Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN
TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở
TRƯỜNG THPT"

0


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển ngày càng
nhanh và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế giới nói chung
và nước ta nói riêng. Đặc biệt nó đã và đang ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo. Ngành giáo dục hiện nay đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp, ứng dụng
công nghệ thông tin và thiết bị vào dạy học, đặc biệt là ph-¬ng ph¸p gi¶ng d¹y nhằm phát
huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Vì thế việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết và quan trọng của
giáo viên, đặc biệt là giáo viên bậc THPT, trong đó có những giáo viên dạy bộ môn Ngữ
văn.
Ứng dụng công nghệ thông tin, soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm:
sử dụng những hình ảnh, âm thanh, nhạc và phim...trong bài dạy sẽ tạo được nhiều sự
hứng thú và đạt nhiều hiệu quả giáo dục cho học sinh trong qu¸ trình học tập ở nhà trường
phổ thông. “Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới về phương tiện dạy học
và môi trường học tập. Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép tạo ra một môi trường
học tập mới – môi trường dạy học điện tử” (E-Learning).
Để giảng dạy thành công một tiết Văn, người giáo viên phải có phương pháp dạy học
thích hợp. Mặc dù vậy không phải lúc nào, giáo viên nào cũng cung cấp đầy đủ kiến thức
của bài học cho học sinh trong thời lượng nhất định và lại gợi được sự hứng thú, phát huy
được tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của các em.


Từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, căn cứ vào tình hình của học sinh tôi nhận
thấy: việc đối mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn là
một vấn đề thật sự cần thiết để bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội. Đặc biệt, việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Bá
Thước càng có ý nghĩa hơn, bởi đối tượng của hoạt động dạy học là những học sinh với
chất lượng đầu vào khá thấp, còn nhiều học sinh chưa thật hứng thú với việc học tập đặc
biệt là môn Ngữ văn. Thêm vào đó, khả năng tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức của các em
còn nhiều hạn chế.
Mục đích của việc học Văn trong những năm gần đây là để dạy cho học sinh cách cảm,
cách nghĩ, rèn luyện tư duy diễn đạt cho học sinh...Với suy nghĩ như trên, sau một thời

1


gian tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã áp dụng việc ứng dụng công nghệ
thông tin ở một vài lớp khi dạy một số tiết đọc Văn, tiếng Việt, Làm văn, lí luận văn học,
văn học sử…và đã có những kết quả khả quan.
Trong quá trình soạn giáo án điện tử để phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở
nhà trường, bản thân đã rút ra một số phương pháp để nâng cao hiệu quả trong việc soạn
và giảng dạy giáo án điện tử như: những vấn đề cần chuẩn bị trước khi soạn giáo án, tiến
trình soạn bài và cách thức giảng dạy, chuẩn bị tư liệu để nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT Bá Thước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng đã tự nâng cao năng lực
chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp về những biện pháp mà bản thân đã tìm hiểu và kiểm nghiệm trong việc sử dụng
giáo án điện tử vào hoạt động dạy, học môn Ngữ văn để việc giảng dạy đạt hiệu quả, tạo
nhiều hứng thú đối với môn học của học sinh và góp phần cải thiện tình trạng dạy học
Ngữ văn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy, học môn Ngữ
văn ở trường THPT Bá Thước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài được nghiên cứu ở trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
+ Người được nghiên cứu: giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn và học sinh trường
THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến sáng
kiến.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Cơ sở lí luận.
1.1. Quan niệm về giáo án điện tử.
Cần hiểu “giáo án điện tử” là bản thiết kế toàn bộ quá trình dạy - học một đơn vị bài học
(bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp) trên phương tiện trình chiếu điện tử. Trong
bản thiết kế này, các thao tác trình chiếu phải luôn tương tác và tương thích với các thao
tác dạy - học, đảm bảo được mối quan hệ hoạt động (thầy - tri thức và kĩ năng - trò), trở
thành một phương diện thể hiện cụ thể hóa của một phương pháp dạy - học bộ môn nhất
định. Trong bản thiết kế này có thể có các hình ảnh, âm thanh, các mô phỏng thí
nghiệm…
1.2. Công tác chuẩn bị trước khi soạn .
Trước khi tiến hành soạn giáo án, giáo viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản về

cách sử dụng máy vi tính, soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft Office Word và
phần mềm Microsoft Office PowerPoint, các phần mềm xem hình ảnh, xem phim, coppy
hình ảnh…
Để tiến hành soạn giáo án điện tử, trước hết chúng ta cần soạn kỹ giáo án truyền
thống. Đây là khâu quan trọng đầu tiên vì giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy,
tiết dạy, các phương pháp sử dụng trọng bài, các phương tiện để tổ chức hoạt động cho
giáo viên và học sinh. Ngoài ra giáo viên cũng phải xác định tiến trình lên lớp, những
hoạt động của giáo viên và học sinh, nội dung chính của bài học, nội dung ghi bảng... để
định hướng chắc chắn những thao tác và nội dung cơ bản của bài học, để dự kiến các
phần soạn vào giáo án điện tử vì có những phần có thể không đưa vào nội dung trình
chiếu nhưng trong quá trình giảng dạy sẽ trình bày. Ví dụ: Phần giới thiệu bài mới, phần
liên kết giữa các ý lớn trong bài…Nếu soạn tất cả vào giáo án điện tử thì có quá nhiều
slide phải liên kết với nhau, khi trình diễn có thể bỏ sót hoặc lẫn lộn các phần liên kết
hoặc học sinh nhầm lẫn trong quá trình ghi chép vào vở.
Sau khi đã chuẩn bị tốt giáo án truyền thống, giáo viên căn cứ vào hoàn cảnh ra
đời, nội dung, đề tài, tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, tiểu sử của tác giả...để tiến hành
sưu tầm và lựa chọn tranh, ảnh, âm nhạc, những đoạn phim, trang web...có liên quan đến
bài học.
Ví dụ: Khi soạn bài “Hồi trống Cổ Thành” (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa
của La Quán Trung, Ngữ văn - Lớp 10), chúng ta nên sưu tầm những tranh ảnh về tác giả

3


La Quán Trung, về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, hình ảnh của Quan Công, Trương
Phi, Lưu Bị và liên quan đến đoạn trích; sưu tầm bộ phim Tam quốc diễn nghĩa, sau đó
chúng ta dùng phần mềm VCD “cut” cắt đoạn phim có liên quan đến bài học.

Khi soạn bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn - Lớp 11 ), ta có thể sưu tầm
bài ngâm thơ Đây thôn Vĩ Dạ và coppy một số hình ảnh về thiên nhiên và con người xứ

Huế, cảnh thôn Vĩ… để học sinh cảm nhận thêm được âm điệu ngọt ngào, giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài thơ.

Hoặc soạn bài “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn - Lớp 12 ), chúng ta
sưu tầm bài hát Lời Bác dặn trước lúc đi xa - Nhạc và lời: Trần Hoàn, bộ phim tài liệu:
Chân dung một con người và một số tranh của Bác vẽ, những hình ảnh của Bác Hồ lúc
đọc bản tuyên ngôn...

4


Muốn soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử có hiệu quả hơn, chúng ta cần chuẩn bị, sử
dụng các đồ dùng dạy học khác để hỗ trợ nếu không có điều kiện để đưa vào giáo án như
băng cassette ghi âm các chương trình trên đài truyền hình, đài phát thanh, các tờ báo, tạp
chí...có liên quan đến bài dạy.
1. 3. Các phương pháp soạn giáo án.
Trước hết cần nắm vững các thao tác sử dụng phần mềm PowerPoint như: làm việc
với tập tin, quản lí các slide, định dạng slide, chọn dạng màu nền, nhập văn bản, hiệu
chỉnh văn bản, sử dụng các công cụ vẽ, sử dụng Wordart, chèn hình ảnh, âm thanh, phim,
thiết lập biểu đồ, chèn nút điều khiển, thiết lập hiệu ứng, chọn dạng hiệu ứng...
1. 3.1.Các bước thực hiện.
- Hoàn chỉnh giáo án trên word (gồm đầy đủ và chi tiết các hoạt động).
- Thiết kế các slide hỗ trợ và tạo hiệu ứng như dự kiến.
- Chuẩn bị thêm các phương tiện khác (nếu cần thiết): bảng phụ, tài liệu trực quan…
- Kiểm tra, đánh giá bước đầu toàn bộ giáo án và các slide hỗ trợ trước khi lên lớp.
1. 3.2. Những lưu ý khi tạo slide.


Sử dụng màu sắc trong các trang trình chiếu.


Để có những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội dung khoa học ra, chúng ta
phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối màu giữa nền và chữ, phối màu giữa
các dòng văn bản.
Nếu chữ viết trong một trang chỉ có một màu duy nhất, người đọc sẽ rất nhàm chán
(ngoại trừ trường hợp, trên trang đó chỉ chứa một loại nội dung duy nhất). Ngược lại, sử
dụng quá nhiều màu sắc trong một trang hoặc trong một bài giảng sẽ làm cho học sinh
hoặc thích thú với màu sắc mà không tập trung vào nội dung bài học, hoặc có cảm giác
khó chịu, dẫn đến phản tác dụng. Chỉ nên sử dụng nhiều nhất là 5 màu trong mỗi trang
bài giảng.


Chữ viết trong trang trình chiếu

- Kiểu chữ: 2 kiểu chữ thường được chọn nhất là: Times New Roman và Arial. Chú ý:
cùng một cỡ chữ nhưng chữ Arial lớn hơn Times New Roman 1
bậc.
- Cỡ chữ: nếu không phải là đề mục của bài thì nên dùng cỡ chữ 24 (trường hợp bất khả
kháng, phải viết nhiều chữ trên một trang thì có thể nhỏ hơn) và lớn nhất là 28, 32.

5


- Số chữ trên một trang trình chiếu: vấn đề này cũng cần lưu ý. Để các trang trình chiếu
chứa đủ nội dung cơ bản của bài học, không nhất thiết phải viết nhiều, viết nguyên câu,
viết hết mọi điều như trong sách giáo khoa, có thể làm như sau:
+ Thay vì viết nguyên câu, ta chọn từ khóa hoặc cụm từ khóa cho chính xác để đưa lên
màn hình thay cho câu ấy.
+ Nếu không có gì đặc biệt, trên mỗi trang nên có khoảng từ 10 đến 15 dòng, mỗi dòng
không quá 10 chữ để trang trình chiếu được tập trung và sáng sủa.
- Việc sử dụng WordArt: chú ý không chọn những mẫu quá cầu kì hoặc khó đọc.


Sử dụng các hiệu ứng (Effect) trên trang trình chiếu, và các hiệu ứng hình
ảnh, âm thanh.
Cần hạn chế sử dụng các effect “quay lộn”, “bay nhảy”. Các effect vui mắt nhưng không
cần thiết, không đúng lúc sẽ gây thích thú cho các em nhưng không phải với nội dung bài
giảng mà là với phần mềm của máy tính. Cho nên chỉ nên sử dụng các effect vừa phải,
đảm bảo ở mức đủ sinh động:
- Nên dùng một số kiểu cho màn hình xuất hiện (Animation Schemes): Grow and exit,
Boumerang and exit, Title arc, Compress, Big title, Unfold, Rise up, Bounce, Ellipse
motion, Float. Mỗi phần nên dùng một kiểu thống nhất.
- Các kiểu xuất hiện chữ (Custom Animation) thì nên sử dụng hạn chế ở một vài effect
như: Box, Diamond, Rise up, Ease In hoặc những chức năng tương tự. Chú ý, cho thực
hiện nhanh để không mất thời gian và nhàm chán (chọn Fast hoặc Very Fast trong ngăn
Speed).
Khi thiết lập và chọn dạng hiệu ứng hoạt hình, có thể chọn chế độ Automaticaly hay On
Mouse click tuỳ theo năng lực sử dụng giáo án và giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên nên
chọn chế độ On Mouse click để giáo viên chủ động click chuột khi giảng dạy, chủ động
về thời gian bài dạy và thích hợp với bộ môn Ngữ văn.
Khi thiết lập và chọn dạng hiệu ứng âm thanh, trong phần mềm PowerPoint có các dạng
âm thanh khác nhau, cần chọn các loại âm thanh phù hợp với tính chất, tư tưởng của bài
dạy. Có slide nên thiết lập âm thanh nhưng có phần không cần vì chúng ta khi giảng dạy
vừa cho hiển thị slide vừa giảng bài, nếu có quá nhiều âm thanh hoặc âm thanh không
phù hợp thì vừa ồn vừa có tác dụng phản cảm đối với học sinh khi tiếp thu bài học.
Ví dụ : Trong slide có tên bài học, tên tác phẩm, tên tác giả, câu hỏi đặt vấn đề...thì nên
chọn chế độ hoạt hình tự động Automaticaly và thiết lập, chọn dạng âm thanh. Thế nhưng
trong phần các slide có các nội dung chính của bài học thì không nên thiết lập chế độ hoạt
hình tự động mà nên chọn chế độ click chuột và không định dạng âm thanh...

6



Chú ý: Nên chọn nhiều hiệu ứng hoạt hình và âm thanh khác nhau để không gây nhàm
chán cho học sinh, đồng thời thích hợp với các phần của bài dạy.
Khi sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài học cần lựa chọn những hình ảnh, những bức
tranh tiêu biểu phù hợp với từng phần và toàn bộ bài học. Không nên sử dụng nhiều hình
ảnh có nội dung ít liên quan đến bài học vì chúng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bài
dạy, ảnh hưởng đến sự cảm nhận văn chương của học sinh.
Ví dụ : Trong bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” trong chương trình Ngữ văn lớp 11, ở
phần bài tập củng cố có nhiều bài tập khác nhau, dưới đây là cách chọn hình ảnh phù hợp
với nội dung của một bài tập (một slide).

Đoạn

văn sau viết theo thể loại nào của văn bản
“ Chiều 6 – 10, tại Trung tâm Công nghệ phần mềm đã diễn ra lễ

báo

chí?

bế giảng lớp đào tạo Tin học dành cho cán bộ công chức các sở,
ban, ngành trong toàn tỉnh...”
a/ Bình luận
b/ Tin tức
c/ Tiểu phẩm
d/ Phóng sự


Sử dụng các trang PowerPoint kết hợp các hoạt động dạy và minh hoạ.


Trong giáo án điện tử, giáo viên cần mở rộng nội dung ra thực tế (bằng hình ảnh, phim),
cần cập nhật thông tin hoặc chèn các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận…trong khi vẫn phải
để nội dung bài giảng trên trang PowerPoint phát triển liên tục, có nhiều cách để người
thiết kế thực hiện điều đó:
- Sử dụng “liên kết” (Hyperlink),
- Chèn tư liệu bằng các hiệu ứng xuất hiện và xóa đi (Add effect).

7


Khi thiết lập các mối liên kết (Hyperlink) giữa các slide chính và slide phụ, hoặc với các
trang web, văn bản Word, Excel, nhạc, phim... cần phải có các dấu hiệu được trình bày rõ
ràng và có sự cân đối, màu sắc hài hoà đảm bảo tính thẩm mỹ.
1. 4. Các phương pháp giảng dạy.
Trước khi giảng dạy chính thức, giáo viên cần nắm vững giáo án truyền thống và trình
diễn nhiều lần để nắm chắc các dấu hiệu, các phần liên kết trong bài soạn để tránh nhầm
lẫn khi dạy, hoặc nếu có sự nhầm lẫn trong các phần liên kết thì thiết lập lại.
Khi giảng dạy, các slide chính (nội dung chính của bài học, bài tập...) sẽ được hiển
thị với thời gian nhiều hơn so với các slide phụ (câu hỏi, ví dụ...) để học sinh nắm đầy đủ
kiến thức của bài học, làm được bài tập, đồng thời có thời gian để viết nội dung cơ bản
của bài học .
Nếu có sự cố khi trình diễn trong lúc giảng dạy, các slide không hiển thị theo trình
tự vì nhầm lẫn thì nên thoát phần đang trình diễn để trình diễn lại slide ở phần đang dạy,
không nên bỏ qua tiếp tục trình diễn các slide tiếp theo vì có thể sẽ bỏ qua một phần kiến
thức bài dạy. Cách thoát như sau: Nhấn Esc để thoát phần đang trình diễn hoặc click
chuột bên phải, sau đó click vào mục End Show và tiếp tục nhấn Slide Show/ View
Show.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng chung.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào

dạy học môn Ngữ văn. Đó là một chuyển biến đáng mừng, đáng trân trọng, cần phát huy.
Song không phải ai, không phải lúc nào tiết dạy bằng giáo án điện tử cũng phát huy hết
hiệu quả.
Biểu hiện phổ biến nhất trong các giờ gọi là dạy bằng giáo án điện tử là việc giáo viên
trình chiếu trên màn hình tất cả các slide được thiết kế trên các phần mềm PowerPoint,
Violet, … Ví dụ slide dưới đây:

8


• * Tóm lại,

Huấ
Huấn Cao là một ngườ
người vừa có tài, vừa có tâm





; có thiên lương cao đẹp; yêu quí
quí cái thiệ
thiện; sợ phụ
phụ
lòng tấm lòng cao đẹp và biế
biết cảm động trướ
trước
thiên lương của quả
quả n ngụ
ngục.

Ông còn là m ột trang anh hù ng dũng liệ
liệt, Có khí
khí
phá
phách hiên ngang - bất khuấ
khuất trướ
trước cái ác, cái xấ u.
=> Đó là hai mặt thố
thống nhấ
nhất trong một nhân cách
lớn của Huấ
Huấn Cao.
Cao.
* Từ đó thể
thể hiệ
hiện quan điể
điểm nghệ
nghệ thuậ
thuật tiế
tiến bộ
của nhà
nhà văn : Cái tài phả
phải đi đôi với cái tâm;
tâm; Cái
đẹp và cái thiệ

n
không
thể


t
á
ch
r

i
nhau
trong
thi
th
một con ngườ
người và trong cuộ
cuộc sống.
ng.

Slide này khá nhiều chữ, giáo viên dựa vào đó đọc lại cho học sinh nghe, ghi.
Một số giáo viên không hoạch định kế hoạch lên lớp, chưa xác định đơn vị kiến thức,
kiến thức tích hợp, ít chú trọng đến phương pháp, phương tiện (nếu có chỉ là những câu
hỏi được trình chiếu trên màn hình thay cho việc giáo viên ghi trên bảng đen, như cách
làm truyền thống), biến màn hình thay bảng đen phấn trắng. Khi cho học sinh thảo luận
nhóm, các em trình bày xong, giáo viên lại củng cố lại bằng những slide đã chuẩn bị sẵn,
như vậy vô tình “buộc” các em hiểu theo cách mà giáo viên đã hiểu. Điều đó biến hoạt
động nhóm trước đó thành hình thức, khó thuyết phục học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề là do nhiều người hiểu chưa đúng về giáo án có sử dụng phần
mềm tin học hỗ trợ với việc trình chiếu nội dung bài giảng; nhiều tiết dạy còn mang nặng
tính biểu diễn. Nhiều lúc học sinh nhầm lẫn giữa hình tượng văn học vốn được xây dựng
bằng nghệ thuật ngôn từ với những con người “bằng xương bằng thịt” trong phim, ảnh,
(những hình tượng nhân vật này đã qua lăng kính chủ quan của đạo diễn, diễn viên,…).
Hậu quả của việc làm ấy dẫn đến sự chuyển đổi hình thức từ đọc chép, ghi chép sang
chiếu chép. Học sinh chỉ tiếp thu hiệu ứng công nghệ thông tin chứ thực sự vẫn chưa chủ

động sáng tạo trong tiếp thu văn bản, các em còn xơ cứng, “chịu” sự áp chế từ các slide
trình chiếu được soạn sẵn.
Bởi thế, có nhiều ý kiến cho rằng dùng giáo án điện tử làm phương tiện dạy học môn
Ngữ văn sẽ làm hạn chế hiệu quả vì môn Ngữ văn hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng
và tính gợi hình gợi cảm của nó, cho nên máy móc sẽ thiếu độ rung cảm của tâm hồn thì
tiết dạy khó thành công..

9


Cũng có ý kiến cho rằng sử dụng giáo án điện tử không làm rõ được đổi mới phương
pháp, bởi lạm dụng máy chiếu sẽ không gợi được trí tưởng tượng của học sinh, giờ học sẽ
rời rạc, xơ cứng, học sinh không cảm thụ được nét đẹp của văn chương.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng giáo án điện tử trong hoạt động dạy, học Văn ở
nhà trường THPT Bá Thước.
Qua thực tế dự giờ của các đồng nghiệp và cũng chính từ bản thân, tôi thấy khi sử dụng
giáo án điện tử cũng có khá nhiều bất cập:
Thứ nhất: văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi cảm của nó, nhưng
khi sử dụng giáo án điện tử, phần lớn giáo viên hầu như bị phụ thuộc hoàn toàn vào màn
hình máy tính, tiết học thì sinh động nhưng chữ chạy nhanh quá, học sinh không ghi bài
kịp. Học sinh cắm cúi ghi chép vì sợ cô giáo chuyển sang slide khác, cuối cùng dẫn đến
một tiết học rời rạc, học sinh không cảm nhận được nét đặc sắc của văn bản.
Thứ hai: khi soạn giáo án điện tử, giáo viên biên soạn thường không phân định rạch ròi
giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép. Giáo viên cứ chiếu kiến thức với dung
lượng lớn lên màn hình mà chưa thật chú trọng đến việc dẫn dắt, khơi gợi cho học sinh
nắm bắt kiến thức, điều này dẫn đến tình trạng học sinh mải miết ghi mà không kịp nhận
thức về giá trị tác phẩm.
Thứ ba: một số bài giảng quá tham lam và lạm dụng công nghệ thông tin, đưa quá nhiều
hiệu ứng, tranh ảnh không đúng lúc, trang trí màu sắc lòe loẹt dẫn đến sự chi phối sự chú
ý của học sinh trong tiết học... không phát huy được óc quan sát và sự tưởng tượng, thiếu

sự tư duy để cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay, cái tình, cái hồn của văn chương.
Bên cạnh đó, còn một số giáo viên chưa thật thành thạo trong việc soạn và dạy bằng giáo
án điện tử, nhiều học sinh chưa có kĩ năng nghe, nhìn và ghi chép, chưa có ý thức chuẩn
bị bài ở nhà dẫn đến tình trang thụ động trong việc lĩnh hội tri thức.
Như vậy, việc giảng dạy giáo án điện tử cũng có thể là con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng
quá, học sinh bị cuốn hút vào âm thanh sống động mà quên nội dung chính của bài.
Chương 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Ngữ văn là vấn đề được nhiều người
quan tâm bởi tính đặc thù của bộ môn, song từ thực tế cho thấy giảng dạy, vận dụng công
nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn thật sự mang lại hiệu quả không nhỏ mà bất kì người
giáo viên nào cũng có thể nhận ra.
Rõ ràng, hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới bằng giáo án điện tử không thể phủ
nhận nếu chúng ta có phương pháp sử dụng hiệu quả. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương
pháp này sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của học sinh, đặc biệt khi giảng những nội

10


dung có minh họa bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ...Điều này rất bổ ích và cần thiết mà
một tiết dạy bình thường khó có thể thực hiện được.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp, tôi nhận thấy cần phải có phương
pháp phù hợp vừa phát huy được tính tích cực chủ động, vừa gợi được hứng thú cho học
sinh, vừa truyền tải hết nội dung của bài trong khoảng thời gian có hạn, giáo viên cũng
không phải giảng và ghi bảng quá nhiều đặc biệt là đối với những bài văn học sử hoặc
các bài tiếng Việt.
Khi thiết kế giáo án điện tử cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch lạc, tính chính
xác và hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, nên làm cho học
sinh được bộc lộ suy nghĩ của mình qua giờ học.
Sự trình diễn đừng quá cầu kì, phô diễn mà phải chú ý mục tiêu đặt ra từ bài học. Tuy
nhiên, không phải bài nào ta cũng dạy qua máy, cần có sự chọn lọc. Khâu chuẩn bị bài

cũng phải chu đáo và luôn tìm tòi sáng tạo, phương pháp có thay đổi, có phong phú bài
dạy mới có kết quả tốt. Khi dạy, giáo viên phải luôn tâm niệm một điều: Máy móc chỉ là
phương tiện, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết.
Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người
truyền thụ kiến thức mà còn phải biết dẫn dắt học sinh tham gia tích cực vào bài giảng
như thế nào. Như vậy, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần
thiết. Vì thế, trong tiết học, giáo viên nên kết hợp cả phương pháp hiện đại và phương
pháp truyền thống: ngoài việc dùng các hình ảnh, đoạn phim ngắn để minh họa nên cho
học sinh thảo luận, kể chuyện, tự nhận xét và phát biểu ý kiến của mình, các em sẽ tiếp
thu nhanh bài học.
Để giờ dạy bằng giáo án điện tử đạt hiệu quả, ta phải thực hiện tốt các khâu: soạn bài –
trình chiếu – và hướng dẫn học sinh ghi chép.
Căn cứ vào thực tế giảng dạy ở một số lớp và dự giờ của các đồng nghiệp, tôi mạnh
dạn đề ra những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng giáo án điện tử
trong hoạt động dạy, học môn Ngữ Văn ở trường THPT Bá Thước như sau:
Đối với phân môn Đọc văn: trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều bài Đọc văn
có thể lựa chọn để dạy bằng giáo án điện tử, bởi nó sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc
truyền thụ kiến thức của giáo viên và lĩnh hội tri thức của học sinh.
Ví dụ 1: Dạy bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
bằng PowerPoint sẽ rất có hiệu quả, bởi nó sẽ đem đến trực quan sinh động cho học sinh
thông qua những hình ảnh về Huế, về dòng sông Hương, âm nhạc Huế…làm tăng thêm
hiệu quả của văn chương. Nói giống như Nguyễn Tuân, ta vận dụng tri thức của các
ngành nghệ thuật khác nhau để tăng thêm hiệu quả của văn chương. Học sinh sẽ nhìn

11


thy qua mn hỡnh dũng sụng sỏng xanh tra vng chiu tớm v s cm nhn c cht
th ca Hu, thy c b dy vn húa Hu, v nột riờng ca tõm hn Hu.
Vớ d 2: Khi dy bi Truyn Kiu, phn mt: Tỏc gi, mc II: S nghip vn hc,

mc 1: Cỏc sỏng tỏc chớnh, chỳng ta cú th lp mt bng so sỏnh thy c s sỏng
to ca Nguyn Du to nờn mt tỏc phm mi vi cm hng mi, nhn thc lớ gii
nhõn vt theo cỏch riờng ca ụng da trờn c s ct truyn tiu thuyt chng hi Kim
Võn Kiu truyn ca Trung Quc.
Tỏc gi Nguyn Du

II.S nghip vn hc:
1.Cỏc sỏng tỏc chớnh:
T nhõn vt Tỳ B
Kim Võn Kiu truyn Truyn Kiu (Nguyn Du)

Kiều thấy một Thot trụng nhờn nhợt mu da
n chi cao lớn đẫy lm sao
mụ chừng ngoi
bốn m-ơi tuổi,cao
Thấy đ-ợc thỏi độ của tỏc
lớn, to béo, mặt mũi
giả, tớnh cỏ thể của nhân vật
thụng qua từ nhờn nhợt,
cũng hơi trắng trẻo
Thuý

đẫy

Vớ d 3: Khi dy bi Tng kt phn Vn hc (Ng vn 10) bng giỏo ỏn in t,
chỳng ta cú th s dng s sau giỳp hc sinh cú cỏi nhỡn ton din v vn hc trung
i Vit Nam.

12



Đối với phân môn tiếng Việt: dạy giáo án điện tử rất thuận tiện đặc biệt là những tiết
học luyện tập, tổng kết kiến thức phải sử dụng bảng phụ thì sử dụng giáo án điện tử sẽ
bớt công chuẩn bị bảng phụ. Hơn nữa phông chữ có đủ màu sắc, giúp cho giáo viên nhấn
mạnh nội dung quan trọng. Riêng trong những giờ tiếng Việt: ngôn ngữ nghệ thuật khác
ngôn ngữ sinh hoạt ở điểm nào, những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ra sao…nếu được trực
tiếp tai nghe mắt thấy trên màn hình sẽ giúp học sinh hiểu bài rất nhanh và cả lớp sẽ cùng
làm việc chứ không còn thụ động ở phía thầy giảng trò chép như trước.
Ví dụ: Khi dạy bài “Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt” (Ngữ văn 10), ở phần II: Sử
dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao, giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn nhạc
trong bài hát “Lòng mẹ”, sau đó đặt câu hỏi: “Lời bài hát đã sử dụng biện pháp tu từ
nào? Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó?” thì sẽ tạo được hứng thú và khơi gợi
khả năng nắm bắt tri thức của học sinh.

13


d. VÝ dô 4
“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình Mẹ
tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Lời Mẹ êm ái
như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà
soi bóng Mẹ yêu”

Lêi bµi h¸t ®· sö dông
biÖn ph¸p tu tõ nµo?
T¸c dông cña viÖc
sö dông phÐp tu tõ ®ã?
+
+
+


BiÖn ph¸p so s¸nh:
Lßng mÑ bao la: biÓn th¸i b×nh.
T×nh mÑ tha thiÕt: dßng suèi hiÒn ngät ngµo.
Lêi mÑ ªm ¸i: ®ång lóa chiÒu1 r× rµo.

17

Đối với các bài Văn học sử: việc giảng dạy văn học sử không phải lúc nào cũng đem lại
kết quả tốt nhất, bởi lẽ khác với việc giảng dạy tác phẩm văn chương, người giáo viên
giúp học sinh đi tìm hiểu một tác phẩm nghệ thuật, thì kiến thức văn học sử là kiến thức
giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật. Mặt khác, dung lượng kiến thức trong một bài văn
học sử thường lớn. Để giảng dạy thành công một bài văn học sử đòi hỏi người giáo viên
phải có phương pháp giảng dạy thích hợp. Mặc dù vậy, không phải giáo viên nào cũng
vừa cung cấp đầy đủ kiến thức của bài văn học sử cho học sinh trong thời lượng nhất
định lại vừa gợi được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động của các em. Đối
với học sinh, do tính chất của bài học tương đối khô khan cho nên các em ít hứng thú,
mặt khác chưa phải học sinh nào cũng tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức,
biết học đúng cách để có thể tiếp thu đầy đủ nội dung của một bài văn học sử. Vì thế, để
đạt hiệu quả cao khi dạy các bài học này, giáo viên nên chọn dạy bằng giáo án điện tử.
Ví dụ: Dạy bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Ở mỗi
giai đoạn phát triển chúng ta có thể lập bảng với nội dung như slide dưới đây để học sinh
dễ hình dung và nắm bắt nội dung bài học.

14


Giai
đoạn


1. Từ
thế kỉ
X đến
hết
thế kỉ
XIV

Hoàn cảnh
lịch sử
- Đất nước
vừa giành
được độc lập.
- Lập nhiều kì
tích trong
kháng chiến
chống quân
xâm lược.
- Chế độ
phong kiến:
ở thời kì
phát triển.

Nội
dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học,
tác giả,tác phẩm


- Văn học
chữ Hán:
- Chiếu dời đô
các thể
( Lý Công Uẩn),
loại tiếp
- Sông núi nước
thu từ
Nam,( Lý Thường
- Yêu
Trung Quốc
Kiệt)
nước
đạt thành
- Hịch tướng sĩ
với âm tựu lớn: văn
(Trần Quốc Tuấn),
hưởng chính luận,
- Tỏ lòng(Phạm
hào
thơ phú.
Ngũ Lão),
hùng
- Văn học
- Phú sông Bạch
chữ Nôm
Đằng( Trương Hán
xuất hiện
Siêu)….
đặt cơ sở

đầu tiên.

Hoặc giáo viên cũng nên trình chiếu một vài hình ảnh của một số tác giả tiêu biểu cho
từng giai đoạn để học sinh dễ thuộc, dễ nhớ.

Một số tác giả giai đoạn 1

Nguyễn Trãi

Trần Quốc Tuấn

Lê Thánh Tông

Ở phần củng cố nội dung bài học, giáo viên có thể chuẩn bị bài tập như slide dưới đây:

15


Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX còn được gọi là:
A. Văn học cổ đại.
B. Văn học trung đại.
C. Văn học hiện đại.
D. Văn học dân gian.

Ở những tiết Làm văn: dạy bằng giáo án điện tử rất thuận tiện, đặc biệt là ở các tiết dạy
mà mục tiêu bài học là hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
Ví dụ: Dạy bài “Lập dàn ý bài văn nghị luận” (Ngữ văn 10). Để giúp học sinh nắm bắt
dễ dàng khâu tìm ý cho bài văn trước khi tiến hành lập dàn ý, giáo viên có thể khái quát
bằng sơ đồ sau:


16


II. Cá
Cách lậ
lập dàn ý bà
bài vă
văn nghị luậ
luận
1. Tì
Tìm ý cho bài vă
văn
Luậ
Luận đề

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm n

Luận cứ 1

Luận cứ 1

Luận cứ 1

Luận cứ 2


Luận cứ 2

Luận cứ 2

Luận cứ n

Luận cứ n

Luận cứ n
4

Hoc phn Ghi nh, khỏi quỏt ni dung bi hc, giỏo viờn cú th chun b s :

1

2

3

Xác định luận đề

Mở bài

Tìm luận điểm

Tìm luận cứ

4

Sắp xếp

luận điểm, luận cứ

5

Triển khai
luận điểm, luận cứ

Thân
bài

Kết bài
10

17


Đối với các bài lí luận văn học: để học sinh nhanh chóng nắm bắt các khái niệm trừu
tượng, chúng ta có thể khái quát bằng các bảng, từ đó dành nhiều thời gian cho hoạt động
luyện tập.
Ví dụ: Dạy bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” (Ngữ văn 10). Giáo viên
nên thiết kế 2 bảng:
Bảng 1: Hiển thị tên và nội dung các khái niệm thuộc về mặt nội dung của văn bản văn
học.
ĐỀ TÀI: là lĩnh vực đời sống được nhà văn

nhận thức, lựa chọn…thể hiện trong văn bản.
CHỦ ĐỀ: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong
NỘI DUNG
CỦA
VBVH


văn bản, thể hiện nhận thức của nhà văn đối
với cuộc sống.

TƯ TƯỞNG CỦA VB: là sự lí giải đối với chủ đề

đã nêu lên, là nhận thức của tác giả…

CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT: là nội dung tình cảm

chủ đạo của văn bản, tư tưởng, của tác giả nêu
lên trong VB.

Bảng 2: Hiển thị tên và nội dung các khái niệm thuộc về mặt hình thức của văn bản văn
học.

18


NGÔN TỪ: là yếu tố đầu tiên của văn bản

văn học.

HÌNH THỨC
CỦA
VBVH

KẾT CẤU: là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố

của văn bản để trở thành một chỉnh thể.


THỂ LOẠI: là những qui tắc tổ chức hình thức

văn bản thích hợp với từng nội dung
văn bản khác nhau.

Một giờ dạy giỏi không phải là giờ thuyết giảng và phô diễn kiến thức, giáo viên giành
nói từ đầu đến cuối, mà phải là sự dẫn dắt khéo léo, hệ thống câu hỏi phải phát huy trí tuệ
học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh tranh luận, sau giờ học học sinh nắm
vững kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức. Vấn đề đặt ra là người sử dụng làm
sao “làm chủ” được công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng nó một cách có hiệu quả nhất, lấy học
sinh là tâm điểm của buổi học, hãy nhìn và cảm nhận theo góc nhìn của các em, chắc
chắn chúng ta sẽ có một giờ giảng dạy hợp lý và hiệu quả.
Chương 4: Kiểm nghiệm.
Sau khi áp dụng cách dạy cũ ở một lớp và sử dụng giáo án điện tử ở một lớp khác thì tôi
thấy kết quả khác nhau. Lớp dạy theo cách cũ học sinh nắm được bài nhưng khó khái
quát được nội dung chính và khắc sâu được kiến thức, lớp còn lại nắm bài nhanh hơn,
khái quát được kiến thức và quan trọng là việc khắc sâu kiến thức tốt hơn, hứng thú hơn.
Để đảm bảo tính khách quan, tôi chọn 2 lớp có lực học tương đương nhau là lớp
11A5 và 11A6 để làm đối tượng thực hiện đề tài. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả bài kiểm tra kiểm nghiệm số 1.
Sau khi dạy bài “Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945” bằng giáo án điện
tử tại lớp 11A6 và bằng phương pháp truyền thống với bảng đen, phấn trắng ở lớp 11A5,
tôi đã sử dụng câu hỏi sau đây để kiểm tra kiến thức cũng như sự tiếp thu bài học của học

19


sinh: “Em hãy cho biết văn học giai đoạn 1900 - 1945 có những đặc điểm lớn nào?
Những thành tựu mà văn học giai đoạn này đã đạt được? Bằng sự hiểu biết của mình

em hãy lí giải và phân tích những đặc điểm cũng như thành tựu mà văn học giai đoạn
này đã đạt được?” thì thu được kết quả cụ thể như sau:
Kết quả

Điểm
Dưới 5

Lớp-sĩ số

Từ 5 - 6

Từ 7 - 10

Hứng
thú
(%)

SL

%

SL

%

SL

%

11A6 41


0

0

18

43.9

23

56.1

100

11A5 37

2

5.4

20

54.1

15

40.5

80


Kết quả bài kiểm tra kiểm nghiệm số 2.
Sau khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” bằng giáo án điện tử tại lớp 11A6 và không sử dụng
giáo án điện tử ở lớp 11A5, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra kiểm nghiệm với
câu hỏi: “Cảm nhận của em về bức tranh phong cảnh – tâm cảnh trong bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử?” thì thu được kết quả cụ thể như sau:
Kết quả

Điểm
Dưới 5

Lớp-sĩ số

11A6 41

Từ 5 - 6

Từ 7 - 10

SL

%

SL

%

SL

%


0

0

20

48.8

21

51.2

Hứng
thú
(%)

100

20


11A5 37

3

8.1

23


62.2

11

29.7

85

Từ hai bảng trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, ở giờ dạy có sử dụng giáo án điện
tử, học sinh lĩnh hội tri thức và có khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn, hứng thú với bài
học nhiều hơn.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập ở bậc THPT nhất là môn Ngữ
văn là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên và học sinh hiện nay. Thực tế đã chứng minh những hiệu quả nhất định mà phương
pháp dạy học mới này mang lại trong việc phát huy tính tích cực, chủ động và khơi gợi
hứng thú học tập của học sinh. Để soạn giáo án điện tử và giảng dạy môn Ngữ văn có
hiệu quả đòi hỏi sự cố gắng không ngừng trong quá trình tự học của mỗi giáo viên. Bởi vì
để hoàn thành giáo án điện tử cho một tiết dạy, ngoài việc thành thạo các kỹ năng sử
dụng máy vi tính và các phần mềm ứng dụng có liên quan, chúng ta cần phải bỏ nhiều
công sức vào việc tìm kiếm, sưu tầm, lựa chọn các nguồn tư liệu phù hợp với từng tiết
dạy, với từng tác phẩm. Thời gian để đầu tư vào việc soạn giáo án điện tử cũng nhiều hơn
soạn giáo án truyền thống.
Trước khi soạn giáo án điện tử, giáo viên cần phải soạn và nắm kỹ giáo án truyền thống.
Có như vậy việc giảng dạy mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chất lượng của một giờ
dạy Văn bằng giáo án điện tử còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học bài cũ, chuẩn bị
bài mới và khả năng tiếp thu của học sinh. Mặt khác, khi dạy học bằng giáo án điện tử,
ngoài những phần đã soạn ở trong giáo án, chúng ta cũng phải xen vào một số đoạn

thuyết giảng để tạo điều kiện cho học sinh cảm thụ văn học một cách sâu sắc hơn.
Việc giảng dạy môn Ngữ văn bằng giáo án điện tử ở trường THPT Bá Thước cũng còn
tồn tại một vài bất cập, đó là một số giáo viên chưa thực sự làm chủ được tri thức và máy
móc, các học sinh học yếu, trung bình ít có thời gian để ghi nội dung cơ bản của bài học,
ý thức chuẩn bị bài ở một bộ phận học sinh chưa cao vì khả năng khái quát tri thức và kĩ

21


năng đọc, ghi chép của các em còn hạn chế. Bởi thế trong phần dặn dò ở tiết học trước
cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị kỹ bài mới, cách viết các nội dung cơ bản của bài
học vào vở để các em chủ động tiếp thu bài học, tích cực phát biểu xây dựng bài...tạo
điều kiện thuận lợi cho giờ dạy thành công và đạt chất lượng tốt nhất.
Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THPT
nói chung và ở trường THPT Bá Thước nói riêng sẽ tạo nhiều hứng thú, phát huy tính
tích cực cho học sinh và góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học nếu
chúng ta biết phát huy được những ưu điểm và khắc phục một số hạn chế.
2. Đề xuất.
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học (đầu tư xây dựng các phòng
học đủ tiêu chuẩn một phòng học chức năng, hệ thống máy chiếu…) để góp phần tăng
thêm hiệu quả khi giảng dạy bằng giáo án điện tử.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức các chương trình tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng, phương pháp sử dụng giáo án
điện tử cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các nhà trường THPT.
2.3. Đối với nhà trường.
Tăng cường sự quan tâm, vạch kế hoạch, có biện pháp khuyến khích, tổ chức các kì hội
giảng sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy, đặc biệt là môn Ngữ văn để tạo hứng thú
cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.


22



×