Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

XÃ hội học NÔNG THÔN CHUYÊN đề sự PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.38 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Xã hội ngày nay càng phát triển, sự phân công lao động là vấn đề đang
được quan tâm trong xã hội, cộng đồng nói chung. Như chúng ta đã biết việc
phân công lao động nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã
hội, đồng thời
PHẦN NỘI DUNG
I.

Một số khái niệm liên quan
1. Phân công lao động
Theo quan niệm kinh tế học : “phân công lao động” là sự chuyên môn
hóa lao động, là sự phân chia quá trình lao động thành các giai đoạn, các khâu,
các thao tác kỹ thuật để tăng năng xuất và hiệu quả lao động.
Theo quan niệm xã hội học: Xã hội học xem xét “lao động” với tư cách
là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội.
2. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hoá người sản xuất, mỗi
người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay nói cách khác: Sự
phân công lao động xã hội là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những
cá nhân vào những lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù.
 Đặc điểm và tác dụng của việc phân công lao động xã hội
 Đặc điểm


Tiền đề vật chất của sự phân công lao động trong xã hội là số lượng dân
cư và mật độ dân số.phải có một mật độ dân số nào đó để có thể phát triển nột
cách thuận lợi cho những giao dịch xã hội, cũng như để phối hợp các lực lượng
nhờ thế mà năng xuất lao động tăng lên, khi số lượng công nhân tăng lên( do
dân số tăng lên ) thì sức sản xuất của xã hội càng tăng lên theo tỷ lệ kép của sự
tăng lên đó, nhân với hiệu quả của sự phân công lao động
Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu sản


xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Sự phân công lao
động xã hội xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội và đạt những người sản
xuất hàng hoá độc lập " đối diện " với nhau, những người này chịu sự tác động
rất lớn của quy luật cạnh tranh.

Cơ sở của mọi sự phân công ao động phát triển là lấy trao đổi hàng hoá
làm mỗt giá và có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.
Đối với sự phân công lao động có một quy tắc chung là :puyền lực càng
ít chi phối sự phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân
công lao động trong xí nghiệp sản xuất ngày càng phát triển bấy nhiêu, và ở đấy
nó lại càng phụ thuộc vào quyền lực của một cá nhân.

 Tác dụng
Sự phân công lao động trong xã hội làm cơ sở chung cho mọi nền sản
xuất hàng hoá, chính sự phân công lao động trong xã hội làm cho sức lao động
trở thành hàng hoá.
Sự phân công lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề
nghiệp chuyên môn, những ngành chuyên môn nhằm nâng cao sức sản xuất.
Sự phân công lao động theo vùng với ngành sản xuất chuyên môm hoá
đặc trưng sẽ là yếu tố quyết định sự khai thác có hiệu quả và phát huy thế mạnh


của vùng. Sự phân công lao động trong xã hội khi đã phát triển đến một trình độ
nào đó thì sẽ dẫn đến sự phân công lao động ở tầm vi mô- các xí nghiệp, các
hãng sản xuất - điều này làm cho các giai đoạn sản xuất ra sản phẩm bị chia
nhỏ,sản phẩm được hoàn thiẹn về chất lượng, dễ dàng ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật .Sự phân công lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm việc
sản xuất đi vào chuyên môn hoá, nâng cao tay ngề của người sản xuất, tăng
năng suất lao động xã hội.


Sự phân công lao động trong xã hội nông thôn truyền thống

1.
Trong công việc gia đình nam và nữ xã hội truyền thống:
1.1. Nam giới.
Nam giới là người trụ cột của gia đình, một người đan ông phải đi làm
việc lớn: thi cử, làm quan, được đi học tại trường ở huyện ở tỉnh bằng cuộc thi
đình, thi hương, thi hội, đó là tiền đề để xác định người tài giỏi ra lam quan giúp
nhà vua và hệ thống quan lại quý tộc hoạt động chuân chu.
Thời kỳ phong kiến với sự du nhập của Nho giáo. Trong thời kỳ phong
kiến, người đàn ông luôn phấn đấu để trở thành mẫu người quân tử với vai trò
là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”và đây gần như là một nguyên tắc bởi vậy
mọi hành động đi ngược lại quyền lực của người đàn ông được coi là tội lỗi,
người đàn ông vẫn là đại diện duy nhất có bổn phận đại diện cho gia đình, và


thế là mặc sức rong chơi với những cuộc nhậu mà không cần biết vợ con mình ở
nhà ăn gì, nghĩ gì.
Chế độ đa thê tồn tại hàng ngàn năm đã để lại nhiều di hại khó gột rửa,
vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội đã tạo ra lợi thế để xác lập
chế độ gia trưởng,
1.2.

Phụ nữ
Người phụ nữ xưa phải lo toan chăm sóc chồng và các con từ việc ăn
uống, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, bữa cơm gia đình phụ nữ phải chu tất, người
phụ nữ luôn ngồi gần nồi để xới cơm cho các thành viên trong gia đình phải
nhường gắp thức ăn ngon cho bố mẹ chồng, các con rồi mới đến lượt mình, tư
tưởng Nho gia thì địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội chỉ còn
được gói trọn qua ba trạng thái “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử

tòng tử” có nghĩa là cả ba giai đoạn của đời người thời thơ ấu, khi trưởng thành,
lúc xế chiều chỉ gói gọn trong hai chữ phục tùng.
Gia đình luôn được xem là cái lõi của Nho gia thế nhưng Nho gia chưa
bao giờ coi phụ nữ là trung tâm của gia đình và xã hội, mà chỉ được xem như là
một bộ phận bên lề, trở thành một cái bóng ủ dột đến tội nghiệp trong chính gia
đình mình.
Phụ nữ ngày xưa không được đến trường vì cái lẽ đương nhiên là không
bao giờ “đái qua ngọn cỏ”, trong khi đó đàn ông có quyền lực gần như vua
trong cái “lãnh địa” có tên gọi là gia đình. Quanh năm, suốt tháng mọi việc dù
giỗ, tết trong làng hay ở họ sự phản kháng của người phụ nữ gần như là con số
không, cho nên cam chịu và lặng lẽ của đa số những người phụ nữ đôi khi vẫn
được hiểu sai là sự dịu dàng.
Hàng ngàn năm Nho đã tước bỏ lâu dài mong ước được bày tỏ của
người phụ nữ dù chỉ là một nổi niềm, họ chỉ được phép nhận những gì đàn ông
có thể cho chứ không thể ngược lại, càng ở tầng lớp dưới trong xã hội, sự bất
công càng lớn.


Ở thời kỳ này, cái tuyệt vọng và cay nghiệt đối với số phận của người
phụ nữ còn ở vấn đề sinh con, đẻ cái với quan niệm của xã hội là“bất hiếu hữu
tam, vô hậu vi đại”(trong ba điều bất hiếu cái lớn nhất là không có con để nối
dõi tông đường) chuyện sinh con trai hay gái là chuyện của chuyện đó, chuyện
may rủi thế nhưng đối với nho giáo lại xem tội lỗi này thuộc về người phụ nữ
chứ không phải đàn ông.
Rồi những người phụ nữ không may mắn đó chỉ biết suy sụp rất nhanh
trước sự vô tri của thời gian, họ chẳng biết làm gì hơn khi không sinh con trai
theo đúng “đơn đặt hàng” của xã hội, người phụ nữ chỉ biết phục tùng với chức
phận nấu cơm, sưởi ấm và … đẻ con. Bị trói buộc với vô vàn các bổn phận và
nghĩa vụ như không được ăn cơm cùng mâm với chồng, không được lên nhà thờ
thắp nhang lúc “đến tháng”, phải chịu đựng rất lâu, thật nhiều tình cảnh “ông

ăn chả” mà bà không có điều kiện để “ăn nem”.

2. Trước đây vai trò của chồng và vợ trong hoạt động
cộng đồng.
2.1. Nam giới.
Còn nhiều sự khác biệt, phân biệt. người chồng là chủ gia đình và là
người tham gia các hoạt động cộng đồng là chủ yếu, còn người vợ còn bị phân
biệt, e dè khi tham gia các hoạt động cộng đồng mà người chồng làm. Ví dụ:
Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, Đình làng...
2.2. Phụ nữ.
Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ.
Hàng ngày phụ nữ ít thời gian được đi họp hội, làng xã... do vậy, họ ít được tiếp
cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết. Trong việc
tham gia họp thôn, nam giới thường giành quyền đi họp nhiều hơn phụ nữ vì
quan niệm người chồng là chủ hộ và họ có vai trò quan trọng hơn trong việc đại


diện gia đình bàn bạc, tham gia ra quyết định công việc thôn như xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển kinh tế, sửa chữa đình, chùa. Trong quan hệ dòng tộc như
họp dòng họ, xây mồ mả, nhà thờ họ, giỗ chạp vai trò và sự tham gia của phụ nữ
thấp hơn nam giới vì những quan niệm trọng nam khinh nữ còn khá phổ biến.
Chữ ‘Công” theo quan niệm xưa kia (nho giáo) được hiểu là nữ công
gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm
ngoan.
“Vá may giữ nếp đàn bà
Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công” (Gia Huấn Cao)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ chuẩn mực xây dựng người
phụ nữ trong giai đoạn này là: “Trung hậu, đảm đang, trung với nước với nhà,
với chồng con đi xa, với nhân dân đồng bào”.
Chữ “Dung” theo quan niệm xưa kia (Nho giáo) được hiểu là vẻ đẹp

hình thức, dáng vẻ bề ngoài, “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp xưa
với người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng… như ca dao vẫn
thường ca ngợi:
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”
“Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa,
dạ,… Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử
chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải
biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc. Chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp
luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện thể hiện nét
đẹp văn hóa của con người.
“Hạnh” là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ
nữ, hạnh trong “Tứ đức”: chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung
son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong… Đức hạnh của người


phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ - chồng, con cái - cha
mẹ, …
3.Quyền ra quyết định.
3.1Nam giới.
Mọi việc, sinh con đẻ cái, làm ăn, gia đình, họ hàng, làng xóm, nôi gì,
làm gi, … đều một minh người đan ông trong gia đình quyết định.
3.2Phụ nữ.
Họ chẳng tự thân làm được một việc nào cả, nên các câu ca dao mà các
nhà thơ nói lên tất cả.
Thơ Hồ Xuân Hương là những tiếng cười chế giễu, đôi khi như ai oán,
phản ảnh số phận nghiệt ngã người phụ nữ và chính cuộc đời mình. Thơ của bà
muốn vượt qua cái suy nghĩ hẹp hòi của chế độ phong kiến về thân phận người
phụ nữ và phải sánh tầm với non sông đất nước.Xót thương cho duyên số cũng
như thân phận nghiệt ngã của mình,, , hận chế độ,xã hôi phong kiến bất công

với người phụ nữ bấy giờ, bà đã sáng tác rất nhiềubài thơ Nôm thể hiện sự bất
mãn, thay tiếng nói người phụ nữ, thậm chí bà chửi :

Kẻ đắp chăn chung kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp cảnh chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này biết ví đường nào nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy không


Qua đó như thay tiếng nói người phụ nữ lúc bấy giờ đòi chấm dứt chế
độ cấm kết hôn thời tang chế để người phụ nữ có thể tìm hạnh phúc mới kẻo lỡ
tuổi xuân.

 trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy
bị kịch và đáng thương:
Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào
Nguyễn Du giống như một điệp khúc đau thương.

Xã hội học hiện đại
Sự phân công lao động theo giới trong gia đình thể hiện rõ trong công
việc sản xuất và tạo thu nhập cho gia đình, với những biến đổi khác so với vai
trò giới theo quan niệm truyền thống. Phụ nữ Việt Nam hiện nay trong điều kiện
kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt

động kinh tế. Người vợ ý thức đượctầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập đối
với gia đình.
thực trạng vai trò của chồng và vợ trong hoạt động cộng đồng hiện nay:
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của xh trong quan niêm về giới, vai trò của chồng
và vợ trong hoạt động cộng đồng ngày một bình đẳng hơn, vợ chồng không
những san sẻ công việc gia đình mà còn san sẻ cả những công viêc cộng đồng,
công việc ngoài xã hội. người vợ ngày một có vai trò trong các công việc mà
trước đây gọi là to mà người chồng mới xứng đáng để làm. Cụ thể là vai trò của
người phụ nữ trong sinh hoạt cộng đồng, giao tiếp với xã hội đã từng bước được
mở rộng. Họ đã có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng như tham gia các tổ chức


xã hội, các phong trào xã hội, các lễ hội truyền thống, tham gia sinh hoạt văn
hoá tại địa bàn sinh sống…. Như vậy họ đã hoà nhập với cuộc sống bên ngoài
chứ không còn bó hẹp trong bếp núc gia đình và chỉ biết có chồng con.
Người phụ nữ hiện đại không chỉ lo cơm nước, chăm sóc chồng con mà
họ còn có thể hoạt động sản xuất, tham gia sinh hoạt địa phương, tham gia vào
các cuộc thi, các cuộc hội thảo dành cho phụ nữ để khẳng định vị thế của mình
trong gia đình và bên ngoài xã hội.
. Quyền quyết định trong gia đình: Trong gia đình VN, có sự phân chia
lĩnh vực ảnh hưởng của hai giới, người vợ quyết định những việc liên quan đến
cuộc sống bình thường (chi tiêu hàng ngày: ăn uống, tiền sinh hoạt…), còn nam
giới thường có tiếng nói trong những điều được coi là lớn, hệ trọng (ví dụ mua
sắm những vật dụng đắt tiền, đi du lịch, mua xe, mua nhà…)
Đối với xã hội hiện đại thì sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc
quyết định đã có nhiều thay đổi, bình đẳng hơn giữa vợ và chồng. Quyền quyết
định trong công việc kinh doanh – sản xuất Trong điều kiện sống của các gia
đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo
ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí ở không ít lĩnh vực hoạt động

kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính. Chính từ thực tế này mà vị thế
kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày càng được nâng cao, điều này
được thể hiện rõ trong quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh,
sản xuất. Tuy nhiên phụ nữ không phải ra quyết định các công việc này một
mình mà có sự tham gia của nam giới.
* Nguyên nhân
- Đây là những biến đổi tích cực và nguyên nhân của những biến đổi này một
mặt là do những thay đổi về nhận thức, tình độ văn hóa của cặp vợ chồng, thay
đỏi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình.


- Mặc dầu vậy, những trở lực phá ra ở cả hai phía xã hội và cá nhân, nam và nữ
vẫn là một rào cản đẻ đặt được một sự bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên chúng ta
không thể phủ sạch trơn rằng vị trí của người phụ nữ xưa và nay không có gì
thay đổi. chúng ta đã có nhiều thay đổi lớ: nếu như trước đây phụ nữ còn phải
chịu đựng sự khống chế từ mọi phía “ tại gia tòng phụ, phu tử ” phụ nữ phải
chịu bao khổ sở cơ cực thì ngày nay hok đã có nhiều quyền lợi hơn,độc lập hơn
trong việc quyết định cuộc sống của mình. Vị trí của họđang dần được khẳng
định. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm sự bình đẳng
và chúng ta sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được đều đó.
Giải pháp
* Kết luận
- Gia đình việt nam đã và đang biến đổi dưới tác động của những biến đổi xã
hội và giao lưu văn hóa. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
được nâng cao dần từng bước. Song dường như những chuyển biến tích cực đến
với người phụ nữ còn rất chậm so với nam giới. Họ được hưởng thụ quá ít so
với nam giới. Mô hình phân công lao động trong gia đình vẫn còn mang đặc
trưng của quan niệm truyền thống. Hơn thế nữa, vai trò của người phụ nữ là
người vợ, người mẹ lại càng nặng nề hơn khi nền kinh tế vào quá trình CNHHĐH chưa đủ sức giải phóng người phụ nửa khỏi những lo toan vất vả của đời
sống gia đình nông thôn hiện nay

Sự phân công lao động trong các gia đình phần nào còn bị ảnh hưởng bởi quan
niệm truyền thống, người phụ nữ chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí cũng như
quyền lợi của mình trong gia đình. Vô hình chung họ lại tạo nên sự bất bình
đẳng của phân công lao động trong gia đình mà không hề biết
- Bên cạnh đó, trình độ học vấn của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc
phân công lao đọng theo giới gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì sự cùng
thực hiện, cnguf chia sẻ các công việc gia đình giữa vợ và chồng càng lớn.Học


vấn cao mang lại cơ hợi có có nhiều việc làm tốt hơn, ổ định hơn đồng thời
mang lại thu nhập coao hơn. Từ có nhiều điều kiện mua sắm các trang thiết hiện
đại phụ vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nâng cao mức sống vật chất,giảm bất gánh
nặng cho người phụ nữ.Từ đó đem lại sự bình đẳng hơn cho phân công lao động
, đảm bảo cho người vợ à người chồng cùng hoàn thành tốt cả vai trò trong gia
đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện củng cố hạnh phúc gia đình trên cơ sở củng
cố mối quan tâm chung, cùng hợp tac trong công việc gia đình cùng trao đổi bàn
bạc các công việc quan trọng coslieen quan đến sự tồn tại, phát triển của các
thành viên trong gia đình
- Về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời
kỳ CNH- HĐH giúp chúng ta đi đến khẳng định đang dần có sự điều chỉnh vai
trò giới vợ và chồng trong gia đình một cách phù hợp lý hơn ở xu hướng thích
nghi của gia đình trong điều kiện xã hội thay đổi. Xu hướng bắt nguồn từ thục tế
cuộc sống của các gia đình
* Khyến nghị
- Sự phân công lao động công việc cộng theo giới trong công việc nhà, các
chuẩn mực điều kiện xã hội, nguồn lực không đồng đều, tất cả đã cản trở phun
nữ và nam giới, khiến họ không thể tận dụng các cơ hội kinh tế như nhau và
không thể khắc phục những rủi ro các cú sốc kinh tế giống nhau.không nhận
thức được sự phân biệt về giới khi cần thiết kế các chính sách có thể có hại cho
hiệu lực của các chính sách đó xét cả khía cảnh công bằng lẫn hiệu quả

Từ những sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô
thời kỳ CNH – HĐH , chúng ta đề xuất một số khuyến nghị hy vọng có thể
đóng góp ý kiến trong việc hoạch định các chính sách giúp cải thiện đời sống
gia đình, giảm bớt gánh nặng gia đình cho người phụ nữ, góp phần xây dựng gia
đình hạnh phúc tiến bộ.Cần kế thừa có chọn lọc các gia trị truyền thống văn hóa
có ảnh hưởng đến mạnh mẽ, đậm nét trong quan niệm nhận thức và ứng xử của


mối người trong các quan hệ xã hội, đặt biệt là mối quan hệ vợ chồng trong gia
đình. Việc kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại sẽ
góp phần tạo nên mối quan hệ bình đẳng mối giới nam và nữ trên cơ sở cùng
hợp tác và phát triển
- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho chỉ em phụ nữ mọi lĩnh vực,
nhất là giải phóng phụ nữ khỏi những tập tục, tư tưởng, lề thói không cần thiết,
tìm mọi cách để phụ nữ giao tiếp nhiều hơn, tieepf xuc nhiều hơn, nhằm nâng
cao tìm hiểu biết và vai trò của họ trong gia đình .
- Đồng thời cần mở rộng các hình thức tổ chức xã hội như hội phụ nữ, các câu
lạc bộ cho họ có được nhận thức, tiếp xúc các thông tin về phụ nữ trong nước và
thế giới để họ tự giải phóng mình.
Đối với bản thân mỗi gia đình, mọi thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ
trong công việc, đặc biệt giữa người vợ và người chồng . Người chồng cần có
sự thông cảm và tôn trọng đối với vợ, ngược lại người vợ cũng phải biết tôn
trọng ý kiến của người chồng, từ đó tạo được không khí hòa hợp trong gia đình,
góp phần giảm bớt sự bình đẳng trong phân công lao động gia đình



×