Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.07 KB, 11 trang )

ĐỐI MẶT VÀ TRÌNH DIỄN PHỎNG VẤN ẤN TƯỢNG
TRƯỚC NHÀ TUYỂN DỤNG

Đối mặt và trình diễn phỏng vấn ấn tượng trước nhà tuyển dụng là bước quan trọng
nhất và có tính quyết định trong toàn bộ quá trình chinh phục nhà tuyển dụng. Trong đó
phỏng vấn là hình thức tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên
nhằm tìm kiếm sự phù hợp và đồng thuận hai bên.
1.1.

Các hình thức phỏng vấn
Có rất nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau được các nhà tuyển dụng áp dụng. Dưới

đây tác giả sẽ chia sẻ các hình thức phỏng vần thường gặp như:
1.1.1. Phỏng vấn hành vi
Đây là hình thức giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ quá trình học vấn, kinh nghiệm và hành
vi trong quá khứ của bạn để xem mức độ phù hợp với vị trí hiện tại. Bạn nên để ý những
yêu cầu, tính chất công việc mà mình đang ứng tuyển.
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí Trưởng phòng tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường quan
tâm tới các hành vị lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề, khả năng khích lệ động
viên nhân viên. Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn như:
-

Khi văn phòng của anh/chị có cháy, anh/chị sẽ làm gì?

-

Hãy kể cho chúng tôi 3 kế hoạch không triển khai thành công?

-

Nhân viên của anh/chị có hiệu suất làm việc thấp anh/chị sẽ làm gì?


Với hình thức phỏng vấn này bạn nên lắng nghe kỹ câu hỏi, nếu không rõ nên hỏi nhà

tuyển dụng để làm rõ thêm. Nên mô tả các tình huống, thành công. Tiếp đến chia sẻ những
phương pháp hoặc cách giải quyết và cảm nhận của bạn cho nhà tuyển dụng một cách ngắn
ngọn, trọng tâm.
1.1.2. Phỏng vấn hội đồng
Đây là hình thức phỏng vấn tương đối khó, thông qua hình thức này giúp nhà tuyển
dụng đánh giá bạn một cách đa chiều. Hình thức này thường phổ biến ở các Tập đoàn, Công
ty lớn hoặc tuyển dụng các vị trí/công việc quan trọng.
Tiến trình phỏng vấn của hình thức này là mỗi thành viên của hội đồng tuyển dụng sẽ
lần lượt đặt câu hỏi cho bạn và kết thúc buổi phỏng vấn hội đồng phỏng vấn sẽ thảo luận và
đánh giá từ góc độ của mỗi thành viên.


Ví dụ: Bạn phỏng vấn vị trí Trưởng phòng Truyền thông. Hội đồng bao gồm: Trưởng
phòng hành chính-nhân sự sẽ đặt câu hỏi và chịu trách nhiệm đánh giá về mục tiêu, phẩm
chất, diện mạo của ứng viên; Giám đốc truyền thông sẽ đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm
chuyên môn của ứng viên.
Với hình thức phỏng vấn này bạn nên chuẩn bị tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, vị trí
ứng tuyển, chuẩn bị trước những câu trả lời hành vi. Bình tĩnh và tự tin trong tương tác với
nhà tuyển dụng.
1.1.3. Phỏng vấn nhóm
Đây là hình thức cùng lúc nhà tuyển dụng chia ứng viên thành các nhóm khác nhau
hoặc phỏng vấn cùng lúc nhiều ứng viên.
Ví dụ: Phỏng vấn vị trí Nhân viên Chăm sóc khách hàng. Nhà tuyển dụng có thể
cùng lúc trao đổi với 3-5 ứng viên cùng lúc hoặc giao chủ đề cho các nhóm trình bày như
chủ đề: Vai trò của dịch vụ khách hàng đối với doanh nghiệp. Một nhân viên chăm sóc
khách hàng giỏi cần tiêu chí gì?
Sau phần trả lời của các ứng viên/nhóm nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phân loại và lựa
chọn được ứng viên tiềm năng cho vị trí trên.

Để thành công với hình thức này bạn nên chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn, đặc biệt
luyện tập các câu hỏi phỏng vấn hành vi. Bạn cũng nên giữ bình tĩnh, tự tin trả lời mọi câu
hỏi của từng thành viên phỏng vấn. Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm
và viết thư cảm ơn cho tất cả họ.
1.1.4. Phỏng vấn cá nhân
Đây là hình thức phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay. Nhà tuyển dụng và 01 ứng viên
tương tác với nhau. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi các vấn đề liên quan tiểu sử, học
vấn, kinh nghiệm….của bạn. Bạn nên trả lời đồng nhất với CV năng lực. Bên cạnh đó bạn
cũng nên chủ động tương tác và đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để làm rõ các thông tin về
Doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng, cũng như để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn quan tâm tới
cơ hội hợp tác này.
1.2. Sẵn sàng đối mặt và trình diễn phỏng vấn trước nhà tuyển dụng
Việc chuẩn bị kỹ và sẵn sàng đối diện trước nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn chủ động, tự
tin và tạo thiện cảm trước nhà tuyển dụng. Bạn cần chuẩn bị và xác định chiến thuật phù
hợp như sau:


1.2.1. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
a) Tìm hiểu về thông tin công ty và vị trí đang ứng tuyển.
Bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin công ty và vị trí đang ứng tuyển bằng cách:
-

Truy cập vào website của công ty tìm hiểu (cơ cấu tổ chức, hoạt động, hệ thống quản

lý, văn hóa doanh nghiệp...); Blog và Fanpage của nhân viên, lãnh đạo...của Công ty.
-

Tìm trên Google các đề tài, bài viết về Công ty đây là nguồn khá tin cậy và cho bạn

nhiều thông tin hữu ích mà website đôi khi không có thông tin

-

Thông qua các mối quan hệ tìm hiểu về nhà tuyển dụng, quy trình và những quy định

ngầm trong hoạt động tuyển dụng của Công ty.
b) Chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn.
Tùy vào tính chất công việc, yêu cầu của từng doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển để có
thể lựa chọn cho mình trang phục phù hợp. Riêng các vị trí khối văn phòng hoặc công việc
cần tiếp xúc khách hàng bạn nên mặc trang phục sau:
-

Nam mặc áo sơ mi/vest, quần âu, mang giày, thắt cà vạt

-

Đối với nữ: Vest/ký giả- váy (jupe)/quần âu, áo sơ mi có cổ; hoặc trang phục công sở

khác. Đi giày hoặc dép có quai hậu.
Bạn nên lưu ý không mặc trang phục không phù hợp với tính chất công việc, trang
phục hở hang, áo sát nách, dép lê, quần ngố…chắc chắn dù chuyên môn bạn có phù hợp đến
đâu thì vẫn bị loại.
1.2.2.

Thời gian tham dự phỏng vấn

Bạn nên đến trước so với lịch hẹn phỏng vấn từ 10-15 phút, không đến trễ hoặc quá
sớm. Bởi thời gian như vậy đủ cho Bạn xem lại hình ảnh cá nhân, ổn định tinh thần và thêm
chút thời gian tìm hiểu về môi trường làm việc của Công ty. Với các địa điểm phỏng vấn
bạn chưa từng biết
Trường hợp bận không tham gia hoặc muốn dời lịch phỏng vấn phù hợp cần đề xuất

và xin xác nhận từ Nhà tuyển dụng.
1.2.3. Trong lúc đợi phỏng vấn
Trong thời gian chờ phỏng vấn, bạn có thể làm quen, mỉm cười thân thiện với những
người xung quanh. Đây là cách để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Tránh những lời nói
vô ý, tục tĩu, đi lại thiếu chuẩn mực.
1.2.4. Khi vào phòng phỏng vấn
a) Chào nhà tuyển dụng


Nếu phòng phỏng vấn là phòng kín bạn nên thể hiện sự lịch thiệp bằng việc gõ cửa
trước khi vào phòng phỏng vấn. Tiếp đến tùy vào đặc thù doanh nghiệp là đơn vị có văn hóa
(Nhật, Trung, Hàn…) hay trong nước mà bạn có cách chào hỏi khác nhau. Tuy nhiên nghi
thức chào hỏi phổ biến thường là:
-

Cách 1: Bạn đứng thẳng; Chân khép; Vai thả lỏng; 2 tay để thẳng theo mép chỉ quần

(với nam), nữ 2 tay xếp chép trước bụng; Miệng nở nụ cười; Tiếp đến gập đầu cúi chào hội
đồng tuyển dụng một lần là đủ.
-

Cách 2: Bạn đứng thẳng; Chân rộng bằng vai hoặc chân trước, chân sau; Vai thả lỏng;

01 tay để thẳng theo mép chỉ quần (nam), 01 tay để trước bụng (nữ); Miệng nở nụ cười; Mắt
hướng về nhà tuyển dụng. Bắt tay nhà tuyển dụng, lưu ý không quá chặt không quá lỏng, lắc
3 lần là đủ.
Lưu ý: Tránh đột ngột xông vào phòng tuyển dụng mà không gõ cửa; Không chào hỏi
hoặc nghi thức chào hỏi thiếu chuyên nghiệp sẽ tạo ra ân tượng xấu với nhà tuyển dụng
b) Tư thế ngồi trong khi phỏng vấn
Trước khi ngồi Bạn cần xin phép lịch sự ngồi vào vị trí phỏng vấn. Bạn nên ngồi lưng

thẳng, 2 chân khép, vai thả lỏng, đầu ngón tay của 2 bàn tay chạm vào nhau đặt lên bàn;
Mắt nhìn thẳng vào khu vực tam giác mặt của nhà tuyển dụng, miệng nở nụ cười nhìn về
hướng nhà tuyển dụng. Nhằm thể hiện sự tự tin, thân thiện, chuyên nghiệp.
Tránh ngồi các tư thế như: Nghiêng trái, nghiêng phải, ưỡn người ra sau hoặc mắt
nhìn vô định, khoanh tay trước ngực, tay nắm chặt thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp hoặc
thiếu tự tin rõ ràng của bạn.
1.3. Quy trình phỏng vấn thông thường
Tùy vào mô hình doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng mà quy trình phỏng vấn tuyển dụng
có một hoặc nhiều vòng khác nhau. Tuy nhiên quy trình phỏng vấn thông thường thường
được các Công ty áp dụng như:
1.3.1. Vòng 1 (Sơ loại)
-

Ở vòng này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp của bạn với vị trí

tuyển dụng đang tìm kiếm. Ở vòng này bạn có có thể sẽ phải thi tuyển hoặc phỏng vấn sơ bộ
hoặc kết hợp cả 2 cùng lúc.
-

Người đại diện của Doanh nghiệp phỏng vấn bạn thường là: Nhân viên/Chuyên viên

Nhân sự/Tuyển dụng. Trường hợp bạn ứng tuyển vị trí quản lý thì một số đơn vị còn bố trí


Trưởng/Phó bộ phận Nhân sự/Tuyển dụng phỏng vấn bạn. Các hình thức phỏng vấn thường
thường gặp như:
a.

Phỏng vấn trực tiếp (sơ bộ)


Hình thức này nhà tuyển dụng sẽ đối mặt trực tiếp với bạn để đánh giá về mục tiêu
nghề nghiệp, động cơ ứng tuyển, mức độ phù hợp về văn hóa, kinh nghiệm...sơ bộ của bạn.
Nếu bạn thể hiện tốt chắc chắn sẽ trong tầm ngắm của nhà tuyển dụng ngay. Còn nếu bạn
thất bại thì cơ hội của bạn dường như đã chấm dứt
b.

Phỏng vấn gián tiếp

Đây là hình thức phổ biến hiện nay thường áp dụng ở vòng sơ loại. Phương thức mà
nhà tuyển dụng thường sử dụng để phỏng vấn là thông qua: Điện thoại, qua Skype, qua cầu
truyền hình. Với hình thức này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, giải quyết được vấn
đề khoảng cách địa lý và đặt ứng ứng viên vào tình thế sự phản ứng mau lẹ, chuyên nghiệp.
Với hình thức này bạn cần bình tĩnh, chuyên nghiệp trong tương tác với nhà tuyển
dụng. Trường hợp nhà tuyển dụng trao đổi với bạn qua điện thoại, bạn nên cầm CV bên
cạnh để trả lời đồng nhất các thông. Khi đang ở chỗ ồn ào hoặc quá bất ngờ bạn nên xin
phép một lịch sự, tự tin đặt lịch trao đổi với nhà tuyển dụng vào thời gian thích hợp. Trường
hợp trao đổi qua Skype hoặc cầu truyền hình bạn cần chuẩn bị kỹ càng như một buổi phỏng
vấn trực tiếp.
c.

Thi tuyển

Đây là hình thức không chỉ các Công ty/Tập đoàn lớn mới áp dụng, hình thức này
đang ngày trở thành phổ biến nhằm đánh giá ứng viên một cách toàn diện.
Kết cấu của bài thi tuyển thường bao gồm các bài thi IQ, EQ, Tiếng Anh, Thi chuyên
môn… Tùy vào vị trí tuyển dụng mà có một hoặc kết hợp nhiều bài thi cùng lúc:
-

Kiểm tra IQ: Đây là bài kiểm tra trí thông minh của bạn về khả năng toàn diện bao


gồm tư duy logic, ngôn ngữ và toán học. Bài thi này thường có khi phỏng vấn các vị trí như:
IT, kỹ thuật, Viễn thông..
-

Kiểm tra EQ: Kiểm tra khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc của bạn . Bài thi này

thường thấy khi thi tuyển các vị trí như: Quản lý nhân sự, Giao dịch viên, Nhân viên chăm
sóc khách hàng…
-

Chuyên môn: Đây là bài thi thường có phần trắc nghiệm và phần tự luận (các câu hỏi

tình huống) để kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên.


Để vượt các bài thi trên bạn nên tìm kiếm những mẫu bài thi tuyển của vị trí của bạn
trên các kênh như Google, qua bạn bè hoặc diễn đàn nhân sự để nhận được chia sẻ kinh
nghiệm thi tuyển ở đơn vị đó, cũng như chủ động luyện tập để hiểu được cấu trúc và quy
luật làm bài. Riêng với bài thi chuyên môn bạn nên hệ thống lại kiến thức ngành, quy trình,
mô tả công việc...của vị trí đang ứng tuyển
1.3.2. Phỏng vấn vòng 2 (chọn người)
Ở vòng này ngoài đánh giá thêm về sự phù hợp chuyên môn còn quan tâm đến tính
cách và các phẩm chất khác.
Người đại diện của Doanh nghiệp phỏng vấn bạn thường là: Trưởng bộ phận chuyên
môn hoặc kết hợp với Trưởng ban/Trưởng bộ phận Nhân sự. Nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân
viên/chuyên viên thì vòng này cũng có thể là vòng cuối cùng phỏng vấn trực tiếp.
1.3.3. Phỏng vấn vòng 3 (xác nhận)
Ở vòng này dường như bạn đã nắm 75% cơ hội hợp tác với đơn vị đang tham gia ứng
tuyển các nhà tuyển dụng chủ yếu vòng này sẽ đánh giá bạn ở mức độ phù hợp với môi
trường văn hóa và đàm phán về lương bổng.

Người đại diện của Doanh nghiệp phỏng vấn bạn thường là: Giám đốc, Tổng giám
đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành hoặc nhân sự. Đôi khi một số công ty thì Giám
đốc nhân sự cũng có quyền quyết định ở vòng này.


1.4.

Nhóm câu hỏi phỏng vấn thường gặp và hướng dẫn trả lời

NhómNhóm
câu câu
hỏi hỏi
về mục -

Mục tiêuCâu
nghềhỏi
nghiệp
của anh/chị?
nhà tuyển
dụng

tiêu,
Nhómđộng
câucơ
hỏicông
tổngviệc
quát -

Anh/chị sẽ
gì trong

3-5 năm
nghiệp
chiatắtsẻthông
ở trên.tin cá nhân, trình độ
vuilàm
lòng
giới thiệu
đôinữa?
chút về bản nghềBạn
nênđãtóm

(phá băng của nhà tuyển -thân?Anh/chị sẽ gắn bó với chúng tôi bao lâu?
-

Tại
làmvềviệc
cho chúng tôi?
Hãysao
choanh/chị
tôi biếtmuốn
đôi điều
Bạn?

Nhóm câu hỏi về kiến -

Anh/chị
Tùy vàocóvịđiều
trí mà
gì để
bạn

nóiứng
với tuyển,
tôi không?
nhà tuyển

dụng)

-

Bạn nên tham Hướng
khảo phần
dẫn xác định mục tiêu

-học vấn,
Lưu ýkinh
tránh
bộc lộ quá
chiếm
nghiệm,
lý dotham
ứngvọng
tuyểnhoặc
vị trí
này
giữ vịgọn,
trí của
đang
phỏng
ngắn
xúcngười

tích và
thiện
chí. vấn bạn.
Để trả lời các nhóm câu hỏi liên quan đến

thức
mônđánh giá dụng
sẽ hỏi biết
bạn gì
cácvềcâu
hỏityvề
kiếntôi?
thức chuyên kiến
thức
Bạnvềnên
tham
Nhómchuyên
câu hỏi
- Anh/chị
công
chúng
Bạn chuyên
cần tìm môn.
hiểu kỹ
công
ty, khảo
vị trí kiến
ứng
về vị
trí anh/chị

đó.
mức độ quan tâm tới vị môn
- Tại
sao
muốn làm việc cho công ty thức
tuyển.chuyên môn, đọc kỹ bản Mô tả công việc, các
trí ứng tuyển, công ty

Vítôi?
dụ: Chuyên viên tuyển dụng
chúng

quy
quan
mà bật
bạncủa
ứngcông
tuyểnviệc,
- trình
Nhấnliên
mạnh
cácđến
giávịtrịtrínổi

-

Anh/Chị
phân
biệt tuyển
dụng và tuyển mộ?

Bạn biết gì
về công
việc này?

giá trị mà công ty đang ứng tuyển mang lại cho

-

Anh/Chị
các sắp
phương
Bạn biếttrình
côngbàyviệc
tới pháp
phải truyền
làm là gì bạn, khi bạn làm công việc này để kích thích lòng

Thông
không?tuyển mộ?

tự tôn cả nhà tuyển dụng và thể hiện sự thiện chí

-

hợp tác.

Nhóm câu hỏi về kinh nghiệm chuyên môn

Anh/Chị biết quy trình tuyển dụng nào chưa?


Anh/Chị có kinh nghiệm nào liên quan đến vị -

trí này chưa?
-

Hãy giới thiệu chức danh, liệt kê những công

việc bạn đã làm; Nhấn mạnh các thành tích đã đạt

Thành tích và thất bại của Anh/Chị ở các công được ở công việc.

việc trước đó

-

Tránh trả lời lan man hoặc liệt kê cả những

kinh nghiệm không liên quan tới vị trí dự tuyển.
-

Anh/chị có kỹ năng nào phù hợp với vị trí này -

của chúng tôi?

Đọc kỹ yêu cầu kỹ năng trong bản thông báo

tuyển dụng; bản mô tả công việc của vị trí tuyển


-


Anh/chị có lập kế hoạch cho các công việc dụng.

Nhóm câu hỏi kỹ năng của mình không?
chuyên môn

-

Nêu những kỹ năng nổi bật liên quan đến vị trí

Khi gặp khó khăn anh/chị vượt qua nó như thế đang ứng tuyển. Tránh đưa ra các kỹ năng không

nào?
-

-

thực sự liên quan đến vị tuyển dụng

Khi mâu thuẫn hoặc bế tắc trong công việc

anh/chị thường làm gì?
-

Bạn đánh giá sếp cũ của bạn là người như thế

nào?
Thái độ, phẩm chất, phù hợp văn hóa

Bạn nên trả lời theo hướng tích cực, sẵn sàng

làm việc, cống hiến, tránh phê phán công ty, đồng

Bạn thích làm việc trong một nhóm lớn nghiệp, sếp cũ. Thể hiện mong muốn đón nhận

không?

nhiều thử thách và cơ hội học hỏi ở vị trí đang ứng

-

Điều gì khiến bạn rời bỏ công ty cũ?

tuyển.

-

Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như

thế nào?
Nhóm câu hỏi về lương

-

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

-

Tôi đề xuất mức lương bằng với thu nhập của công ty trước khi quyết định mức lương phù hợp

Bạn gần nhất?


-

Tôi muốn tìm hiểu thêm về công việc với Quý

nhất với công việc này”
-

Bạn cũng có thể hỏi lại nhà tuyển dụng “Mức

lương mà ông đang trả cho vị trí này là bao nhiêu?
-

Tôi muốn mức lương giống như những Nhân

viên có cùng trình độ, kinh nghiệm của Công ty
Anh/Chị hiện nay. Vậy mức lương trung bình cho


vị trí này là bao nhiêu?”
-

Trong tình huống bắt buộc phải đưa ra một

mức lương=>Tôi đã nghĩ đến mức lương trong
khoảng...
Đặt câu hỏi với nhà
tuyển dụng

Bạn nên chủ động đặt các câu hỏi thông minh -


Anh/Chị có thể chia sẻ giúp chiến lược phát

để hiểu rõ hơn về nhà tuyển dụng và vị trí tuyển triển Công ty trong thời gian tới được không?
dụng. Qua đó cũng tạo ra sự hứng thú và tạo thế -

Anh/Chị có thể chia sẻ làm thế nào để Tôi hòa

cân bằng với nhà tuyển dụng=>Chắc chắn bạn sẽ nhập với môi trường Công ty nhanh nhất?
ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bằng những câu hỏi sau

Anh/Chị có thể chia sẻ lý do nhân viên ở vị

đang tuyển dụng đã nghỉ việc được không?
-

Điều gì khiến Anh/Chị gắn bó với tổ chức

này?
-

Sếp của tôi mong đợi tôi phải là người như thể

nào?


1.5. Dấu hiệu của buổi phỏng vấn thành công
Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn tự đánh giá bản thân sau phỏng vấn có
buổi phỏng vấn thành công hay không:
-


Nhà tuyển dụng chủ động tương tác, hỏi đáp bạn nhiều
Nhà tuyển dụng chủ động tương tác, hỏi đáp nhiều về mọi khía cạnh lạc

quan, vui vẻ với bạn Điều đó là dấu hiệu tích cực bạn đã sẽ đi tiếp vào vòng
tiếp theo
-

Nhà tuyển dụng đề nghị dẫn đi thăm văn phòng, chào hỏi mọi người
Nhà tuyển dụng mới đưa rà lời đề nghị đưa bạn đi giới thiệu phòng làm

việc, xung quanh công ty, giới thiệu 1 số nhân sự. Với lời đề nghị này bạn nên
chuẩn bị một vài câu cảm ơn và chào hỏi mọi người ở văn phòng những câu nói
ấn tượng, chắc bạn sẽ tiếp tục ghi điểm và tự tin bước vào vòng tiếp theo
-

Nhà tuyển dụng giao thêm các chủ đề hoặc thử thách
Trường hợp này ngoài việc nhà tuyển dụng muốn kiểm tra thêm chuyên

môn. Qua đây giúp đo lường sự kiên nhất, quyết tâm của bạn. Vì vậy bạn đừng
quá e ngại hoặc bức xúc hãy đón nhận nó và thực hiện vui vẻ. Bên cạnh đó việc
giao thêm chủ đề hoặc thử thách điều đó cũng có nghĩa bạn đã trong tầm ngắm
và muốn bạn đi tiếp các vòng tiếp theo
-

Biểu cảm của nhà phỏng vấn
Nếu bạn giỏi quan sát các biểu hiện sau đây của nhà tuyển dụng như: Gật

đầu, mỉn cười, lắng nghe chăm chú, khen ngợi “tốt”, “đúng”, “chính
xác”…Chắc chắn nhà tuyển dụng bạn đang để ý và có thiện cảm tốt và tấm vé

đi tiếp các vòng tiếp theo là hoàn toàn có
thể.
-

Nhà tuyển dụng chia sẻ nhiều về văn hóa Công ty
Nhà tuyển dụng chủ động chia sẻ văn hóa, nội quy trong Công ty, đó

cũng là một dấu hiệu tốt. Khi nhà tuyển dụng chia sẻ với bạn tất cả những điều
này, thì điều đó chứng tỏ họ muốn bạn có thể hòa nhập và phát huy tốt trong
môi trường đó.
-

Lọt vào vòng phỏng vấn tiếp theo


Cách dễ nhất để đánh giá sự thành công bước đầu của một cuộc phỏng
vấn là bạn nhận được lời hẹn phỏng vấn vào vòng tiếp theo.
-

Được nhà tuyển dụng đề nghị gửi thư mời làm việc
Nếu bạn được đề nghị vào làm việc bằng 1 thư mời làm việc. Đó là lúc

bạn gần như đã chiến thắng trong hành trình chinh phục nhà tuyển dụng.
KẾT LUẬN

-

Thứ nhất, Trong quá trình tương tác với nhà tuyển dụng bạn nên tìm hiểu

hình thức phỏng vấn nào mà nhà tuyển dụng sẽ áp dụng để xây dựng chiến

lược tương tác phù hợp với nhà tuyển dụng
-

Thứ hai, Cần chuẩn bị chu đáo để nhập cuộc tự tin và sẵn sàng đương

đầu với mọi tình huống thử thách từ nhà tuyển dụng
-

Thứ ba, Cần xây dựng chiến lược trả lời phù hợp ở mỗi bước của quy

trình phỏng vấn của doanh nghiệp bằng việc tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn
và hướng dẫn trả lời.
-

Thứ tư, Hãy quan sát biểu cảm và hành động của nhà tuyển dụng để tiếp

tục đưa ra chiến lược phù hợp cho các bước trong hành trình chinh phục nhà
tuyển dụng. Khi bạn được nhận thư mời làm việc thì đó mới là lúc bạn bạn tạm
được coi gần như chiến thắng nhà tuyển dụng rồi đó.



×