Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN rèn luyện tiếng việt cho học viên trung tâm GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 26 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

1


"RÈN LUYỆN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM
GDTX"

2


Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chọn đề tài.
1. Môn văn – Tiếng việt trong nhà trường trung học có một tầm quan trọng dặc biệt.
Tính chất là môn học công cụ ở bậc học này, không những vẫn được thực tiễn mà
còn có yêu cầu cao hơn. Đây là môn học ngoài việc cung cấp kiến thức mẹ đẻ cho học
sinh còn hình thành ở các em những kĩ năng tiếng việt để còn hoạt động giao tiếp và góp
phần hình thành nhân cách con người mới.
Học sinh học tiếng việt là học tiếng mẹ đẻ. ở bậc trung học, việc sử dụng tiếng mẹ
đẻ trong hoạt động giao tiếp không cho phép học sinh chỉ dừng lại ở những hiểu biết và
thói quen có tính trực cảm. Nói cách khác việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp của học
sinh trung học không còn là việc làm tự phát như một yêu cầu bản năng mà phải là một
việc làm có ý thức, phải được rèn luyện kĩ năng thường xuyên. Và như vậy “ hành trang”
của học sinh khi vào đời không thể không có vốn kiến thức tiếng việt, mà đặc biệt là
những kĩ năng thực hành tiếng việt – kĩ năng giao tiếp bằng tiếng việt.

3



Nói hoạt động ngôn ngữ là nói đến, việc dùng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp.
Vậy hoạt động giao tiếp có những yêu cầu gì?
Để giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải trực tiếp sản sinh ra văn bản
( nói hoặc viết ) để thông báo. Với tư cách người nhận thông tin, chuyển các mã thông tin
thành những thông báo qua đó nhận thức những nội dung cần giao tiếp. Như vậy trong
hoạt động giao tiếp, các bên tham gia giao tiếp phải có những kĩ năng cần thiết là “nghe”
,“nói”, “đọc”, “viết”. Những kĩ năng này trong giao tiếp không ngoại trừ phạm vi hẹp là
học sinh mà là yêu cầu tất yếu của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, việc sản sinh và giải mã các văn bản ( trong giao tiếp ) ở học sinh trung
học một mặt là cảm thụ, nâng cao vốn hiểu biết về văn học, về tiếng việt, mặt khác, rất
quan trọng là tạo điều kiện để học sinh rèn luyện năng lực giao tiếp phục vụ cho học tập,
cho việc hình thành nhân cách để vào đời chững chạc, lịch sử và hoàn thiện hơn.
Việc rèn kĩ năng tiếng việt ở bậc trung học GDTX không thể coi nhẹ. Nó là yêu cầu của
môn học đồng thời là yêu cầu của xã hội tất yếu.

4


2. Thực tế tình hình về năng lực hoạt động giao tiếp của học sinh TTGDTX Tĩnh Gia.
Một điều kiện có thể khẳng định là: Học sinh đầu cấp GDTX có nhiều hạn chế vè
kiến thức, trong đó có kiến thức thức về sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cụ thể là năng lực vận
dụng tiếng mẹ đẻ vào hoạt động giao tiếp ( pham vi hẹp cũng như phạm vi xã hội )
Vì vậy cần phải có kế hoạch, biện pháp để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh ngay
từ đầu cấp học và trong quá trình học tập của toàn cấp học.
Để nắm chắc tình hình chất lượng, trình độ Văn – Tiếng Việt của học sinh đầu năm học,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh qua hoạt động chuyên môn. Kết quả cho thấy
rằng: Kiến thức và phần thực hành tiếng việt của học sinh bị hạn chế rất nhiều. qua phân
loại tổng hợp các loại bài tập và bài kiểm tra cho thấy:
-


Năng lực viết của học sinh rất thấp: Với 240 bài thi, 80% số bài có chữ viết chưa

đạt yêu cầu, 40% số bài sai phạm lỗi chính tả, 60 – 70% số học sinh lỗi về câu, đoạn.

5


-

Năng lực nói, đọc của học sinh còn hạn chế, nổi bật là phần lớn học sinh lúng

túng khi nói trước lớp trước đông người hoặc không biết sắp xếp các ý cần diễn đạt khi
trả lời các câu hỏi, trình bày bài tập…
-

Từ tình hình chất lượng của học sinh nói trên, chúng tôi thấy cần phải xây dựng

kế hoạch rèn luyện kĩ năng tiếng việt cho học sinh.
3. Nhiệm vụ và cách thức thực hiện đề tài.
Từ những kết quả khảo sát năng lực tiếng việt đối với 240 học sinh lớp 10, chúng
tôi nhận thức rằng. Cần phải rèn luyện học sinh ngay từ đầu cấp học các năng lực tiếng
việt có như vậy mới giúp được các em học tốt các môn học khác. Và quan trọng hơn việc
rèn luyện các kĩ năng tiếng việt trong nhà trường sẽ giúp các em tham gia tốt hơn các
hoạt động giao tiếp ngoài xã hội, vận dụng kiến thức ngôn ngữ phục vụ cuộc sống.
Tuy nhiên, do thời gian giành cho môn học không nhiều, nhưng lượng tri thức cần cung
cấp cho học sinh ( theo phân phối chuong trình ), lại nhiều, trình độ học sinh không đồng
đều, nhiều học sinh có năng lực văn hóa quá yếu… nên việc tiến hành triển khai đềtài
chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do phạm vi bao quát khá rộng ( 4 lớp/ 10
6



lớp). Nên việc tập hợp tình hình cũng như triển khai thực nghiệm không tránh khỏi sự bất
cập. Vì vầy trong đề tài này chúng tôi xin chỉ giới hạn cách thực hiện trong phạm vi sau
đây.
-

Chỉ khảo sát và hướng dẫn học sinh của hai phần ba khối lớp 10, các khối khác

với phạm vi đại trà chưa thể được thực nghiệm theo hướng của đề tài này.
-

Chỉ tập trung hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng tiếng việt trực tiếp qua các

tiết dạy cụ thể, bằng cách thức lồng ghép, kết hợp chưa thể biên soạn thành hêh thống bài
tập hoàn chỉnh.
-

Hoạt động giao tiếp suy cho cùng là hoạt động của các chủ thể tham gia giao tiếp.

Ở các tiết học, chủ thể của một hoạt động giao tiếp là học sinh. Và do vậy, việc rèn luyện
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mà chúng tôi tiến hành là nhằm vào đối tượng cá nhân. Từng
học sinh sẽ được làm việc theo định hướng của thầy cô. Hoạt động của thầy và trò trong
việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ có đạt được hiệu quả cao hay không tùy thuộc rất nhiều
vào khả năng thái độ của học sinh. Đây là công việc phức tạp khó khăn. Nhưng với suy
nghĩ mục đích cuối cùng của môn học suy cho cùng là khả năng giao tiếp của học sinh –
7


một hành trang quan trọng – để các em bước vào cuộc sống nên chúng tôi cố gắng tiến
hành vừa thực hiện vừa đúc rút kinh nghiệm, hi vọng sẽ đem lại nhiều hiệu quả cao.

Tiếng việt là một công cụ, các môn học khác đều có cơ hội rèn luyện kĩ năng tiếng việt.
Vì vậy trong quá trình tiến hành thể nghiệm đề tài chúng tôi đã đặt vấn đề với tất cả các
giáo viên dạy các môn học khác cùng tham gia, với hi vọng tạo môi trường rộng lớn cho
việc rèn luyện học sinh.
Đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng tiếng việt cho học sinh bậc trung học bằng cách thức
lồng ghép kết hợp là một việc rất khó khăn, chúng tôi hi vọng nhiều ở kết quả, nhưng lại
thấy rằng dù sao đây cũng chỉ là một gợi ý. Trên cơ sở đó đẻ có những giải pháp đồng bộ
nhằm nâng cao chất lượng dạy – học nói chung – góp phần bồi dưỡng nhân cách cho học
sinh.

Phần hai: PHẦN NỘI DUNG
Những công việc đã làm để rèn luyện kĩ năng tiếng việt cho học sinh.

8


Rèn luyện kĩ năng tiếng việt là để nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh. Các kĩ năng
tiếng việt phải rèn luyện là:


Kĩ năng nói



Kĩ năng viết



Kĩ năng nghe, đọc


Thực ra bốn kĩ năng này không tách rời nhau trong một hoạt động giao tiếp. Khi giao tiếp
mà các bên tham gia trực tiếp thì phải vận dụng đồng thời kĩ năng nghe nói. Khi sản sinh
văn bản không trực tiếp thì chủ yếu vận dụng kĩ năng viết, khi tiếp nhận thông tin gián
tiếp thì chủ yếu vận dụng kĩ năng đọc… vì vậy việc tách riêng các kĩ năng để rèn luyện
cho học sinh là chỉ có tính tương đối. Hơn nữa, trong bài này để phục vụ cho việc trình
bày thuận tiện, chúng tôi sắp xếp trình bày riêng từng kĩ năng chỉ là hình thức để tiện
theo dõi mà thôi.
1. Rèn luyện kĩ năng viết.

9


Viết là một trong bốn kĩ năng mà môn văn – tiếng việt ở nhà trường có nhiệm vụ rèn
luyện cho học sinh. Kĩ năng viết bao gồm kĩ năng viết chữ, viết chính tả, viết câu – đoạn
văn đúng ngữ pháp và viết văn bản ( sản sinh văn bản viết )
A- Thực tế qua hơn hai trăm bài viết đầu tiên của học sinh đầu cấp học mà chúng
tôi khảo sát cho thấy.
- Học viên viết chữ ghi tiếng chưa đúng qui định.
+ Đa phần các em viết chữ sai mẫu chữ ( thiếu nét, không đúng tư thế, khoảng cách các
con chữ và các chữ ghi tiếng…)
+ Một số học sinh viết chữ quá xấu, quá cẩu thả nên không thể đọc được.
+ viết sai lối chính tả khá nhiều: khoảng 47% ( 110/240 em ). Viết chữ sai qui tắc chính
tả. Các lỗi thường gặp là: Lẫn lộn các phụ âm đầu, trong chữ ghi tiếng như không phân
biệt ch/tr, d/gi, d/r. không phân biệt cách ghi các nguyên âm đôi như u/uô. i/iê….
+ Tình trạng viết chữ tùy tiện khá phổ biến: Học sinh không phân biệt khi nào phải viết
chữ bình thường, khi nào viết chữ “ hoa” ở các chữ đầu câu, đầu đoạn văn không viết “

10



hoa”. Trong khi đó lạ viết hoa ở những chỗ không cần thiết. Nguyên nhân của tình trạng
này có thể là do thói quen , nhưng chủ yếu là do không nắm vững qui tắc chính tả tiếng
việt ( ví dụ như không biết ghi tên người, tên địa lí, cách ghi chữ phiên âm tiếng nước
ngoài…)
Để góp phần khắc phục tình trạng trên chúng tôi đã tiến hành một số việc “ để rèn luyện
kĩ năng viết chữ ” cho học sinh như sau:
-

Tổng hợp các lỗi trong cách viết của học sinh, xác định mức độ, phạm vi các lỗi

viết, để giành thời gian thích hợp cho việc giúp học sinh sửa chữa lỗi.
-

Biện pháp chủ yếu mà chúng tôi thường xuyên yêu cầu học sinh phải thực hiện là

các loại bài tập từ bài mười lăm phút đến bài hai tiết đều phải thực hiện vào vở bài tập.
Chúng tôi nghĩ rằng việc học sinh lưu giữ các bài tập viết của mình là điều kiện tốt đẻ các
em đối chiếu những chỗ đúng chỗ chưa đúng trong cách viết của bản thân mà có ý thức
rèn luyện thường xuyên đem lại hiệu quả thiết thực, qua việc so sánh, đánh giá những kết
quả rèn luyện của học sinh từ bài tập đầu đến những bài tiếp theo mà giáo viên định
hướng bài tập kế tiếp cho cả lớp cũng như với cá nhân học sinh.
11


Và như vậy đòi hỏi người giáo viên khi chấm bài kiểm tra của học sinh phải rất thận
trọng, tỉ mỉ, chính xác và khách quan. Có như vậy, việc chỉ lỗi và khắc phục lỗi viết của
học sinh mới đem lại hiệu quả thiết thực.
-

Trước khi trả bải và trong tiết chữa bài tập giáo viên phải tạo mọi cơ hội để học


sinh nhận ra lỗi chữ viết của mình. Cá biệt có những học sinh phạm lỗi điển hình được
viết chữ như trên bảng lớp việc cho học sinh được trình bày chữ viết của mình trước tập
thể sẽ gây cho các em ý thức luyện viết chữ, thi đua nhau trong luyện viết như vậy sẽ gây
hứng thú và cư hội để học sinh khắc sâu, nhớ lâu những điều cần chú ý khi viết chữ.
-

Đôi khi đẻ khích lệ rèn luyện sự rèn luyện chữ viết học sinh, chúng tôi công khai

cho điểm những bài viết có chữ viết đúng, viết đẹp. Những bài viết trình bày chữ viết đạt
yêu cầu đúng, đẹp được sử dụng như một phương tiện để học sinh cả lớp trực quan tham
khảo học tập. Phải biết dấy lên ở mỗi học sinh ý thức tự giác rèn luyện chữ viết và sụ
thích thú, tự hào với yêu cầu rèn luyện chưa viết.

12


Qua một năm kiên trì kết hợp dậy học văn – tiếng Việt vói rèn chữ viết, chúng tôi thấy
rằng việc gây cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết để “thể hiện mình” đã thu được những
kết quả. Công việc này nếu làm thường xuyên trong các khối lớp trong tất cả các môn
học khác vói sự hưởng ứng của đồng nghiệp sẽ góp phần tạo cho học sinh yêu mến hơn
tiếng mẹ đẻ và se hăng say hơn trong việc học tập môn văn – tiếng việt hiện tại và kể cả
khi công tác và lao động ỏ nhiều lĩnh vực của đời sống lúc các em vào đời.
B- Rèn viết câu – đoạn văn:
B1. Câu là đơn vị cư bản của ngôn ngữ dùng để tạo văn bản và giao tiếp “ nói và viết”.
Nói và viết phải thành câu thì quá trình giao tiếp mới được thực hiện có kết quả tốt rèn kĩ
năng viết câu và tạo lập văn bản vừa là yêu cầu của bản thân môn học vừa là yêu cầu đời
sống xã hội – yêu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Chương trình môn tiếng việt từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông ddeuf có kiến
thức về câu. Chương trình có cấu tạo đồng tâm này đòi hỏi ngày càng cao ở bậc trung

học. Học sinh trung học không những phải nhận biết câu ( các kiểu câu, dạng văn …) mà

13


quan trọng hơn là phải biết dùng câu để tạo văn bản nói và viết để học tập và giao tiếp xã
hội.
Kiến thức về câu và khả năng viết câu của học sinh lớp 10 ở TTGDTX là vấn đề đáng
quan tâm không chỉ của giáo viên dạy văn – tiếng việt mà còn là điều mà giáo viên dạy
môn học khác thường phàn nàn. Kĩ năng viết câu của hoc sinh thường biểu hiện ở các
dạng lỗi sau đây:
-

Phần lớn học sinh chưa biết diễn đạt lời văn ( lời nói ) bằng đơn vị câu. Câu văn

các em viết thường không đầy đủ thành phần nòng cốt ( hoặc câu thiếu chủ ngữ, hoặc câu
thiếu vị ngữ) trường hợp lẫn lộn các thành phần câu cũng khá phổ biến, nhiều em chỉ mới
nêu được thành phần phụ của câu ( như trạng ngữ) hoặc mới nêu được chủ đề ( đề ngữ )
nhưng sau đó không có nòng cốt câu để làm sáng rõ đề ngữ…
-

Khi viết câu, nhiều học sinh không biết đạt dấu câu hoặc đạt dấu cân không thích

hợp với nội dung diễn đạt. Nhiều câu viết hàng trang mà không có dấu câu chưa kể đến
việc các em vận dụng các kiểu câu theo mục đíc nói, cách dùng từ ngữ đẻ đặt câu phần
lớn thiếu chính xác, thậm chí có em dùng từ sai với ý đồ diễn đạt.
14


-


Trong số các bài kiểm tra viết ( theo qui định) của học sinh được tập hợp sau mỗi

lần kiểm tra thì thấy rằng: Hơn 60% các em viết chưa đúng câu. Ở nhũng bài viết ít mắc
lỗi câu ( khoảng 30%) thì lại thấy hiện tượng viết câu quá đơn giản, chưa có nhiều câu
mở rộng ( khi cần ) đẻ tăng khả năng diễn đạt.
B2. Từ kĩ năng tạo câu, yêu cầu của tiếng việt ở bậc trung là lĩnh vực “ dụng học”. Học
sinh phải vận dụng các phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp, tức là học sinh phải biết sản
sinh văn bản có chất lượng.
Yêu cầu xây dựng văn bản là phải liên kết câu theo những chủ đề nhất định. Học sinh lóp
10 ở TTGDTX bộc lộ rất rõ sự non kém trong kĩ năng liên kết câu thành các đoạn văn,
thành văn bản. Phàn lớn các bài viết của các em trình bày ý không mạch lạc, không lô
rích… là điều đáng phải quan tâm.
-

Các em khi viết bài thường lúng túng về bố cục. Đó là không rõ ràng trong bố

cục của bài viết. ( các em không phân đoạn trình bày). Mặt khác kể cả nhũng bài có hình
thức bố cục tạm rõ ràng thì ngay trong phần nội dung vẫn thiếu đi sự chặt chẽ trong sắp
sếp các ý. Các câu trong từng đoạn thường được sắp sếp theo cảm tính, nghĩ là nghĩ đến
15


đâu viết đến đó. Bài viết của các em chưa biết trình bày các đoạn văn theo nhưng cách
thức của văn bản.
Nhận thức ( trình độ tiếp thu kiến thức) phải được bộc lộ qua các bài viết ( đối với người
đi học ). Kết quả các bài kiểm tra, dù là ở môn học nào cũng là phản ánh kết quả của
nhận thức và qua đó là phản ánh một phần của kĩ năng xây dựng văn bản, kĩ năng tư duy.
Trình độ xây dựng văn bản của học sinh trung học ngay từ đầu cấp học là điều đáng phải
quan tâm.

Để góp phần giúp các em có kĩ năng viết văn bản, chúng tôi đã tiến hành một số biện
pháp như sau.
+ Chấm kĩ các bài kiểm tra để phát hiện lỗi và tập hợp về các dạng lỗi để tiện cho việc
uốn nắn cách viết cho học sinh. Thời gian dành cho phần chữa lỗi trong các tiết trả bài
kiểm tra không có nhiều vì vậy phải tập hợp các dạng lỗi viết theo nhóm. Có như vậy mới
vừa bảo đảm thời gian vừa có trọng tâm để “khác sâu”

16


+ Tăng cường rèn kĩ năng viết câu, viết đoạn. Với những tiết học tiếng việt có yêu cầu
thực hành cao thì thời gain cho “ học lí thuyết” chỉ nên vừa phải, phần thời gian nhiều
hơn dành cho học sinh làm các bài tập và tự “ báo cao” kết quả làm bài của minh.
+ Một yêu cầu nữa mà qua thực tế cho thấy rằng: Giáo viên phải thực sự tận tình và biết
tôn trọng những “ sản phẩm” của quá trình lam việc của học sinh.
Để làm được những công việc tương như đơn giản vừa nêu tren người giáo viên phải tốn
nhiều thời gian và trí lực. Có thể có hai khuynh hướng: Hoặc là để học sinh tự rèn luyện
thụ động hoặc người thầy phải bieetr tổ chức định hướng và làm việc nhiều với từng cá
nhân học sinh để giúp và tạo cơ hội cho từng em phát huy tính năng động chủ quan trong
quá trình rèn luyện.
Nhưng dú cách nào đi nữa thì vẫn cần đến tính nhiệt tình và trí tuệ của người thầy.
2. Rèn kĩ năng nói:
A. Dạng giao tiếp quan trọng thứ 2 là nói. Nói – xét trong phạm vi hẹp – là giao tiếp
miệng. Hoạt động nói có quan hệ với hiện thực. Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan

17


vào nhận thực được chuyển hóa thành lời nói có nội dung. Nội dung nói là cái trìu tượng.
Nó phải được mã hóa thành ngôn ngữ, tức là phải chuyển những cái trìu tượng thành tín

hiệu ngôn ngữ có tính vật chất cụ thể là lời nói: Nói có nội dung sẽ là những văn bản nói.
- Nói là nhu cầu của giao tiếp. Phải chú ý đến những yêu cầu giao tiếp thì hoạt động nói
mới có kết quả. Kết quả đó phải được đánh giá qua sụ lĩnh hội thông tin ở người nghe (
người nhận thông báo).
Học sinh đầu lóp 10 tuy là ở cấp trung học nhưng do môi trường giao tiếp chưa rộng, lại
do bi chi phối bởi những yêu cầu có tính bắt buộc nên kĩ năng nói không được vận dụng
và bộc lộ đầy đủ. Thể hiện rõ nét la trường hợp học sinh lúng túng khi nói ( vói bạn bè
hoặc trả lời thầy cô giáo hỏi bài…) các em thường nói không mạch lạc, lúng túng khi lựa
chon từ ngữ lúng túng khi sắp xếp các ý định nói. Có thể các em bị ràng buộc của sự
đánh giá đúng, sai nên không tự nhiên trình bày ý của mình qua lời nói… Một số đông thì
nói sự tiếp nhận của mình về bài học thường nặng về lối “ đọc thuộc lòng” nhớ máy móc
kiến thức bài học mà chưa biết trình bày bài một cách mạch lạc theo yêu cầu của nói.

18


Dù là nguyên nhân nào đi nữa vấn đề nổi lên vẫn là các em chưa hiểu nhiều về kĩ năng và
yêu cầu của giao tiếp đối thoại ( miệng). Có lẽ ở các cấp học dưới các em chưa được rèn
luyện nhiều về kĩ năng này.
Nói cũng là để rèn luyện thói quen mạnh dạn trước chỗ đông người, qua đó mà hình
thành phong cách ứng xử - một yêu cầu rất cần thiết trong đời sống xã hội học sinh – nhất
là học sinh nông thôn chưa chú ý đến nhu cầu này nên chua có ý thức rèn luyện. Nhiều
học sinh không biết cách xưng hô trong từng vai trò giao tiếp cụ thể.
B. Quan tâm rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh để các em có kha năng vận dụng khi giao
tiếp, nhanh nhậy ứng xử trong các mối quan hệ xã hội là một yêu cầu không chỉ với môn
học mà là một yêu cầu của xa hôị. Xác định như vậy nên trong từng tiết học cụ thể, chúng
tôi luôn tạo điều kiện để học sinh được tập nói bằng cách:
- Trong các tiết chữa bài, bài làm của học sinh giáo viên cho từng em lần lượt được trình
bày bài tập đã làm của mình một cách đều đặn. Các em khác xây dựng góp ý cho cách
làm bài của bạn … tạo ra môi trường để các em được tranh luận, thảo luận một cách tự

nhiên không công thức máy móc: Thầy hỏi – một trò trả lời
19


- Khuyến khích các em nói điều mình hiểu theo ý cá nhân, theo yêu cầu khẩu ngữ, không
bắt buộc học sinh nói như đọc thuộc lòng bài học tring sách giáo khoa. Qua cách làm như
vậy giáo viên vừa uốn nắn được lệch lạc trong tiếp thu kiến thức, kiến thức của học sinh
vừa tập cho các em cách nói vừa có cơ hội uốn nắn những lỗi mà các em mắc khi nói.
- Tập cho các em nói phải có chuẩn bị nội dung. Trước khi yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi giáo viên nên nêu yêu cầu của bài tập cho học sinh thao tác trên giấy nháp ( hoặc vở
luyện tập). Sau đó mới cho các em trình bày miệng – cái mà các em đã có.
Với các bài làm văn viết, học sinh phải được tham gia xây dựng giàn bài, làm đè cương
chi tiết. Giáo viên kiemr tra chặt chẽ về yêu cầu này. Truocs khi viếc vào vở học sinh
phải được “ thuyết trình” trước lớp về đề cương của mình đã chuẩn bị.
Đây là một cách rèn nói rất hiệu quả - chất lượng bài viết được nâng cao, năng lực nói
của học sinh cũng được rèn luyện tố hơn.
Ở những tiết học văn, khi gặp những tác phẩm dài ( có yêu cầu đọc trước ở nhà) chúng
tôi thường xuyên yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt nội dung, tóm tắt cốt truyện để học

20


sinh nhơ lâu hơn, đỡ mất nhiều thời gian cho việc đọc “ suông”, giành được nhiều thời
gian cho việc luyện nói …
- kịp thời, nếu có điều kiện giáo viên phải làm cả việc chữa lỗi phát âm cho học sinh ( vì
dấu ấn địa phương vẫn còn đậm đối với học sinh nông thôn – dù là học sinh bậc trung
học) có như vậy việc dùng tiếng việt phổ thông mói toàn diện sâu sắc.
3. Rèn kĩ năng nghe đọc.
A. Nghe – đọc . Là hai kĩ năng giải mã thông tin tiếp nhận thông báo.
Từ các tín hiệu ngôn ngữ ( với âm thanh và chữ viết ) người tham gia giao tiếp ( nghe –

đọc ) phải hoạt động tiếp nhận để chuyển tín hiệu vật chất của ngôn ngữ thành nội dung
trìu tượng trong nhận thức của hoạt động tư duy.
-

Như vậy muốn nhận thức tốt một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải biết nghe

biết cách đọc một cách khoa học tức là phải có nhưng kĩ năng nghe – đọc.

21


-

Học sinh mặc dù là sắp học xong bậc trung học hay mới vào lớp mười, theo nhân

định chủ quan của chúng tôi, đều cần thiết (và mãi mãi vãn là cần thiết) phải được rèn
luyện hai loại kĩ năng này.
Người đi học, xét trong một phạm vi hẹp là tham gia giao tiếp. Do vậy cũng phải thực
hiện yêu cầu của giao tiếp là tiếp nhận thông báo - mà sách giáo khoa và thầy giáo đem
lại.
Nghe không tách rời ghi chép – nhất là đối với học sinh. Muốn ghi chép bài tốt phải biết
lắng nghe. Chỉ nghe qua loa không tập trung thì không ghi chép đầy đủ nội dung bài học.
Biết chú ý nghe, chon lọc, biết cách sắp xếp cái đã nghe để ghi lại thì lượng thông tin sẽ
đầy đủ chính xác, có nghĩ là nhân thức những kiến thức qua bài giảng, bài nói chuyện
một cách hoàn chỉnh, khoa học chất lượng học tập sẽ đạt kết quả cao hơn.
Nghe hay đọc cũng có thao tác tư duy nghe để hiểu càng đòi những thao tác tư duy ở mức
độ cao hơn, đầu óc sẽ căng thẳng hơn. Do vậy nghe đọc cũng là điều kiện để rèn luyện tư
duy ghi chép bài học đầy đủ và có thật sự đem lại tác dụng hay không là phản ánh kết quả

22



của hoạt động tư duy và là biểu hiện của năng lực tiếng việt – năng lực nghe – đọc của
người đi học.
- Qua khảo sát các loại vở ghi bài của 240 học sinh và qua hàng ngàn bài làm của học
sinh chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các em chưa biết ghi bài. Có thể do kĩ năng viết
nhất là viết nhanh ở các em còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan la do các em còn hàn
chế ở kĩ năng nghe biểu hiện là:
+ Có thể là do các em chưa tập trung nghe.
+ Do kĩ năng viết chưa thành thạo
+ Thói quen nghe đọc để ghi bài ở các cấp dưới còn đậm nét
+ Không loại trừ điều kiện khách quan như chỗ ngồi chật, phòng học thiếu sáng….
B. Từ nhận thức và thục trạng tình hình của đối tượng học tiếng việt như vây nên chúng
tôi cho rằng cần phải rèn kĩ năng nghe, đọc cho học sinh để một mặt các em ghi bài học
được đầy đủ theo tinh thần của cách học người lớn, mặt khác để các em có thói quen

23


nghe – hoạt động tư duy – nhận thức trong tình hình rất nhiều thông tin của xã hội hiện
đại. Tất nhiên nghe luôn luôn gắn liền với ghi chép là yêu cầu chúng tôi đặt ra.
Một số biện pháp chúng tôi đã tiến hành thường xuyên và đem lại kết quả kể trên.
-

Giảng bài phải căn cứ vào từng bài học cụ thể để học sinh có thể ghi chép được,

không giảng thuyết trình tràn lan, ở những đơn vị kiến thức trọng tâm thì nói đo nói lại –
nhấn mạnh ( thống nhất chuỗi lời nói từ lần đầu đến các lấn sau). Nói thong thả để học
sinh tự ghi bài, việc này là khởi đầu để học sinh quan sát tạo thói quen về cách làm việc
nhưng lại rất cần thiết đói với học sinh ngay từ buổi đầu. Nói cách khác đây là việc để

thầy trò làm quen “ cách làm việc” trong khi các em bỡ ngỡ.
-

Không đọc bài để học sinh chép theo cách “ đọc – chép” cứng nhắc bởi lẽ bài học

đã có đủ trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo nếu “ đọc – chép” bài học thì không còn
thời gian để đảm bảo lượng kiến thức bắt buộc và không còn thời gian để học sinh làm
việc “ cá thể hóa” theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

24


Hai cách làm này chúng tôi chỉ hi vọng ở học sinh một thói quen làm việc phù hợp với
cách học của bậc học và những định hướng việc đổi mới phương pháp dạy – học theo
tinh thần “ học sinh chủ đọng sáng tạo trong tiếp nhận kiến thức” biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Đi sâu về kĩ năng nghe chúng tôi vẫn đặt nó trong mối quan hệ máu thịt với kĩ năng viết
chữ và rèn luyện các thao tác tư duy.

Phần III - KẾT LUẬN
1- Đặt vấn đề “ rèn kĩ năng tiếng việt cho học sinh ở TTGDTX” vừa là nhiệm vụ trước
mắt của bộ môn, vừa là vấn đề lâu dài, có vẻ như là tất yếu với mọi người dù đi học hay
không đi học. Nhưng việc rèn kĩ năng tiếng việt mà chúng tôi đề cập ở đây, nhất là với
đối tượng học sinh ở TTGDTX lại càng là vấn đề rất bức thiết. Chúng tôi gặp phải mâu
thuẫn thời lượng dành cho các đơn vị kiến thức không nhiều, trong khi nội dung các đơn
vị kiến thức ma phân phối chương trình qui định lại nhiều do vậy mà chúng tôi tiến hành
lồng ghép kết hợp chứ chưa phải là bài bản.
25



×