Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Ôn Tập Lý Luận Dạy Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.83 KB, 60 trang )

PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC
CHƯƠNG I

QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Quá trình dạy học là gì?
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực,
chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

1


Câu hỏi 1: Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy với
hoạt động dạy là:
a. Người tổ chức quá trình dạy học
b. Người điều khiển quá trình dạy học
c. Người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học
d. Người lãnh đạo quá trình dạy học

Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
QTDH là một ……của QTSP, cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức KH về tự nhiên, XH và một hệ thống KNHĐ
sáng tạo, tạo nên văn hóa cuộc sống cá nhân
2


2. Cấu trúc của QTDH
-



Gồm 9 thành tố cấu trúc

-

Tất cả các thành tố đều có mối quan hệ biện chứng với
nhau và thống nhất với môi trường KT-XH.

-

QTDH phải phục vụ đắc lực cho sự phát triển KH-XH.

-

Diễn đạt cụ thể mối quan hệ giữa các thành tố

3


? Vai trò chủ đạo của GV trong QTDH được thể hiện như thế
nào.
+ Đề ra MĐ, yêu cầu học tập
+ XD kế hoạch HĐ dạy và dự tính HĐ tương ứng của HS
+ Tổ chức thực hiện HĐ dạy của mình và HĐ học tập tương
ứng của học sinh
+ Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng
tạo…
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của học sinh

4



? Vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển
HĐ HT của HS thể hiện như thế nào.
- Khi có sự tác động trực tiếp của giáo viên :
+ Tiếp nhận nhiệm vụ, KH học tập do giáo viên đề ra
+ Giải quyết nhiệm vụ
+ Tự KTĐG và điều chỉnh HĐ học tập của bản thân
- Khi không có sự tác động trực tiếp của giáo viên:
+ Tự lập KH thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Tự lựa chọn các phương pháp, phương tiện học tập
+ Tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập

5


II. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1. Cơ sở để xác định bản chất của QTDH
a. Mối quan hệ giữa HĐ nhận thức và HĐ DH
+ HĐ nhận thức có trước, HĐ DH có sau. DH ra trên cơ sở của
HĐ nhận thức
+ Hai HĐ này luôn tồn tại thống nhất, tác động qua lại và thâm
nhập vào nhau:
DH tác động vào QTNT => Hình thành TT, KNKX, NL trí tuệ
Ngược lại khi nhận thức phát triển sẽ là ĐK quan trọng để
định hướng tổ chức QTDH.
+ HĐ nhận thức của HS được diễn ra trong ĐK sư phạm đặc
biệt, không lặp lại toàn bộ QTNT của loài người. (Không phải
mò mẫm, thử và sai)
6



b. Mối quan hệ giữa thầy với HĐ dạy và trò với HĐ học
? Mục tiêu của HĐ dạy là gì
+ Mục tiêu của HĐ dạy là tác động vào mối quan hệ giữa HS
với tài liệu học tập nhằm thúc đẩy HĐ nhận thức của HS.
=> Kết quả của HĐ dạy chính là kết quả nhận thức của HS
=> Bản chất QTDH được thể hiện trong mối quan hệ giữa
HS với tài liệu học tập và ở chính HĐ nhận thức của HS.

7


? Bản chất

của quá trình dạy học là gì. Tại sao?

- Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo
của học sinh dưới vai trò chủ đạo của giáo viên.
- Qúa trình nhận thức của học sinh có tính độc đáo vì có những
đặc điểm khác với QTNT của loài người:
+ Không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại
+ Không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như
QTNT chung của loài người hay các nhà khoa học.
+ Nó diễn ra theo con đường đã được khám phá với chương
trình và ND DH đã được gia công sư phạm và dưới sự lãnh đạo,
tổ chức, điều khiển của giáo viên với những ĐK sư phạm nhất
định.
8



+ Được tiến hành theo các khâu của QTDH
+ Thông qua QTNT mà HS hình thành được TGQ, động cơ,
phẩm chất nhân cách phù hợp.
- Tuy nhiên HĐ nhận thức của HS so với nhận thức của loài
người cũng có điểm tương tự:
+ Đều là quá trình phản ánh TGKH vào ý thức của chủ thể
+ Cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người.
+ Đều dựa trên sự huy động các thao tác TD ở mức độ cao nhất

9


? Từ bản chất của QTDH, hãy rút ra những kết luận sư phạm
cần thiết.
KLSP:
- Trong QTDH cần chú ý tới tính độc đáo trong nhận thức
của học sinh, tránh sự đánh đồng giữa nhận thức của học
sinh với nhận thức chung của loài người.
- Không nên quá coi trọng tính độc đáo mà thiếu sự quan
tâm tổ chức cho các em tìm tòi, khám phá tri thức mới.

10


Câu hỏi: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện tính độc đáo trong
hoạt động nhận thức của học sinh so với hoạt động nhận
thức của các nhà khoa học:
a. Là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức HS
b. Là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu

tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
c. Là quá trình nhận thức cái mới đối với bản thân học sinh
d. Là quá trình huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao
nhất

11


III. NHIỆM VỤ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Cơ sở để xác định các nhiệm dạy học
- Mục tiêu đào tạo
- Sự tiến bộ khoa học và công nghệ
- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh
- Đặc điểm hoạt động dạy học của nhà trường

12


2. Nhiệm vụ dạy học
2.1. Điều khiển, tổ chức HS nắm vững hệ thống tri thức phổ thông
cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, XH –
NV, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống KNKX tương ứng
? Tri thức KH bao gồm những gì
? Tri thức phổ thông cơ bản là gì
? Hệ thống các KN cần hình thành cho HS phổ thông là gì
2.2. Tổ chức điều khiển HS hình thành, phát triển năng lực, phẩm
chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
? Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc lĩnh hội hệ thống tri thức khoa
học và các thao tác trí tuệ của người học sinh

? ĐK để phát triển tốt nhất trí tuệ của học sinh
13


Các phẩm chất của hoạt động trí tuệ (9 phẩm chất)
a. Tính định hướng của hoạt động trí tuệ
b. Bề rộng của hoạt động trí tuệ
c. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ
d. Tính linh hoạt trong hoạt động trí tuệ
e. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ
g. Tính độc lập trong hoạt động trí tuệ
h. Tính nhất quán trong hoạt động trí tuệ
i. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ
k. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ

14


2.3. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan
khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phẩm chất
nhân cách nói chung
? Thế giới quan và vai trò của nó
? Mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ dạy học
- Nắm vững hệ thống tri thức KNKX thì sẽ tạo ĐK tốt cho sự
phát triển trí tuệ và là cơ sở để hình thành TGQKH và PCĐĐ
- Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả vừa là ĐK của việc nắm
tri thức KNKX và cũng là cơ sở để hình thành TGQKH, phẩm
chất đạo đức.
- Hình thành TGQKH và các phẩm chất đạo đức vừa là mục
đích vừa là kết quả của 2 nhiệm vụ trên. Nó còn là yếu tố kích

thích và chỉ đạo việc nắm tri thức hình thành KNKX và phát
triển năng lực nhận thức
15


Câu hỏi : Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Dạy học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một (a)…… về
TN&XH, làm phát triển (b)….. Và hình thành các (c)… cho học
sinh
Câu hỏi: Phân tích sự giống và khác nhau giữa khái niệm nhiệm
vụ DH và mục tiêu DH. Từ đó hãy nêu cách diễn đạt chung cho 2
khái niệm này?
Giống nhau:
Đều hướng tới việc giúp HS nắm vững hệ thống tri thức KH,
phát triển trí tuệ và các hình thành các phẩm chất nhân cách.
Khác: Những nhiệm vụ DH là sự cụ thể hóa của mục tiêu DH
Diễn đạt chung 2 khái niệm: Là 2 khái niệm đồng nhất về nội
hàm
16


IV. ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Khái niệm
Động lực của QTDH là việc giải quyết tốt các MT bên trong và
bên ngoài của QTDH, trong đó giải quyết các MT bên trong có ý
nghĩa quyết định
2. Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để chúng trở thành
động lực chủ yếu của QTDH
Các dấu hiệu để xác định mâu thuẫn cơ bản của QTDH

+ MT đó tồn tại từ đầu đến cuối QTDH
+ Việc giải quyết mâu thuẫn này có liên quan trực tiếp đến sự
vận động và phát triển của học sinh và hoạt động học.
+ Việc giải quyết các MT khác xét cho cùng đều phục vụ cho
việc giải quyết nó.
17


? Trong các mâu thuẫn sau mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản
1. MT giữa MĐDH với các phương tiện để đạt MĐ đó
2. MT giữa NDDH hiện đại với phương pháp dạy học lạc hậu
3. MT giữa NDDH hiện đại với phương tiện dạy học lạc hậu
4. MT giữa yêu cầu cao của chương trình, của GV và nhà
trường với khả năng nhận thức có hạn của học sinh
5. MT giữa trình độ tri thức, KNKX cao của người thầy với
chính phương pháp dạy học còn hạn chế của họ.
6. MT giữa nhu cầu học tập nâng cao, mở rộng kiến thức của
học sinh với khả năng nhận thức còn hạn chế của chính họ

18


? Mâu thuẫn cơ bản của QTDH là gì
- Mâu thuẫn cơ bản của QTDH là mâu thuẫn giữa một bên là
nhiệm vụ học tập do tiến trình DH đề ra ngày càng cao và một
bên là trình độ tri thức, KNKX và trình độ phát triển trí tuệ hiện
có của người học còn hạn chế.
- Mâu thuẫn này được coi là mâu thuẫn cơ bản vì nó thỏa mãn
được 3 ĐK trên. Giải thích?
- Việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản này sẽ tạo nên động lực chủ

yếu của QTDH.

19


Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực
Mâu thuẫn xuất hiện nhưng nó phải được giải quyết thì mới
trở thành động lực thúc đẩy QTDH phát triển. Vì mâu thuẫn cơ
bản liên quan trực tiếp đến người HS nên để mâu thuẫn cơ bản
trở thành động lực của QTDH cần có điều kiện sau:
+ Mâu thuẫn phải được HS ý thức đầy đủ, sâu sắc và có nhu
cầu giải quyết nó nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập (Giải
thích)
+ Mâu thuẫn phải là khó khăn vừa sức. (Giải thích)
+ Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến. (Giải thích)

20


Câu hỏi:
Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học là:
a. Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
đã được hiện đại hóa với trình độ giáo viên còn hạn chế.
b. Mâu thuẫn giữa những tiến bộ KHKT và nội dung dạy học còn
chưa được nâng cao
c. Mâu thuẫn giữa trình độ tư duy cao của thầy và trình độ tư
duy còn thấp của trò
d. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hóa với
phương pháp, phương tiện dạy học còn lạc hậu.
e. Mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới với trình độ còn

hạn chế của học sinh
21


Câu hỏi: Hai khái niệm động cơ học tập và động lực của QTDH
có nội hàm giống nhau không? Tại sao?
- Nội hàm 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì
- Động cơ học tập: Là những yếu tố mà vì nó học sinh cố gắng
học tập tốt. (Những yếu tố tâm lý thúc đẩy QTHT).
Ví dụ: Vì muốn đạt điểm cao mà HS cố gắng HT
Vì muốn hiểu bài, nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến
thức mà HS cố gắng HT
- Động lực của QTDH: là việc giải quyết tốt các MT nảy sinh
trong QTDH. Gồm có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, trong
đó giải quyết các MT bên trong có ý nghĩa quyết định.
VD: Việc GQ >< giữa nhu cầu học tập cao và khả năng nhận
thức còn hạn chế của HS
Việc GQ >< giữa giữa những tiến bộ KHKT và nội dung
22
dạy học còn chưa được nâng cao


V. LÔGIC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Khái niệm
Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật
của quá trình đó, nhằm đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ tri
thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng
với lúc bắt đầu nghiên cứu môn học (hay đề mục) nào đó đến
trình độ tri thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ

tương ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) đó.
-

23


Câu hỏi: Tại sao nói lôgic của QTDH là sự thống nhất giữa lôgic
nhận thức và lôgic của nội dung DH?
- Vì bản chất của QTDH là QT nhận thức nên QTDH phải diễn
ra theo lôgic của TQNT.
VD: Đi từ cái đơn giản đế́n phức tạp, từ hình thức đến ND, từ
cái bên ngoài đến cái bản chất bên trong… Khi đạt đến trình độ
nhất định mới có thể đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến
cái riêng…
- QTDH được thực hiện theo ND chương trình nhất định vì thế
phải tuân theo lôgic của ND DH.
VD: QTDH phải đảm bảo hệ thông kiến thức đã chọn lọc và
sắp xếp theo chương, bài, theo mục, theo chủ đề được trình bày
phù hợp với nhận thức của HS và khả năng ứng dụng của nó.
- Lôgic nhận thức và lôgic nội dung DH thống nhất và không
tách rời nhau trong QTDH.
24


2. Các khâu của quá trình dạy học
2.1. GV đề xuất vấn đề, kích thích thái độ học tập tích cực của HS
2.2. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
2.3. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức
2.4. Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện KNKX
2.5. Kiểm tra, đánh giá và tổ chức cho học sinh tự kiểm tra đánh

giá việc nắm vững tri thức, KNKX của mình.
2.6. Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước nhất định của quá
trình dạy học
* Mối liên hệ giữa các khâu của QTDH

25


×