Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài Thuyết Trình Môn Quản Trị Chất Lượng Nâng Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 27 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NÂNG CAO
Đề tài: Phân tích văn hóa doanh nghiệp
tại Mai Linh Group
Nhóm 5:

Trần Văn Toản
Lê Quang Anh

Đoàn Văn Huyến

Quách Thị Ngọc Hà

Ngô Ngọc Nghĩa

Tạ Thị Thu Hằng

Đoàn Văn Bân

Nguyễn Văn Hiển

Nguyễn Huệ Minh

Lê Thị Huyền

Vũ Tuyết Mai


VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng


trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị,
các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên.


2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp


Đối Với Bên Ngoài





Hình thành một bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
Tạo ra hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.
Bảo vệ doanh nghiệp trước sự cạnh tranh từ bên ngoài.
Mỗi cá nhân đều cảm thấy tự hào và có cơ hội phát triển thì doanh
nghiệp sẽ là nơi thu hút và giữ chân nhân tài.


Đối Với Bên Trong
 VHDN ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược.
 VHDN tạo ra một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp, hướng
dẫn và uốn nắn những hành vi và cách ứng sử cúa các thành viên.
 Tạo một thể thống nhất, gắn bó và đoàn kết giữa mọi thành viên trong tổ
chức bằng một hệ thống các giá trị chuẩn mực chung.
 Tạo mọi cơ hội cho các cá nhân phát triển, giúp doanh nghiệp phát hiện, tận
dụng những tài năng tiềm ẩn.
 Xây dựng lòng tự hào của nhân viên, xây dựng những truyền thống tốt đẹp

cho tổ chức.


3. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành nên và mỗi thành tố
của văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống
chung. Nó bao gồm năm thành phần sau:

Triết lý kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Hệ thống sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp
Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp
Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội


4. Đặc Trưng của Văn Hóa Doanh Nghiệp
 Là sản phẩn của chính những con người cùng làm việc trong doanh nghiệp
 Xác lập nên một hệ thống các giá trị được toàn thể những người làm việc
trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và ứng xử .
 Tạo ra nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
 Trở thành truyền thống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ người làm việc
trong doanh nghiệp.


5. Phân loại văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được coi là tính cách của một tổ chức do chúng
được hình thành từ những khía cạnh về phong cách khác nhau với những đặc
trưng riêng. Những khía cạnh về phong cách của một tổ chức gồm:
Tính sáng tạo
Tính ưa mạo hiểm .

Tính chú trọng kết quả .
Tính chú trọng yếu tố con người.
Tính chú trọng chi tiết
Tính định hướng kết quả
Tính chú trọng tập thể.
 ……..…………


6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp




Trách nhiệm xây dựng VHDN trước hết thuộc về ông chủ của doanh nghiệp
sau đó là của các nhân viên trong doanh nghiệp. Trí tuệ, phẩm chất, trình độ
nghiệp vụ của chủ doanh nghiệp sẽ quyết định tầm văn hóa của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc
đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó
tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn VHDN thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và
lợi ích của cá nhân.


VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẬP ĐOÀN MAI LINH


I. Giới Thiệu Về Tập Đoàn Mai Linh






Tại Việt Nam, tập đoàn Mai Linh từ lâu đã được biết đến là một trong
những thương hiệu hàng đầu của ngành vận tải.
Ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Mai Linh đã chú trọng đến việc
tạo dựng và phát triển một văn hóa riêng biệt trong kinh doanh đồng thời
tạo dựng truyền thống tốt đẹp mang đặc trưng riêng.
Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện nhận thức văn hóa cho cán bộ
và nhân viên như văn hóa nụ cười trong kinh doanh, văn hóa làm hài lòng
khách hàng, văn hóa làm hài lòng các nhà đầu tư…


I. Giới Thiệu Về Tập Đoàn Mai Linh
Kiến trúc Tập đoàn :
•Trụ sở chính của tập đoàn : số 64 – 68 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh. Với phông màu chủ đạo là màu xanh lá cây màu sắc
gắn liền với thương hiệu Mai Linh, văn phòng công ty thể hiện màu sắc đặc
trưng của thương hiệu tạo sự thân quen, gần gũi với khách hàng và nhân viên
công ty.


Các loại hình kinh doanh

•Vận tải
•Du lịch
•Đào tạo
•Tài chính
•Thương mại
•Tư vấn và quản lí
•Công nghệ thông tin và truyền thông



Thương hiệu và Logo
Thương hiệu Mai Linh
Mai nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ
truyền, sự may mắn và hạnh phúc đầu xuân, đồng thời cũng là
một từ để chỉ về tương lai; còn Linh là sự tinh nhanh, linh hoạt
trong giải quyết công việc
Màu xanh: màu của hy vọng, mùa xuân đất nước, màu
tươi đẹp màu áo lính cụ Hồ


Ý Nghĩa
Kết hợp các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau,
Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: "Tất cả vì
ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững
bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội".
Slogan: “Mai Linh – Màu xanh cuộc sống” :
• Lý tưởng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người


Triết Lý Kinh Doanh
1. Tầm nhìn:
Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt.
“To be the best service provider wherever we are!”
•Mai Linh luôn phát huy niềm tự hào của người Việt Nam, noi gương sáng Bộ
Đội cụ Hồ, phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm chi phí, liên
tục nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển bền vững
•Xây dựng và phát triển Tập đoàn thành một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề
hàng đầu trong khu vực, trong đó lấy ngành vận tải (ngành nghề truyền thống)

làm xương sống.


2. Sứ mệnh:
“Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!”
“Provide better satisfaction for better life!”
Với phương chấm “kinh doanh là kiếm tiền và phụng sự xã hội” Tập đoàn
Mai Linh tâm niệm rằng “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống
tốt đẹp hơn!”
Thực hiện tốt 5 điều tuyên thề:
– Với công ty: tuyệt đối trung thành
– Với khách hàng: Trân trọng – lễ phép
– Với đồng nghiệp: Thân tình - giúp đỡ
– Với công việc: Tận tụy - sáng tạo
– Với gia đình: Thương yêu – trách nhiệm


Đối Với Người Lao Động
Tập đoàn tôn trọng và đề cao giá trị con người, đặt con người vào trung tâm
phát triển của doanh nghiệp.
•Tập đoàn Mai Linh tham gia các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
100% người lao động
•áp dụng và triển khai chương trình Tặng cố phiếu ưu đãi đích danh cho
những CBNV
•tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể thành lập và hoạt động như: Chi bộ
đảng, Tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…
•các hoạt động văn hóa, thể thao dành cho người lao động


Hoạt Động Xã Hội

Tập đoàn đã thể hiện trách nhiệm của mình qua sự tham gia tích cực các
hoạt động xã hội, thường xuyên tổ chức các phong trào nhân các ngày lễ lớn
hoặc phong trào do các tổ chức, ban ngành đoàn thể…


Công Tác Đào Tạo
Tập đoàn Mai Linh luôn chú trọng đến việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên nhằm nâng cao kiến thức trong công tác quản lý, cũng như trong
sản xuất kinh doanh.
Hàng năm, Tập đoàn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng
quản lý, kỹ năng lái xe an toàn…


Giá trị cốt lõi
» Hiệu quả - Effectiveness
» Làm chủ - Ownership
» Dẫn đầu - Leadership
» Chuyên nghiệp - Professionalism
» Chung sức, chung lòng - Team work


Văn hóa doanh nghiệp Mai Linh
1.

Đồng phục

Tất cả CBNV Mai Linh phải mặc đồng phục theo quy định. Một kiểu
quần áo và màu sắc thống nhất.



Văn hóa doanh nghiệp Mai Linh
2. Ngôn Ngữ, Khẩu Hiệu, Tư Thế Chào Hỏi, Nét mặt...
- Với các câu khẩu hiệu, “An toàn - Chất lượng - Mọi lúc - Mọi
nơi”, “Luôn luôn ân cần phục vụ bà con cô bác”, “Tất cả vì khách
hàng”,
- Mai Linh đã xác định rõ khách hàng như những người thân, những
người ruột thịt của mình nên phải có thái độ phục vụ chu đáo, thân tình.


Văn hóa doanh nghiệp Mai Linh
3. Giao tiếp qua điện thoại
Ứng xử giao tiếp qua điện thoại là một nét văn hoá không thể thiếu trong cuộc
sống thường ngày cũng như định hình nhân cách của chúng ta. Khi nói chuyện
qua điện thoại, nếu bạn luôn mỉm cười, đối tác tiếp chuyện bên kia đầu dây có
thể cảm nhận được. Và Mai Linh đã thực hiện rất tốt điều này ở từng vị trí bộ
phận:
•Nhân viên tiếp tân
•Nhân viên tổng đài
•Nhân viên văn phòng
•Nhân viên lái xe


Văn hóa doanh nghiệp Mai Linh
4. Quan hệ và giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp
- Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
- Quan hệ đồng nghiệp
- Giao tiếp chào hỏi xã giao giữa các cấp
“ MỖI NGƯỜI NÓI NĂNG LỊCH SỰ, DỄ NGHE
LÀ NGƯỜI HIỂU BIẾT”



×