nói , viết, có được
nhờ học tap đọc. Dạy học tập đọc đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù
hợp với đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp sự phát triển tiến bộ của khoa họ, xã
hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh tiểu học và tăng cường giá trị giáo dục
đạo đức, nhân cách trẻ.
1.2- Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc:
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ như: Chữ
viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ - câu - đoạn - văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình
cảm ngôn ngữ. Đó chính là những vấn đề gắn bó vưới việc dạy và học Tập đọc của thầy
trò trường tiểu học.


Văn học là nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức, lý tưởn, tình yêu.
Nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tam hồn con người thêm phong phú,

sâu sắc.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy học sinh biết đọc đúng: Tiếng, từ, câu, chữ,
hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình
cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tam hồn và có
hành động đẹp nghĩa là học sinh biết đọc đúng chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học.
Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề về ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố
then chốt trong quá trình dạy học Tập đọc. Nghĩa của từ, nghĩa của từ trong văn cảnh,
nghĩa của câu, đoạn, bài văn. Khái quát lên nó là ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Làm
sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một cáh tự nhiên, có cảm xúc, có sự cảm thụ cảm
nhạn đúng - sai, tốt - xấu, để các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn học phát triển
tâm hồn phong phú. Đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo
của người thầy tiểu học. Dạy tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo càng hiệu quả khi ta
nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ và văn học.
1.3 - Cơ sở giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển:
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành
năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc thể hiện ở 4 yêu cầu về chất lượng của" đọc", đó
là : đọc đúng, đọc nhanh, độc có ý thức( đọc hiểu) và đọc hay( đọc diễn cảm). Cần phải
hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bạc khác nhau. Đầu tiên là trong giải mã
chữ - âm một cách sơ bộ tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ,
câu " chìa khoá" ( chốt, trọngyếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những
bài văn: biết phát hiện ra những yếu tố "văn" và đánh giá được giá trị của chúng trong
việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với
văn bản.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp
và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Dạy Tập dọc phải làm cho học sinh thích
đọc và thấy được rằng khả năng đọc có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Đọc là một
trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ và phát triển.
Nhiệm vụ thứ ba của Tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức
văn học cho học sinh. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái
thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình

ảnh… Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng dạo đứec mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu
thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó thực hiện cả 3 nhiệm vụ : giáo
dục, giáo dưỡng và phát triển.


Như vậy, ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng phoả
dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của môn tập đọc trong nhà trường tiểu học: Giáo
dưỡng - giáo dục và phát triển.
2 - Cơ sở thực tiễn:
2.1 - Khảo sát tài liệu dạy - học môn tập đọc lớp2:
2.1.1- Tài liệu học tập của học sinh:
Tài liệu học tập của học sinh đối với môn học Tiếng Việt lớp 2 gồm SGK và vở bài tập,
song do vở bài tập Tiếng Việt kông biên soạn bài tập cho phân môn Tập đọc nên ta chỉ
xem xét Tập đọc trên SGK Tiếng Việt lớp 2.
Với tổng số 93 văn bản tập đọc được dạy - học trong 124 tiết/ 31 tuần thực học ( khôngkể
4 tuần ôn tập ) phân môn Tập đọc lớp 2 được chia ra các mảng với 15 chủ điểm cụ thể.
- Tiếng Việt lớp 2 - tập 1 với các bài tập đọc tập trung vào các mảng: Học sinh - nhà
trường - gia đình, với 8 chủ điểm : Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, ông bà,
cha mẹ, anh em , bạn trong nhà.
- Tiếng việt lớp 2 - tập 2 với các bài tập đọc tập trung vào các mảng: Thiên nhiên- Đất
nước , với 7 chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ,
Nhân dân.
( Mỗi chủ điểm được học trong 2 tuần được gọi là một đơn vị học)
* Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có nhiều ưu điểm:
- Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn ; kênh hình chiếm khối lượng lớn, rõ
nét, hình ảh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn.
- Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giao tiếp rõ rệt, chứa
đựng tình cảm cảm động hay vui nhộn, cuốn hút.
- Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ hiểu, dễ cảm nhận
và xúcđộng. ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, sâu

sắc.
- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay dạng gợi mở, bộc lộ ý kiến
cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến khó ; từ nhắc lại,nhớ lại
đến tư duy độc lập sáng tạo để có ý thức, có hành động đúng.
2.1.2 - Sách giáo viên:
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 hướng dẫn quy trình thông thường dạy một bài tập đọc
như sau:


A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
- Giới thiệu bài
- Luyện đọc đúng
+ Đọc từng câu kết hợp luyện phát âm
+ Đọctừng đoạn kết hợp tìm hiểu nghĩa từ
+ Đọc nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm
+ Đọc đồng thanh
- Hướng dẫn tìm hiểu bài ( đọc hiểu, trả lời các câu hỏi theo SGK )
- Luyện đọc lại và học thuộc lòng( nếu có)
- Củng cố, dặn dò.
2.2 - Thực trạng dạy học môn Tập đọc lớp 2:
Hầu hết các giáo viên đều dạy học phụ thuộc vào sách giáo viên, khô gmạnh dạn thauy
đổi , điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ lệch hướng,… Vì thế,
các giáo viên cho rằng:" Dạy theo sách hướng dẫn là tốt nhất". Cứ theo cách đó thì các
giờ tập đọc đều được dạy theo một khuôn mẫu, rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Nó có ưu
điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại có nhiều nhược điểm là xa rời thực tế, tách
rời học sinh , giờ học khô khan, rời rạc. Bởi vậy, thực tế chất lượng học sinh chưa cao,
khả năng đọc , hiểu, cảm thụ hình thành ý thức và hành động ở học sinh chưa đáp ứng
thoả đáng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của nhà trường và gia đình.

Khảo sát chất lượng học sinh lớp 2 tháng 12/2005
Lớp

Đọc đúng

Hiểu
bản

SL

%

SL

TSHS

văn

Cảm thụ

Hành động
thẩm mĩ

%

SL

%

SL


%

2A

25

22

88

21

84

14

56

12

48

2B

25

23

92


21

84

13

52

11

44


3 - Các biện pháp dạy học theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học khôngđược hiểu là máy móc là dạy học bó buộc: phải có
phiếu bài tập, phải hoạt độngnhóm, phải chơi trò chơi,… không phải là tìm ra phương
pháp dạy học mới. Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy những ưu điểm tích cực của
các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các hình thức tổ chức cho học sinh
học tập một cách tự lực, tích cực nhất.
Chúng ta đều beíet trong điều kiện cụ thể của mỗ đại phương, mỗi nhà trường, mỗi lớp
học đều mang những đặc thù riêng đòi hỏi người dạy học jphaỏi vận dụng cái đổimới vào
điềukiện cụ thể cho hiệu quả. Đó mới thực sự là dạy học đổi mới. Đổi mới phương pháp
dạy học không chỉ dừng ở vận dụng nó đòi người giáo viên phảo năng động sáng tạo để
có những thay đổi, để có những giờ học mới lạ hấp dẫn, hiệu quả.
Để thiết kế bài tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học chúng ta phải tìm
được các biện pháp dạy học theo định hướng đổi mới, phải tìm được các hình thức dạy
học đổi mới cụ thể để đưa vào kế hoạch bài học khi thiết kế.
3.1. Tăng cƣờng đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng cho học sinh.
3.1.1. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc

Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu phù hợp. Đó là việc thể hiện
giọng đọc, ngắt giọng diễn cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ của âm thanh.
Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngư điệu để phô diễn cảm xúc bài học. Phải hoà nhập tâm
hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu
phù hợp. Văn bản qui định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu
đọc theo chủ quan của mình vào văn bản. Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao có tình
cảm sâu lắng, tâm nhập, lây truyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng
tượng cho các em.
3.1. 2. Hƣớng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt, khéo léo.
Dạy đọc, hướng dẫn học sinh phải vừa mang tính đại trà vừa mang tính cá thể hoá. Đặc
biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế sách giáo khoa với mục tiêu dạy hoạt động giao tiếp cho
học sinh. Dùng sách giáo khoa để đọc, quan sát tranh, phân tích tìm tòi nội dung ý
nghĩa….
Bước 1 : đọc từng câu
Học sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi và phát hiện nhữnh từ
học sinh đọc sai( khó đọc) để luyện phát âm. Yêu cầu học sinh độc lại cả câu chứa từ đó
để học sinh xác định đúng cách đọc trong văn cảnh.


Chẳng hạn bài "danh sách học sinh tổ 1" lớp 2, phần ngày sinh"5-3-1996". Học sinh đọc
năm 1996 "năm một chín chín sáu " là chưa chính xác, nếu học sinh không phát hiện thì
giáo viên cần nhắc nhở và đươa ra để các em luyện đọc cho đúng " năm một nghìn chín
trăm chín mươi sáu", sau đó cho học sinh đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó.
Chú ý khi gặp lời thoại, nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắc học sinh đọc
liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm 2,3 câu để 2,3 học sinh đọc.
Ví dụ bài "có công mài sắt , có ngày nên kim" - lời bà cụ giảng giải cho cậu bé: " Mỗi
ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tý, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi
ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài."
Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp
Từng học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau đến hết bài học ( với những văn bản không

chia đoạn, giáo viên có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để học sinh luân phiên đọc), cả
lớp theo dõi nhân xét bạn đọc về phát âm, giọng đọc, ngữ điệu,…Giáo viên tổ chức cho
các em luyện đọc kỹ câu dài, câu "chốt" của bài văn để ngắt nghỉ đúng ý nghĩa của câu,
đồng thời là cơ sở cho việc hiểu, cảm htu văn bản. Ngoài ra, có thể chọn một đoạn chính(
có ý nghĩa khái quát hoặc khó đọc) để luyện kỹ hơn, nhiều hơn.
Ví dụ: bài "Sự tích cây vú sữa"
Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc câu văn: Cởu đi la cà khắp nơi/ chẳng nghĩ đến mẹ ở
nhà / mỏi mắt mong chờ"; "Lá một mắt xanh bóng/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc /
chờ con." đay cũng là các câu văn " chốt"của bài, nói lên tình cảm yêu tương của ngưởi
mẹ.
Trong khi đọc ddoaj, học sinh kết hợp tìm hiểu nghĩa từ với cá cách như sau:
- Dùng tranh ảnh vật thật
Nêu ví dụ, tình huống, câu chuyện nói lên ý nghĩa của từ.
-Đặt câu có từ đó đẻ giải thích.
- Tìm từ cùng nghĩa để thay thế, từ trái nghĩa để phủ định.
- Dùng cử chỉ, động tác, cách biểu hiện để mưu tả.
-Định nghĩa từ.
Bước 3: Đọc từng đoạn theo nhóm ( Đọc luân phiên các bạn trong nhóm, do học sinh
tự điều khiển)
Mục đích: Học sinh được luyện đọc tự giác, tích cực,tự nhiên, chủ động, có thể học tập
lẫn nhau.


* Lưu ý với các nóm học sinh:
- Điều khiển đểt tất cả các bạn trong nhóm được đọc lần lượt
- Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm không ảnh hưởng đến nhóm khác
- Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa.
- Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ nhiều hơn
Trong hoạtđộng đọc nhóm, giáo viên phải thường xuyên quan tâm , giúp đỡ, hỗ trợ để
các nhóm hoạt động có hiệu quả. Vài lần đầu giáo viên chọn cử nhóm trưởng sau cho học

sinh tự cử và luân phiên nhau làm nhóm trưởng để tát csr các em đều được làm quen với
công việc tổ chức, được rèn luyện khả năng nói và giao tiếp , rèn luyện thói quen mạnh
dạn trước đám đông , năng động , hào hứng học tập tích cực, hiệu quả.
Bước 4: Thi đua giữa các nhóm:
Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc nhóm. Thi đọc tạo sự hào hứng, phán
khởi học tạp cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú về hình thức tổ chức.
- Thi đại diện : mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài học( có thể là đọc thuộc lòng phối
hợp cử chỉ , động tác..)
- Thi tập thể: đọc đồng thanh,đọc tiếp sức , đọc theo cặp, đọc theo vai..
* Lưu ý việc đánh giá kết quả cần đảm bảo tính động vien, khích kệ coi trọng sự tiến bộ
của học sinh. Cuối cùng có bình chọn vị trí xuất sắc nhất để đọc mẫu cho cả lớp học tập.
Bước 5 :Đọc đồng thanh
Đây là bước củng cố, đọc chung thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốc độ nhịp điệu,
giọng điệu đểt những em đọc chưa chuẩn sẽ tự điều chỉnh cho đúng và hay. Giáo viên
hướng dẫn cácd em đọc vừa phải, đủ nghe trnhs đọc to quá gây ầm ĩ. Đọc đồng thanh chỉ
nên áp dụng vơi các văn bản đọc có nội dung miêu tả, truyện vui ,thơ, không nên đọc
đồng thanh các văn bản thông thường ( dạng hành chính) hoặc văn bản có nội dung buồn,
xúc động cần giọng đọc nội tam, sâu lắng.
3.2 - Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc:
Bước 1 : Học sinh đọc thầm tự trả lời câu hỏi:
Đây là bước để học sinh chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội dung bài đọc, là
khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thoi quen tự giác, tự lực học tập, giúp các
em chủ động trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Có thể có nhiều hình thức tổ chức hoạt động
này:
- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi


- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn
- Cá nhân đọc thầm, trao đổi hoàn thiện nội dung trả lởi theo nhóm
Bước 2 : Đàm thoại trước lớp ( tìm hiểu bài )

- Vơi hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung thêm các câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt hợc tách nhỏ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh . Một nội dung
rất quan trọn là liên hệ, vận dụng thực tĩên và hình thành ý thức, thái độ ứng xử đúgn
mực trong cuộ sống hàng ngày. Đó không chỉ là việc làm giáo dục tình cảm, cảm xúc
thẩm mĩ văn học cho học sinh mà còn là giáo dục đạo đức, giáo dục vệ sinh môi trường,
giáo dục nhân văn … cho các em .
Ví dụ:
Sau khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài: " Mẩu giấy vụn" giáo viên đưa thêm tình huống
cụ thể như: Nhận xét về công tác vệ sinh của lớp tavà nêu trách nhiệm của mình trong
công tác này.
Như vậy học sinh mới có ý thức quan sát nhận xét và làm tốt hơn công tác vệ sinh trường
lớp.
Với bài " Tự thuật" có thể thêm các yêu cầu: về nhà em hãy viét tự thuật về mình ( học
sinh được làm quen với viết văn bản, chính là giao tiếp bằng văn bản)
* Chú ý: Trong qúa trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giao viên cần khai thức tốt
những từ " nút", câu " chìa khóa" chứa đựng nội dung ý nghĩa của bài. Những từ, câu đó
thường không được sách hướng dẫn đề cạp mà phải do giáo viên tự tìm ra qua quá trình
thâm nhập, cảm nhận bài đọc. Giáo viên càn tạo ra các tình huống hoặc dùng câu hỏi mở
để học sinh liên tưởng, tưởng tượng để hiểu được ý nghĩa của nó trong văn cảnh và "
cảm" được cái nhân văn sâu sắc, lớn lao.
Ví dụ: Trong bài " Mẹ " có câu:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Học sinh giải nghĩa từ " giấc tròn" : giấc ngủ ngon làh đầy đặn
- Giáo viên gợi thêm: Nhờ đâu con nghủ ngon lành trong thời tiết nóng nực?
( Nhờ mẹ thực , mẹ quạt , mẹ ru ) . Em hãy tả về hình ảnh người mẹ trong khung cảnh
ấy? Như vậy học sinh có cảm xúc, xúc động và cảm nhận được tình yêu thương sự hi sinh
của mẹ dàng cho mình.
3.3 - Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc lại:



Luyện đọc lại và học thuộc lòng( nếu có) là bước cuối cùgn trong giờ tậ đọc , là bước
củng cố kỹ năng đọc toàn bài, bước kiểm tra cuối cùng việc rèn kỹ năng đọc của học sinh
trong một giờ tập đọc. Bởi thế lúc này đọc phải thể hiện rõ chất lượng cao. Ngoài đọc
đúng, đọc trôi chảy học sinh phoả bước đàu diễn tả đưcợ bài đọc ở mức độ ngắt nghỉ
đúng, giọng điệuphù hợp, thể hiện đượctình cảm, cảm xúc của bài . Đọclại và nghe đọc
lại sẽ giúp các em cảm thụ bài sâu sắc hơn. Tăng cường cá thể hoá học sinh, phát huy
khả năng và sự tiến bộ của các em ở mức độ cao nhất, chú ý nhièu đến những học sinh
kém hơn.
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh nêu cahc đọc( giọng đọc, điểm nhấn giọng, ngắt nghỉ, nhịp điệu đọc, biểu hiện
cử chỉ thái độ, ánh mắt, nét mặt)
- Học sinh thi đọc cá nhân hoặc phân vai, đọc tự chon câu, đoạn em thích…
- Thi đọc thuộc lòng diễn cảm ( với các bài học thuộclòng)
3.4 - Xây dựng khôngkhí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh thông qua tổ chức
trò chơi học tập:
Trong giờ học vẫn những hoạt động ấy, các bước dạy học ấy, nếu giáoviên biết làm cho
nó hấp dẫn hơn, vui hơn thì học sinh sẽ hào hứng học,say mê tích cực hơn, giờ học sẽ đạt
hiệuquả cao hơn. Muốn vậy hãy làm cho những hoạt động ấy mang tính chất của trò chơi.
Ví dụ:
* Giới thiệubài " Gọi bạn"
Chơi trò chơi : một học sinh băt chước tiếng kêu của dê" bê..bê.."
Giáo viên nêu: Vì sao dê lại kêu như vậy nhỉ? Chúng mình cùng giải đáp câu hỏi này
bằng bài học" Gọi bạn" hôm nay nhé!
* Luyện đọc bài " Một trí khôn hơn trăm trí khôn"
Chồn, gà rừng, mỗi con một vật có một giọng điệu nói chuyện khác nhau.Các con hãy
đọc và thi xem ai thể hiện đúng giọng của mỗi con vật nhé!
* Tìm hiểu bài:" Quả tim khỉ"
Câu hỏi 5: Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật. Giáo viên tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi thi tìm từ : hai nhóm thi, một nhóm tìm từ chỉ tính nết của khỉ, một

nhóm tìm từ chỉ tính nết của cá sấu. Sau đó hai nhóm viết kết quả lên bảng để thi xem
nhóm nào tìm được nhiều hơn và đúng hơn.
* Củng cố bài" Tìm ngọc"


Làm động tác mô tả một hành động, việc làm của một con vật ( chó, mèo, quạ) mà em
thích và giải thích. Từ đó rút ra nhận xét về nhân vật.
Như vậy, ta thấy ở bất cứ phần nào, giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi học tập cho
học sinh để các em hào hứng hơn, cố gắng hơn. Giáo viên có thể lựa chọn một trong các
hình thức tổ chức như:
- Sắm vai nhân vật
- Thi tìm nhanh, phân loại, xác định đúng, tìm tiếng từ, nối từ ngữ, thi thuộc nhanh.
- Xem tranh: quan sát, phân tích, nhận xét, phát hiện kiến thức mới…
- Thao tác trên đồ vật,làm động tác thể hiện, biểu diễn…
- Rút thăm phiếu học tập với các nội dung khái quát bài, củng cố, xử lý tình huống,liên hệ
thực tế, bài tập trắc nghiệm nhanh…
Trò chơi học tập phải nhịp nhàng, ăn khớp với nội dung hoạt động học tập của học sinh
và tránh lạm dụng tràn lan.
4 - Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2:
Đổi mới phương pháp dạy học,hình thức dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đúng nội dung tư tưởng, mục tiêu bài học
- Hướng vào hoạt động giao tiếp tích cực của học sinh
- Đảm bảo tính khoa học và vừa sức, tính phổ biến và cá thể hoá
- Sử dụng triệt để ưu thế của SGK
4.1- Phần kiểm tra bài cũ:
- Đọc một đoạn văn ( tự chọn hoặc theo chỉ định của giáo viên) và liên hệ bản thân.
- Quan sát tranh trong bài ,nêu ý nghĩa
- Đọc đoạn em thích, nêu ý nghĩa
- Đọc phân vai - em chon bạnđể đọc cùng để hỏi và trả lời câu hỏi
- Đọc (trình bày) bài tập em làm ở nhà

4.2 - Phần giới thiệu bài mới:
- Kể chuyện có liên quan để giới thiệu bài
- Dùng động tác, cử chỉ điệu bộ, tiến kêu, thao tác( hát, vẽ..)
- Thông qua một sự việc thức tế trong lớp, học sinh…


- Học sinh thực hiện trò chơi học tập để giới thiệu bài
- Đóng vai, mượn lời nhân vật trong bài để giới thiệu.
4.3 - Phần bài mới:
4.3.1 - Luyện đọc:
- Chọn từ luyện đọc theo khả năng phát âm của lớp
- Chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện đọc
- Chọn câu, đoạn khó đọc hoặc " câu chốt" để luyện kỹ, lưu ý cách ngắt nghỉ khi không
có dấu câu ( ngắt nghỉ tâm lý, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa)
- Phân công nhóm, đôi đọc và phân vai hợp lý ( luân phiên nhóm trưởng điều khiển)
4.3.2- Tìm hiểu bài:
- Bổ sung câu hỏi để học sinh trả lời theo trình tự diễn biến nội dung truyện - bài đọc
- Bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế
- Tìm từ "chốt" để giải nghĩa theo vưn cảnh nhằm khái quát ý nghĩa tư tưởng bài đọc.
- Quan sát tranh, phân tích để khái quát ý nghĩa, nội dung bài học
4.3.3 - Luyện đọc lại và học thuộc lòng( nếu có)
- Chọn học sinh có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp nghe
- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp, phối hợp cử chỉ điệu bộ
- Kiểm tra và èn đọc nhiều cho đối tượng học sinh trung bình, yếu( đánh gía nhìn vào sự
tiến bộ của từng cá nhân)
- Quan tâm đầu tư hướng dẫn nâng cao cho học sinh có khả năng phát triển
- Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn rồi chép lại cho thuộc cả bài
4.4 - Phần củng cố:
Học sinh thực hiện
- Nêu khái quát nội dung ý nghĩa

- Nói một câu về chủ đề, nội dung bài học theo suy nghĩ của em
- Nêu điều em học tập được sau bài học
- Nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài
- Liên hệ bản thân, vận dụng thực tế


- Làm bài tập trắc nghiệm
- Làm một việc, một hành động tốt theo nội dung giáo dục của bài học
- Dự đoán tình huống câu chuyện, diễn biến tình cảm nhân vật sẽ phát triển.
5- Thiết kế bài Tập đọc theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học và thể nghiệm
dạy học:
5.1- Thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạyhọc:
Tập đọc: GỌI BẠN
A- Mục tiêu:
- Kỹ năng : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó ( thuở nào, sâu thẳm, hạn hán, khắp
nẻo, gọi hoài ), biết ngắt nhịp hợp lý ở các câu thơ, nghỉ hớiau mỗi khổ thơ, biết đọc toàn
bài với giọng tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm và lời gọi tha thiết của Dê
Trắng( hạn hán, lang thang, khắp nẻo, Bê! bê!)
- Kiến thức: hiểu các từ " sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo" thấy đưcợ tình bạn
cảm động, thân thương của Bê Vàng và Dê Trắng
- Thái độ: Có tình cảm yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn
B- Đồ dùng dạy học:
- Cảnh hạn hán
- Một học sinh chuẩn bị bắt chước tiếng kêu của dê
- Bảng phụ chép nội dung khổ thơ 3
C- Các hoạt động dạy và học ( 35 phút)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 4phút)
Kiểm tra kỹ năng đọc, kiến thức hiểu biết về xếp thứ tự và ứng dụng lập danh sách của
học sinh bài học "Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A).
- Đọc các cột mục trong danh sách (1 học sinh).

- Đọc số thứ tự kèm theo tên các bạn trong tổ 1, lớp 2A (1 học sinh) - trả lời câu hỏi: Tên
học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?
- Đọc bài tập ở nhà của em (xếp tên các bạn trong tổ em theo thứ tự bảng chữ cái).
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (1 phút).
- Một học sinh mưựn lời Dê trắng, tôi đi tìm bạn bê Vàng của tôi. Bạn đâu rồi, "Bê! Bê!".


- Giáo viên: Vì sao Dê Trắng đi tìm Bê Vàng, Dê Trắng tìm bạn như thế nào? Chúng ta
sẽ biết qua bài học này nhé, bài "Gọi bạn".
Hoạt động 3: Luyện đọc (12 phút).
- Đọc cá nhân nối tiếp dòng thơ cho hết lượt học sinh, cả lớp theo dõi phát triện đọc sai,
giáo viên cho học sinh luyện lại các từ phát âm sai.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- Đọc nối tiếp khổ thơ, tìm hiểu nghĩa các từ, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo,
giới thiệu tranh cảnh hạn hán.
???


KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi người giáo viên
phải nỗ lực hết mình để sáng tạo. Đề tài thực hiện nhiệm vụ tìm tòi, sáng tạo các biện
pháp và hình thức mới để tổ chức dạy học tập đọc cho học sinh dạy lớp 2 theo định
hưởng đổi mới phương pháp dạy học nhằm thiết kế các bài hay, thực hiện bài có hiệu quả
cao
* Các biện pháp cụ thể đƣợc sáng tạo dựa vào cáchoạtđọgn dạyhọc, bao gồm:
- Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh
- Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc
- Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc lại
- Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi
học tập

* Các hình thức mới đƣợc nêu theo các phần, bƣớc lên lớp trong mỗi giờ học:
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới
- Bài mới
- Củng cố
* Với cách thiết kế bài học mới nhƣ đã nêu trong đề tạ, giờ dạy Tập đọc lớp 2 có hai
ý nghĩa:
- Gây hứng thú, kích thích trí tò mò, tạo không khí hào hứng dôi nổi, say mê học tập; học
sinh hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo, hiệu quả,nâng cao chát lượng học tập
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh, bồi dưỡng tnfh cảm, thái độ hành
động ứng xử đúng đắn trogn cuộc sống, phts triển tối đa khả năng học tập của các em,
phát hiện , khơi nguồn học sinh giỏi môn Văn - Tiếng Việt
Thiết kế Kế hoạch bài học mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là mang đến
những điều mới, phù hợp với thực tế khả năng học tập năng động của học sinh thời đại
mới. Tôi mong muốn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Lê A, Thành Tị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí: Phương pháp dạy học Tiếng
Việt - NXBGD 1994
2 - Hoàng Hoà Bình - Dạy Văn cho học sinh tiểu học - NXB GD 1997
3 - Nguyễn Huy Bình - Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp - NXB GD 1983
4 - Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở
tiểu học - NXB GD 1998
5- Phạm Minh Hạc ( chủ biên) - Tâm lí học - NXB GD 1993
6 - Đặng Hiển - Dạy văn , học văn - NXB Đại học sản phẩm 2005
7 - Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh - Giải đáp 88 câu hỏi về dạy học Tiếng Việt ở tiểu
học - NXB GD 2000
8 - Lê Phương Nga - Dạy tập đọc ở tiểu học - NXB GD 2001
9 - Hà Thế Ngữ( chủ biên) - Giáo dục học - NXB GD 1991

10 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Chương trình tiểu học hiện hành
11- Chương trình tiểu học - NXB GD 2002



×